Phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa Đỗ Thị Mỹ Dung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Nghiên cứu lĩnh vực kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới, chủ yếu từ năm 2000 đến nay. Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của khu vực này. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế khu vực, tập trung vào vấn đề tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như phát triển các ngành kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu về phát triển ngành, lĩnh vực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển thị trường và nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm; xây dựng cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo động lực mới cho sản xuất kinh doanh; huy động và sử dụng vốn đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa thời gian tới Keywords: Kinh tế vùng, Miền núi, Phát triển kinh tế, Thanh Hóa Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế – xã hội miền núi, nâng cao mức sống dân cư, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng, hướng tới phát triển bền vững là một trong những định hướng chiến lược phát triển theo lãnh thổ ở nước ta. Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, Thanh Hoá có một vị trí đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ trở thành một trong những trung tâm phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI. Thanh Hoá là một tỉnh miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.106 km 2 chiếm 3,37% diện tích cả nước. Trong đó, khu vực miền núi có diện tích trên 8.000 km 2 (chiếm trên 2/3 diện tích toàn tỉnh). Khu vực miền núi Thanh Hoá gồm 105 xã vùng cao, 102 xã đặc biệt khó khăn, thuộc chương trình 135 và 15 xã biên giới với chiều dài đường biên giới 192 km. Những năm đầu của thế kỷ XX, kinh tế miền núi tỉnh Thanh Hoá cơ bản là sản xuất tự cung, tự cấp. Lao động nông nghiệp chiếm tới 90%, tỷ lệ đói nghèo chiếm 60%. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, ổn định và nâng dần mức sống cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới. Do có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng, trong những năm qua miền núi Thanh Hoá luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Công cuộc đổi mới đã trực tiếp tạo thế và lực cho miền núi phát triển trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, đến nay khu vực miền núi Thanh Hoá vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém; kinh tế phát triển chậm và vẫn là một trong những vùng nghèo nhất của cả nước, sức phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của bản thân khu vực nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Đứng trước nhu cầu, đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vấn đề phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho đồng bào ở vùng miền núi Thanh Hoá đang ngày càng trở thành một đòi hỏi bức thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế khu vực miền núi cả nước nói chung và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có những công trình chủ yếu như : “Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số”. Kỷ yếu khoa học của Viện Dân tộc – Uỷ ban Dân tộc, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội - 2005. Cuốn sách là bản tổng tập những tham luận có giá trị, phản ánh sự hưởng ứng, xây dựng và triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo của các bộ, ngành, đoàn thể và nhân dân ở những địa phương có các dân tộc thiểu số. Đồng thời kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước. Tuy nhiên, đây chưa phải là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá. “Thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa” của Hội đồng khoa học – Uỷ ban Dân tộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006. Cuốn sách đã tiếp cận và trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa. Nội dung cuốn sách giới hạn trong phạm vi các xã đặc biệt khó khăn và chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề thuộc Chương trình 135. “Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020” của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá tháng 5 năm 2006. Đây là kết quả của quá trình khảo sát và đưa ra những quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về “Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2010” và “Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020”… Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn, luận án viết về vấn đề phát triển kinh tế khu vực miền núi ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Kiên Giang… Song cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề giải pháp phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá, qua đó tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với thời kỳ mới nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế góp phần nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. - Nghiên cứu đường lối, chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng. - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá. - Đề xuất quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá. Phạm vi nghiên cứu: Khu vực miền núi Thanh Hoá thời kỳ đổi mới, tập trung nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay. Liên quan đến vấn đề này, luận văn đề cập đến phát triển kinh tế ở Việt Nam và một số khu vực miền núi khác trong cả nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích… Đồng thời luận văn dựa trên các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế khu vực miền núi. Ngoài ra tác giả còn kế thừa và sử dụng một số đề xuất và số liệu thống kê của một số công trình có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước. 6. Đóng góp của luận văn - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá từ 2000 đến nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá từ nay đến năm 2010. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kinh tế khu vực miền núi. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá. Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá. References 1. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội. 2. Báo cáo của Oxfam quốc tế (1997), Tăng trưởng với công bằng: Chương trình thảo luận về chủ đề xoá đói giảm nghèo, Business Publications, Inc.; Plano, Texas. 3. Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Điều tra công tác khuyến nông, khuyến lâm đến phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở vùng dân tộc miền núi. Báo cáo tổng hợp, Hà Nội. 5. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trước sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội. 6. Trần Văn Chử (chủ biên) (2000), Kinh tế học phát triển, Nxb. CTQG, Hà Nội. 7. Cục Thống kê Tỉnh Thanh Hoá (2006), Niên giám thống kê 2001 – 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 8. Lê Trọng Cúc (1999), Hiện trạng và xu hướng phát triển ở vùng núi Việt Nam, Trung tâm Đông – Tây, Hawaii. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 11. PGS.TS. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 12. Lê Huy Đức, Trần Đại (2003) (chủ biên), Giáo trình dự báo phát triển kinh tế – xã hội, Nxb. Thống kê. 13. Phạm Hảo (2005), Phát triển kinh tế thị trường – một số vấn đề thực tiễn ở miền Trung và Tây Nguyên, Nxb. CTQG, Hà Nội. 14. Hội đồng khoa học – Uỷ ban Dân tộc (2006), Thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, Nxb. CTQG, Hà Nội. 15. Nguyễn Ngọc Hiến (2005), Quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế địa phương, Nxb. CTQG, Hà Nội. 16. Bùi Thị Bích Lan (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Bùi Tiến Lợi (2002), Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. CTQG, Hà Nội. 18. Đỗ Hoài Nam (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, Nxb. Thế giới. 19. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2002), Triết lý phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999), Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động, Nxb. CTQG, Hà Nội. 22. Ngân hàng phát triển Châu á, Viện Chiến lược phát triển (2005), Miền trung: định hướng giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội bền vững, Báo cáo tổng hợp. 23. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2003), Nxb. CTQG, Hà Nội. 24. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi cơ sở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, Nxb. CTQG, Hà Nội. 25. Đinh Văn Phượng (2005), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía bắc nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học. 26. Tatyana P. Soubbotina (2002) (Dịch: Lê Kim Tiên), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Nxb. Văn hoá Thông tin. 27. Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. 28. Lê Ngọc Thắng (chủ biên) (2006), Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, Nxb. CTQG, Hà Nội. 29. Bùi Tất Thắng (1992), Một số lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4 (188) tháng 8 – 1992 và số 5 (189) tháng 10 – 1992. 30. GS.TS. Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế – xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. CTQG, Hà Nội. 31. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2000), Tư duy mới về phát triển kinh tế cho thế kỷ XXI, Nxb. CTQG, Hà Nội. 32. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp. 33. Từ điển kinh tế học hiện đại (1999), Nxb. CTQG, Hà Nội. 34. UNDP và Viện Chiến lược phát triển (2001), Việt Nam hướng tới 2010, Nxb. CTQG, Hà Nội. 35. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb. CTQG, Hà Nội. 36. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo“Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2010” và “Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020”. 37. Viện Chiến lược phát triển (1998), Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội. 38. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. CTQG, Hà Nội. 39. Viện Chiến lược phát triển (2002), Quan điểm phát triển trong thiên niên kỷ mới, trong tài liệu: “Những thách thức đối với thực hiện chiến lược của Việt Nam”, UNDP công bố. 40. Việc Chiến lược phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. CTQG, Hà Nội. 41. PGS.TS. Ngô Văn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội – Học hỏi và sáng tạo, Nxb. CTQG, Hà Nội. 42. PGS.TS. Ngô Văn Vịnh (chủ biên) (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb. CTQG, Hà Nội. . phát triển kinh tế khu vực miền núi. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá. Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh. sản xuất kinh doanh; huy động và sử dụng vốn đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hóa thời gian tới Keywords: Kinh tế vùng, Miền núi, Phát triển kinh tế, Thanh Hóa . Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá từ 2000 đến nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá từ nay đến