1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

17 725 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 391,65 KB

Nội dung

Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng vào Việt Nam: Tăng cường lãnh đạo của Đảng Cộng sản; xây dựng mô hình, xác định nội dung của từng giai đoạn phát triển phù

Trang 1

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc

và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Nguyễn Văn Tiến

Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Bích

Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Luận giải khoa học về công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) ở

Trung Quốc khi cải cách, mở của kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường Hệ thống hóa các chính sách, chủ trương, biện pháp thực hiện (CNH), (HĐH) Từ thực trạng trên nêu ra những thành công cũng như những hạn chế của (CNH), (HĐH) ở Trung Quốc Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng vào Việt Nam: Tăng cường lãnh đạo của Đảng Cộng sản; xây dựng mô hình, xác định nội dung của từng giai đoạn phát triển phù hợp với điều kiện đất nước và quốc tế; phát huy lợi thế

so sánh và tranh thủ các nguồn lực quốc tế; phát triển công nghiệp, hiện đại hóa nông thôn; khai thác lợi thế các vùng lãnh thổ và xây dựng các khu kinh tế mở; đề cao nhân

tố con người, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo; thu hút và phát huy sức mạnh

của lực lượng Việt kiều cho (CNH), (HĐH) đất nước

Keywords: Công nghiệp hóa; Hiện đại hóa; Kinh tế Trung Quốc

Content

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng Sản Việt Nam – 12/1986 là mốc son quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước, nhằm mục tiêu xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.Trải qua nhiều năm thực hiện đổi mới chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn, đất nước có những chuyển biến căn bản

Trong sự nghiê ̣p xây dựng CNXH ở Viê ̣t Nam , công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH,

đă ̣c biê ̣t trong thời kì đổ i mới, mở cửa phát triển kinh tế Để thực hiện thành công nhiệm vụ trên, nhiều công việc, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội cần được hoàn thành trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và thế giới Ngoài

ra, chúng ta phải nghiên cứ u những lý thuyết hiện đại về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh nghiệm của các nước đã và đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm xây dựng mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và phù hợp với Việt Nam

Trung Quốc là một quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về địa lý, lịch sử và chính trị - xã hội, đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kì cải cách, mở cửa kinh tế với xuất phát điểm giống Việt Nam như: sức sản xuất thấp, cơ chế

Trang 2

kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp…Và chỉ trong một thời gian ngắn đã có những bước phát triển thần tốc, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế trên thế giới

Do vậy, nghiên cứu mô hình công nghiệp hoá cũng như các chính sách, các bước đi trong thực hiện và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa ở Trung Quốc sẽ giúp gợi mở cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm cần thiết, có ý nghĩa về cả lý lu ận lẫn th ực tiễn để đẩy nhanh và thực hiê ̣n thắng lợi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài: “

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam‟‟

cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quá trình cải cách, mở cửa kinh tế của Trung Quốc nói chung và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay nói riêng đã đem lại sự phát triển ngoạn mục về kinh tế – xã hội trên đất nước Trung Quốc Chính vì vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu như:

* Phạm Thái Quốc với “ Trung Quốc – quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm cuối thế kỉ

XX ‟‟ – Nhà xuất bản khoa học xã hội – 2001 Ông cũng là tác giả bài viết “ Quan hệ giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc ‟‟ – Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới – 2003

* Lê Văn Sang với bài viết “ Một sự lựa chọn mang tầm thời đại – con đường công nghiệp

hoá kiểu mới ‟‟ – Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc – 2003

* Nguyễn Minh Hằng đi sâu nghiên cứu về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc trong “

Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc ‟‟ – Nhà xuất bản khoa học xã hội –

2003

Nhưng do sự vận động, phát triển không ngừng của Trung Quốc và thế giới nên vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc cần được nghiên cứu một cách hệ thống và cập nhật hơn, đặc biê ̣t từ khi Trung Quốc gia nhâ ̣p WTO đến nay

Tác giả luận văn này đã từ sự phân tích và kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình trước đây, tiếp tục đi sâu nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Từ việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

* Nhiệm vụ nghiên cứu :

- Luận giải khoa học về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc khi cải cách, mở cửa kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường

- Hệ thống hoá các chính sách, chủ trương, biện pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc

- Từ thực tra ̣ng quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa ở Trung Qu ốc luâ ̣n văn nêu ra những thành công cũng như hạn chế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc

- Rút ra những bài học kinh nghiệm và đ ịnh hướng vận dụng vào Việt Nam

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 3

* Đối tượng nghiên cứu :

Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay

* Phạm vi nghiên cứu :

Luận văn nghiên cứu các chính sách, chủ trương, biện pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc và kết quả của quá trình này, trong đó tâ ̣p trung vào giai đoa ̣n từ

1992 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Những phương pháp cụ thể được sử dụng là: nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lý luận khoa học, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu…

6 Dư ̣ kiến đóng góp của luận văn

- Trình bày một cách hệ thống và toàn diện về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay

- Rút ra những bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và điều kiện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc Chương 2: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc từ thập kỷ 80 của thế

kỷ XX đến nay

Chương 3: Những bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng vào Việt Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TRUNG QUỐC 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới

Trang 4

1.1.1.1 Khái niê ̣m công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Có nhiều quan niệm khác nhau về CNH có thể điểm qua mộ t số quan niê ̣m tiêu biểu như: Quan niệm của các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước kia; quan niê ̣m của c ác nhà kinh tế ở các nước cô ng nghiê ̣p phát triển ; quan niê ̣m của các nước đang phát triển .trong đó quan niê ̣m của tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc năm 1963 là quan niê ̣m đầy đủ hơn cả

1.1.1.2 Mối quan hê ̣ giƣ̃a công nghiê ̣p hóa và hiê ̣n đa ̣i hóa

Giữa CNH và HĐH nền kinh tế có mối quan hê ̣ chă ̣t chẽ CNH ngày nay được hiểu như

mô ̣t quá trình gắn liền với HĐH

1.1.1.3 Các mô hình công nghiê ̣p hóa trong lịch sử

Trong lịch sử đã có nhiều mô hình CNH, có thể nêu ra những mô hình CNH điển hình như sau:

- Mô hình CNH cổ điển

- Mô hình CNH theo cơ chế kế hoạch tập trung

- Mô hình CNH thay thế nhập khẩu

- Mô hình CNH hướng về xuất khẩu

1.1.1.4 Tiêu chi ́ công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa

Một số nghiên cứu quốc tế về tiêu chí công nghiệp hoá đều lấy GDP/ đầu người làm chỉ tiêu đầu tiên, nhưng ở mức cao hơn ( khoảng hơn 3.000 USD) cùng với các chỉ tiêu khác, như: dân số thành phố, chất lượng cuộc sống, trình độ phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong tổng GDP

Tiêu chí mới nhất là tiêu chí của thời kỳ hậu công nghiệp hoá, quá độ chuyển sang kỷ nguyên thông tin - nền kinh tế tri thức

1.1.2 Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kì cải cách, mở cửa kinh

tế của Trung Quốc

1.1.2.1 Quan điểm cu ̉ a Trung Quốc về công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa

Trung Quốc thườ ng dùng thuâ ̣t ngữ “hiê ̣n đại hóa” chứ ít dùng thuâ ̣t ngữ “công nghiê ̣p

hóa”, nhưng về thực chất đó là những nô ̣i dung cơ bản của công cuô ̣c công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n

đa ̣i hóa đất nước

Đến Đa ̣i hô ̣i XV Đảng Cô ̣ng Sản Trung Qu ốc (9/1997), những nô ̣i dung của CNH được đề

câ ̣p cu ̣ thể và chi tiết hơn và t rong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội XVI Đảng Cộng sản

Trung Quốc, ở phần IV, cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã khẳng định: “Trung Quốc đang

đi trên con đường công nghiệp hoá mới và thực hiện công nghiệp hoá vẫn là nhiệm vụ lịch sử đầy khó khăn trong tiến trình hiện đại hoá nước ta"

Con đường công nghiệp hoá mới ở đây được hiểu là việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá theo phương thức mới, theo mô hình mới và mô hình công nghiệp hoá mới này có những nét riêng, mang đậm dấu ấn, màu sắc Trung Quốc

1.1.2.2 Mô hình công nghiệp hoá ở Trung Quốc

Con đườ ng công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa kiểu mới mà Trung Qu ốc đưa ra là con đường công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa được kết hợp đồng thời với quá trình tri thức hóa kinh tế , đó là công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa vâ ̣n du ̣ng triê ̣t để mo ̣i thành tựu khoa ho ̣c c ông nghê ̣ mới nhất ,

là công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa nâng cao hiê ̣u quả kinh tế và năng lực ca ̣nh tranh thi ̣ trường ,

Trang 5

là công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đi theo con đường phát triển bền vững , là công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa có thể phát huy ưu thế về nguồn nhân lực của Trung Qu ốc

1.1.2.3 Một số điểm mới trong mô hình công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa c ủa Trung Quốc

Được thể hiện ở những nội dung mới trong một loạt vấn đề như:

- Lý luận về giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc

- Lý luận về chế độ sở hữu và hình thức thực hiện chế độ sở hữu

- Lý luận về chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần,

- Lý luận về phân phối theo lao động và phân phối theo yếu tố sản xuất

- Lý luận về công nhân viên chức rời cương vị và tái tạo việc làm

1.2 Bối ca ̉ nh và điều kiê ̣n của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc

1.2.1 Bối ca ̉ nh Trung Quốc tiến hành công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa:

1.2.1.1 Bối ca ̉ nh trong nước

Tháng 10 năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời Chính phủ Trung Quốc ngay lập tức đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp để khôi phục lại nền kinh tế Tuy nhiên, Trung Quốc đã có sai lầm trong vấn đề nhận thức và đường lối phát triển kinh tế khiến cho kinh tế Trung Quốc thời kỳ trước năm 1978 suy sụp nghiêm trọng

1.2.1.2 Tình hình thế giới

Trong những năm 1960 và 1970, nhìn chung kinh tế các nước tư bản đã bước vào thời kỳ

phát triển tương đối ổn định

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem lại những thành tựu lớ n trên nhiều lĩnh vực Một số nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á , từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đã nhanh chóng trở thành các nền kinh tế công nghiệp mới

1.2.2 Như ̃ng điều kiê ̣n của công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa ở Trung Quốc trong thời kì cải cách, mở cửa kinh tế

1.2.2.1 Điều kiện về ta ̀i nguyên thiên nhiên

Diện tích: 9,6 triệu km2, diện tích lớn thứ ba trên thế giới

Trung Quốc là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú

1.2.2.2.Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật va ̀ công nghê ̣

Cho đến đầu thập kỷ 80, Trung Quốc đã có 30 năm thực hiện công nghiệp hoá theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, 30 năm này đã đem lại những thành tựu nhất định, tạo cơ

sở cho các bước đi tiếp theo trong quá trình công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước trong tình hình mới

1.2.2.3 Điều kiện về vốn

Từ năm 1949 Trung Quốc đã thay đổi căn bản cu ̣c diê ̣n phân phối của cải , do đó tỉ lê ̣ tích lũy đã nâng cao dần , từ 20% đến 33% vào những năm 90 Ngoài ra, người Trung Hoa từ xưa đã có thói quen tiết kiê ̣m, đó cũng là mô ̣t nguyên nhân đảm bảo để tích lũy cao

Trung Quốc có Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan là những vùng lãnh thổ khá phát triển, có quan hệ chặt chẽ với đại lục

1.2.2.4 Điều kiện về sư ́ c lao đô ̣ng và thi ̣ trường

Trung Quốc là một nước lớn, có dân số đông nhất thế giới, tính đến nay dân số Trung Qu ốc hơn 1,3 tỉ người, chiếm khoảng 21% tổng dân số toàn thế giới

Trang 6

1.3 Mục tiêu và các nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp hoá ở Trung Quốc

1.3.1 Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiê ̣n đa ̣i hóa

Mục tiêu công nghiệp hoá của Trung Quốc là biến Trung Quốc thành nước có tỷ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền công nghiệp hiện đại và ngành dịch vụ hiện đại

1.3.2 Các nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp hoá, hiê ̣n đa ̣i hóa

Công nghiệp hoá là một quá trình lâu dài được thực hiện trong nhiều năm Vớ i các nhiê ̣m

vụ sau:

- Chuyển từ một nước nông nghiệp có dân số nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu dựa vào lao động thủ công thành nước công nghiệp hoá có tỷ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền công nghiệp hiện đại và dịch vụ hiện đại

- Chuyển từ nến kinh tế tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn sang nền kinh tế thị trường tương đối cao, phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

- Chuyển nền văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật lạc hậu, chiếm tỷ trọng lớn sang nền văn hoá giáo dục khoa học kỹ thuật tương đối phát triển

- Chuyển đa số dân nghèo đói, mức sống tương đối thấp sang xây dựng toàn diện xã hội khá giả ở trình độ cao hơn

- Từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế, văn hoá giữa các khu vực thông qua sự phát triển có thứ tự

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa và các thể chế khác

- Từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch với trình độ tiên tiến trên thế giới

1.3.3 Các bước đi trong thực hiện công nghiệp hoá, hiê ̣n đa ̣i hóa

Quá trình công nghiệp hoá như dự kiến sẽ cơ bản được thực hiện vào năm 2020 với nhiều bước đi, cụ thể là:

Bước 1: từ năm 1980 đến 1990

Bước 2: từ năm 1990 đến 2000

Bước 3: từ năm 2000 đến năm 2020, với mục tiêu là đến năm 2020 tăng GDP gấp 4 lần mức năm 2000, hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hoá

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIÊ ̣N ĐẠI HÓA Ở TRUNG QUỐC TỪ THẬP KỈ 80 CỦA THẾ KỈ XX ĐẾN NAY

2.1 Thư ̣c tra ̣ng quá trình công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa ở Trung Qu ốc từ thâ ̣p kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay

2.1.1 Vấn đề chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc

2.1.1.1 Hiện trạng cơ cấu kinh tế của Trung Quốc trước cải cách, mở cửa kinh tế

Suốt 30 năm sau khi thành lâ ̣p nước Cô ̣ng hòa nhân dân Trung Hoa (1949 – 1979), nền kinh tế Trung Qu ốc có những đă ̣c trưng cơ bản là tâ ̣p trung cao , hiê ̣u quả kém, cơ cấu kinh tế

lê ̣ch la ̣c

2.1.1.2 Các chính sách cơ bản của Trung Qu ốc nhằm chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế theo hướng hiê ̣n đa ̣i

- Tăng cườ ng viê ̣c lấy nông nghiê ̣p làm cơ s ở cho nền kinh tế quốc dân

- Phát triển công nghiệp nhẹ và đưa công nghiệp nhẹ vào vị trí quan tro ̣ng

Trang 7

- Phải thực sự đưa công nghiệp nặng vào phục vụ việc cải tạo kỹ thuật nông nghiệp , công nghiê ̣p nhe ̣ và toàn bô ̣ nền kinh tế quốc dân

- Tăng cườ ng đầu tư cho ngành di ̣ch vu ̣

- Chú trọng tới sự cân đối giữ a sản xuất trong nước và xuất khẩu , thị trường trong nước và thị trường quốc tế

- Trong thờ i gian tới Trung Qu ốc có đi ̣nh hướng cơ bản về chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế như sau: Nâng cấp tối ưu hóa cơ cấu ngành nghề

2.1.2 Phát triển nhân lƣ ̣c , khoa ho ̣c, công nghê ̣ đă ̣c biê ̣t là công nghê ̣ thông tin phục

vụ cho công nghiệp hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa

2.1.2.1 Các chính sách cơ bản nhằm phát triển khoa học, công nghệ

- Đề cao vai trò của khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, tăng cường đổi mới và ứng dụng tiến bộ KH-CN trong doanh nghiệp, đẩy nhanh phát triển công nghệ cao, coi trọng hợp tác quốc tế về KH-CN, thúc đẩy cải cách hệ thống KH-CN như cải cách các tổ chức nghiên cứu KH-CN, phát triển nhân lực KH-CN, tăng đầu tư nhà nước vào các quỹ khoa học, tăng cường truyền bá và phổ biến khoa học cho nhân dân,

- Xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

2.1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực phu ̣c vu ̣ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trung Quốc đã có nhiều chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực , có thể kể ra là:

- Nghị quyết về cải cách thể chế giáo dục (27 – 5 – 1985)

- Luật giáo du ̣c được thông qua ta ̣i kì ho ̣ p thứ 3 Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biểu nhân dân toàn quốc khóa VIII (3 - 1995)

- Thực hiê ̣n nhiều chính sách cải cách giáo du ̣c

- Tăng cườ ng chi tiêu cho giáo du ̣c

- Đào ta ̣o, thu hút và sử du ̣ng sinh viên , lực lượng Hoa kiều đang ho ̣c tâ ̣p và công tác ở nước ngoài, gửi sinh viên Trung Qu ốc ra nước ngoài ho ̣c tâ ̣p

- Thực thi chiến lược khoa học kĩ thuâ ̣t hưng quốc và chiến lược cường quốc nhân tài

2.1.3 Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p, nông thôn

2.1.3.1 Các chính sách và biện pháp nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tƣ ̀ 1978 đến nay

- Chế độ khoán sản phẩm đến hô ̣ ở Trung Quốc

- Phát triển các xí nghiệp hương trấn

- Kinh doanh ngành nghề hóa trong nông nghiê ̣p – sản nghiệp hóa nông nghiệp

- Phát triển khoa học kĩ thuật và giáo dục , cải tạo và đổi mới kĩ thuật trong nông nghiệp , nông thôn

2.1.3.2 Trung Quốc tiếp tu ̣c đẩy ma ̣nh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p , nông thôn trong thơ ̀ i gian tới

- Kiên trì coi phát triển sức sản xuất nông nghiệp lên vị trí quan trọng hàng đầu trong tiến trình xây dựng nông thôn mới XHCN

- Mở rộng hệ thống ngành nghề nông nghiệp

- Cơ bản thực hiện bê tông hóa đường nông thôn toàn quốc

- Kiên trì phương châm “cho nhiều, lấy ít, linh động”

Trang 8

- Đi sâu cải cách nông thôn

2.1.4 Thu hu ́ t vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng các khu kinh tế mở

2.1.4.1 Các chính sách chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi

- Mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư

- Đa dạng nguồn vốn đầu tư

- Chính sách ưu đãi thuế

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

- Luật sở hữu trí tuệ

- Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong thời gian tới, Trung Quốc xác đi ̣nh:

- Kiên trì kết hợp “đầu vào” và “đầu ra”, nâng cao toàn diê ̣n mức đô ̣ mở cửa đối ngoa ̣i

- Thực hiê ̣n chiến lược “hướng ra bên ngoài”

- Nâng cao chất lượng lợi dụng đầu tư nước ngoài

2.1.4.2 Xây dựng và phát triển các khu kinh tế mở

- Năm 1979, Trung Quốc đã quyết định hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại đặc thù Năm 1980, ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc quyết định thành lập 3 Đặc khu kinh tế: Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu, đồng thời quyết định cho tỉnh Phúc Kiến xây dựng Đặc khu kinh tế Hạ Môn; Năm 1984, Trung Quốc thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh thành lập khu kinh tế thứ 5 (Đặc khu kinh tế Hải Nam); Năm 1988, Trung Quốc mở cửa tiếp 14 thành phố ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Tân Hoàng Đảo )

