Đề cương ôn tập Đường lối CM của Đảng Cộng sản Việt Nam

17 2.2K 0
Đề cương ôn tập Đường lối CM của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập ĐLCM 1. Hoàn cành ra đời, nội dung và ý nghĩa của cương lĩnh đầu tiên của ĐCVN được Hội nghị hợp nhất các tổ chức CS 2-1930 thông qua. 2. TÌnh hình VN khi chiến tranh thế giới thứ 2 (9/1939) bùng nổ. Nội dung và ý nghĩa sự chuyển hướng chri đạo chiến lược CM của ĐCS Đông Dương qua 3 Hội nghị T 6 (1939), 7 (1940), 8 (1941). 3. Tình hình VN sau CM tháng 8/1945. Nội dung và ý nghĩa chủ trương kháng chiến kiến quốc 25/11/1945 của TW Đảng. 4. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954. 5. Đặc điểm tình hình VN sau khi ký hiệp ước Giơ-ne-vơ 1954 và nội dung đường lối chiến lược của CM VN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thú III của Đảng 9/1960 đề ra. 6. Mục tiêu, quan điểm, nội dung và định hướng về CNH-HĐH của ĐCVN trong giai đoạn hiện nay. 7. Chủ trường của ĐCVN về xây dựng NN pháp quyền XHCN. 8. Quan điểm chỉ đạo của ĐCSVN về xây dựng và phát triển nền VH 9. Quan điểm của ĐCVN về giải quyết các vấn đề XH. 10. CHủ trương chính sách lớn của ĐCVN về mởr ộng quan hệ đối ngoại hội nhâp quốc tế. 1. Hoàn cành ra đời, nội dung và ý nghĩa của cương lĩnh đầu tiên của ĐCVN được Hội nghị hợp nhất các tổ chức CS 2-1930 thông qua. • Hoàn cảnh lịch sử - Sau khi Hội VNCM thanh niên ra đời và hoạt động rất mạnh mẽ dẫn tới việc hình thành 3 tố chức cộng sản: Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng, Đông Dương CS Liên Đoàn, 3 tổ chức phát triển mạnh nhưng hoạt động riêng rẽ. Trước tình hình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức CS thành 1 ĐCS duy nhất ở VN, Hội nghị được tiến hành từ 3 -> 7 /02/1930 ở Cửu Long, Hương Cảng, TQ. - Tại Hội nghị hợp nhất 3/2/1930, Đảng ta đã nhận định rằng: 1 Đảng thống nhất cần phải có cương lĩnh thống nhất để định hướng cho toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc và giai cấp, đưa CM tới thắng lợi. Vì vậy, Hội nghị đã thông qua chính cương sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, đều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây là cương lĩnh đầu tiên của Đảng do NAQ soạn thảo. • Nội dung - Gọi là cương lĩnh tháng 2. - Bao gồm 6 vấn đề: o Phương hướng chiến lược của CM: Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các giai cấp ở nước ta, Đảng chủ trương làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XH Cộng Sản. “Tư sản dân quyền CM là cuộc CM tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo, mục đích là giành độc lập dân tộc và tiến tới xây dựng CNXH” o Nhiệm vụ cụ thể: Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…….) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8h. Về văn hóa – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,…; phổ thông giáo dục theo công nông hóa. o Lực lượng CM: Công nông là gốc của CM, tiểu tư sản trí thức trung nông là bè bạn của công nông do giai cấp CN lãnh đạo. Đối với những phần tử, những người chưa rõ mặt phản CM, thì phải ra sức thu phục hoặc trung lập họ. o Vai trò lãnh đạo CM: CM phải có ĐCS lãnh đạo, Đảng phải cso đường lối đúng đắn, có tổ chức mạnh, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, đó là Đảng được xây dựng theo học thuyết Mác-Leenin. o Phương pháp CM: CM giái phòng dân tộc VN phải tiến hành bằng bạo lực CM không thỏa hiệp. o Quan hệ quốc tế: CM VN là 1 bộ phaanjc ủa CM thế giới nhưng CM VN phải có tính tự lập, tự cường, đồng thời phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản TG. Nhất là vô sản Pháp. • Ý nghĩa - Lần đầu tiên CM VN có 1 cương lĩnh chính trị tuy rất ngắn gọn nhưng tương đối hoàn chỉnh đã phản ánh được quy luật khách quan của XHVN, đáp ứng được nhu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, đồng thời nó còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. - Đây là ngọn cờ tập hợp toàn dân và là cơ sở cho sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Đảng. - Đây là vũ khí sắc bén của Đảng và nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh CM, chống lại các kẻ thù của dân tộc và của giai cấp. Đồng thời, còn là cơ sở của Đảng ta vận dụng và phát triển đường lối sau này. 2. TÌnh hình VN khi chiến tranh thế giới thứ 2 (9/1939) bùng nổ. Nội dung và ý nghĩa sự chuyển hướng chri đạo chiến lược CM của ĐCS Đông Dương qua 3 Hội nghị T 6 (1939), 7 (1940), 8 (1941). • HCLS – Chính sách thống trị thời chiến của Pháp - Nhật ở Đông Dương 9/1939: CTTG II bùng nổ ở nước Pháp. Các thế hệ phát xít đã lên nắm chính quyền, đưa Pháp và các thuộc đại của Pháp lao vào chiến tranh. Đông Dương (Việt Nam) là thuộc địa của Pháp nên chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Cụ thể: - Chính trị: Pháp tiến hành chiến lược khủng bố trắng trợn nhằm tiêu diệt phong trào CM và ĐCSĐD. Tuyên bố giải tán ĐCS ĐD, đặt Đảng ra ngoài vòng pháp luật. - Kinh tế: Pháp thi hành chính sách kinh tế thờ cihiến nhằm vơ vét nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để ném vào chiến tranh, như là thực hiện chưng thu lương thực giá rẻ, liên tục tăng thuế, tăng giờ làm. - Quân sự: ra lệnh tổng động viên bắt thanh niên Đông Dương đi lính, chết thay cho chúng. - Văn hóa: đẩy mạnh tuyên truyền, bảo vệ, hy sinh vì nước mẹ Pháp,…  Với những chính sách trên của thực dân Pháp làm cho mâu thuẫn dân tộc, tức là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta mẫu thuẫn vs thực dân Pháp hết sức gay gắt, đòi hỏi phải đc giải quyết. Lúc này đường lối giơ cao ngọn cờ dân chủ không phù hợp, đặt ra yêu cầu Đảng phải điều chỉnh lại đường lối CM phù hợp vs bối cảnh lúc này. • Sự chuyển hướng chỉ đạo Qua 3 Hội nghị TW: HN TW 6 (11/1939), HN TW 7 (11/1940), HN TW 8 (5/1941) - HN TW 6 (11/1939): o Khẳng định 2 nhiệm vụ chiến lược của CM là chống đế quốc, chống phong kiến, ko thay đổi nhưng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc chống đế quốc lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến thực hiện từng bước một, phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc. Do đó, tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày nghèo” thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian đế quốc chia cho dân cày nghèo”. o Lập mặt trận phản đế Đông Dương thay cho mặt trận dân chủ nhằm mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc. o Xúc tiến xây dựng LLVT, tổ chức đấu tranh vũ trang, chuẩn bị khởi nghĩa. o Chuyển mạnh phong trào CM từ thành thị về nông thôn, rừng núi, giúp Đảng viên, Đảng hoạt động bí mật. - HN TW 7 (11/1940): o Khẳng định chủ trương, điều chỉnh chiến lược của HNTW 6 là đúng đắn, tiếp tục thực hiện. o Bàn về phương pháp đấu tranh vũ trang. - HN TW 8 (5/1941): o Xđ chống đê quốc, giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ cao cả duy nhất của Đảng và nhân dân ta lúc này. o Thành lập mặt trận Việt – Minh thay cho mặt trận dân tộc giải phóng, mặt trận phản đế Đông Dương nhằm tập trung mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo, giai cấp,… trong 1 mặt trận thống nhất, rộng rãi. o Xúc tiến xây dựng, mởr ộng căn cứ đại CM và đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ. o Xúc tiến khở inghĩa, coi khở inghĩa dành chính quyền là nhiệm vụ cần kíp của cả dân tộc trong giai đoạn hiện tại. KL: HNTW 6 mở đầu cho chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM đúng đắn của Đảng, nhiệm vụ chống đế quốc giả phóng dân tộc lên hàng đầu được lãnh tụ NAQ nêu ra trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đc khẳng định lại tính đúng đắn. HNTW 7 phát triển và tiến đế nHNTW 8 thì chủ trương này được kiện toàn với việc thành lập mặt trận VIệt Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc. Sức mạnh cộng sinh của dân tộc ta đc nâng cao rõ rệt là ngọn cờ để nhân dân ta tiến lên đánh đuổi Pháp, đánh đổ Nhật. Ý nghĩa: - CHuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của Đảng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của Đảng ta nhằm vào mục tiêu số 1 của CM nc ta là giành lấy chính quyền về tay nhân dân ta, đồng thời nó là cơ sở để Đảng đề ra nhiều chủ trương cụ thể nhằm đạt mục tiêu đó. - Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đã tập hợp rộng rãi mọi lực lượng, mọi ng VN yêu nước trong mặt trận VIệt Minh, để có LL làm cuộc tổng khở inghĩa CM tháng 8 thắng lợi. - Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật giành đọc lập dân tộc và tự do cho nhân dân. 3. Tình hình Việt Nam sau CM tháng 8/1945. Nội dung và ý nghĩa chủ trương kháng chiến kiến quốc 25/11/1945 của TW Đảng • Hoàn cảnh nước ta sau CM tháng 8 - Thuận lợi cơ bản: Sau CM T8, nước ta được độc lập, nhân dân được làm chủ, nước VN dân chủ cộng hòa đã là 1 nước độc lập có chủ quyền. Khí thế CM sôi nổi trên cả nước, toàn dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng lòng quyết tâm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình. Phong trao giải phóng dân tộc trên TG, phong trào đấu tranh vì hòa bình phát triển mạnh tạo thành từng làn sóng CM tấn công vào chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. - Khó khắn: Đất nước ta bị kẻ thù bao vây 4 phía: thù trong, giặc ngoài câu kết với nhau, nhằm lật đổ chính quyền CM VN non trẻ vừa mới giành lại được. Ở miền bắc: 20 vạn quân Tưởng và tay sai kéo vào nước ta dưới danh nghĩa là đồng minh nhưng thực chất âm mưu của chúng là diệt cộng cầm hồ, phá tan chính quyền CM, để thiết lập chính quyền phản CM tay sai của chúng. Miền Nam: 3 vạn quân Anh cũng dưới danh nghĩa đồng minh nhưng thực chất giúp Pháp chiếm lại Đông Dương. Ở Đông DuwowngL 6 vạn quân NHật cũng sẵn sàng trao vũ khí để cấu kết vs các đế quốc, chống lại chính quyền CM. VN: 3 vạn quân Pháp kéo vào nước ta, chúng vẫn nuôi ý đồ khôi phục sự thống trị ở VN. Các tổ chức phản động đồng loạt nổi lên chống phá chính quyền CM. - Bên cạnh những khó khăn thách thức nghiêm trọng về chính trị, thì khó khăn về KTXH cũng là những thách thức nặng nề đvs Đảng và chính quyền CM KT – tài chính: kiệt quệ, xơ xác, tiều điều, kho bạc trống rỗng, nạn đói mới đê dọa. VH – XH: giặc dốt hoành hành, tệ nạn XH tràn lan. Nước ta chưa đc 1 nước nào trên TG công nhận đặt quan hệ ngoại giao. KL: Sau CM t8, chính quyền CM VN đứng trước tình trạng “Khó khăn chồng chất khó khăn”, vận mệnh của dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình hình đó, Đảng ta tỉnh táo và sáng suốt nhận thấy đất nước không chỉ có khó khăn mà còn có những thuận lợi cơ bản, chính quyền nhân dân có thể trụ vững, toàn Đảng, toànd ân ta quyết tâm dứng lên đấu tranh để bảo vệ vững chắc chính quyền CM, giữ vững nền độc lập dân tộc của mình. • Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng Đề ra trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc 25/11/1945 Nội dung: - CHỉ thị xđ tính chất CM Đông Dương lúc này vẫn là cuộc CM giải phóng dân tộc bởi vì cuộc CM này vẫn còn đang tiếp diễn, do đó khẩu hiệu đấu tranh của thờ ikỳ này là “dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết” - Chỉ thị đánh giá thái độ của từng đế quốc, từ đó xđ thực dân Pháp là kẻ thù chính cần phải tập trung mũi nhọn vào chống Pháp: Pháp có nhiều cơ sở quyền lợi ở nước ta, vì chúng đã từng thống trị nước ta trên 80 năm. Trên thực tế Pháp nổ súng xâm lược Nam Bộ vào 23/9/1945 Pháp k từ bỏ giã tâm xâm lược nướ cta 1 lần nữa vì chúng quay trở lại để vơ vét, nhằm khôi phục nên fkinh tế sau chiến tranh - Chỉ thị phân tích âm mưu của các Đảng phái phản động, từ đó chỉ thị có những chủ trương hết sức mềm dẻo về sách lược, nhưng cứng rắn về mặt nguyên tắc, có thể nhân nhượng 1 số quyền lợi về kinh tế, chính trị nhưng k vi phạm vào quyền lợi của dân tộc, phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. - Chỉ thị đề ra các nhiệm vụ cơ bản trước mắt: Củng cố và bảo vệ chính quyền CM Chống thực dân Pháp xâm lược Bài trừ nội phản. Cải thiện đời sống nhân dân.  4 nhiệm vụ này phải được tiến hành đồng thời, nhưng nhiệm vụ củng cố và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm bao trùm phải đc đưa lên hàng đầu. - Chỉ thị cũng vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ trên Về chính trị (nội chính): đoàn kết toàn dân tiến tới tổng tuyển cử bầu Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp. Về kinh tế: tăng gia sản xuất để cứu đí, phát động các phong trào nhằm chống giặc đói như là PT “hũ gạo tiết kiệm”, “tuần lễ vãng”, “quỹ độc lập”. Về quân sự: động viên LL toànd ân trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Về VH-XH: xây dựng nền VH mới, bài trừ VH ngu dân, xóa nạn mù chữ. Về ngoại giao: thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ thêm bạn bớt thù. Ý nghĩa: - Chỉ thị soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh chống thù trong giặc ngoài nhằm bảo vệ chính quyền CM non trẻ vừa ms giành lại đc. - Chỉ thị phản ánh 1 quy luật của CM VN sau CM T8: giành chính quyền phải đi đôi vs bảo vệ chính quyền đồng thời phản ánh 1 quy luật lớn của lịch sử dân tôc: dựng nước phải đi đôi với giữ nước. 4. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xam lược 1946-1954 • Hoàn cảnh lịch sử - Với dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, Pháp đã có những hành động trắng trợn vi phạm các điều đã kí kết vs chính phủ ta (Hiệp định sơ bộ 6/3, Tạm ước 14/9). Sau khi đưa quân ra khỏi MB, Pháp đã có những hành động trắng trợn như: đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tước vũ khí bộ đội ta ở thủ đô HN. - Mặc dù chúng ta đã nhân nhượng với Pháp, nhưng chúng ta càng nhân nhượng Pháp càng lấn tới, cho đến lúc chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượn được nữa, nếu tiếp tục nhân nhượng dẫn tới họa mật nước, trước tình hình đó toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm kháng chiến để bảo vện ền độc lập dân tốc của mình, do đó, dêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. • Nội dung - Cơ sở đường lối kháng chiến: thể hiện qua 3 văn kiện “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch 20/12/1946 “Chỉ thị toàn dân kháng chiến” của TW Đảng 22/12/1956 Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh xuất bản đầu năm 1047 - Phương châm đường lối kháng chiến: Đường lối kháng chiến toàn dân: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”: Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Đường lối kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó: Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoành tế nhân dân; Đoàn kết vs Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Về quân sự: Thực hiện vũ trang toànd ân, xây dựng lục lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triêt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… Vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo cán bộ”. Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng nền kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng. Về văn hóa: Xóa bro văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận VN độc lập. Đường lối kháng chiến lâu dài: Là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch. Đường lối kháng chiến tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía, chưa đc nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng k đc ỷ lại. 5. Đặc điểm tình hình VN sau khi ký hiệp ước Giơ-ne-vơ 1954 và nội dung đường lối chiến lược của CM VN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thú III của Đảng 9/1960 đề ra. • HCLS - Với chiến thắng ĐBP nă 1954 đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. - HIệp định Giơ-ne-vơ đượck ý kết, quốc tế công nhận chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ vủa VN, MB được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa XH. - Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại việc thi hành HĐ Giơ-ne-vơ nhảy vào MN nước ta nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta.  Dó đó đấ nước ta tạm thờ ibị chia cắt làm 2 miền vs 2 chế độ chính trị khác nhau: MB làm CM XHCN, MN tiếp tục công việc CM dân tộc dân chủ nhân dân. • Nội dung đường lối chiến lược CMVN sau 1954 - Sau khi phân tích tình hình chùn của cả nước vad đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi miền, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III – 9/1960 xác định đường lối chiến lược chung của CM VN trong giai đoạn này là “tăng cường đoàne ết toàn dân, kiến quyết đấu tranh giữ cững hòa bình, đẩy mạnh CM XHCN ở MB, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dân ở MN, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhât, độc lập dân chủ và giàu mạnh Thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệh òa bình ở ĐNA và TG”. - Nhiệm vụ chiến lược cụ thể của mỗi miền: CM XHCN ở MB: có nhiệm vụ xây dựng MB thành căn cứ địa vững mạnh của CM cả nước, là hậu phương lớn của tiền tuyến MN, vừa xây dựng chủ nghĩa XH ở MB, vừa chi viện sức ng sức của cho CM MN đnahs thắng đế quốc Mỹ. CM DTDCND ở MN: có nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi MN, bảo vệ MB XHCN. - Vai trò, vị tri của chiến lước CM 2 miền: CM XHCN ở MB: có vai trò quyết định nhất đới với sự nghiệp phát triển của toàn bộ CM VN, đới với sự nghiệp thống nhất nước nhà. CM DTDCND ở MN: có vai trò quyết định trực tiếp đvs sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng MN, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nốt cuộc CM dân tộc, dân chủ, nhân dân trên cả nước. - MQH giữa 2 chiến lược CM: 2 chiến CM có nhiệm vụ, vai trò, vị trí khác nhau, có quy luật vận động khác nhau và mỗi miền có chế độ chính trị khác nhau nhưng 2 chiến lược CM có mỗi liên hệ tác động thúc đẩy lẫn nhau vì: Cả 2 chiến lược CM đều diễn rã trong 1 QT CM chung của cả nước Do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo và 1 quân đội thống nhất tiến hành Đều giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước: mâu thuanax giữa toàn thể dân tộc VN vs đế quốc Mỹ và tay sai. Đều nhằm thực hiện mục tiêu chung của CM nước ta là: hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa XH  Ý nghĩa: - Đường lối thực hiện đồng thời 2 chiến lược CM, thể hiện tư tưởng, chiến lược CM của Đảng, đó là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, vừa phù hợp vs MB, vừa phù hợp vs MN, vừa phù hợp vs cả nước và tình hình quốc tế, huy động cao nhất sức mạnh dân tộc, đồng thời tranh thủ đc sức mạnh quốc tế, tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn, do đó đã đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng MN và thống nhất TQ. - Đường lối thực hiện đồng thờ i2 chiến lước CM thể hiện tinh thần độc lập tựch ủ và sáng tạo của Đảng ta. Trong việc giải quyếtn hiều vấn đề chưa hề có tiền lệ trong lịch sử (cả lý thuyết và thực tiến) vừa đúng vs thực tiễn VN, vừa phù hợp vs lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại. 6. Mục tiêu, quan điểm, nội dung và định hướng về CNH-HĐH của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay • Khái niệm CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, XH từ sử dụng lao động thủ cồn là chính, sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng vs công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ KH-KT, tạo ra năng suất lao động XH cao. • Mục tiêu - Mục tiêu cơ bản: cả biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, có cơ cấu kinh tế hơp lý, quan hệ sx tiến bộ, phù hợp vs trình độ phtas triển của LLSX, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. - MT cụ thể: đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phtas triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành 1 nc CN theo hướng hiện đại. • Các quan điểm CNH-HĐH - CNH gắn với HĐH và CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế trí thức, bảo vệ tài nguyên môi trường xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý hiện đại có hiệu quả và bền vững gắn chặt chẽ NN – CN – DV. Trước đây các nước Tây Âu đã tiến hành CNH nhằm thay thế lao động thủ công = lao động sử dụng máy móc Ngày nay, KH và CN sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, KT trí thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển LLSX, cuộc CM KH và CN hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống XH, bên cạnh đó xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đvs đất nc. Nước ta thực hiện CNH-HĐH khi trên thế giới kinh tế trí thức đã phát triển, chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ KT nông nghiệp lên KT CN rồi mới phát triển KT trí thức, do đó Đại hội X chỉ rõ “đẩy mạnh CNH-HĐh gắn với phát triển KT trí thức, coi KT trí thức là yếu tốq uan trọng của nền KT và của CNH-HĐH”. Hiện nay Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh thực hiện CNH-HĐH đất nc gắn với phát triển KT trí thức, bảo vê TN môi trg, xây duwgnj cơ cấu KT hợp lý, hiện đại,, có hiệu qủa và bền vững gắn chặt chẽ CN-NN-DV. - CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Khác với trước đây, CNH-HĐH không phải chỉ là việc của Nhà nc mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. CNH-HĐH gắn với phát triển KT thị trường, không những khai thác có hệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trinhg CNH-HĐH đất nước. Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế phát triển của thời đại, cho nên nc ta tiến hành CNH- HĐH trong xu thế đó, do vậy nc ta có thể mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm, KHCN tiên tiến của TG để rút ngắn quá trình CNH-HĐH. - Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản trong sự phát triển nhanh và bền vững. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình CNH-HĐH, yếu tố con người luôn đc coi là yếu tố cơ bản. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của của CNH-HĐH cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và CN, KH quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực CNH- HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sửduụng các thành tựu khoa học và CN tiến tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo CN mới. - KH và CN là nền tảng và động lực của CNH – HĐH. KH và CN có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sx, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển KT nói chung. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH gắn với phát triển KT tri thức thì phát triển KH và CN là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập CN, mua sáng chế kết hợp vs phát triển CN nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ CN, nhất là CNTT, CN sinh học và CN vật liệu mới. - Phát triển nhanh và bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi vs phát triển VH, thực hiện tiến bộ và công bằng XH. Xây dựng CNXH ở nc ta thực chất nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trc hết KT phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói giảm nghèo, nâng cao đsống vật chất, tinh thần của nhân dân, phtas triển VH, giáo dục, y tế, rút ngắnk hoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Mục tiêu đó thể hiện sựp htas triển vì con ng, mọi con ngườ iđều đc hưởng thành quả của phát triển. • ND và định hướng CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức - Nội dung Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm KT có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người VN vứi tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án KT-XH. Xây dựng cơ cấu KT hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất các lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. - Định hướng o Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấ nđề NN, nông dân, nông thôn. o Phát triển nhanh hơn CN, xây dựng và dịch vụ o Phát triển KT vùng o Phát triển KT biển o Chuyển dịch cơ caaus lao động, cơ cấu CN o Bảo vệ sử dụng hiệu quả TN quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. 7. Chủ trương của ĐCS VN về xây dựng NN pháp quyền XHCN • Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị - NHận thức mới và mqh giữa đối mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị. - Nhận thức mới về đấu tránh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. - Nhận thức mới về xây dựng NN pháo quyền trogn hệ thống chính trị. • Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị - Mục tiêu, quan điểm [...]... bình đẳng, công bằng, cùng có lợi - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của NN đối với cách hoạt động đối ngoại: Tăng cường sự lãnh đọa của Đảng, tập trung xây dựng cơ sở đảng trong các doanh nghiệp và xây duwgnj giai cấp công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính  Ý nghĩa: đường lối đối ngoại... hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của NN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp vs đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp vs yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, của sự... văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền VH nước nhà Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của sựn ghiệp xây dựng và phát triển VH dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của NN Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này Sự nghiệp xây dựng và phtas triển VH của nước nhà do Đảng lãnh đạo, NN quản lý - Quan điểm 5: Giáo dục và đào tạo cùng với KH-CN... các lợi thế so sánh của đấtn ước trong quá trình hội nhapaj KT quốc tế Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hopwj với chủ trương, định hướng của Đảng và NN Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của NN, Mặt trận TQ và các đoànth ể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng... vững chắc trong cấu trúc XH của từng dân tộc Đảng và nhân dân ta chủ trương làm cho VH thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống XH để các giá trị VH trở thành nền tảng tinh thần bền vững của XH, trở thành động lực phát triển KT XH Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của 1 dân tộc thấm sâu trong VH, sự phát trienr của 1 dân tộc phaải vươn tới cái mới, tạo ra cái mới, nhưng không thể tách khỏi cội nguồn,... trách nhiệm pháp lý giữa NN và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỹ cương, kỹ luật NNPQ XHCN VN do 1 đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện XH của Mặt trận Tổ quốc VN và tổ chức thành viên của Mặt trận o Biện pháp Để xây dựng NN PQ cần thực hiện một số biện pháp lớn sau đây: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định tron gvawn bản... điểm của ĐCSVN về giải quyết các vấn đề XH • Đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề XH Tại Đại hội VI, lần đầu tiền Đảng ta nâng các vấn đề XH lên tầm chính sách XH, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách XH đối với chính sách KT và chính sách ở các lĩnh vực khác Đại hội cho rắng trình dodoj phát triển KT là điềuk iện vật chất để thực hiện chính sách XH nhưng những mục tiêu XH lại là mục đích của. .. và quyết định của các cơ quân công quyền Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng địa biểu Quốc hội Đổi mới quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nc và chức năng giám sát tối cao Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ... NNPQ không phải là 1 sp riêng của XH tư bản chủ nghĩa mà là tinh hoa sp trí tuệ của XH loài người, c.ủa nền văn minh nhân loại Trong hệ thống chính trị thì NN đóng vai trò trụ cột, xây dựng NN PQ XHCN vững mạnh mới đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và giữ vững sự lãnh đạ của Đảng đvs đất nước và XH o Đặc điểm NNpQ XHCN VN đc xây dựng theo 5 đặc điểm sau: Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất... nhưng những mục tiêu XH lại là mục đích của các hoạt động KT Mục tiêu của chính sách XH thống nhất với mục tiêu phát triển KT ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con ng Phát triển KT là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách XH, đồng thời thực hiện tốt các chính sách XH là động lực thúc đẩy phát triển KT Đại hội VIII của Đảng chủ trương hệ thống chính sách XH phải đc hoạch định theo những . chức; nam nữ bình quyền,…; phổ thông giáo dục theo công nông hóa. o Lực lượng CM: Công nông là gốc của CM, tiểu tư sản trí thức trung nông là bè bạn của công nông do giai cấp CN lãnh đạo. Đối. Đề cương ôn tập ĐLCM 1. Hoàn cành ra đời, nội dung và ý nghĩa của cương lĩnh đầu tiên của ĐCVN được Hội nghị hợp nhất các tổ chức CS 2-1930 thông qua. 2. TÌnh hình VN. vực có sức cạnh tranh cao. - Định hướng o Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấ nđề NN, nông dân, nông thôn. o Phát triển nhanh hơn CN, xây dựng và dịch vụ o Phát triển

Ngày đăng: 02/09/2015, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan