1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại việt nam

6 483 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 262,42 KB

Nội dung

Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam Đào Thị Tú Uyên Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Quách Mạnh Hào Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Trái phiếu; Kinh tế học tài chính; Trái phiếu Chính Phủ; Hợp đồng tương lai. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường giao dịch các công cụ phái sinh trên thế giới đã phát triển từ nhiều năm nay. Với mục tiêu trước tiên là phòng vệ rủi ro, các sản phẩm phái sinh trở thành các công cụ không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường vốn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường; cùng với khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, các sản phẩm phái sinh ngày càng trở nên hấp dẫn đầu tư hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và mới chỉ được thực hiện ở một số định chế tài chính như ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Thị trường trái phiếu hiện nay gồm trái phiếu chính phủ (TPCP), TPCP bảo lãnh và trái phiếu đô thị đã được tổ chức đấu thầu và giao dịch thứ cấp trên thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt tại SGDCK Hà Nội (HNX). Tuy nhiên, cho đến nay vai trò là một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế của thị trường trái phiếu nói chung chưa được phát huy triệt để do giá trị đấu thầu và giao dịch thứ cấp tại HNX còn khiêm tốn, thị trường trái phiếu công ty vẫn chưa hình thành và còn nhiều phân tán. Và mặc dù TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động được trên 10 năm, song dường như thị trường trái phiếu vẫn là một phân khúc riêng biệt và ít hấp dẫn đối với các thành viên thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư. Tình trạng đó đi kèm với sự biến động mạnh của lạm phát và lãi suất càng khiến cho tính rủi ro của việc đầu tư trên thị trường trái phiếu tăng cao. Trong giao dịch trái phiếu, cùng với tính thanh khoản ngày càng gia tăng trên thị trường cơ sở, các thành viên giao dịch sẽ rất cần một công cụ có hiệu lực để phòng ngừa các rủi ro biến động liên quan tới lãi suất và giá trái phiếu. Phát triển thị trường CKPS trái phiếu chính là một trong những giải pháp đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác, thực tiễn hoạt động của các TTCK trên thế giới cho thấy, thị trường trái phiếu cơ sở và thị trường CKPS trái phiếu có quan hệ tương hỗ với nhau. Mối quan hệ này có thể nói tương tự như quan hệ giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp. Chính vì vậy, sự phát triển của thị trường CKPS trái phiếu sẽ là rất cần thiết để hoàn thiện cấu trúc của thị trường trái phiếu tại Việt Nam. Từ thực tế nghiên cứu TTCK Việt Nam, có thể đánh giá việc nghiên cứu tổng thể về thị trường CKPS cho trái phiếu mà khởi đầu là việc xây dựng thị trường Hợp đồng tương lai trái phiếu (HĐTL trái phiếu) là một nhiệm vụ cần thiết mang tính đón đầu đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới. Trước đòi hỏi khách quan của thị trường trong giai đoạn tái cấu trúc TTCK nói chung, đồng thời góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất các điều kiện cần thiết về vấn đề xây dựng thị trường HĐTL trái phiếu cần được đặt lên là ưu tiên hàng đầu và là nền tảng cơ sở để phát triển và triển khai các sản phẩm phái sinh tiếp theo cho thị trường trái phiếu như quyền chọn, hợp đồng hoán đổi. Sự hình thành của thị trường HĐTL trái phiếu sẽ góp phần hỗ trợ thị trường hàng hóa cơ sở là các loại trái phiếu khác nhau đồng thời tạo ra một kênh giao dịch mới đóng cả hai vai trò quản trị rủi ro và gia tăng lợi ích giao dịch cho thành viên tham gia. Với cách tiếp cận đó, đề tài: “Phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam” được thực hiện nhằm góp phần đề xuất chính sách xây dựng thị trường HĐTL trái phiếu nói chung tại Việt Nam và trước mắt là thị trường HĐTL trái phiếu nói riêng tại HNX. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện tại, trên thế giới, hợp đồng tương lai trái phiếu được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như ở các quốc gia trong khu vực như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore … và cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hợp đồng tương lai trái phiếu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu các sản phẩm phái sinh mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm phái sinh về hàng hóa, tiền tệ và các sản phẩm chứng khoán phái sinh nói chung. Ngoài ra, trong lĩnh vực chứng khoán cũng chỉ có các bài nghiên cứu về các loại hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi … cụ thể là: - Luận văn tốt nghiệp (2010): “Điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam” của Tạ Thị Huyền, Đại học Ngoại thương Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ (2010): “Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Bùi Thụy Nam, Đại học Đà Nẵng. - Luận văn thạc sĩ kinh tế (2009): “Vận dụng Hợp đồng tương lai chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam” của Giảng Ngọc Huy, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. - Đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2011) “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và phát triển thị trường giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu tại Việt Nam” của Phạm Nguyễn Hoàng. Và nhiều đề tài khác … Tuy nhiên, các đề tài trên đều chưa có nghiên cứu sâu về các sản phẩm cụ thể như: hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu, hợp đồng tương lai trên trái phiếu, hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu… Do đó, đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu sản phẩm hợp đồng tương lai trên một loại tài sản cơ sở cụ thể, đó là trái phiếu chính phủ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu về mô hình thị trường phái sinh hoàn toàn mới dành cho trái phiếu tại Việt Nam là thị trường HĐTL trái phiếu mà khởi đầu là thị trường HĐTL trái phiếu Chính phủ. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Hệ thống hóa các lý thuyết hiện đại về thị trường HĐTL trái phiếu. - Khảo sát thực tiễn quản lý và vận hành của thị trường HĐTL trái phiếu tại một số nước trên thế giới. Từ đó, khái quát các đặc trưng về điều kiện xây dựng thị trường HĐTL trái phiếu. - Khảo sát và đánh giá những tồn tại và khả năng xây dựng thị trường HĐTL trái phiếu tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chọn thị trường trái phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu vì đây là thị trường trái phiếu tập trung và được định hướng phát triển là thị trường trái phiếu chuyên biệt tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài không bao gồm tất cả các loại trái phiếu mà chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ yếu vào Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (TPCP) vì TPCP chiếm khối lượng và giá trị giao dịch lớn nhất so với các loại trái phiếu khác hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Thông tin và các dữ liệu trong luận văn được thu thập từ nhiều nguồn sách, các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như các tạp chí và websites liên quan. Đề tài chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để từ đó rút ra kết luận phù hợp. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng một số phương pháp khác như thống kê so sánh và toán học. 6. Những đóng góp mới của Luận văn Thứ nhất, Luận văn khái quát một số lý thuyết cơ bản về Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Thứ hai, Luận văn nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan về xây dựng thị trường Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Thứ ba, Luận văn phân tích các điều kiện về kỹ thuật, kinh tế tài chính và thể chế pháp luật để phát triển thị trường Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. Qua đó sẽ đánh giá tòan diện về các khả năng phát triển thị trường Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. Thứ tư, Luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị xây dựng thị trường Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về Hợp đồng tương lai trái phiếu và thị trường Hợp đồng tương lai trái phiếu. Chương 2. Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam Chương 3. Định hướng và giải pháp xây dựng thị trường hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Hồng Giang, “Thị trường trái phiếu Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bài viết tham luận tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012: Kinh tế Việt Nam năm 2012- Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. 2. Phạm Nguyễn Hoàng (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và phát triển thị trường giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban chứng khoán Nhà nước. 3. Giảng Ngọc Huy (2009), Vận dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Tạ Thị Huyền (2010), Điều kiện để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học ngoại thương Hà Nội. 5. Vũ Thị Kim Liên, “Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống tài chính”, Bài viết tham luận tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012:Kinh tế Việt Nam năm 2012-Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. 6. Đào Lê Minh (2009), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bùi Thụy Nam (2010), Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng. 8. Nguyễn Duy Phong (2013), “Trái phiếu”, Báo cáo trái phiếu cập nhật tháng 11/2013 của Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 9. Quốc hội nước CH XHCN VN (2007), Luật chứng khoán, Nxb Tư pháp. 10. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định định 252/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Tiếng Anh 11. CME Group (2013), “Understanding treasury futures”, Report. 12. Jea Ha Park (2008), “Bond market development: the experience of the republic of korea”, Research document. 13. Naoyuki Yoshino (2008), “Bond market development in Japan”, Research document. 14. Simon Gray, Joshua Felman, Ana Carvajal and Andreas Jobst (2011), “Developing ASEAN5 Bond Markets: What still needs to be done”, IMF working paper. 15. World bank, “Developing a government bond market: an overview”, Research document. Website: 16. http://archive.saga.vn/view.aspx?id=1834 17. http://asianbondsonline.adb.org/vietnam.php 18. http://www.baomoi.com/Thanh-vien-san-giao-dich-CK-phai-sinh-phai-co-von-300-ty- dong/127/11213633.epi 19. http://www.baomoi.com/Xay-dung-thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-tai-Viet- Nam/127/10159822.epi 20. http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan.chn 21. http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/hnx-xay-dung-duong-cong-loi-suat-chuan-cho- trai-phieu-chinh-phu-20110516094440594ca31.chn 22. http://chaobuoisang.net/hnx-ky-hop-tac-voi-so-giao-dich-hop-dong-tuong-lai-dai-loan- 1689331.htm 23. http://datxanh.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/1850-6-ba-tro-ngai-lon-trong-trien-khai-t2.aspx 24. http://gafin.vn/20130119080542588p0c31/lo-trinh-cho-chung-khoan-phai-sinh-tai-viet- nam.htm 25. http://www.hgi.com.vn/Desktop.aspx/News/Tailieu/Su_phat_trien_cua_thi_truong_pha i_sinh/ 26. http://kientrucsaigon.net/KINH-TE/TTCK/C2/HOP-DONG-TUONG-LAI-CHUNG- KHOAN-PHAI-SINH.html 27. http://online.wsj.com/article/SB10001424052970204369404577212122760296852.htm l 28. http://sinhviênnckh.vn/?page=newsDetail&id=513046&site=9946 29. http://www.ssc.gov.vn 30. http://www.stockbiz.vn/News/2013/6/25/380932/them-san-pham-cho-thi-truong-trai- phieu.aspx 31. http://stocknews.vn/default.aspx?tabid=300&ID=40612&CateID=209 32. http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/231994p1014c1073/chung-khoan-phai-sinh-kho 33. http://www.tapchitaichinh.vn/Chung-khoan/Chung-khoan-phai-sinh-vuong-chinh- sach/24686.tctc 34. http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHFFID/quan-tri-rui-ro-bang-hop-dong-tuong- lai.html 35. http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJEDAJ/ra-mat-cuon thi-truong-chung-khoan- phai-sinh.html 36. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1i_sinh_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh . luận về Hợp đồng tương lai trái phiếu và thị trường Hợp đồng tương lai trái phiếu. Chương 2. Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng phát triển hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ tại Việt Nam Chương. chính và thể chế pháp luật để phát triển thị trường Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. Qua đó sẽ đánh giá tòan diện về các khả năng phát triển thị trường Hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. Thứ tư, Luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị xây dựng thị trường Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. 7. Kết cấu

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w