1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

truyện kiều nguyễn du

8 692 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trường : THPT Yên Mỹ Tiết: 80 Phân môn: Đọc văn Ngày soạn: 06/03/2015 Ngày dạy: 17/03/2015 Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Mai Giáo viên hướng dẫn: Cô Vũ Thị Vui TRUYỆN KIỀU Nguyễn Du PHẦN 1 : TÁC GIẢ A . Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những sáng tác bằng chữ Hán 2. Kĩ năng Nhận diện được một tác gia văn học lớn 3. Thái độ, tình cảm. Biết trân trọng và tự hào về một danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc B. Chuẩn bị - Giáo viên: soạn giáo án và đọc tài liệu tham khảo - Học sinh: chuẩn bị bài theo phiếu học tập. C. Phương pháp dạy học - Sử dụng phối hợp các phương pháp: Thảo luận nhóm, gợi mở, thuyết trình. D. Các năng lực hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự học - Năng lực tự quản bản thân - Năng lực sáng tạo. E. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. Lời vào bài: Tuyện Kiều là một niềm say mê trong hàng trăm năm đối với hàng triệu người , và khi nhắc đến Truyện Kiều không ai là không biết đến đại thi hào Nguyễn Du – người có đóng góp to lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam trên nhiều phương diện về cả nội dung và nghệ thuật . Và nhân dịp kỉ niệm 200 năm năm sinh của ông, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ: “Kính gửi cụ Nguyễn Du “ như một nén tâm hương và lời tri ân sâu sắc của hậu thế dành cho ông và kiệt tác Truyện Kiều: “Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” Để hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của vị danh nhân này, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về tác gia văn học Nguyễn Du Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV: Yêu cầu HS trình bày nội dung trong I.Cuộc đời phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà về cuộc đời của Nguyễn Du. Cụ thể: Nhóm 1: Tại sao nói: “Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khắc nhau”? - Quê cha: nơi đây tuy nghèo nhưng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa,. Hà Tĩnh nổi tiếng với những điệu hò điệu ví - Quê me: Vùng Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của làn điệu dân ca quan họ - Quue vợ: Đồng lúa Thái Bình, nơi đây tuy nghèo nhưng con người hồn hậu chất phác. Thái Bình còn là cái nôi của nghệ thuật chèo, một loại hình văn hóa dân gian. Mở rộng: Trong dân gian còn lưu truyền câu ca về dòng họ Nguyễn –Tiên Điền: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nước họ này hết quan” Mở rộng: Cha là Nguyễn Nghiễm , từng làm tể tướng trong triều Lê- Trịnh, anh trai là Nguyễn Khản, từng làm tới chức Tham Tụng. Không chỉ có nhiều người làm quan mà còn rất nhiều người viết sách làm thơ, là một gia đình có truyền thống văn học. Ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh - Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. 1. Quê hương, gia đình a .Quê hương: -Quê cha: Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh -Quê mẹ: Bắc Ninh -Quê vợ: Thái Bình -Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long, ngàn năm văn hiến. b.Dòng họ và gia đình - Dòng họ: Nguyễn – Tiên Điền, có 2 truyền thống là khoa bảng và văn hóa , văn học. -Gia đình: Gia đình quan lại quý tộc là một nhà triết học chuyên nghiên cứu kinh dịch, Nguyễn Nghiễm là sử gia, Nguyễn Khản giỏi thơ nôm, hay làm thơ đối đáp với Trịnh Sâm Nhóm 2: Thời đại và xã hội mà Nguyễn Du sống như thế nào. Nó ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp sáng tác của ông Điều đó đã được ghi lại trong sáng tác của ông: “ Trải qua trăm cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” - Nhóm 3: Cuộc đời của Nguyễn Du chia làm mấy giai đoạn chính? Những thăng trầm trong cuộc đời đã góp phần hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương của Nguyễn Du như thế nào?  Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau , tạo nên sự tổng hợp nghệ thuật, góp phần hun đúc nên con người và thiên tài văn học Nguyễn Du. 2. Thời đại, xã hội Xã hội phong kiến Việt Nam: Khủng hoảng trầm trọng: -Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi -Kiêu binh nổi loạn - Phong trào Tây Sơn: đại phá quân Thanh vang dội và vận mệnh ngắn ngủi của triều đại Quang Trung. +Công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn  Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng kiến và trải qua một thời kì lịch sử đầy biến động của dân tộc. Ông có cơ hội tiếp xúc với nhân dân lao động và chứng kiến được sự tàn bạo của chế độ phong kiến 3.Bản thân a. Thời thơ ấu và niên thiếu. - Sống tại Thăng Long trong một gia đình quý tộc quyền quý - 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ sống cùng anh trai cùng cha khác mẹ là Mở rộng: Dinh cơ nhà Nguyễn Nghiễm rất nguy nga đồ sộ. Người dân Nghi Xuân hồi đó làm thơ tả cảnh nhà ông như sau: “ Trèo lên Hồng Lĩnh mà trông Nhìn về đã thấy dinh ông rõ ràng Lâu đài dãy dọc tòa ngang Ông ngồi đọc sách nghiêm trang một mình” Trong thời gian sống ở quê vợ Thái Bình, ông có những câu thơ tả về những năm tháng đó: “Mười năm trọn quê người nấn ná Nương quê người tóc đã điểm sương” Nguyễn Khản -1783 đỗ Tam Trường => Cuộc sống sung túc, hào hoa đã tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Du trau dồi học vấn, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến. Đồng cảm thấu hiểu cho thân phận những người ca nhi kĩ nữ. Những hiểu biết đó đã để lại dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du như: Truyện Kiều, Sở Kiến Hành, Độc Tiểu Thanh kí… b. Trước khi ra làm quan - 1786: Nhà của Nguyễn Khản bị kiêu binh nổi loạn phá - 1789: Nguyễn Du về sống ở quê vợ Thái Bình. -Vợ mất, ông trở về quê nội sống trong cảnh nghèo khó  Nguyễn Du sống gắn bó và hòa nhập với nhân dân, trong môi trường này Nguyễn Du có thể hiểu được cuộc sống khổ cực của người dân lao động và có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, hình thành phong cách ngôn ngữ sáng tác bằng chữ Nôm c. Khi ra làm quan cho nhà Nguyễn - 1802, miễn cưỡng ra làm quan cho nhà Nguyễn. Làm tri huyện Phù Dung, sau đổi sang tri phủ Thường Tín -1805-1809: Làm Đông các điện học sĩ -1809: Làm cai bạ dinh Quảng Bình -1813: Được thăng Cần chánh điện học sĩ, và giữ chức đi sứ Trung Quốc. -1820: Được cử đi sứ Trung Quốc lần 2 nhưng chưa kịp đi thì ông qua đời => Con đường quan lộ khá thuận lợi, ông có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa lớn Trung Quốc đã quen thuộc qua sách vở từ đó nâng cao tầm khái quát -Nhóm 4: Khái quát về con người và cuộc đời Nguyễn Du GV bình: Điều đáng quý nhất ở Nguyễn Du là tấm lòng nhân đạo cao cả trong mỗi trang sách gửi lại hậu thế. Điều đáng khâm phục ở ông là từ một quý tộc thất thế trở thành nhà văn thiên tài - 1965: Được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và kỉ niệm 200 năm năm sinh của ông. Em hãy nêu những thành tựu nổi bật về sáng tác chữ Hán của thơ văn Nguyễn Du? HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung chi tiết + Thanh Hiên thi tập (tập thơ của Thanh Hiên): gồm 78 bài viết trong thời gian Nguyễn Du sống ở quê vợ Thái Bình + Nam trung tạp ngâm (những bài thơ ngâm ở phương Nam) gồm 40 bài viết trong thời gian Nguyễn Du ra làm quan ở Quảng Bình và Huế +Bắc hành tạp lục ( ghi chép trong chuyến đi sứ ) gồm 131 bài sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc Vần thơ tâm tình, khắc họa hình tượng chủ thể trữ tình Nguyễn Du, một tâm trạng rất của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người. Kết luận: - Cuộc đời đầy bi kịch của con người tài hoa bạc mệnh, nếm trải bao cay đắng thăng trầm, một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài -> ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn học của ông, tạo nên nét riêng độc đáo trong thơ Tố Như II. Sự nghiệp văn học 1. Các sáng tác chính a. Sáng tác bằng chữ Hán - Sưu tập được 249 bài - Thanh Hiên thi tập - Nam trung tạp ngâm - Bắc hành tạp lục ->Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hện được tư tưởng, tình cảm, nhân cách nhà động trước những biến cố cuộc đời vì thế mà nó đau thương, tê tái sâu kín: “Ta có một tấc lòng không biết ngỏ cùng ai”. Bên cạnh đó là những suy ngẫm về con người, xã hội của nhà thơ, những chiêm nghiệm sâu sắc đầy trắc ẩn đang diễn ra trước mắt. Làm thơ là cách ông đặt trực tiếp vấn đề số phận con người trong tương giao vận mệnh thời đại ông đang sống Trong Phản “ Chiêu hồn” Nguyễn Du đã phê phán nhân vật Thượng Quan, tên quan lại tham độc biến nhân gian thành những dòng sông oan nghiệt: “Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan Đại địa xứ xứ giai Mịch La” (Người đời sau ai cũng là Thượng Quan Trên mặt đất, đâu cũng có sông Mịch La) Mở rộng: Nguyễn Du đã phê phán Minh Thành Tổ tàn bạo đối với quần thần và nhân dân nước Hán đã có lần cho quân xâm lược nước ta, bắt nhiều trai tráng, phụ nữ và trẻ em về Trung Quốc làm phu phen xây thành Bắc Kinh Dẫn chứng: “Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp Liễu tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa Ngẩn ngơ khi trở về già Đâu chồng con tá biết là cậy ai” thơ. Đặc biệt trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã : +ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng ( Đỗ Phủ, Nhạc Phi) và phê phán nhân vật phản diện +Phê phán xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. +Cảm thông với số phận bé nhỏ dưới đáy xã hội, phụ nữ tài hoa bạc mệnh, những ca nhi, kĩ nữ 4. Củng cố:- dặn dò: -Củng cố: Yêu cầu học sinh học bài cũ , nắm được những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du và những ảnh hưởng của cuộc đời đến sự nghiệp sáng tác ,và những sáng tác bằng chữ Hán -Dặn dò: Tìm hiểu những nội dung chính về nội dung và nghệ thật trong thơ văn của Nguyễn Du Yên Mỹ,ngày 6 tháng 3 năm 2015 Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Ngày đăng: 31/08/2015, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w