Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Hoàng Diệu Linh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Lê Kim Sa Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng, những ưu điểm, hạn chế của kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; xác định các phương hướng và đề xuất giải pháp phù hợp, có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm soát của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, cụ thể: - Củng cố các chính sách làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán: hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán; chỉnh sửa, bổ sung hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán… - Hoàn thiện quy trình, chuẩn mực, quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán. - Đưa ra các điều kiện thực hiện giải pháp: về phía Nhà nước, về phía Kiểm toán Nhà nước và về phía Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. Keywords. Quản lý kinh tế; Kiểm soát chất lượng; Kiểm toán; Kiểm toán Nhà nước Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo điều kiện cho nhiều lĩnh vực phát triển trong đó có kiểm toán. Để có thể thực hiện quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, phải có một môi trường tài chính lành mạnh. Do vậy, hoạt động kiểm toán là một yêu cầu cần thiết của nền kinh tế hiện nay. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đóng vai trò quan trọng, tham mưu giúp Quốc Hội kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng ngân sách tiền và tài sản Nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, đồng thời phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; minh bạch nền tài chính công. Việc củng cố, tăng cường hoạt động KTNN, nâng cao chất lượng công tác kiểm toán của KTNN đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước coi trọng. KTNN Việt Nam ra đời trong điều kiện không có tổ chức tiền thân, kiểm toán là một lĩnh vực mới ở Việt Nam nên hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là công tác kiểm soát chất lượng của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (đơn vị chuyên trách công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán), cần có sự nghiên cứu để hoàn thiện, cần được ưu tiên chú trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của KTNN, góp phần xây dựng KTNN trở thành công cụ đắc lực, tin cậy của Quốc Hội và Chính Phủ trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, điều hành nền tài chính công của đất nước. Từ thực tiễn công tác tại KTNN và học tập, nghiên cứu Chuyên ngành Quản lý kinh tế thuộc khoa Kinh tế chính trị - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và công tác thực tế của học viên. Việc vận dụng các kiến thức đã học giúp học viên có cái nhìn tổng quát và sự phân tích đối với các tồn tại hạn chế trong công tác tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ đó xác định và có sự định hướng đối với đề tài nghiên cứu “Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước” phù hợp với chuyên ngành đào tạo. 2. Tình hình nghiên cứu Những tài liệu liên quan đến đề tài đã được học viên nghiên cứu: - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện nội dung và phương thức kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam” của Hoàng Phú Thọ (Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2006), nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN; thực trạng việc kiểm soát chất lượng các bước trong quy trình kiểm toán của KTNN; đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương thức kiểm soát chất lượng các giai đoạn của Quy trình kiểm toán. - Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008: “Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, do Thạc sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ (KTNN) làm chủ nhiệm, với đối tượng nghiên cứu chủ yếu về tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Đề tài đã hệ thống, tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản, khái quát về khái niệm kiểm soát chất lượng kiểm toán, các chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng kiểm toán, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, tổ chức và cơ chế hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán, phạm vi, phương pháp kiểm tra, kiểm soát Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán, đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2010“Xây dựng nội dung, thủ tục và hồ sơ mẫu biểu cho hoạt động kiểm soát chất lượng của một cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, do Thạc sỹ Đào Thị Thu Vĩnh (KTNN) làm chủ nhiệm, nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán; thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán, nội dung, thủ tục và hồ sơ mẫu biểu trong hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán; từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hồ sơ mẫu biểu phục vụ cho công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. - Đề tài khoa học cấp bộ năm 2011 “Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành”, do Thạc sỹ Lê Minh Khái (KTNN) làm chủ nhiệm, đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán; đánh giá thực trạng và hạn chế, tồn tại, chỉ ra một số nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên ngành. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm toán của KTNN chuyên ngành, tập trung vào kiểm soát đối với cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong kiểm soát hoạt động kiểm toán của KTNN chuyên ngành, chưa bao hàm đầy đủ các cấp độ kiểm soát, đặc biệt là hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. Các công trình nghiên cứu này có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN nói chung và của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán nói riêng. Các tài liệu trên đã được học viên tham khảo, nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc trong luận văn. Ngoài ra, các Báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; các Báo cáo công tác của các Đoàn công tác học tập kinh nghiệm của KTNN tại các nước; các bài viết đăng trên Báo kiểm toán, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán cũng là nguồn tư liệu giúp học viên tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN. - Làm rõ thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung trả lời một số câu hỏi nghiên cứu chính sau đây: - Mục tiêu của kiểm soát chất lượng kiểm toán? Kiểm soát chất lượng kiểm toán ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng kiểm toán của KTNN? - Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN? - Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN gồm những nội dung gì, đã đạt được những kết quả gì và còn những nội dung nào cần hoàn thiện? - Những giải pháp nào giúp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN? Bên cạnh đó, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, đánh giá những ưu điểm, tồn tại của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp, có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kiểm soát của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN; thực trạng về kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán tại KTNN một số quốc gia; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng hoàn thiện cho KTNN Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khái quát công tác kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN và giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN. Thời kỳ nghiên cứu để đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán là từ khi KTNN Việt Nam được thành lập (năm 1994) và đi vào hoạt động cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu là sự tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp chủ yếu được sử dụng như sau: + Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn. + Phương pháp đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. - Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: + Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài KTNN, bao gồm: Nguồn dữ liệu bên trong KTNN: Luận văn tham khảo các Báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán của một số Đoàn kiểm toán, một số tư liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, đơn vị trong KTNN, các Báo cáo quá trình công tác nước ngoài của một số Đoàn/cá nhân, Báo kiểm toán và Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán… Nguồn dữ liệu bên ngoài KTNN: Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các trang web của các hiệp hội nghề nghiệp có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu. - Dữ liệu sơ cấp được sử dụng phương pháp định tính để thu thập: + Thông qua trao đổi trực tiếp các thông tin với các công chức thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. + Quan sát trực tiếp trong quá trình tham gia kiểm soát hồ sơ kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của kiểm soát chất lượng kiểm toán, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế; sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm soát chất lượng tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN; đồng thời đề xuất các phương hướng, giải pháp phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế (INTOSAI và ASOSAI), góp phần nâng cao hiệu quả, kiểm soát chất lượng kiểm toán, cụ thể: - Tăng cường hệ thống chính sách làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán: kiện toàn hệ thống chuẩn mực kiểm toán; hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm toán của KTNN; chỉnh sửa bổ sung hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; hoàn thiện cẩm nang hướng dẫn kiểm toán trong từng loại hình kiểm toán, chuyên ngành và lĩnh vực kiểm toán; bổ sung các chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán về trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. - Hoàn thiện quy trình, chuẩn mực, quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán. - Đề xuất điều kiện thực hiện giải pháp: về phía Nhà nước, về phía Kiểm toán Nhà nước và về phía Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Với tên gọi “Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn gồm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kiểm toán số 220: kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội. 2. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội. 3. Vương Đình Huệ (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích, đánh giá tính bền vững của ngân sách nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. 4. Kiểm toán Nhà nước (2008), Chỉ thị số 285/CT-KTNN ngày 01/4/2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc tăng cường công tác kiểm soát và thực hiện công tác hồ sơ kiểm toán năm 2008, Hà Nội. 5. Kiểm toán Nhà nước (2009), Kỷ yếu: Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - 15 năm xây dựng và phát triển (1994-2009), Hà Nội. 6. Kiểm toán Nhà nước (2010), Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán. 7. Kiểm toán Nhà nước (2010), Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, Hà Nội. 8. Kiểm toán Nhà nước (2010), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội. 9. Kiểm toán Nhà nước (2012), Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, Hà Nội. 10. Kiểm toán Nhà nước (2012), Quy trình kiểm toán của KTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán. 11. Kiểm toán Nhà nước (2008 - 2013), Báo cáo kết quả của các đoàn công tác nước ngoài tại Cộng hoà liên bang Đức, Trung Hoa, Hàn Quốc. 12. Kiểm toán Nhà nước (2012, 2013), Báo kiểm toán. 13. Kiểm toán Nhà nước (2012, 2013), Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán. 14. Lê Minh Khái (2011), Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành”, đề tài khoa học cấp bộ. 15. Trần Thị Giang Tân (2010), Kiểm soát chất lượng kiểm toán nhìn từ bên ngoài, Nxb Tài chính, Hà Nội. 16. Hoàng Phú Thọ (2006), Hoàn thiện nội dung và phương thức kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quy trình kiểm toán của kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 17. Hoàng Phú Thọ (2012), Sổ tay tổng hợp kiểm soát chất lượng kiểm toán, KTNN (Tài liệu lưu hành nội bộ). 18. Nguyễn Trọng Thủy (2008),“Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, đề tài khoa học cấp bộ. 19. Đào Thị Thu Vĩnh (2010), “Xây dựng nội dung, thủ tục và hồ sơ mẫu biểu cho hoạt động kiểm soát chất lượng của một cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Tiếng Anh 20. ASOSAI (2009), Quality Assurance in Finacial Auditing. 21. INTOSAI (2004), Guidelines on Audit Quality. Website 22. Trang thông tin điện tử của KTNN www.sav.gov.vn . tiêu của kiểm soát chất lượng kiểm toán? Kiểm soát chất lượng kiểm toán ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng kiểm toán của KTNN? - Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất. đến chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN; thực trạng về kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN? - Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN gồm