tai lieu on thi cong chuc nganh giao duc mam non×tài liệu ôn thi cao học nông nghiệp×tài liệu ôn thi cao học kinh tế nông nghiệp×tài liệu ôn thi hình học xạ ảnh×tài liệu ôn thi đại học cao đẳng×tài liệu ôn thi ngân hàng nông nghiệp× tài liệu ôn thitài liệu ôn thi XSTKTài liệu ôn thitài liệu ôn thi trung học
Trang 1Câu 1: Phân tích một trong những truyện dân gian sau: Thánh gióng, cây khế, tấm cám? Phân tích một trong những bài đồng giao sau: cái bống là cái bống bang, con chim chích choè?
Trả lời TRUYỆN THÁNH GIÓNG
1 CHỦ ĐỀ VÀ KẾT CẤU CỐT TRUYỆN
Chúng ta biết rằng, với chủ đề đánh giặc cứu nước , truyện Thánh Gióng nằmtrong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước Chủ đề chống ngoạixâm là một chủ đề quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên
Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toátlên tinh tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổiđầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về đọc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bấtkhuất
Kết cấu của câu chuyện cũng thể hiện ý thức mãnh liệt và truyền thống tốt đẹp đócủa dân tộc Bố cục của truuyện có thể chia thành 3 phần:
1 Với ý thức cảnh giác cao, Hùng vương chuẩn bị chu đáo để đối phó với giặc
2 Với chủ trương cầu hiền và đoàn kết dân tộc, Hùng vương được Thánh Giónggiúp sức đã đánh giặc thắng lợi
3 Hùng vương và toàn dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng
2 Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN
a Truyện Thánh Gióng đánh dấu một mốc trưởng thành của dân tộc ta thời Hùng vương dựng nước
Trong trận tuyết giao tranh, truyện chia ra hai phe: Quân giặc và quân ta
Quân ta không chỉ đơn thuần có Gióng ra trận và có cả một tổ chức có tính hệthống Đứng đầu nhà nước là Hùng vương, rồi các quan, sứ giả làm nhiệm vụ thôngtin Thánh Gióng được cử làm tướng, đi theo ông có hàng trăm người khác (VùngBắc Ninh có hệ thống nhân vật anh hùng đi theo Gióng)
Truyện đã thể hiện ý thức bảo vệ độc lập , tự do và bài học cảnh giác về đánh giặc giữ nước Ngay phần mở đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó Câu mở đầu: Hùng
vương cậy nước mình giầu mạnh mà chểnh mảng việc chầu phương Bắc Vua nhà Ânmượn có tuần thú, sang xâm lược nước ta ”
Điều đó chứng tỏ thời đại Hùng vương, nước ta có một nền văn minh phát triển,giàu mạnh, có ý thức về độc lập dân tộc, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc, thần phục vào
Trang 2phong kiến phương Bắc Đó là sự khởi đầu cho truyền thống tự lực, tự cường của dântộc trong các thời đại sau.
Đến khi có sự xâm lược của quân giặc, Hùng vương hỏi ý kiến quần thần, cóngười phương sĩ bảo: nên lập đền thờ cầu Long quân giúp Hiện thân của Long quân
là cụ già xuất hiện bảo vua hãy chuẩn bị binh sĩm khí giới và tìm người tài giúp đỡ
Hùng vương đã có 3 năm sửa soạn binh khí:
Truyền cho dã tượng các nơi
Bễ than lò đắp, ngất trời lửa nung
Ba năm cục chính dã công Một tuần luyện đúc ngựac cùng việt bay (Thiên Nam ngữ lục)
Truyện đã thể hiện sức mạnh phi thường và tinh thần quật khởi vô song của dân tộc
Ba năm chuẩn bị sức người, sức của nói trên là ba năm hun đúc cho sự hùng mạnh
và tinh thần quật khởi dân tộc ta tạo thành một lực lượng vô địch, có thể đập tan quângiặc trong một thời gian ngắn Sức mạnh phi thường và khí thế tiến công thần tốc củadân tộc ta thể hiện qua nhân vật Gióng
Từ Gióng có nhiều cách hiểu và cách viết Thông thường viết gi, trong truyện cóliên quan đến việc Gióng nằm trên gióng sắt, cho nên dịch tên ông là Thiết đổng,Thiết xung thần tướng Tên của Gióng có liên quan đến việc sử dụng vũ khí của ông:Ngựa, roi, mũ, áo sắt Cho nên Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Thánh Gióng tiêu biểucho sức mạnh đang lên của người dân lao động Việt Nam vào thời mới có sắt Sứcmạng ấy đã diễn ra một cách hùng vĩ nhất trong lịch sử nước ta, ở việc dùng vũ khíbằng sắt chống xâm lăng”
Sự lớn mạnh phi thường của dân tộc ta biểu hiện qua hình tượng Gióng là tinhthần quật khởi của tổ tiên ta được hun đúc, tôi luyện qua hàng nghìn năm lịch sử Sựhùng mạnh của Gióng cũng là sự hùng mạnh phi thường của toàn thể lực lượng nhândân:
Vẹn toàn sau trước hoàn thành Cắt quan đệ vệ đem binh hộ trì Mười muôn tượng, mã trẩy đi Kim tiền, thiết kị đem về Tiên Du
Nháy mắt, Gióng đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân theo sau, tiếtsát đồn giặc” Đó là cuộc tiến công thần tốc, tấn công áp đảo quân thù “Gióng vươn
Trang 3vai đứng dậy cao hơn mười thước, hắt hơi liền mấy tiếng, rút gươm thét lớn: Ta làThiên tướng đây! Rồi độ nón, cưỡi ngựa Ngựa hí vang chồm lên phi như bay Quângiặc bỏ chạy, còn lại tên nào thì đều la hét, kêu lậy Thiên tướng, đến hàng phục
b/Gióng là một dạng anh hùng ca của Việt Nam
Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh đếnlúc hoá thân
Môtíp ra đời của Gióng là sự ra đời kì lạ Bà mẹ Gióng ướm chân vào vết chânkhổng lồ, về nhà mang thai sinh ra Gióng Đó là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thầnlinh và con người, phản ánh ngùôn gốc kì ảo của nhân vật Chi tiết đó mang tính dựbáo về cuộc đời và chiến công kì lạ của nhân vật ở chặng sau Nguồn gốc kì ảo là tiềnđền cho việc nhân vật có chiến công và kì tích phi thường
Môtíp sự hoá thân của Gióng: Cuối truyện Gióng cưới ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi
áo giáp sắt vắt lên cây, rồi cả người và ngựa bay về trời Trong ngôn ngữ dân gian
“về trời” và chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhân vật thànhbất tử Gióng bay về trời, trở thành một trong những vị thánh bất tử (Một trong Tứbất tử), được muôn đời thờ phụng Như vậy, Gióng không chết mà sống mãi trongtâm thức dân gian Hình tượng đẹp đẽ, lí tưởng và cao cả đó có sức giáo dục lan toả
to lớn, giáo dục ý thức về lịch sử, ca ngợi một biểu tượng đẹp đẽ, động viên tinh thầnđấu tranh của muôn thế hệ sau
Đi kắhp cùng trung châu đều có dấu vết của bước chân, vó ngựa Thánh Gióng:+ Làng Mát: Kể chuyện Gióng dừng chân uống nước rồi đổi tên làng từ Kẻ Khó,sang Kẻ Mát
+ Làng Mã; Kể chuyện Gióng dừng ngựa nên làng có tên làng Mã
+ Làng Bàng, xã Ngọc Xá, Quế Võ: có bãi cát trắng tương truyền là bọt mép ngựaThánh Gióng để lại
+ Làng Cháy: kể chuyện ngựa Gióng phun lửa làm cháy cây cối xung quanh Như vậy, quan hệ giữa Gióng và nhân dân là quan hệ giữa cá nhân và tập thể.Gióng là nhân vật anh hùng nhưng đại diện cho cả cộng đồng, mang sức mạnh củacộng đồng Hình tượng đó có nét đẹp của cá nhân (3 tuổi chưa biết nói cười, ăn mộtbữa 7 nong cơm, 3 nong cà; mặc quần ào liền chật, vươn vai thành khổng lồ ) nhưnglại mang nét đẹp đẽ, tinh hoa của tập thể Cho nên, hình tượng Gióng mang tính biểutrưng cao Đó là biểu tượng đẹp đẽ cho truyền thống đấu tranh của dân tộc trong buổiđầu dựng nước và giữ nước
Trang 4TRUYỆN CÂY KHẾ TRUYỆN TẤM CÁM
Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta ,cái thiện luôn được trân trọng,đề cao.Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi hành động,việc làm của con người hướng tới.Ngượclại ,cái Ác luôn đươc lên án ,ghét bỏ kết tội.Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cáiÁc,dân gian luôn để cái thiên chiến thắng vẻ vang.đó là ước mơ cũng là sự thật ởđời,Câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉphần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với caí Ác đúng nhưquan niệm của nhân dân:Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnhmẽ.từ bị động chịu áp lực đến chủ động phản kháng
Như ta đã biết , truyện cổ tích ra đời và phát triển khi xã hội đã phân chia giaicấp Truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp ấy.Yếu tố kì ảo được sử dụng để
hỗ trợ cho cái Thiện , giúp cái Thiện chiến thắng
Trong truyên cổ tích Tấm Cám ,hai tuyến nhân vật Thiện -Ác phân ra rất rõrệt Cái Ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám.đây là hai nhân vật luôn có những hành động
áp bức,bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc,những hành động độc ác mất hết tính người Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái Thiện,cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh :mẹ mất sớm ,bốnhu nhược ,bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp
Khi xã hội đã phân giai cấp ,trong quan niệm của dân gian,cái Thiên đồng nghĩavới cái Đẹp ,chúng luôn bị chà đạp,ghen ghét Hơn thế Hơn thế cái Thiện ,cái Đẹpcòn là những điều thuộc về nhân dân lao động -giai cấp bị áp bức trong xã hội.Ngược lại ,cái Ác cũng là cái Xấu ,ban đầu chúng rất mạnh ,có khả năng áp bức bóclột cái Thiện ,cái Đẹp Chúng thuộc về giai cấp trên,giai cấp bóc lột trong xã hội CáiThiện bị áp bức như thế nào?
Bao giờ bánh đúc có xương Thì bà dì ghẻ mới thương kon chồng.
Nó thật đúng với trường hợp của mối quan hệ của bà dì ghẻ và Tấm.Phận conchồng ,Tấm phải quần quật làm việc nhà từ sớm đến tối ,không chút ngơi nghỉ,trongkhi đó ,Cám con đẻ của dì ghẻ nhởn nhơ rong chơi ,biếng nhác.Tấm bị nhiếc mócchửi bới, Cám được cưng nhiều dung túng Sự bất công ấy được cụ thể trong tìnhhuống hai chị em Tấm Cám đi bắt tép.Cám ham chơi ,lười biếng nhưng nhờ xảo tráquỷ quyệt lại được phần thưởng.Chưa hết ,mẹ con Cám còn luôn âm mưu triệt mọinguồn vui sống,mọi mối giao lưu của cám đối với cuộc đời, cho dù đó là con cábống !Sau đó ,chúng ngăn cản Tấm đi dự dạ hội bằng mọi chở ngại cũng chỉ vì độcác,ích kỉ
Trang 5Tấm, trước mọi hành hạ áp bức của mẹ con Cám Cô chẳng biết làm gì ngoàiviệc ôm mặt khóc.Cô nhẫn nhúc nơi xó bếp chính nhà mình.Bị cướp mất cá Khóc Bịgiết cá bống Khóc.Không được đi dạ hội.Khóc Kohng6 có quần áo đẹp Khóc,
Rõ ràng ,ban đầu cái Thiện luôn tỏ một vẻ nhẫn nhục đến nhu nhược Tuynhiên ,nhìn ở một góc độ nào đó,ta thấy được quan niệm "dĩ hòa vi quý"của dângian.Không ai muốn ân oán chất chồng,chịu thiệ một phần để mong bình yên mộtthuở.Nhưng cậy muốn lặng mà gió chẳng dừng vậy đến một ngưỡng nào đó,cáiThiện sẽ vùng lên chống trả
Ấy chính là cái Ác tàn nhẫn muốn độc chiếm sự sống,âm mưu sát hại cáiThiện.Cái thiện muốn sinh tồn phải chống trả.Và rất phù hợp với bản chất hiền hòacủa cái Thiện,sự phản kháng đi từ yếu đến mạnh,từ bị động đến chủ dộng để rồigiành chiến thắng vẻ vang
Mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác ngiệt không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âmmưu giết Tấm Bốn lần chúng ra tay thì bốn lần đều thất bại:chặt cây cau, giết chimvành anh,chặt cây xoan đào,đốt khung cửi.Sau mỗi lần bị hại,Tấm không khóc nức
nở nhịn nhục.Bị bức hại nàng hòa kiếp trở về lần đầu nàng chỉ nhắc nhở:
Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.
