Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ

6 865 10
Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ Lại Thị Hiếu Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững dưới góc độ cấp tỉnh. Tổng kết được một số kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số địa phương để từ đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ. Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005- 2012 theo những nội dung, tiêu chí phát triển bền vững đã đề xuất. Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở Phú Thọ thời gian tới. Phát triển bền vững ngày nay trở thành nhu cầu cấp thiết, xu thế khách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, địa phương, ngành. Trước xu thế khách quan này Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững, nước ta đã sớm tham gia công ước quốc tế về phát triển bền vững. Ở các địa phương, trong đó có tỉnh Phú Thọ, phát triển bền vững các ngành của tỉnh đã trở thành yêu cầu khách quan để phát triển toàn diện kinh tế xã hội theo hướng bền vững. Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ đang dần được đặt vào vị trí trọng tâm và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ là một quá trình đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển từ trình độ thấp đến trình độ cao, trong quá trình này đảm bảo đồng thời, hài hòa sự tăng trưởng cao, có chất lượng về kinh tế nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở tỉnh. Quá trình phát triển này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong, bên ngoài, nhưng quan trọng nhất là chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng. Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang cho thấy, để phát triển nông nghiệp bền vững, các tỉnh này đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của từng tỉnh, trong đó, các tỉnh này rất chú trọng công tác quy hoạch, định hướng để phát triển nông nghiệp đảm bảo hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trong thời gian vừa qua, phát triển nông nghiệp ở Phú Thọ đã đạt được một số thành tựu, nhất là những thành tựu về kinh tế, tuy nhiên, xét theo các nội dung, tiêu chí đánh giá sự bền vững, phát triển nông nghiệp ở Phú Thọ vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là việc giải quyết hài hòa, đồng thời các vấn đề xã hội, vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản, chủ yếu là do những bất cập trong chính sách, quy định và trong quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ, quán triệt những chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp, trong thời gian tới, chúng ta cần quán triệt đầy đủ các quan điểm sau: Phát triển nông nghiệp bền vững phải dựa vào lợi thế của tỉnh; Phải có điều kiện, lộ trình, mô hình và bước đi phù hợp; Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình phát triển nhanh rút ngắn về thời gian; Đảm bảo hài hoà các loại lợi ích của các chủ thể trong quá trình phát triển; Phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Phú Thọ phải phù hợp với định hướng phát triển chung. Trên cơ sở các quan điểm nêu trên, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ. Những giải pháp này bao gồm những giải pháp của tỉnh và những giải pháp của các chủ thể khác. Trong các giải pháp được đưa ra, nhóm giải pháp của tỉnh trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững là nhóm giải pháp quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển bền vững nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Keywords. Kinh tế; Kinh tế chính trị; Nông nghiệp; Phú Thọ Content. Luận văn gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững. Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2005 đến 2012 Chương 3. Quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. References. 1. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb thống kê, Hà nội. 2. Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 về Nông nghiệp, nông thôn và nông dân. 3. Nguyễn Văn Bản (2009), “Triển vọng phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch ở Bắc Giang”, Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ, số tháng 10, tr. 34-35. 4. C.Mác và Ănghghen (1984), tuyển tập, tập 23, Nxb sự thật, Hà Nội. 5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. 6. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb thống kê, Hà nội. 7. Cục thống kê Phú Thọ (2010), niên giám thống kê Phú Thọ năm 2009. 8. Cục thống kê Phú Thọ (2011), niên giám thống kê Phú Thọ năm 2010. 9. Cục thống kê Phú Thọ (2012), niên giám thống kê Phú Thọ năm 2011. 10. Cục thống kê Phú Thọ (2013), niên giám thống kê Phú Thọ năm 2012. 11. Cục thống kê Vĩnh phúc (2012), niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2011. 12. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, lần thứ XVI, XVII. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội . 15. Hoàng Thị Việt Hà (2012), “Bước đầu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững” Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 35, tr.108-114. 16. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb đại học quốc gia, Hà nội. 17. Nguyễn Thanh Hải (2010), “Đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến để phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 174, tr. 51-55. 18. HĐND tỉnh Phú Thọ (2009), Quy hoạch phát triển nồng thôn mới tỉnh Phú Thọ đến 2020. 19. HĐND tỉnh Phú Thọ (2011), Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015. 20. HĐND tỉnh Phú Thọ (2012), Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất đến 2020. 21. HĐND tỉnh Phú Thọ, Kế hoạch năm năm 2011- 2015. 22. Phí Văn Kỷ, Nguyễn Từ (2006), “Những biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2 - tháng 1 , trang 4-8. 23. Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Giáo dục, Hà nội. 24. Đỗ Đức Quân (2009), Đề tài khoa học cấp bộ, Phát triển bền vững đồng bằng bắc bộ trong quá trình phát triển, xây dựng các khu công nghiệp, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 25. Chu Tiến Quang, Lê Xuân Đình (2008), “Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp bền vững” Tạp chí nông thôn mới, số 227, kỳ 2, trang 38-40. 26. Chu Hữu Quý,(1996), Phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, “Đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”. 28. Sở nông nghiệphát triển nông thôn Phú Thọ (4/2011), Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp- thuỷ sản gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh. 29. Sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo tổng kết các chương trình nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006 đến 2010 và định hướng các chương trình nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2011 đến 2015 30. Tạp chí khoa học công nghệ Thanh Hoá (2009), “Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam theo tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH trung ương Đảng khoá X”, số 1+2. 31. Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam. Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động- Xã hội 32. Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. 33. Hồ Trung Thanh (2009), Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sỹ kinh tế. 34. Tỉnh ủy Phú Thọ ( 2009), Nghị quyết vầ tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2009- 2015. 35. Tỉnh ủy Phú Thọ (2006), Nghị quyết về thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006- 2010. 36. Tỉnh ủy Phú Thọ (2007), Chương trình giảm nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010. 37. Tỉnh ủy Phú Thọ (2007), Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp- thủy sản giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015. 38. Tỉnh ủy Phú Thọ (2007), Nghị quyết về phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong nông – lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007- 2010 định hướng đến 2015 39. Tỉnh ủy Phú Thọ (2005), Nghị quyết phát triển giao thông nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 40. Tỉnh ủy Phú Thọ (2009), Nghị quyết phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến 2020. 41. Tỉnh ủy Phú Thọ ( 2006), Nghị quyết về phổ cập bậc trung học giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến 2015. 42. Tỉnh ủy Phú Thọ (2007), chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến 2015 43. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam – con đường và bước đi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Từ điển kinh tế, nhà xuất bản Sự thật, H1979, in lần thứ 3. 46. UBND tỉnh Phú Thọ ( 2011), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. 47. UBND tỉnh Phú Thọ (2010), Phú Thọ mời gọi đầu tư. 48. UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. 49. UBND tỉnh Phú Thọ, tháng 3 năm 2010, Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Một số Website tham khảo 50. Báo mới.com 51. Châu Minh Thương (2006), “Phát triển nông nghiệp bền vững”, www.saf.agu. Edu.vn/…/nongnghiepbenvung-chauminhthuong20060523. 52. Daitudien.net 53. http//thongtinkhoahoccongnghe.vn 54. http://123doc.vn/document/137063-quan-diem-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-thuc-trang-va- giai-phap-o-viet-nam.htm 55. http://www.tnmtbacgiang.gov.vn 56. nnptntvinhphuc.gov.vn 57. www.bacgiang.gov.vn 58. www.baobacgiang.com.vn 59. www.phutho.gov.vn 60. www.trangvangnongnghiep.com 61. www.Vietnam.gov.vn 62. www.vinhphuc.gov.vn . trị; Nông nghiệp; Phú Thọ Content. Luận văn gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững. Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú. trọng của phát triển bền vững, nước ta đã sớm tham gia công ước quốc tế về phát triển bền vững. Ở các địa phương, trong đó có tỉnh Phú Thọ, phát triển bền vững các ngành của tỉnh đã trở thành. 2015 39. Tỉnh ủy Phú Thọ (2005), Nghị quyết phát triển giao thông nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 40. Tỉnh ủy Phú Thọ (2009), Nghị quyết phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan