1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ĐÁNH GIÁ CƯỜNG lực KHAI THÁC THỦY SẢN NHẰM QUẢN LÝ tốt hơn CÁC KHU BẢO tồn BIỂN TRƯỜNG hợp NGHIÊN cứu ở KHU BẢO vệ RẠN TRÀO XÃ VẠN HƯNG HUYỆN vạn NINH TỈNH KHÁNH hòa

10 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 87,8 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC THỦY SẢN NHẰM QUẢN LÝ TỐT HƠN CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở KHU BẢO VỆ RẠN TRÀO XÃ VẠN HƯNG HUYỆN VẠN NINH TỈNH KHÁNH HÒA Trần Văn Hào Phòng KT&BVNL TS, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 Tel 0915.839.250 Email: tranhaoria3@gmail.com TÓM TẮT Bài báo này tập trung nghiên cứu khảo sát và đánh giá cường lực khai thác ở vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa nơi khu bảo vệ Rạn Trào được xây dựng. Với mục đích xác định các nghề khai thác có ảnh hưởng lớn tới nguồn lợi ven bờ khu vực Rạn Trào, thời điểm những loại nghề này hoạt động mạnh trong năm. Đồng thời, tính toán cường lực khai thác cho các nghề tại vùng biển ven bờ Vạn Ninh theo các tháng trong năm. Với các giả thuyết của mô hình kinh tế sinh học cổ điển của Gordon (1954), tác giả đã tính toán cường lực khai thác cho các nghề khai thác chính tại địa phương. Kết hợp với kết quả khảo sát, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và phân tích tính chọn lọc của các loại ngư cụ, tác giả đã đưa ra những kết luận về cường lực khai thác và tính chọn lọc của các loại hình ngư cụ tại địa phương và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao tính chọn lọc, thân thiện với môi trường và đảm bảo tính bền vững cho một số loại hình ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo vệ Rạn Trào thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa được hình thành từ năm 2000 với sự hỗ trợ của Liên minh sinh vật biển quốc tế (IMA), tiền thân của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD, và được MCD tiếp tục phát triển cho tới nay. Qua hơn 10 năm hoạt động, với mục đích phục hồi rạn san hô, tái tạo và phát triển nguồn lợi hải sản ở vùng biển Rạn Trào dựa vào cộng đồng ngư dân địa phương, khu bảo vệ Rạn Trào cũng như người dân địa phương đã có những chuyển biến tích tực, đạt được nhiều kết quả khả quan về cả môi trường và kinh tế xã hội được nhiều nhà quản lý, kinh tế và xã hội đánh giá cao (UBND huyện Vạn Ninh, 2008). Tuy nhiên, do hầu hết các xã của Vạn Ninh đều phát triển mạnh nghề khai thác thủy sản ven bờ, tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ, manh mún, mỗi chuyến biển thường chỉ kéo dài 1 đến 3 ngày. Người dân đánh bắt tự do, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân địa phương đã được cải thiện song vẫn còn hạn chế. Với khoảng hơn 3.000 tàu thuyền lớn nhỏ các loại, hoạt động trên các loại hình khai thác chính là lưới kéo, lưới trũ, lưới rê, nghề lưới vây, mành và lặn bắt Trong số đó, tàu khai thác ven bờ (<90 CV) chiếm tới 98%. Người dân địa phương đã và đang sử dụng các loại hình ngư cụ xâm hại nghiêm trọng tới nguồn lợi thủy sản ven bờ như lưới kéo đáy, lưới trũ. Thậm chí, vẫn còn có những hoạt động trên các nghề thuộc diện cấm như sử dụng như sử dụng chất độc (xyanua), sử dụng kích điện Do đó, việc đánh giá cường lực khai thác ở vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh nhằm thấy rõ thực trạng nghề khai thác ở địa bàn địa phương và đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt hơn khu bảo vệ Rạn Trào là hết sức cần thiết. Việc đánh giá này cung cấp cơ sở khoa học trong công tác quản lý khu bảo tồn và đề xuất các giải pháp phát triển nghề khai thác thủy sản bền vững cho khu vực này trong tương lai. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp về tàu thuyền của Vạn Ninh được thu thập từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Khánh Hòa (nhóm trên 20 CV) và phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh (nhóm dưới 20 CV) bằng biểu mẫu điều tra. Số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương bằng phiếu phỏng vấn. Kết hợp với khảo sát thực tế trên biển, nhằm quan sát thực tế các loại hình ngư cụ hoạt động tại Vạn Ninh, đo đạc kích thước mắt lưới sử dụng và các đối tượng khai thác chính của địa phương. b. Tổ chức đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng Tổ chức đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Phương pháp PRA theo Bishnu B. Bhadari, 2003) để lấy ý kiến của người dân địa phương về số ngày hoạt động của các tháng trong năm, chỉ số CPUE, các loại hình ngư cụ xâm hại nguồn lợi và sự thay đổi về sản lượng khai thác trong những năm gần đây tại Vạn Ninh. c. Ước tính cường lực và sản lượng cường lực khai thác. Cường lực khai thác thực tế: E = C * V (1) (FAO, 2002) Trong đó: - E (Effort): tổng cường lực khai thác của một nghề hoặc của toàn bộ hoạt động khai thác trong một đơn vị thời gian. - C (Catchability): khả năng khai thác được tính toán đối với mỗi nghề hoặc toàn bộ hoạt động khai thác tại thời điểm nghiên cứu hay số ngày hoạt động tiềm năng. - V (Fishing Vessel): tổng số đơn vị nghề của nghề khai thác đó hoặc toàn bộ hoạt động khai thác của vùng biển. Sản lượng khai thác: Y = CPUE*E (2) (FAO, 2002) - Y (Yield): Sản lượng khai thác của mỗi nghề hoặc của toàn bộ hoạt động khai thác tại thời điểm nghiên cứu. - CPUE (Catch Per Unit Effort): Sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực của mỗi loại nghề được khảo sát. d. Các giả thuyết Việc tính toán và đánh giá cường lực khai thác cho một vùng biển nhỏ cố định như ở Rạn Trào, Vạn Ninh được thực hiện dựa trên một số giả thuyết sau: - Giả thuyết 1: Số lượng tàu thuyền khai thác tại vùng biển Vạn Ninh là không đổi trong năm khảo sát (Ola Flaaten, 2011). Điều này có nghĩa là số lượng tàu thuyền tại Vạn Ninh đi ra ngoài vùng biển ven bờ của địa phương (đi xa bờ hoặc sang địa phận vùng biển khác) đúng bằng số lượng tàu thuyền của các địa phương khác (các địa phương lân cận như Ninh Hòa, Nha Trang hay Vũng Rô (Phú Yên)) tới khai thác trong vùng biển Vạn Ninh. - Giả thuyết 2: Để đơn giản hóa, đội tàu khai thác tại địa phương được giả định có tính đồng nhất (homogeneous). Điều này có nghĩa là các tàu thuyền trong nhóm có chi phí và doanh thu