1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh dòng lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

76 398 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 470,84 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ NGA NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA AKITA KOMACHI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Quý Nhân Thái Nguyên - 2014 i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu đề tài, luận văn của tôi đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân, sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn, quan tâm, tạo điệu kiện giúp đỡ của thầy giáo TS. Đặng Quý Nhân, nguyên là giảng viên khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, hiện nay đang công tác tại phòng Đào tạo huấn luyện thuộc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, là người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nông học cùng các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Triệu Thị Nga ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Tôi đã luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. - Các thông tin trong luận văn đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý từ nhiều nguồn khác nhau và được đưa vào luận văn đúng quy định. - Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Triệu Thị Nga iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 5 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 5 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam 9 1.3. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam 12 1.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 12 1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam 15 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 23 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 31 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu 32 3.1.1 Nhiệt độ 32 3.1.2. Ẩm độ không khí 33 3.1.3. Lượng mưa 33 3.1.4. Số giờ nắng 34 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa 34 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 34 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 35 iv 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của giống Akita Komachi vụ mùa năm 2013 37 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tình hình sâu, bệnh hại trên giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 38 3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 40 3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 41 3.3. Ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa 42 3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 43 3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 44 3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi, vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 46 3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 46 3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 48 3.3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 1. Kết luận 52 2. Đề nghị: 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 6 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long BVTV : Bảo vệ thực vật NSTT : Năng suất thực thu NSLT : Năng suất lý thuyết NL : Nhắc lại TB : Trung bình KL : Khối lượng vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn 1970 - 2013 6 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của một số nước đứng đầu thế giới năm 2013 7 Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 1970 - 2013 10 Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 ở huyện Định Hóa 33 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa 35 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa 36 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa 38 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tình hình sâu bệnh hại của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 tại huyện Định Hóa 39 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 tại huyện Định Hóa 40 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 tại huyện Định Hóa 42 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa 43 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa 45 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa 46 vii Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa 47 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 48 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa 50 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng bậc nhất ở nước ta và đứng hàng thứ hai trên thế giới sau lúa mỳ. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính và 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Chính vì thế, việc tăng sản lượng và chất lượng của lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của con người vẫn luôn được thế giới quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống. Trong các châu lục sản xuất lúa thì Châu Á là châu lục có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất thế giới (chiếm trên 90% sản lượng lúa gạo thế giới). Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo luôn là vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam có trên 70% dân số sống ở nông thôn, gắn liền với truyền thống và tập quán sản xuất lương thực, trong đó lúa gạo là chủ yếu, chiếm gần 90% tổng sản lượng lương thực. Trong những năm gần đây, khi lương thực đã được đảm bảo thì thì câu hỏi lớn đặt ra đối với các cấp chính quyền và nhiều hộ nông dân là làm thế nào để sản xuất lúa gạo thành hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hệ số sử dụng phân bón để đem lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất lúa, đồng thời góp phần bảo vệ được môi trường sinh thái. Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 52.075 ha, trong đó đất nông nghiệp là 10.169 ha chiếm 17,61% diện tích đất tự nhiên. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện là "Nông, lâm nghiệp - dịch vụ, du lịch - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng”. Trong đó, sản xuất lương thực vẫn giữ vai trò chủ yếu. Hiện nay, Định Hóa đã ổn định về lương thực với diện tích lúa cả năm là 8.700 ha, sản lượng thóc đạt gần 45 nghìn tấn thóc (Nguồn: Số liệu thống kê huyện Định Hóa năm 2013). Trong đó lúa vụ xuân diện tích gieo cấy là 4.000 ha năng suất bình quân 52,5 tạ/ha, vụ mùa 4.700 ha năng suất bình quân là 50 tạ/ha. So với 10 năm trước đây năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp 2 2,5 lần. Những năm gần đây, cùng với chủ trương của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa đã đẩy mạnh sản xuất lúa lai với các giống chủ lực như: Syn6, Bio 404, VL20 Tuy nhiên, đối với lúa lai đầu ra cho sản phẩm của người nông dân rất khó khăn (giá thành thấp) nên việc phát triển lúa lai còn rất hạn chế. Tại Định Hóa, lúa Khang dân vẫn chiếm ưu thế với khoảng 70% diện tích vụ xuân, 30% diện tích vụ mùa; Vụ mùa chủ yếu là Bao Thai với khoảng 55 - 60% diện tích, còn lại là các giống khác. Trong đó, giống Bao Thai là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài 140 - 160 ngày và chỉ cấy được 1 vụ mùa (là giống cảm quang). Bao Thai không chịu thâm canh do cây cao hơn các giống khác (cao hơn từ 15 - 20cm) dễ đổ, do đó năng suất thấp, trung bình đạt 48 - 50 tạ/ha, yếu điểm nữa là do lúa Bao Thai là giống dài ngày nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng cây vụ đông. Giống lúa Akita Komachi là giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica, có chất lượng gạo ngon, thời gian sinh trưởng ngắn (thời gian sinh trưởng ngắn hơn cả giống Khang dân 18). Trong những năm qua, giống lúa này đã được trồng ở một số địa phương như: Vĩnh Phúc, An Giang, Phú Yên…cho kết quả tốt. Với ưu điểm của giống lúa này, xuất phát từ thực trạng sản xuất lúa và định hướng phát triển ngành Nông nghiệp của huyện, tôi đã lựa chọn giống lúa này để tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Akita Komachi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên". 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp cho giống lúa Akita Komachi nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo cấy đến khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu và cho năng suất của giống lúa Akita Komachi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá hiệu quả của một số công thức phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của giống lúa Akita Komachi trong điều [...]... các biện pháp canh tác mới tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học - Xác định đặc tính nông học, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi qua các biện pháp thâm canh - Nghiên cứu, xác định tính ổn định, khả năng thích ứng của giống lúa Akita Komachi với điều kiện sinh thái của huyện Định Hóa,. .. 2014 2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Akita Komachi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống lúa Akita Komachi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá năng suất, các... suất và hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật thâm canh mới đối với giống lúa Akita Komachi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm * Vụ mùa năm 2013: Thực hiện 02 thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống lúa Akita Komachi Thí nghiệm gồm... để thâm canh cây trồng cũng đã không ngừng được tăng lên đáng kể 23 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Giống lúa Akita Komachi - Phân bón và mật độ cấy 2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014 2.2 Nội dung và phương pháp. .. Akita Komachi với điều kiện sinh thái của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, góp phần xây dựng cơ sở khoa học để giới thiệu giống và biện pháp kỹ thuật canh tác mới cho sản xuất, giúp sản xuất tránh được thiệt hại do sử dụng giống và biện pháp kỹ thuật không phù hợp - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học để các nhà quản lý, nghiên cứu kỹ thuật về nông nghiệp, giáo viên và sinh viên các trường... sản lượng lúa tăng còn do tăng diện tích gieo trồng Đặc biệt, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp, thâm canh lúa cao sản đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa với tốc độ cao ổn định Những năm gần đây chúng ta có chính sách mở cửa nên nhập nội một số giống lúa từ các Viện lúa quốc tế... nông nghiệp tham khảo 4.2 Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được biện pháp thâm canh và đánh giá được khả năng thích ứng của giống lúa Akita Komachi tại huyện Định Hóa, là giống lúa có năng suất, chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn và khả năng chống chịu tốt để ứng dụng vào sản xuất, làm cơ sở mở rộng diện tích sản xuất lúa hàng hóa các giống lúa mới chất lượng cao, tạo điều kiện mở rộng diện... [14] Như vậy để ruộng lúa đạt năng suất cao cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó nghiên cứu để xác định mật độ cấy và công thức bón phân hợp lý đối với từng giống lúa đóng vai trò đặc biệt quan trọng 1.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng lúa với diện tích khoảng... bảo vệ Mật độ cấy: 45 khóm/m2 * Vụ xuân năm 2014: Thí nghiệm 3: Tiếp tục đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của giống lúa Akita Komachi trong điều kiện khí hậu vụ xuân năm 2014, so sánh hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Akita Komachi Thí nghiệm gồm 02 công thức: - Công thức 1: + Mật độ cấy: 45 khóm/m2 ; + Phân bón: Bón (8 tấn phân chuồng + 60N + 90 P2O5 + 60K)/ha... giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của thế giới nói chung và của châu Á nói riêng, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống mới, biện pháp kỹ thuật tiên tiến và đầu tư phân bón để thâm canh được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần làm cho sản lượng lúa tăng lên đáng kể 7 Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của một số nước đứng đầu thế giới năm 2013 Diện

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w