Đây chỉ là tiếng nói của một linh hồn còn vương vấn dân gian.Cụ thể là nhớnghĩa cũ duyên xưa trở về thăm lại (chồng).Dù biết mình bị giết hại,Tấm không hềoán than,thù hận mẹ con Cám
Đến làn bị giết hại thứ hai sự tình đã khác.Tấm không nhắc nhở Cám nữa màlặng lẽ giành lại hạnh phúc của mình.nàng hóa thân thành cây xoan đào,ngày ngàyche mát cho vua,ở bên chồng về tình nghĩa cũ Rõ ràng là ở đây có một sự thay đổi vềthái độ Tấm đã ý thức sâu sắc về sự mất mát của mình ,nàng chủ động tìm lại nó.Tiến thêm một bước nữa ,cô còn chủ động tìm đến kẻ thù răn đe:
Kẽo cà kẽo kẹt Lấy tranh chồng chị ,chị khoét mắt ra.
Tư thế của Tấm bây giờ đã khác trước.Lần trước nàng xác định quan hệ ngangbằng với Cám "tao -mày";giờ đây nàng coi mình là người trên xưng "chị ".Không chỉhiểu về nỗi mất mát náng còn thấm thía căn nguyên của nỗi đau đời mình.Nàng biếtmình bị "tranh chồng"và sự đe dọa của Tấm thật quyết liệt "khoét mắt ra"
Lần hóa thân cuối cùng của Tấm đã quyết tâm vùng dậy làm chủ cuộc đời.làm
chủ hạnh phúc của mình Quả thị thơm lừng như vẻ đẹp nơi cô Tấm nhát hương.nàngtrở về kiếp con người để chủ động tận hưởng hương thơm và mật ngọt cuộc sống -thứ
mà nàng đáng được hưởng và thật sự đã và đang dược hưởng.Đây là một kết thúc cóhậu,là khúc khải hoàn viên mãn của cái Thiện trong cuôc đời này
Sự trờ về của cô tấm trong ngôi vị hoàng hậu,sự chiến thắng trọn vẹn của cáiThiện đã chứng minh cho quy luật"Ác giả ác báo","Ở hiền gặp lành Song cái Thiên
Trang 6đã trãi qua bao áp bức,bất công ,muốn có kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện khôngthể mãi nhu nhược,nhún mình.Nó phải chủ động đứng dậy giành lại quyền sốngquyền hạnh phúc.
Ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc,cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi maisau,câu chuyện Tấm Cám được người Việt giữ gìn,truyền lại cho nhau như người xưagiữ lửa và truyền lửa qua mỗi nếp nhà .Ấy là ngọn lửa cho truyền thống dântộc,truyền thống yêu cái thiện ghét cái Ác.Quan trọng hơn đó là truyền thống đấutranh với cái Ác để chiến thắng vẻ vang
CÁI BỐNG LÀ CÁI BỐNG BANG CON CHIM CHÍCH CHOÈ
Câu 2: Nhận xét về thơ thiếu nhi việt nam viết những năm chống mỹ cứu nước?
Cách đây 40 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã toànthắng vào 30/4/1975 giang sơn Việt Nam từ đây quy về một khối, đất nước bước vào
kỷ nguyên độc lập thống nhất Đi cùng chiến thắng lịch sử đó văn học nghệ thuậtViệt Nam giai đoạn này cũng có được thành tựu riêng nổi bật như trong âm nhạc cónhững bài ca đi cùng năm tháng, trong hội họa điêu khắc tác phẩm tranh tượng cũngphản ánh sinh động những năm tháng Kháng chiến hào hùng này Các sự kiện bihùng của cuộc kháng chiến đã trở thành đề tài cho những mùa truyện ngắn, tiểuthuyết cả trong và sau chiến tranh Đặc biệt thơ ca Kháng chiến chống Mỹ cứu nước
đã trở thành điểm sáng của văn học nghệ thuật Việt Nam
Điểm đặc sắc của thơ ca giai đoạn này là sự xuất hiện của thơ thiếu nhi, gammàu tương lai đang bừng sáng trong hiện thực, và đại diện tiêu biểu là nhà thơ Võ
Quảng với bài Mời vào Bài thơ kỳ lạ này gắn với thơ ca Kháng chiến chống Mỹ cứu
nước vì nó được viết năm 1970 khi cả nước vẫn chìm trong khói lửa chiến tranh Thiphẩm không có những từ liên quan đến chiến tranh nhưng vẫn mang hơi thở thời đại
vì nó hồn nhiên như chính cuộc sống, và cho đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự Bàithơ được trẻ yêu thích và người lớn mới hiểu hết nó Bài thơ được in trong các tập thơcủa Võ Quảng, được chọn vào sách giáo khoa, được phổ nhạc, được trình diễn và
nó còn được các cụ hưu trí đánh giá cao và trân trọng đăng ở báo tường Họ phát hiện
ra Võ Quảng là người sớm nhất nói đến mở cửa vì từ 1970 khi thi phẩm ra đời nó đã
mang tên “Mở cửa” Bài thơ là hoạt cảnh đồng thoại tươi mới với tiếng gõ cửa và lời thoại của các nhân vật là Thỏ, Nai, Vạc “Cốc, cốc, cốc!/-Ai gọi đó?/-Tôi là Thỏ/-Nếu
Trang 7là Thỏ/Cho xem tai/ Cốc, cốc, cốc!/-Ai gọi đó?/-Tôi là Nai/-Nếu là Nai/Cho xem gạc/ Cốc, cốc, cốc!/-Ai gọi đó?/-Tôi là Vạc/-Nếu là Vạc/Cho xem chân” mỗi nhân vật đều
trung thực thể hiện đặc trưng của mình để được nhận diện Bài thơ phản ánh tinh thầncảnh giác cao của thời chiến thuở đó Và rồi bạn Gió, biểu tượng của độc lập tự do,
ào đến “Cốc, cốc, cốc!/Ai gọi đó?/Tôi là Gió/Nếu là Gió/Xin mời vào/Kiễng chân cao/Trèo qua cửa/Cùng soạn sửa/Đón trăng lên/Quạt mát thêm/Hơi biển cả/Reo hoa lá/Đẩy buồm thuyền /Đi khắp miền/Làm việc tốt.” Đây là các nhân vật đồng thoại trong thế giới trẻ thơ Cái tên “Mở cửa” của bài thơ nhắc ta nhớ đến hiện thực đất
nước thủa đó dù chiến tranh nhưng tấm lòng vẫn rộng mở, bạn bè thế giới sôi nổi ủng
hộ Việt Nam Thời chiến tranh bài thơ còn có nhân vật phản diện lúc là Sói khi là
Cáo Với Sói thì phải phản ứng mạnh mẽ “Mày đừng gọi/Hãy cút ngay/Mày là tay/Ăn trẻ nhỏ”, với Cáo thì “Mày đừng láo/Hãy cút ngay/Mày là tay/Trộm gà vịt” Trong
chiến tranh cái xấu cái ác đan xen và bài thơ như lời dặn dò các bé thơ hãy nêu caocảnh giác với hiểm họa chiến tranh Thuở đó bom mìn kẻ thù cũng đẹp như đồ chơi,không ít trẻ chết vì dại dột chơi với chúng Nhân vật phản diện Sói và Cáo, sau chiếntranh, được tác giả bỏ đi như cầu mong đất nước từ nay chỉ đón tiếp những điều tốt
lành Tên bài thơ theo đó cũng đổi, không chi “Mở cửa” mà cao hơn là “Mời vào”.
Bài thơ còn chỉ ra cách để những điều tốt lành luôn đến với chúng ta, đó là: Chọn bạn
mà chơi và “Đi khắp miền làm việc tốt” Thi phẩm đồng dao này thiêng như lới tiên tri: Năm năm sau khi bài thơ ra đời vào năm 1975 đất nước đón bạn “Gió” hòa bình- độc lập-tự do, mười năm sau là làn “Gió” đổi mới và hai mươi năm sau đất nước
“Mở cửa” hội nhập Bài thơ góp cho thơ ca giai đoạn này cái nhìn tươi mới của tương
lai Thi phẩm là hiện thực thời đại cũng như mãi mãi sau này Bởi sự tự nhận diệnluôn là công việc thời sự của cả nhân loại Nổi bật ở thi phẩm đặc sắc này là tiếng gõcửa minh triết gian dị của cuộc sống trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình vàotương lai
Trang 8Câu 3: Trình bày cuộc đời của Võ Quảng, những tác phẩm tiêu biểu của Võ Quảng về thiếu nhi? Phân tích một trong các bài thơ sau: ai dậy sớm, 4 người, mời vào, con bê lông vàng.
Trả Lời
Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam Sự nghiệp văn
chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi Ông cũng là người đầu tiêndịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959.
Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuậtnăm 2007
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương
Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh QuảngNam Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổchức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ởHuế Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bịđưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh
cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ôngđược cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố ĐàNẵng Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa ánquân sự miền Nam Việt Nam Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩmthơ dành cho thiếu nhi
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhiđồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi Ông là một trong những ngườitham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời giansau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam Năm 1965, ôngđược kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Năm 1968, ông về công tác tại BộVăn hóa, năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hộiđồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuậtÔng qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội Mộphần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc
Những tác phẩm tiêu biểu của Võ Quảng về thiếu nhi:
Trang 9• Cái Thăng (truyện 1961)
• Thấy cái hoa nở (thơ 1962)
• Chỗ cây đa làng (1964)
• Nắng sớm (thơ, 1965)
• Cái Mai (1967)
• Những chiếc áo ấm (truyện 1970)
• Anh Đom đóm (thơ, 1970)
• Măng tre (thơ, 1972)
• Quê nội (truyện 1974)
• Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)
• Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình)
• Vượt Thác
Ngoài ra, ông còn có bài thơ đồng dao "Mời vào" cho trẻ em rất nổi tiếng.
BÀI THƠ AI DẬY SỚM
Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnhnhạc điệu Xoay quyanh một vấn đề đơn gian nhất là đánh thức các bé Nhà thơ đãvào bài thơ dành cho các em là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại rấtngộ nghĩnh song giá trị mô phạm cao mang tính nhân văn cao
Mở đầu bài thơ tác giả đã dùng các hình ảnh có tính mô phỏng cao bằng nhữnghình ảnh đơn giản làm cho các bé thêm thích thú:
Trang 10Ai dậy sớmbước ra nhàcau ra hoađang chờ đón.
Tác giả sử dụng hình ảnh cau ra hoa như muốn gợi thêm cho các bé sự cào đónnhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiênnhiên, yêu cuốc sống mới này
Ai dậy sớm
đi ra đồng
cả vừng đôngđang chờ đón
Tiếp theo ở đoạn thơ kế tiếp tác giả còn đưa buổi sáng bình minh lấp ló vào,bên cạnh đó là màu sáng của bầu trời tạo cho bé có cảm giác thích tú hơn Không chỉvậy mà bình minh này còn che lấp đi cái bóng đêm, cái u tối của những giấc mơ lạ.Nói tiếp những cái niềm vui tươi sáng hơn qua những câu thơ cuối đây nhữngước mơ khát vộng của các bé Tác giả sử dụng động từ chạy là muốn nhắn gởi đếncác bé phải chạy đua cùng ước mơ của mình và không nên từ bỏ uocs mơ đó Tácgiả ở đây muốn đưa các bé tới một niềm vui tươi sáng cùng nhưng điều ước nhỏ nhoi
và thành hiện thực
Ai dậy sớmchạy lên đồi
cả đất trờiđang chờ đón
Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ củacuộc sống mới Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em
bé dậy sớm là hương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đangchờ đón em Chỉ có những người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọngđời sống mới có được điều ấy
Trang 11Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp để tạo nên một bức tranh muôn màu hấpdẫn các bé Và những hình ảnh đó về với tâm trí e tao cho bé thêm có động lực, sứcsống mới với ngày mai tươi sáng.
BỐN NGƯỜI MỜI VÀO CON BÊ LÔNG VÀNG
Câu 4: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Trần Đăng Khoa? Phân tích một trong các bài thơ sau: Cây dừa, trăng ơi từ đâu đến, tiếng chim chích choè, khi mẹ vắng nhà, hạt gạo làng ta, mưa, ảnh bác.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xãQuốcTuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạpchí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam Ông nguyên là TrưởngBan Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nóiViệt Nam Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam
Tiểu sử:
Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn Lên 8 tuổi, ông đã
có thơ được đăng báo Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ gócsân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản KimĐồng xuất bản Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạolàng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ TrầnViết Bính phổ nhạc (1971)
Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghịđổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênhthang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quântăng cường Hải Hưng Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khôngcòn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân Sau đó ông theohọc Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M.Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga Khi trở về nước ông làm biên tập