- Các đặc khu kinh tế , khu kinh tế mở được chính phủ Trung Qu ốc chỉ đa ̣o với các phương châm cơ bản : “làm tổ cho ch im phượng hoàng vào đẻ trứng” , “chính phủ chỉ cho chính sách , không cho tiền” , “mượn gà vào đẻ trứng” Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các đă ̣c khu kinh tế

2.1.5 Chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

2.1.5.1 Các quan điểm cu ̉ a Trung Quốc về bảo vê ̣ môi trường và phát triển bền vững

- Chính sách nhanh nhạy, sắc bén, biện pháp kiên quyết và kịp thời

- Xây dựng quĩ môi trường

- Ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường

2.1.5.2 Mô ̣t số đi ̣nh hướng trong tương lai của Trung Quốc về bảo vệ môi trường

- Khả năng phát triển bền vững không ngừng được tăng cường

- Cần phải đă ̣t viê ̣c phát triển bền vững vào vi ̣ trí nổi bâ ̣t

- Từng bước xây dựng hệ thống lợi dụng tài nguyên tuần hoàn toàn xã hội

- Trọng điểm bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái

- Tăng cường quản lý tài nguyên, thực hiện khai thác có giới hạn, có trật tự và có bồi thường

- Sử dụng tài nguyên biển hợp lý, tăng cường nhận thức về biển và tài nguyên biển

Trang 9

2.2 Thành tựu, hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa ở Trung Quốc 2.2.1 Như ̃ng thành tựu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc 2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài

- Trong giai đoạn từ 1978 – 2001(trước khi Trung Quốc gia nhâ ̣p WTO) nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, liên tu ̣c, GDP bình quân mỗi năm tăng 9,4%

- Trong gần 30 năm, thực hiê ̣n công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hó a trong thời kì cải cách , mở cửa, GDP bình quân tăng 9,7%, quy mô GDP lần lượt vượt qua Ý, Pháp và Anh vào các năm

2004, 2005, 2006 và đang dần tiếp cận với Đức, đến 2007 theo thống kê chưa chính thức GDP của Trung Quốc đã vượt Đức đứng thứ 3 thế giới

- Năm 1975, GDP của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1% GDP thế giới; đến năm 2006, đã chiếm đến 6%, và nếu tiếp tục phát triển ổn định, kinh tế Trung Quốc vào năm 2020 sẽ chiếm

từ 12 - 15% GDP toàn cầu

2.2.1.2 Cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại

Trong thời gian gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Qu ốc đã thu được nhiều thành tựu quan tro ̣ng Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng lớn trong GDP, đặc biệt từ khi Trung Quốc gia nhâ ̣p WTO đến nay

2.2.1.3 Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p, nông thôn thu đươ ̣c nhiều thành tựu rực rỡ

- Sự phát triển thành thị - nông thôn được cân đối hơn

- Sản nghiệp hoá nông nghiệp đạt được những bước tiến mới

- An toàn chất lượng nông sản không ngừng được nâng cao

- Cho đến cuối tháng 6 năm 2007, Trung Quốc có 720 triệu nông dân tham gia mô hình nông thôn hợp tác khám chữa bệnh

- Tính đến tháng 10 năm 2007, 92% hương trấn Trung Quốc đã mở băng thông rô ̣ng Đồng thời, có trên 99% thôn hành chính đã thông điê ̣n thoa ̣i

- Các xí nghiệp hương trấn Trung Qu ốc phát triển ma ̣nh mẽ

2.2.1.4 Chất lượng nguồn lao động tăng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

- Trung Quốc đã đầu tư cao cho hệ thống giáo dục trong nhiều năm và thu được nhiều thành tựu rực rỡ

- Các sự nghiệp phúc lợi xã hội phát triển nhanh

- Đã hình thành mạng lưới viễn thông công cộng phủ rộng toàn quốc, nối khắp thế giới với những kỹ thuật tiên tiến

- Hệ thống giao thông, cảng biển, sân bay được đầu tư phát triển

- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

2.2.1.5 Quan hệ kinh tế quốc tế đạt được những thành tựu quan trọng

- Tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đã gia tăng liên tục với tốc độ cao, đặc biê ̣t sau 5 năm gia nhâ ̣p WTO tốc đô ̣ tăng đô ̣t biến là 21,4%

- Lĩnh vực mở cửa với bên ngoài đạt nhiều thành tựu nổi bật

- Từ năm 1978-2007, FDI tích lũy vượt 760 tỉ USD, đứng đầu thu hút FDI tại các nước đang phát triển và đứng thứ hai thế giới, đặc biệt là năm 2002, lần đầu tiên Trung Quốc vượt

Mỹ, đứng đầu thế giới về thu hút FDI với số vốn là 52,7 tỷ USD

Trang 10

- Từ năm 1978 - 2007, kim ngạch ngoại thương tăng từ 20,64 tỉ USD lên 2.170 tỉ USD, tăng hơn 100 lần

- Việc tham gia của Trung Quốc vào hợp tác kinh tế khu vực cũng đạt được những tiến bộ đáng kể

2.2.1.6 Khoa ho ̣c công nghê ̣ phát triển mạnh mẽ

- Lực lượng nhân lực khoa ho ̣c - công nghê ̣ của Trung Qu ốc thuô ̣c loa ̣i lớn nhất thế giới và tăng ma ̣nh trong nhiều năm

- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Trung Quốc đã vươn lên vị trí số một thế giới về xuất khẩu các mặt hàng công nghệ và thông tin

- Trung Quốc rất chú trọng phát triển các khu công nghệ cao cấp quốc gia và đã thu đượ c nhiều thành tựu

- Trung Quốc đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm lớn

- Những bước đột phá trong ngành nghiên cứu vũ trụ là một trong những thành tựu khoa học công nghệ lớn mà Trung Quốc đạt được trong những năm qua

- Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách về công nghê ̣ so với các nước phát triển

2.2.2 Những hạn chế của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc 2.2.2.1 Nền kinh tế Trung Quốc tăng trươ ̉ ng quá nóng, sức ép la ̣m phát tăng cao

- Tình trạng phát triển “quá nóng” vẫn là thách thức hàng đầu đối với nền kinh tế của

Trung Quốc

- Vấn đề lạm phát ngày càng tăng cao cũng làm cho các nhà lãnh đa ̣o Trung Quốc lo lắng

2.2.2.2 Cơ cấu kinh tế còn nhiều biểu hiện mất cân đối, chịu nhiều sư ́ c ép kinh tế khi tham gia sâu rô ̣ng vào WTO

- Cơ cấu đầu tư trong một số lĩnh vực có sự mất cân đối nghiêm trọng

- Cơ cấu tổ chức công nghiệp không hợp lý, qui mô ngành nhỏ, trình độ chuyên ngành hoá còn thấp

- Cơ cấu sản phẩm không hợp lý, đa số ngành có sản lượng quá dư thừa

- Cơ cấu công nghệ không hợp lý, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu

- Cơ cấu tài nguyên nhân lực không hợp lý, năng suất lao động thấp

- Cơ cấu vùng không hợp lý, các vùng tương đối có ưu thế không thể phát huy đầy đủ

- Chính sách mậu dịch hàng nông sản của các quốc gia phát triển ngày càng có khuynh hướng theo chủ nghĩa bảo hộ, làm cho nông nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn

- Ngành dịch vụ Trung Quốc cũng chịu sự cạnh tranh ngày càng ác liệt đi đôi với mức tăng

về trình độ mở cửa

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lý Thiết Ánh (2002), Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc
Tác giả: Lý Thiết Ánh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2002
2. Nguyễn Kim Bảo (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ 1979 - nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ 1979 - nay
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2002
3. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (1992- 2010). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (1992-2010)
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2004
4. Nguyễn Kim Bảo (2006), Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì?, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản thế giới
Năm: 2006
5. Chính sách phát triển kinh tế , kinh nghiê ̣m và bài học của Trung Qu ốc, tập I, II, III, Viê ̣n nghiên cứu và quản lý Trung ương , dự án VIE 01/012, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển kinh tế , kinh nghiệm và bài học của Trung Qu ốc, tập I, II, III
6. CNXH – kinh nghiê ̣m của Viê ̣t Nam, kinh nghiê ̣m của Trung Quốc (2001), Hô ̣i thảo khoa học Việt Nam – Trung Quốc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CNXH – kinh nghiệm của Viê ̣t Nam, kinh nghiê ̣m của Trung Quốc
Tác giả: CNXH – kinh nghiê ̣m của Viê ̣t Nam, kinh nghiê ̣m của Trung Quốc
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. CNXH va ̀ kinh tế thi ̣ trường – kinh nghiê ̣m của Trung Qu ốc , kinh nghiê ̣m của Viê ̣t Nam (2003), Hô ̣i thảo lý luâ ̣n giữa Đảng Cô ̣ng Sản Trung Qu ốc và Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CNXH và kinh tế thi ̣ trường – kinh nghiê ̣m của Trung Qu ốc , kinh nghiê ̣m của Viê ̣t Nam
Tác giả: CNXH va ̀ kinh tế thi ̣ trường – kinh nghiê ̣m của Trung Qu ốc , kinh nghiê ̣m của Viê ̣t Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2003
8. Cốc Nguyên Dương (2006), Trung Quốc 10 năm đầu thế ki ̉ XXI : phát triển và hợp tác , Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1 (65) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc 10 năm đầu thế kỉ XXI : phát triển và hợp tác
Tác giả: Cốc Nguyên Dương
Năm: 2006
9. Nguyễn Minh Hằng (1995), Cải cách kinh tế ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách kinh tế ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1995
10. Nguyễn Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 2003
11. Đỗ Kim Hoa (2005), Thu hút và sử dụng FDI ở Trung Quốc : cơ hội và thách thức, Tạp chí kinh tế châu Á Thái Bình Dương, số 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút và sử dụng FDI ở Trung Quốc : cơ hội và thách thức
Tác giả: Đỗ Kim Hoa
Năm: 2005
12. Hoàng Xuân Hoà (2006), Đầu tư ra nước ngoài, chính sách phát triển mới của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3 (67) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư ra nước ngoài, chính sách phát triển mới của Trung Quốc
Tác giả: Hoàng Xuân Hoà
Năm: 2006
13. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc ca ̉i cách mở cửa - những bài học kinh nghiê ̣m , Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc cải cách mở cửa - những bài học kinh nghiê ̣m
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: Nhà xuất bản thế giới
Năm: 2003
14. Kinh tế Trung Quốc (2006), Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Trung Quốc
Tác giả: Kinh tế Trung Quốc
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2006
15. Võ Đại Lược (2004), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới - thời cơ và thách thức, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới - thời cơ và thách thức
Tác giả: Võ Đại Lược
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 2004
16. Võ Đại Lược (2006), Trung Quốc sau khi gia nhập WTO- thành công và thách thức, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc sau khi gia nhập WTO- thành công và thách thức
Tác giả: Võ Đại Lược
Nhà XB: Nhà xuất bản thế giới
Năm: 2006
17. Hoàng Xuân Long (2006), Vấn đề gắn kết khoa học với sản xuất ở Trung Qu ốc , Tạp chí nghiên cứu Trung Qu ốc số 5 (69) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề gắn kết khoa học với sản xuất ở Trung Qu ốc
Tác giả: Hoàng Xuân Long
Năm: 2006
18. Jun-Ma (2002), Trung Quốc nhi ̀n lại một chặng đường phát triển , Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc nhìn lại một chặng đường phát triển
Tác giả: Jun-Ma
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh
Năm: 2002
19. Nguyễn Anh Minh (2005), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với xuất khẩu của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 4(62) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với xuất khẩu của Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Anh Minh
Năm: 2005
20. Phạm Thái Quốc (2003), Quan hê ̣ giữa công nghiê ̣p hóa và hiê ̣n đại hóa nông nghiê ̣p ở Trung Quốc, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới , số 3(83) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hê ̣ giữa công nghiê ̣p hóa và hiê ̣n đại hóa nông nghiê ̣p ở "Trung Quốc
Tác giả: Phạm Thái Quốc
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w