1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập chuyển động thẳng đều

2 1,6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP CHUYỂN THẲNG ĐỀU ĐỘNG DẠNG 1: Bài toán quảng đường PP: Sử dụng công thức 0 . .s x x v t= − = Bài 0: Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km. Xe 1 xuất phát với vận tốc 15km/h và chạy liên tục không nghỉ. Xe 2 khởi hành sớm hơn 1 giờ nhưng dọc đườn phải nghĩ 2 giờ.Hỏi xe 2 phải có vận tốc là bao nhiêu để 2 xe tới B cùng lúc. Bài 1: Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường sau, người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để kịp đến B. Bài 2: Một người đi mô tô toàn quãng đường dài 60km. Lúc đầu, người này dự định đi với vận tốc 30km/h. Nhưng sau khi đi được1/4 quãng đường, người này muốn đến nơi sớm hơn 30ph. Hỏi ở quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu? Bài 3: Tâm đi xe đạp từ nhà đến trường. Khi đi được 6 phút, Tâm chợt nhớ mình quên đem theo hộp chì màu. Tâm vội trở về lấy và đi ngay đến trường. Do đó thời gian chuyển động của Tâm lần này bằng 1,5 lần thời gian Tâm đi từ nhà đến trường khi không quên hộp chì màu. Biết thời gian lên hoặc xuống xe khôngđáng kể và Tâm luôn chuyển động với vận tốc không đổi. Tính quãng đường từ nhà Tâm đến trường và thời gian Tâm đi từ nhà đến trường nếu không quên hộp chì màu. Bài 9: Lúc 6h20ph hai bạn chở nhau đi học bằng xe đạp với vận tốc v 1 = 12km/h. Sau khi đi được 10 phút,một bạn chợt nhớ mình bỏ quên bút ở nhà nên quay lại và đuổi theo với vận tốc như cũ.Trong lúc đó bạn thứ hai tiếp tục đi bộ đến trường với vận tốc v 2 = 6km/h và hai bạn đến trường cùng một lúc. 1. Hai bạn đến trường lúc mấy giờ? Muộn học hay đúng giờ?Biết 7h vào học. 2. Tính quãng đường từ nhà đến trường. 3. Để đến nơi đúng giờ học, bạn quay về bằng xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu ? Hai bạn gặp lại nhaulúc mấy giờ và cách trường bao xa (để từ đó chở nhau đến trường đúng giờ) ? Bài 4: Một người đi xe mô tô từ A đến B để đưa người thứ hai từ B về A. Người thứ hai đến nơi hẹn B sớm hơn 55 phút nên đi bộ (với vận tốc 4km/h) về phía A. Giữa đường hai người gặp nhau và thứ nhất đưa người thứ hai đến A sớm hơn dự định 10 phút (so với trường hợp hai người đi mô tô từ B về A). Tính: 1. Quãng đường người thứ hai đã đi bộ 2. Vận tốc của người đi xe mô tô. Bài 5: An và Bình cùng chuyển động từ A đến B (AB = 6km).An chuyển động với vận tốc v 1 = 12km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút. 1. Tìm vận tốc chuyển động của Bình. 2. Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu ? Bài 6: Một người đi từ A đến B với vận tốc v 1 = 12km/h.Nếu người đó tăng vận tốc thêm 3km/h thì đến nơi sớm hơn 1h. 1. Tìm quãng đường AB vừ thời gian dự định đi từ A đến B. 2. Ban đầu người đó đi với vận tốc v 1 = 12km/h được quãng đường s 1 thì xe bị hư phải sửa chữa mất 15 phút.Do đó trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v 2 = 15km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30 ph.Tìm quãng đường s 1 . Bài 7: Một người đi bộ khởi hành từ C đi đến B với vận tốc v 1 = 5km/h. Sau khi đi được 2h, người ấy ngồi nghỉ 30 phút rồi đi tiếp về B. Một người khác đi xe đạp khởi hành từ A (AB > CB và C nằm giữa AB) cùng đi về B với vận tốc v 2 = 15km/h nhưng khởi hành sau người đi bộ 1h. 1. Tính quãng đường AC và CB. Biết cả hai người đến B cùng lúc và khi người đi bộ bắt đầu ngồi nghỉ thìngười đi xe đạp đã đi được ¾ quãng đường AC. 2. Để gặp người đi bộ tại chỗ ngồi nghỉ người đi xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu ? Bài 8: Hai xe chuyển động thẳng đều trên đường thảng với vận tóc không đổi. + Nếu 2 xe đi ngược chiều thì sau 15 phút khoảng cách giữa 2 xe giảm 25 km. + Nếu 2 xe đi cùng chiều thì sau 15 phút khoảng cách giữa 2 xe giảm 5 km. Tính vận tốc của mỗi xe. Bài 9: Trên 1 tuyến xe buýt các xe coi như chuyển động thẳng đềuvới vận tốc 30km/h; hai chuyến liên tiếp khởi hành cách nhau 10 phút.Một ngưới đi xe đạp ngước lại gặp 2 chuyến xe buýt liên tiếp cách nhau 7ph30s. Tính vận tóc người đi xe đạp (10km/h). Bài 10: Hai vật chuyển động với các vận tốc không đổi trên 2 đường thẳng vuông gốc.Có 1 2 30 / ; 20 /v m s v m s= = Tại thời điểm khoảng cách 2 vật nhỏ nhất thì vật 1 cách giao điểm quỷ đạo 1 đoạn s 1 =500m Hỏi lúc đó vật 2 cách giao điểm trên 1 đoạn là bao nhiêu? (750m) Bài 11: Hai chiếc tàu chuyển động với cùng vận tốc v hướng đến O theo các quỹ đạo là các đường thẳng hợp với nhau góc α=60 0 Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa các tàu. Cho biết ban đầu chúng cách O lần lượt 20km và 30km ( 5 3km ) DẠNG 2: Xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của các vật chuyển động Bài 1: Lúc 7h một xe khởi hành từ A CĐTĐ về B với vận tóc 40km/h. Lúc 7h30ph một xe khác khởi hành từ B CĐTĐ về A với vận tốc 50km/h. Cho AB=110km. Xác định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau (10h30ph) Bài 2: Lúc 8h một người đi xe đạp với vận tốc không đổi là 12km/h gặp 1 người đi bộ đi ngược chiều với vận tóc không đổi là 4km/h trên cùng đoạn đường thẳng.Tới 8h30ph người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30ph rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như trước . Xác định thời điểm và vị trí 2 người gặp lại nhau (10h35ph; 9km) Bài 3: Lúc 6h, xe thứ nhất chuyển động đều từ A về C. Đến 6h30ph, xe thứ hai đi từ B về C với cùng vậntốc xe thứ nhất. Lúc 7h, một xe thứ ba đi từ A về C. Xe thứ ba gặp xe thứ nhất lúc 9h và gặp xe thứ hai lúc 9h30ph. Biết AB= 30km.Tìm vận tốc mỗi xe. Bài 4:Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tóc không đổi.Người thứ nhất và người thứ 2 xuất phát cùng lúc với các vận tốc lần lượt là 10km/h và 12km/h. Người thứ 3 xuất phát sau 2 người nói trên 30ph biết khoảng thời gian giữa 2 lần gặp của người thứ 3 với 2 người trước là 1t h ∆ = .Tìm độ lớn vận tóc người thứ 3. Bài 5: Hai người đều khởi hành cùng một lúc. Người thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v 1 , người thứ hai khởihành từ B với vận tốc v 2 (v 2 < v 1 ). Biết AB = 20 km. Nếu hai người đi ngược chiều nhau thì sau 12 phút họ gặp nhau. Nếu hai người đi cùng chiều nhau thì sau 1h người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi người. Bài 6: Một người đi bộ khởi hành từ A với vận tốc 5km/h để đi về B với AB = 20km. Người này cứ đi 1 h lại dừng lại nghỉ 30ph. 1. Hỏi sau bao lâu thì người đó đến B và đã dừng lại nghỉ bao nhiêu lần? 2. Một người khác đi xe đạp từ B về A với vận tốc 20km/h, khởi hành cùng lúc với người đi bộ. Sau khi đếnA rồi lại quay về B với vận tốc cũ, rồi lại tiếp tục quay trở lại A. Hỏi trong quá trình đi từ A đến B, người đi bộ gặp người đi xe đạp mấy lần? Lúc gặp nhau người đi bộ đang đi hay dừng lại nghỉ? Các thời điểm và vị trí gặp nhau ? DẠNG 3: Vẽ đồ thị chuyển động. Dùng đồ thị để giải Bài toán về chuyển động. Bài 1. Lúc 7h sáng một xe khởi hành từ một điểm A, chuyển động đều với vận tốc v 1 = 36 km/h đi về phía điểm B, cách A 3,6 km. Nửa phút sau, một xe thứ hai khởi hành từ điểm B đi về phía A với vận tốc không đổi v 2 = 18 km/h. a. Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. b. Thời điểm và vị trí hai xe khi chúng cách nhau 2250 m. c Vẽ đồ thị tọa độ của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. Bài 2 Hai vật xuất phát cùng một lúc, tại cùng một điểm, chuyển động đều trên s(m) cùng một đường thẳng, có đường đi thay đổi theo thời gian được biểu diễn như đồ thị trên hình vẽ.Dựa vào đồ thị hãy: s 1 a.So sánh vận tốc của hai vật. Biết s 1 = 2s 2 và t 2 = 1,5t 1 s 2 b.Biết vận tốc của vật thứ nhất là 12 m/s. Tìm k/c giữa hai vật tại thời điểm t = 8s DẠNG 4: Đổi hệ quy chiếu để nghiên cứu chuyển động thẳng đều O t 1 t 2 t(s) PP: + Chọn hệ quy chiếu phù hợp. + Áp dụng công thức cộng vận tốc: B1: 13 12 23. v v v= + uur uur uuur B2: Chiếu lên trục tọa độ. Bài 1: Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết 2h30ph.Biết rằng vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v 1 = 18km/h và khi ngược dòng là v 2 = 12km/h. Tính khoảng cách AB, vận tốc của dòng nước, thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng. Bài * 2 : Trong bài 1, trước khi thuyền khởi hành 30ph, có một chiếc bè trôi theo dòng nước qua A. Tìm thời điểm các lần thuyền và bè gặp nhau và tính khoảng cách từ nơi gặp nhau đến A. Bài 3: Một hành khách ngồi trong một đoàn tầu hoả chuyển động đều với vận tốc 36km/h, nhìn qua cửa sổ thấy mộtđoàn tàu thứ hai dài l=2 50m chạy song song, ngược chiều và đi qua trước mặt mình hết 10s. 1. Tìm vận tốc đoàn tàu thứ hai. 2. Nếu đoàn tàu thứ hai chuyển động cùng chiều với đoàn tàu thứ nhất thì người hành khách trên xe sẽ thấyđoàn tàu thứ hai đi qua trước mặt mình trong bao lâu ? DẠNG 5: Bài tập về tốc độ trung bình Chú ý: Trong CĐTĐ thì tb v v= Bài 1: Hai xe ô tô cùng khởi hành từ A đến B, AB có chiều dài s. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v 1 và đi quãng đường sau với vận tốc v 2 . Ô tô thứ hai đi với vận tốc v 1 trong nửa thời gian đầu và vận tốc v 2 trong nửa thời gian sau. Tính vận tốc trung bình của mỗi ô tô trên cả quãng đường. Bài 2: Một ô tô khởi hành từ A đi đến B. Trên nửa quãng đường đầu, ô tô đi với vân tốc v 1 = 30km/h, nửa quãngđường sau ô tô đi với vận tốc v 2 . Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 37,5 km/h. 1. Tính vận tốc v 2 . 2. Nếu nửa thời gian (cần thiết đi từ A đến B) ô tô đi với vận tốc v 1 , nửa thời gian còn lại ô tô đi với vận tốc v 2 thì vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường là bao nhiêu? Bài 3: Hai ô tô cùng khởi hành từ A để đi đến B. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường với vận tốc v 1 =20km/h và đi nửa quãng đường sau với vận tốc v 2 . Ô tô thứ hai đi với vận tốc v v trong nửa thời gian đầu và vân tốc v 2 trongnửa thời gian sau. Tính v 2 để khi một ô tô đã đi đến B thì ô tô còn lại mới đi nửa quãng đường. Bài 4: Một vật chuyển động trên một quãng đường AB. Ở đoạn đường đầu AC, vật chuyển động với vân tốc trung bình là v tb1 = V 1 . Trong đoạn đường CB còn lại, vật chuyển động với vận tốc trung bình v tb2 = V 2 . Tìm điều kiện để vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB bằng trung bình cộng của hai vận tốc trung bình trên. A B O x . BÀI TẬP CHUYỂN THẲNG ĐỀU ĐỘNG DẠNG 1: Bài toán quảng đường PP: Sử dụng công thức 0 . .s x x v t= − = Bài 0: Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km vị trí gặp nhau ? DẠNG 3: Vẽ đồ thị chuyển động. Dùng đồ thị để giải Bài toán về chuyển động. Bài 1. Lúc 7h sáng một xe khởi hành từ một điểm A, chuyển động đều với vận tốc v 1 = 36 km/h đi về. mô tô. Bài 5: An và Bình cùng chuyển động từ A đến B (AB = 6km).An chuyển động với vận tốc v 1 = 12km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút. 1. Tìm vận tốc chuyển động của

Ngày đăng: 04/09/2015, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w