bai tap CHUYÊN ĐỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

2 772 3
bai tap CHUYÊN ĐỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

các dạng bài tập cơ bản của chuyên đề nguyên tử bao gồm: dạng 1 bài tập về khối lượng nguyên tử, V, D, R; Dạng 2 bài tập vè thành phần nguyên tử; Dạng 3 bài tập về đồng vị, Dạng 4 bài tập về cấu hình e; Dạng 5 bài tập về cấu hình ion nguyên tử

Chương 1: NGUYÊN TỬ (NC)  DẠNG 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ DỰA VÀO KHỐI LƯỢNG CÁC HẠT CƠ BẢN 1. Tìm khối lượng tuyệt đối của nguyên tử: a. N biết N có 7p, 7e, 7n. b. Na biết Na có 11p, 11e, 12n. 2. Nguyên tử khối của Ne là 20,179 u. Tính khối lượng nguyên tử Ne theo đơn vị kg? 3. Khối lượng của 1 nguyên tử Na bằng 38,1643.10 -27 kg. Nguyên tử khối của Na tính theo u? 4. Tính số nguyên tử K có trong 0,975 gam K?  DẠNG 2: TÌM SỐ P, E, N, SỐ KHỐI A - VIẾT KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ 1. Xác định A, Điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số nơtron của .,, 56 26 31 15 11 23 FePN a 2. Trong số nguyên tử X, hiệu số 2 loại hạt proton và nơtron bằng 1 và tổng số hạt bằng 40. Tính A và Z, Viết KHNT của X. 3. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hoá học của X ? 4. Nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Tìm số điện tích hạt nhân và số khối của X. 5. Nguyên tử N có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. Xác định A của N. 6. Một nguyên tử có tổng số hạt là 62 và số khối nhỏ hơn 43. Tìm A. 7. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử X bằng 1,4375 lần số hạt mang điện của nguyên tử Y. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử Y bằng 1,6 lần số hạt mang điện của nguyên tử X. Tổng số nơtron trong 1 nguyên tử X và 1 nguyên tử Y bằng số hạt mang điện của Y. Tỉ lệ số hạt mang điện giữa X và Y. 8. Một hợp chất cấu tao từ cation M + và anion X 2- . Trong phân tử M 2 X có tổng số hạt p, n, e la 140. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hat không mang điện la 44 hạt. Số khối của ion M + lớn hơn số khối cuả ion X 2- là 23. Tổng số hạt trong ion M + nhiều hơn trong ion X 2- là 31. Tìm CTPT. 9. Một hợp chất được tạo thành từ các ion X + và Y 2 2- . Trong phân tử X 2 Y 2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 164; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 23, tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion X + nhiều hơn trong ion Y 2 2- là 7 hạt. X, Y là nguyên tố nào? 10. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố M va X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MX a , trong phân tử có tổng số proton bằng 77.Xác định M, X và công thức phân tử của MX a . 11. Tổng số hạt mang điện trong ion AB 4 3- là 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 22. Số hiệu nguyên tử A, B.  DẠNG 3: XÁC ĐỊNH NGTỬ KHỐI TRUNG BÌNH, SỐ KHỐI, % CÁC ĐỒNG VỊ. 1. Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16 O; 0,039% 17 O; 0,204% 18 O. Tính NTKTB của O? 2. Cu có 2 đồng vị là 65 Cu và 64 Cu có NTKTB là 63,54. Tính % mỗi đồng vị? 3. N có 2 đồng vị bền là 14 N và 15 N. biết NTKTB của N là 14,0063. Tính % mỗi đồng vị? 4. NTKTB của Ag là 107,87. Trong đó 109 Ag chiếm 44%, phần còn lại là đồng vị thứ 2. Xác định A của đồng vị còn lại. 5. NTKTB của Cu là 53,5446. Cu có 2 đồng vị là 65 Cu(27,3%) và đồng vị thứ 2 chưa biết số khối. Xác định A của đồng vị còn lại. 6. Nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35p. Trong nguyên tử đồng vị thứ nhất có 44N, số N của đồng vị thứ 2 hơn đồng vị thứ nhất là 2. Tìm NTKTB của X. 7. X có 3 đồng vị X 1 (92,23%); X 2 (4,67%); X 3 (3,1%). Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số N trong X 2 hơn Chương 1: NGUYÊN TỬ (NC) X 1 là 1 và NTKTB của X là 28,0855. a. Tìm X 1 , X 2 , X 3 . b. Nếu trong X 1 có N = P. Tìm số N trong nguyên tử của mỗi đồng vị. 8. Cho 4,12 gam dung dịch muối NaX tác dụng vừa đủ với dd AgNO 3 thu được 7,52 gam kết tủa. a. Tìm NTK của X và gọi tên. b. Nguyên tử X có 2 đồng vị. biết đồng vị thứ 2 có số notron nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 và % của 2 đồng vị bằng nhau. Tìm số khối mỗi đồng vị. 9. Nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X 1 và X 2 . Đồng vị X 1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X 2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X 1 cũng bằng nhau. Xác định NTKTB của X. 10. Clo có 2 đồng vị 35 Cl và 37 Cl với NTKTB của Cl =35,4846. Phần trăm khối lượng 35 Cl trong NaClO 3 (với 23 Na, 16 O)? 11. Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm như sau : Đồng vị 24 Mg 25 Mg 26 Mg % 78,6 10,1 11,3 a) Tính nguyên tử khối trung bình của Mg. b) Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25 Mg , thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu ? 12. Viết công thức của các loại phân tử: a. đồng (II) oxit biết Cu và O có các đồng vị sau: OOOCuC u 18 8 17 8 16 8 63 29 65 29 ;;;; b. nước biết O và H có các đồng vị bền sau: OOO 18 8 17 8 16 8 ;; và HH 1 1 2 1 ;  DẠNG 4: TÌM NGUYÊN TỐ VÀ VIẾT CH E CỦA NGTỬ - ĐẶC ĐIỂM E CỦA LỚP, PHÂN LỚP 1. Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố sau: O (Z = 8), Cl (Z = 17); Mg (Z = 12); P (Z = 15), Ca (Z = 20); Fe (Z = 26); Cu (Z = 29). Cho biết số e hóa trị và phân bố e vào các AO nguyên tử. 2. Nguyên tử nguyên tố A có 7e thuộc phân lớp p. a. Viết cấu hình e nguyên tử, phân bố e vào các AO. Suy ra tên nguyên tố A. b. A là nguyên tố s, p, d hay f? Giải thích? c. A là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích? 3. Nguyên tử nguyên tố A có phân lớp e cuối cùng là 4s 1 , nguyên tố B có phân lớp e cuối cùng là 3p 5 . a. Viết cấu hình e của A, B? Suy ra tên nguyên tố A, B. b. A, B là nguyên tố s, p, d hay f? Giải thích? c. A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích?  DẠNG 5: CẤU HÌNH E CỦA NGUYÊN TỬ, ION – XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ 1. Viết cấu hình ion e của các ion: Na + ; Al 3+ ; Cl - , O 2- ; Fe 3+ ; Cu 2+ . Biết Na (Z =11); Al (Z = 13); Cl (Z =17); O (Z = 8); Fe (Z =26); Cu (Z = 29). 2. Anion X - và Y 2+ đều có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s 2 3p 6 . Viết cấu hình e của X và Y. Xác định nguyên tố X, Y. X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? CTPT tạo nên từ 2 ion này? . TỬ (NC)  DẠNG 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ DỰA VÀO KHỐI LƯỢNG CÁC HẠT CƠ BẢN 1. Tìm khối lượng tuyệt đối của nguyên tử: a. N biết N có 7p, 7e, 7n. b. Na biết Na có 11p, 11e, 12n. 2. Nguyên tử

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan