Báo cáo thực tập tại nhà máy đường nước trong

71 1.4K 5
Báo cáo thực tập tại nhà máy đường nước trong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Tôn Đức Thắng, Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô thuộc bộ môn Quá trình & thiết bị đã phối hợp với Công ty cổ phần đường Nước Trong Tây Ninh thực thuộc Công ty TNHH MTV Mía Đường Tây Ninh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ cho em hoàn thành đợt thực tập này. Xin cảm ơn các cô chú, anh chị kỹ sư, công nhân viên đang làm việc tại quý công ty đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt khoảng thời gian thực tập. Mặc dù thời gian thực tập tại nhà máy đường Nước Trong khá ngắn, chỉ vỏn vẹn hai tuần (01/06/2015 – 14/06/2015) nhưng đã mang đến cho em nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích về cơ cấu tổ chức, nguyên lý hoạt động cũng như quy trình sản xuất đường trắng RS của công ty nói riêng và ngành đường mía nói chung. Nhờ đó em đã hiểu rõ hơn và có thể áp dụng các cơ sở lý thuyết được học từ phía nhà trường vào một quy trình, một thiết bị, máy móc cụ thể trong một dây chuyền xuyên suốt. Ngoài ra đây cũng là một cơ hội tốt cho em được tiếp xúc với phong cách làm việc chuyên nghiệp từ các cô chú, anh chị trong quý công ty. Chính sự va chạm thực tế và những kinh nghiệm quý giá được tích luỹ này sẽ giúp ích rất nhiều cho em trong công việc ở tương lai. Sau khoảng thời gian thực tập tại nhà máy, em đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt bài báo cáo này. Tuy nhiên với lượng kiến thức còn hạn hẹp và thiếu đi kinh nghiệm thực tế, em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm trong bài. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô cũng như quý công ty để em có thể khắc phục, sửa chữa và hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ từ phía quý thầy cô và quý công ty. Kính chúc quý công ty ngày càng phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, phạm vi kinh doanh và đạt được nhiều thành công cả trong và ngoài nước. Kính chúc quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong quý công ty luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Sinh viên thực tập. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 5 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NƯỚC TRONG 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY  6 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 6 1.2.Những thuận lợi và khó khăn 7 1.3.Cơ cấu tổ chức 7 1.4.Sản phẩm của công ty 11 CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT  12 2.1.Tổng quan về cây mía 12 2.2.Điều kiện sinh thái 15 2.3.Phân loại (3 loại) 16 2.4.Yêu cầu kỹ thuật 16 2.5.Nguồn cung cấp 16 2.6.Nguyên liệu phụ 17 2.7.Tình hình hoạt động trong 3 vụ: vụ 2012 – 2013, vụ 2013 – 2014 và vụ 2014 – 2015 17 PHẦN 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT 22 CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  22 3.1.Sơ đồ quy trình công nghệ 22 3.2.Thuyết minh quy trình công nghệ 22 PHẦN 3: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH – PHỤ 38 CHƯƠNG IV: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH  38 4.1.Che ép 38 4.2.Thiết bị sulfite hóa 39 4.3.Thiết bị gia nhiệt 40 4.4.Thiết bị lắng trong 40 4.5.Thiết bị lắng nổi 41 4.6.Thiết bị bốc hơi 42 4.7.Thiết bị nấu đường non 43 4.8.Thiết bị trợ tinh 45 2 4.9.Thiết bị ly tâm 45 4.10.Thiết bị sấy 47 4.11.Thiết bị đóng bao 47 CHƯƠNG 5: THIẾT BỊ LY TÂM GIÁN ĐOẠN  49 5.1.Cơ sở lý thuyết 49 5.2.Quy trình cụm thiết bị ly tâm 50 5.3.Các thiết bị chính của cụm ly tâm 51 5.4.Thiết bị ly tâm gián đoạn 53 PHẦN 3: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 58 CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG CẤP THOÁT NƯỚC . 58 6.1.Hệ thống năng lượng 58 6.2.Hệ thống cấp thoát nước 58 6.3.Hệ thống xử lý nước thải 58 KẾT LUẬN 63 PHỤ LỤC 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 3 DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC HÌNH 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong kế hoạch công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành công nghiệp mía đường là một phần quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật, đời sống con người ngày càng được cải thiện theo đó là nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ đường mía ngày càng gia tăng nhanh chóng. Chính vì vậy việc cải thiện quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm mía đường luôn là vấn đề được chú trọng, quan tâm đặc biệt. Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi, từ những năm 1990, ngành trồng mía để sản xuất đường của Việt Nam bắt đầu hình thành. Năm 1994, cả nước mới chỉ có 9 nhà máy đường mía và 2 nhà máy tinh luyện công suất nhỏ, các trang thiết bị và công nghệ trong nhà máy lạc hậu nên hằng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm đường mía. Năm 1995, ở những vùng tập trung nguồn nguyên liệu lớn thì các nhà máy có các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn. Sau 5 năm (1995 – 2000) ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam đã có sự đột phá lớn, quy mô sản xuất mở rộng từ 9 nhà máy cũ lên đến 46 nhà máy mới trong đó có 2 nhà máy luyện đường. Tóm lại trong hơn một thập kỉ qua, tuy thời gian không nhiều nhưng nhờ sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của chính phủ, ngành đường mía non trẻ ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc, có vai trò quan trọng trong đời sống, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế quốc dân và quan trọng hơn là về mặt xã hội. Ngành đường mía đã giải quyết được vấn đề ổn định việc làm cho hàng triệu người nông dân trồng mía và các công nhân trong nhà máy. Vì vậy đã giúp cơ cấu kinh tế ổn định tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá lớn, bộ mặt nông thôn các vùng trồng mía được đổi mới. 5 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NƯỚC TRONG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY  1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy đường Nước Trong được xây dựng ở xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Địa điểm này cách thị xã Tây Ninh 44km về hướng tây bắc. Nhà máy được khởi công xây dựng năm 1988 với thiết kế của chuyên gia nhà máy đường Cuba, các thiết bị được mua từ các nước Tây Ban Nha, Đức, Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ và một số máy móc được chế tạo trong nước. Nhà máy chính thức hoạt động và cho ra sản phẩm vào đầu tháng 4/1992 và làm lễ khánh thành vào ngày 30/4/1992. Nhà máy đường Nước Trong sản xuất đường trực tiếp từ mía theo phương pháp sulfite hoá acid với công suất 500 tấn/ngày. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên gia Cuba và đội ngũ công nhân được đào tạo có kỹ thuật chuyên môn cùng với sự lãnh đạo của ban giám đốc nhà máy nên nhà máy hoạt động hiệu quả và ổn định ngay từ ban đầu. Để giải quyết phần nào sản lượng mía trong tỉnh nên tháng 5/1995 nhà máy bắt đầu nâng cao công suất từ 500 tấn mía/ngày lên 900 tấn mía/ngày. Qua 6 tháng làm việc kiên trì, vượt khó của tập thể kỹ sư, công nhân viên nhà máy, đến tháng 11/1995 nhà máy hoạt động với năng suất 1000 tấn mía/ngày. Đến tháng 3/1996, nhà máy đường Nước Trong sát nhập với nông trường mía Nước Trong thành xí nghiệp đường Nước Trong và trực thuộc công ty mía đường Tây Ninh do đó chủ động được phần nào nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sau này. Từ tháng 10/2005 đến nay, công ty chuyển thành công ty cổ phần đường Nước Trong với công suất sản xuất là 1000 tấn mía/ngày.   6 1.2. Những thuận lợi và khó khăn 1.2.1. Thuận lợi − Nhà máy nằm trong vùng nguyên liệu lớn. − Địa điểm có sông thiên nhiên rộng lớn cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất. − Có đội ngũ cán bộ, công nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng về chuyên môn. − Có sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của ngành đường trong nước và thế giới. 1.2.2. Khó khăn − Thiết bị mua từ nhiều quốc gia nên khó đồng bộ và gặp khó khăn trong sản xuất cũng như bảo dưỡng trang thiết bị. − Nhà máy nằm ở vùng sâu vùng xa nên việc vận chuyển vật tư, sản phẩm tốn nhiều chi phí. − Phần lớn các thiết bị được vận hành bằng tay chưa có nhiều hệ thống