chuyến biển tương đối đồng đều. Giá bán cá không có dao động lớn trong năm và không bị ảnh hưởng nhiều khi sản lượng đánh bắt tăng cao (Gordon, 1954) - Giả thuyết 3: Để áp dụng cách tính toán này, nghề cá tại Vạn Ninh được mặc định là hoạt động ở cơ chế tự do (open-access fisheries) Năng lực đánh bắt và chỉ số CPUE Ước định sản lượng đánh bắt theo cường lực khai thác Cơ cấu đội tàu theo nhóm nghề, nhóm CV và theo địa phương Đánh giá cường lực khai thác Điều tra thông tin thứ cấp, sơ cấp về khai thác Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) Khảo sát thực tế trên biển Đánh giá tính chọn lọc của ngư cụ Hình 1 . Khung phân tích của đề tài. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cơ cấu, đặc điểm và trang thiết bị trên tàu cá ở huyện Vạn Ninh Tính tới tháng 10 năm 2010, toàn huyện Vạn Ninh có 2.999 tàu thuyền các loại. Trong đó, có 1.240 tàu thuyền lắp máy loại từ 20 CV trở lên. Tập trung chủ yếu ở Đại Lãnh (376 chiếc), Vạn Thắng (254 chiếc), Vạn Giã (239 chiếc), Vạn Thạnh (221 chiếc), Vạn Hưng (53 chiếc), Vạn Thọ (43 chiếc), Vạn Long (25 chiếc), Vạn Lương (17 chiếc) và Vạn Phước (12 chiếc). Bảng 1. Cơ cấu tàu thuyền huyện Vạn Ninh phân theo địa phương và theo công suất. Địa phương Nhóm công suất (Cv) Tổng < 20 (*) 20 – 44 45 – 89 ≥ 90 Đại Lãnh 164 206 118 52 540 Vạn Thắng 281 230 24 0 535 Vạn Giã 270 222 13 4 509 Vạn Thạnh 365 204 16 1 586 Vạn Hưng 358 51 2 0 411 Các xã khác 321 93 4 0 418 Tổng 1.759 1.006 177 57 2.999 (Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa; (*)Phòng NN huyện Vạn Ninh, UBND các xã, thị trấn) Tàu cá ở địa phương hoạt động chủ yếu trên các nghề lưới kéo (434 chiếc), lưới vây (490 chiếc) phổ biến với 03 hình thức vây rút chì, trũ rút và mành; lưới rê có 121 chiếc, tàu dịch vụ thủy sản có 80 chiếc và nhóm nghề khác có 115 chiếc như nghề lặn, lồng bẫy, nghề xoi Bảng 2. Cơ cấu tàu thuyền Vạn Ninh phân theo địa phương và theo nghề khai thác. Địa phương Loại nghề khai thác Tổng Lưới kéo Lưới trũ Lưới rê Nghề câu Nghề khác Đại Lãnh 96 209 32 12 27 376 Vạn Thắng 223 11 3 12 5 254 Vạn Giã 81 62 46 35 15 239 Vạn Thạnh 1 170 7 26 17 221 Vạn Hưng 23 3 12 7 8 53 Các xã khác 10 35 21 23 8 97 Tổng 434 490 121 115 80 1.240 (Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa) * Đặc điểm tàu thuyền Hầu hết tàu thuyền của Vạn Ninh có kết cấu theo kiểu truyền thống, kích thước nhỏ, chiều dài tàu từ 4,5 đến 14,0m, trung bình là 9,8m. Chiều rộng phổ biến từ 2,0 đến 4,0 m. Chiều cao của tàu từ 0,5 tới 1,8m, trung bình là 1,2m. Các chỉ số về kích thước tàu thuyền được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Các chỉ số trung bình chỉ báo đặc điểm tàu nghề tại Vạn Ninh Chỉ tiêu trung bình Các chỉ số trung bình tàu thuyền phân theo nghề khai thác Lưới kéo Lưới trũ Lưới rê Nghề câu Công suất (CV) 32.7 28.5 16.1 14.2 Chiều dài (m) 10.6 11.3 6.0 6.6 Chiều rộng (m) 2.9 3.0 1.7 1.7 Chiều cao (m) 1.4 1.2 0.7 0.9 Số mẫu (N) 37 22 23 8 (Số liệu điều tra cấp hộ dân của đề tài) * Trang thiết bị trên tàu Mức độ đầu tư trang thiết bị trên tàu cá ở Vạn Ninh là tương đối đơn giản. Người dân chỉ mới trang bị các dụng cụ cốt yếu, thực sự cần thiết theo đặc điểm hoạt động của từng loại tàu nghề và cũng để phù hợp với khả năng kinh tế của người dân địa phương. Cụ thể, đối với nghề lưới kéo 84% trang bị máy định vị GPS và 81% trang bị máy khai thác (máy thu lưới “cảo”), do tính chất công việc nên 100% tàu lưới trũ được trang bị máy dò cá. Riêng đối với máy thông tin liên lạc thì 100% các tàu thuyền được trang bị. Nếu đi trong tuyến bờ, điện thoại di động được sử dụng phổ biến nhất, nếu đi tuyến lộng sử dụng các máy thông tin liên lạc tầm gần như ICOM 3 và 6 băng, OWAI 3.2. Kết quả phỏng vấn nhanh về tính chọn lọc của các loại ngư cụ tại địa phương. Nghề lưới kéo và nghề trũ là những nghề xâm hại nguồn lợi mạnh mẽ tại vùng biển Vạn Ninh. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng tập trung cho rằng, nghề lưới rê, nghề câu tay là những nghề ít ảnh hưởng tới nguồn lợi ven bờ. Ngoài ra, một số hình thức khai thác hủy diệt vẫn còn tồn tại một cách lén lút tại địa phương như: sử dụng chất độc xyanua, kích điện Tuy nhiên, số lượng này là không nhiều và đang được sự đấu tranh, phản đối quyết liệt từ phía những người dân ven biển tại địa phương. Bảng 4. Kết quả khảo sát nhanh về mức độ xâm hại của các loại ngư cụ. Loại nghề Cực kỳ xâm hại Rất xâm hại Có xâm hại Không xâm hại Lưới kéo đáy 66% 23,4% 10,6% 0% Lưới trũ 74,5% 14,9% 10,6% 0% Cào bay 83% 12,8% 4,2% 0% Lưới rê 0% 0% 10,6% 89,4% Nghề câu 0% 0% 14,9% 85,1% Lồng bẫy 0% 10,6% 14,9% 74,5% Tổng số ý kiến (N) 47 (Số liệu khảo sát nhanh của đề tài) 3.3. Đánh giá cường lực khai thác tại vùng biển Vạn Ninh Các tàu nghề tại Vạn Ninh thường đi biển từ 12 đến 25 ngày trong tháng, tùy theo đặc điểm từng nghề. Trung bình mỗi tàu đi biển 19 ngày trong tháng. Trong đó, nghề câu và nghề rê có số ngày khai thác trong tháng cao nhất. Mỗi tàu thuộc các nhóm nghề này thường đi biển trên 20 ngày trong tháng. Còn nghề lưới kéo chỉ đi khoảng 19 ngày trong tháng. Bảng 5. Cường lực khai thác theo nghề tại thời điểm khảo sát Nghề Số mẫu C (ngày khai thác/tháng/tàu) V (tàu) E (ngày khai thác/tháng) Max Min TB Max Min TB Kéo 43 25 12.5 19.2 434 10.850 5.425 8.333 Trũ 34 21 13 16.4 490 10.290 6.370 8.036 Rê 33 23 17 20.5 121 2.723 2.118 2.481 Câu 27 23 18 20.8 115 2.645 2.128 2.392 TB 23 15 19 1160 26.535 17.835 22.301 (Số liệu điều tra, khảo sát nhanh của đề tài) Với chỉ số CPUE khảo sát được trong tháng 4, bảng 7 thể hiện sản lượng ước định trong tháng thông qua chỉ số CPUE của tháng. Theo đó, nghề lưới kéo và nghề trũ cho sản lượng khá cao với lần lượt là 953 tấn và 545 tấn. Ngược lại, các nghề câu và rê có số ngày khai thác trong tháng lớn. Tuy nhiên, do chỉ số CPUE thấp, số lượng tàu thuyền ít nên sản lượng của 2 nghề này là rất thấp, với lần lượt là 62 và 12 tấn trong toàn vùng biển Vạn Ninh trong tháng 4/2011. Bảng 6. Sản lượng khai thác tức thời theo nghề tại thời điểm khảo sát Nghề E (ngày khai thác) CPUE (kg/ngày) Y (tấn) Max Min TB Max Min TB Lưới kéo 10.850 5.425 8.333 114,4 1.241 621 953 Lưới trũ 10.290 6.370 8.036 67,8 698 432 545 Nghề câu 2.723 2.118 2.481 25,1 68 53 62 Nghề rê 2.645 2.128 2.392 5,1 14 11 12 Toàn bộ 26.535 17.835 22.301 74,6 1.979 1.330 1.664 (Số liệu điều tra, khảo sát nhanh của đề tài) Số ngày khai thác tiềm năng theo các tháng trong năm của từng nghề được thể hiện ở hình 3. Theo đó, một điều dễ dàng nhận thấy là nghề cá của huyện Vạn Ninh có thời gian hoạt động gần như quanh năm, đặc biệt là đối với nhóm nghề nhỏ, hoạt động ven bờ như rê, câu. Số ngày khai thác trong tháng bắt đầu giảm ở tất cả các nghề bắt đầu từ đầu tháng 8 và giảm tới điểm thấp nhất vào tháng 10 (tháng 9 âm lịch). Đây là thời điểm bắt đầu mùa mưa bão nên người dân tập trung cho việc sửa chữa, nâng cấp tàu, lưới. Chuẩn bị cho mùa bám biển khai thác vào đầu năm sau. Vào đầu vụ mới, hầu hết các nghề tập trung khai thác từ tháng 2 dương lịch. Số ngày khai thác đạt tới đỉnh điểm từ tháng 3 tới tháng 8 dương lịch. Hình 2. Khả năng khai thác của các nhóm nghề theo các tháng trong năm Chi tiết số ngày khai thác của các tàu nghề theo các tháng trong năm được thể hiện qua bảng 8. Theo đó, số ngày khai thác trong năm của nghề rê và nghề câu cao hơn so với các nghề khác. Hai nghề này khai thác trên 20 ngày trong tháng suốt từ tháng 1 đến tháng 8 trong năm. Ngay cả vào mùa mưa bão, hai nghề này cũng bám biển từ 10 đến 15 ngày mỗi tháng. Trong khi đó, nghề trũ tập trung khai thác từ tháng 4 tới tháng 9; nghề lưới kéo tập trung khai thác từ tháng 2 tới tháng 8 dương lịch trong năm. Vào mùa mưa bão, nghề trũ và nghề giã chỉ đi biển 5 đến 7 ngày. Bảng 7. Khả năng khai thác trung bình theo nghề các tháng trong năm Tháng Số ngày khai thác trung bình các tháng trong năm theo nghề khai thác (ngày khai thác/tàu) Tổng số ngày khai thác của toàn vùng biển (ngày) Lưới kéo Lưới trũ Lưới rê Nghề câu 01 10 10 20 20 60 02 12 10 20 20 62 03 15 15 25 25 80 04 17 16 25 25 83 05 15 20 25 25 85 06 12 20 25 20 77 07 10 20 25 20 75 08 10 20 20 15 65 09 5 15 10 10 40 10 5 7 10 10 32 11 5 7 10 15 37 12 7 10 15 18 50 Trung bình năm 10.3 14.2 19.2 18.6 62.2 Số mẫu (N) 43 34 33 27 137 (Số liệu điều tra, khảo sát nhanh của đề tài) Cường lực khai thác ở vùng biển Vạn Ninh tập trung khai thác từ tháng 2 dương lịch tới tháng 8 trong năm. Cường lực khai thác đạt đỉnh điểm vào tháng 5 với trên 22,2 nghìn ngày khai thác cho tất cả các nghề trên toàn vùng biển. Cường lực bắt đầu giảm mạnh vào mùa mưa bão từ cuối tháng 8 (tháng 7 âm lịch) và đạt cực tiểu vào tháng 10 với chỉ gần 8.000 ngày khai thác. Sang tháng 11, cường lực khai thác bắt đầu có dấu hiệu tăng cao nhờ sự đóng góp của các nhóm nghề câu, rê ven bờ. Nghề lưới trũ có cường lực khai thác cao nhất và tập trung khai thác từ tháng 4 đến tháng 9. Cường lực khai thác của nghề trũ đạt cực đỉnh trong 3 tháng là từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm với mức gần 9.800 ngày khai thác/tháng. Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là thời gian nghề trũ ít đi khai thác nhất với chỉ số cường lực chỉ đạt 3.400 ngày khai thác/tháng. Nghề lưới kéo là nghề có cường lực khai thác lớn thứ 2 ở vùng biển Vạn Ninh. Cường lực của nghề kéo tập trung chủ yếu trong 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Nghề lưới kéo đạt đỉnh điểm trong tháng 4 với gần 7,4 nghìn đơn vị cường lực. Mặc dù nghề câu và lưới rê có số ngày khai thác trong tháng rất cao, gần như khai thác quanh năm. Tuy nhiên, do sản lượng đánh bắt ít, chỉ số CPUE thấp và số lượng tàu thuyền ít nên cường lực của hai nhóm nghề này thấp hơn nhiều so với nghề trũ và nghề lưới kéo. Vào mùa khai thác chính, cường lực của hai loại nghề này cũng chỉ xấp xỉ 3 nghìn đơn vị cường lực. Còn vào mùa mưa bão, chỉ số cường lực của hai nghề này chỉ đạt khoảng 1 nghìn đơn vị cường lực trong tháng. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận - Ở Vạn Ninh, tàu thuyền khai thác thủy sản tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Thạnh, Đại Lãnh, Vạn Thắng, Thị trấn Vạn Giã và xã Vạn Hưng. Trong đó, tàu thuyền của Vạn Hưng, Vạn Thắng và thị trấn Vạn Giã có nhiều tàu thuyền tập trung khai thác xung quanh khu bảo vệ Rạn Trào. Các nghề hoạt động chính là lưới kéo, lưới trũ, lưới rê, nghề câu, lồng mực, lặn - Các trang thiết bị trên tàu cá khai thác Vạn Ninh là tương đối đơn giản. Người dân chỉ mua sắm các trang thiết bị cốt yếu, phục vụ theo đặc điểm của từng loại nghề và cũng để phù hợp với khả năng kinh tế của người dân địa phương. - Tính chọn lọc của các loại hình ngư cụ đã và đang sử dụng tại đây là chưa cao. Trong đó phải kể đến là lưới kéo đáy, giã cào bay và nghề trũ. Bên cạnh đó, vẫn còn các hình thức khai thác xâm hại nguồn lợi như việc sử dụng trứng mực trong lồng bẫy mực, sử dụng xiệc điện vùng ven bờ, sử dụng chất độc xyanua - Về cường lực khai thác, người dân tập trung khai thác mạnh từ tháng 2 tới tháng 9 dương lịch. Cường lực khai thác được đóng góp tích cực bởi nhóm lưới kéo và lưới trũ. Nghề trũ có cường lực khai thác cao nhất từ tháng 5 tới tháng 8 dương lịch và đạt 9.800 ngày khai thác/tháng trong khoảng thời gian này. Lưới kéo có cường lực lớn thứ hai nhưng tập trung từ tháng 3 tới tháng 5 dương lịch với đỉnh điểm là gần 7,4 nghìn đơn vị cường lực trong tháng 4. Riêng đối với nhóm lưới rê và nghề câu, mặc dù có số ngày hoạt động trong tháng cao nhưng do có chỉ số CPUE thấp và số lượng tàu thuyền ít nên có cường lực khai thác nhỏ. 4.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo - Nghề lồng bẫy là nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, người dân địa phương đang sử dụng loại hình lồng bẫy gọi là nghề lồng mực. Đối tượng đánh bắt chính của nghề này là mực và hoạt động vùng ven bờ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là nghề lồng mực sử dụng chính trứng mực làm mồi. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng tới nguồn lợi mực vùng ven bờ. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp sử dụng mồi nhân tạo để thay thế việc sử dụng trứng mực làm mồi ở nghề lồng bẫy mực là hết sức cấp thiết hiện nay để bảo vệ nguồn lợi mực khu vực ven bờ. - Khu vực ven bờ có rất nhiều lưới kéo hoạt động, đặc biệt là lưới kéo đáy và cào bay đã phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật đáy. Do đó, cần nghiên cứu lắp đặt hệ thống rạn nhân tạo, vừa tạo nơi trú ẩn, sinh sản và kiếm mồi cho các loài sinh vật đáy, vừa nhằm hạn chế hoạt động của nghề lưới kéo vùng ven bờ nhằm tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn lợi tại khu bảo vệ Rạn Trào nói riêng và vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh nói chung. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Văn phòng MCD ở Khánh Hòa đã tài trợ kinh phí, cử thành viên cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện khảo sát. Xin chân thành cảm ơn Chi cục KT&BVNL TS tỉnh Khánh Hòa, Phòng NN&PTNT huyện Vạn Ninh, UBND các xã Vạn Hưng, Vạn Thắng và thị trấn Vạn Giã đã hỗ trợ, giúp đỡ và cung cấp những số liệu thứ cấp cần thiết. Chân thành cảm ơn nhóm hạt nhân của khu bảo vệ Rạn Trào đã giúp đỡ nhóm thực hiện đề tài trong các chuyến khảo sát trên biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bishnu B. Bhadari, 2003. Participatory Rural Appraisal (PRA), Institute for Global Environmental Strategies (IGES) 2. FAO, 2002. Sample-based fishery surveys – Technical handbook, pages 9&17/132. 3. Flaaten Ola, 2011. Fisheries Economic and Management. Student book – Norwegian College of Fishery Science, University of Trumso, 169 pages. 4. Gordon S. H., 1954. The economic theory of common property resources: the fisheries. Journal of Political Economy, 62, 124-142 ABSTRACT This paper investigate on observing and evaluating the fishing effort of inshore fisheries in Van Ninh district, Khanh Hoa province where Trao Reef Conservative Area was built. The objectives of study are determining destructive fishing gears which have many impacts to inshore resources in Trao reef conservation and illustrate the highest active time period of gear types annually. Simultaneously, calculate fishing efforts of gear types monthly. With the hypothesis of traditional bio-economic model was derived by Gordon (1954), the author computed main gears’ fishing effort in Van Ninh. By combining Participatory Rapid Assessment method (PRA) and analyzing the selectivities of local fishing gears, author gave conclusions on fishing effort and gear selectivity and propose solutions in order to improve selectivity, environmentally and sustainable of gear types which are fishing in Van Ninh district’s inshore areas, Khanh Hoa province Từ khóa: Cường lực khai thác, tính chọn lọc của ngư cụ, Rạn Trào, Vạn Ninh . ĐÁNH GIÁ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC THỦY SẢN NHẰM QUẢN LÝ TỐT HƠN CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở KHU BẢO VỆ RẠN TRÀO XÃ VẠN HƯNG HUYỆN VẠN NINH TỈNH KHÁNH HÒA Trần. hình ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo vệ Rạn Trào thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. tài) Cường lực khai thác ở vùng biển Vạn Ninh tập trung khai thác từ tháng 2 dương lịch tới tháng 8 trong năm. Cường lực khai thác đạt đỉnh điểm vào tháng 5 với trên 22,2 nghìn ngày khai thác

Ngày đăng: 06/09/2015, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w