tự động hoá.   1.3. Cơ cấu tổ chức 1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty 7 8 1.3.2. Chức năng cơ cấu tổ chức a. Hội đồng cổ đông − Là những người năm giữ cổ phần của công ty, người có cổ phần cao sẽ chịu ảnh hưởng lớn đến công ty. Họ có quyền đưa ra ý kiến nếu có lợi cho công ty. − Hội đồng cổ đông sẽ xem xét những báo cáo về tài chính, lợi nhuận của công ty mà đưa ra ý kiến của mình. Từ đó, hội đồng quản trị sẽ thông báo và đưa ra quyết định đúng đắn. − Hội đồng cổ đông là những người nắm quyền trong hội đồng quản trị, những người cấp cao, đứng đầu trong công ty. b. Hội đồng quản trị − Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. − Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần. − Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định hoặc điều lệ của công ty. − Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, cho vay. − Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ của công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác; quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó. − Quan sát chỉ đạo giám đốc hoặc người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. − Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. − Kiến nghị mức lương được trả, quyết định thời hạn và thủ tục, xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. − Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. c. Ban giám sát − Giám sát, kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác, kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các quy định của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị lên đại hội cổ đông tại cuộc họp thường niên. − Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc cho quyết định của đại hội cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. − Kiểm tra bất thường: o Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, ban kiểm soát, giám sát sẽ thực hiện kiểm tra trong thời hạn bày ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. o Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, ban kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến hội đồng quản trị, cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu. − Can thiệp vào hoạt động của công ty khi cần: o Kiến nghị hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. o Khi phát hiện có thành viên hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông, giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. d. Giám đốc − Là người trực tiếp điều hành công việc của công ty, do hội đồng quản trị bổ nhiệm. − Là người đại diện công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, mọi trường hợp khởi kiện, khiếu nại, giải quyết tranh chấp tại tòa. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty. e. Phó giám đốc nông nghiệp − Giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động trong công tác nguyên liệu đầy đủ, kịp thời, đúng tiến độ về số lượng, chất lượng của cây mía. − Xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. 9 [...]... tích lắng 65m2, tác dụng: tách loại chất không đường và kết tủa, pH của chè trong có giá trị trong khoảng 6,8 – 7,0, màu sắc chè trong vàng sáng không còn tạp chất lơ lửng AP chè trong nằm trong khoảng 78 – 80%, o Bx = 13.8 – 15% viii Lọc bùn Bùn sau lắng được trộn với bã nhuyễn được đưa vào thiết bị lọc chân không thùng quay Tại đây tách ra chè lọc và bùn Nước chè sau khi lọc được đưa về gia vôi I,... dung dịch đường nhưng tan trong ancol và kiềm do đó dễ loại ra khi làm sạch nước mía Ngoải ra còn có xanthophyll, carotene và anthocyan 2.1.4 Chất không đường vô cơ Các chất vô cơ chủ yếu có trong nước mía hỗn hợp là K 2O, Na2O, SiO2, P2O5, Ca, Mg; trong đó K2O chiếm lượng khá lớn Trong quá trình làm sạch, P 2O5 có tác dụng tốt Những chất con lại đều là những chất có hại trong sản xuất đường Kali và... 4kg/ngày, A100:1,6kg/ngày: đây là hợp chất cao phân tử nhằm mục đích trợ lắng trong và lắng nổi trong quá trình sản xuất − Apuatreat DNM – 30R: 18kg/ngày: làm chất diệt khuẩn tại bộ phận che ép − Lưu huỳnh: 1250kg/ngày: thực hiện nhiệm vụ sulfit I và sulfit II − Vôi công nghiệp (CaO) 75% min: 3 tấn/ngày: thực hiện tại khâu gia vôi trong − − − − quá trình sản xuất Defospum FK, hoặc Bupan: 90kg/ngày: giảm... nước, loại không khí, ổn định tốc độ nước mía vào thiết bị lắng vii Lắng trong Nước mía từ thùng tản hơi được chảy liên tục ổn định vào bồn lắng theo máng phân phối ở dỉnh bồn lắng Bồn lắng có bốn ngăn, sau khi vào bồn lắng, nước mía tách ra làm 2 phần: phần nước mía trong (chè trong) và phần bùn lắng xuống Phần nước mía trong (chè trong) được lấy ra ở đỉnh của mỗi ngăn qua ống góp của mỗi ngăn bồn lắng... các chất màu như trong tất cả các loại cây khác Khi ép mía, chất màu đi vào nước mía gây khó khăn cho sản xuất đường Chất màu có thể chia làm hai loại: chất màu có trong bản thân cây mía và chất màu sinh ra trong quá trình sản xuất đường Chất màu có trong bản thân cây mía phần lớn là chất màu thực vật là diệp lục tố a (C55H72O5N4Mg) và diệp lục tố b (C55H70O4N4Mg) Diệp lục tố không tan trong nước và dung... chuyển hóa đường hay trong quá trình kết tinh đường sẽ găp khó khăn Vì vậy nguyên liệu mía khi tiếp nhận về công ty thì việc lưu trữ phải thường xuyên đảo mía dự trữ Nơi cung cấp nguyên liệu là nông dân tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 2.6 Nguyên liệu phụ Để đảm bảo sản phẩm đường cát trắng sau khi đưa ra thị trường được tốt và đạt chất lượng thì công ty đã sử dụng một số loại phụ gia trong quá trình sản... C12H22O11 + Ca(OH)2 C12H22O11.CaO + H2 O − Tác dụng của enzyme invertase: đường bị thủy phân thành glucose và fructose b Chất không đường của mía Thông thường trong ngành đường người ta gọi tất cả những chất có trong mía trừ saccharose, là chất không đường, trong đó bao gồm cả đường glucose, fructose và rafinose Chất không đường của nước mía có thể chia như sau: chất không đường không chứa nitơ, chất không... Công ty cổ phần đường Nước Trong có số lượng mía nhập về tang dần nhằm bảo đảm đường xuất bán tốt đáp ứng nhu cầu thị trường Trên cơ sở giống mía thuần nhập về thì bảng thống kê của nhà máy lượng tạp chất trong mía tang lên rất nhiều, nhờ qua hệ thống kiểm tra và xử lý, sản phẩm đầu ra luôn đảm bảo chất lượng phù hợp với người tiêu dùng Theo thống kê dưới đây, sản phẩm đầu ra trong 3 vụ từ năm 2012 –... 2015 trong tổng số 3 vụ cho thấy rõ ràng năng suất hoạt động của nhà máy có sự phát triển tốt so với hoạt động của những năm trước Bên cạnh đó, ngoài sản phẩm chính là đường RS, nguồn mật rỉ nhà máy sản xuất ra cũng đưuọc dùng kinh doanh thu lợi nhuận bảng thống kê trong 3 vụ thì trọng lượng mật rỉ tạo ra có xu hướng giảm để đảm bảo thành phẩm đường cát trắng ngày tốt hơn Về thời gian sản xuất, trong. .. những năm gần đây (2012 – 2015), năng suất hoạt động của nhà máy tăng mạnh trong số ngày hoạt động thực tế tăng từ 183,33 ngày (vụ 2012 – 2013) lên 192,42 ngày (vụ 2014 – 2015) do nhà máy có sự đầu tư cải thiện trang thiết bị nên số giờ hoạt động như số giờ dừng ép, thời gian phân bố có xu hướng giảm trong sô năm gần đây Do trong quá trình sản xuất khong thể tránh khỏi thất thoát, tỷ lệ thu hồi mía

Ngày đăng: 27/08/2015, 23:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NƯỚC TRONG

    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 

      • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

      • 1.2. Những thuận lợi và khó khăn

        • 1.2.1. Thuận lợi

        • 1.2.2. Khó khăn

        • 1.3. Cơ cấu tổ chức

          • 1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty

          • 1.3.2. Chức năng cơ cấu tổ chức

            • a. Hội đồng cổ đông

            • b. Hội đồng quản trị

            • c. Ban giám sát

            • d. Giám đốc

            • e. Phó giám đốc nông nghiệp

            • f. Phòng kỹ thuật – vật tư – chất lượng

            • g. Xưởng sản xuất

            • h. Phòng kinh tế - tài vụ

            • i. Phòng tổ chức – hành chính

            • j. Ban khuyến nông

            • k. Phòng nguyên liệu

            • 1.4. Sản phẩm của công ty

              • 1.4.2. Sản phẩm chính

              • 1.4.3. Sản phẩm phụ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan