1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở hoa kỳ

10 205 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ Nguyễn Thị Ánh Dương Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn Ths. Đo lường và đánh giá trong giáo dục; Mã Số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm Nghd: PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Nghiên cứu phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ, đồng thời làm sáng tỏ những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tuyển sinh ở Hoa Kỳ và từ đó đưa ra được những gợi ý xác đáng để xây dựng phương thức tuyển sinh hợp lý cho giáo dục đại học nói chung và cho các trường đại học và cao đẳng nói riêng. Đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học tại Việt Nam. Keywords: Đánh giá giáo dục; Chất lượng giáo dục; Phương thức tuyển sinh Contents: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đại học của Hoa Kỳ luôn được đánh giá cao bởi sự hợp lý và khả năng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của nền giáo dục Hoa Kỳ là chiến lược và phương thức tuyển sinh hợp lý đã giúp các trường đại học, cao đẳng có thể tuyển chọn được những sinh viên ưu tú có thể tiếp nhận được những kiến thức và kỹ năng được giáo dục và đào tạo ở bậc đại học. Hoa Kỳ có nền giáo dục đại học với sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với mọi quốc gia khác trên thế giới không phải chỉ những quốc gia đang phát triển mà cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,… Nhiều người trên thế giới muốn theo đuổi việc học tập và nghiên cứu ở Hoa Kỳ không chỉ bởi chất lượng cao của nền giáo dục mà còn bởi chính quá trình phi tập trung hoá trong tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng. Mỗi trường đại học, cao đẳng có những chiến lược và tiêu chuẩn tuyển chọn khác nhau trong tuyển sinh, nhưng tuyệt đại đa số đều dựa trên kỳ thi chuẩn gọi là SAT (Scholastic Aptitude Test) hoặc ACT (American College Test). Các kỳ thi này do Hội đồng Đại học (College Board), một cơ quan độc lập với mọi trường đại học, cao đẳng tổ chức nhiều lần trong năm cho bất kỳ thí sinh nào muốn dự thi. Thông thường học sinh tại Hoa Kỳ đăng ký các kỳ thi SAT hoặc ACT vào giữa năm hoặc cuối năm của bậc trung học. Điểm khác biệt giữa đề thi SAT hoặc ACT và đề thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam là đề thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam nhằm kiểm tra khối lượng kiến thức mà thí sinh đã tích lũy được trong suốt quá trình học tập ở bậc trung học phổ thông, trong khi đề thi SAT hoặc ACT lại nhằm kiểm tra khả năng tiếp nhận kiến thức hay khả năng suy luận hợp lý và logic của các thí sinh. Mặt khác đề thi SAT hoặc ACT là các đề thi tiêu chuẩn hoá đã được thiết kế rất chuyên nghiệp để trở thành thước đo đáng tin cậy bằng cách tính điểm âm, đó là hình thức loại trừ khả năng đoán mò của thí sinh. Ngoài điểm thi SAT hoặc ACT, các trường đại học cao đẳng Hoa Kỳ còn yêu cầu thí sinh viết một, hai bài tự luận về một chủ đề cho trước hay nộp một hoặc vài thư giới thiệu của thầy cô giáo; có những trường còn yêu cầu cả thư giới thiệu của thầy Hiệu trưởng hoặc bạn đồng học. Sau khi xét vòng sơ tuyển dựa vào bảng điểm, bài viết và thư giới thiệu, nhiều trường, đặc biệt là những trường danh tiếng còn phỏng vấn trực tiếp từng thí sinh. Mục đích của những bài viết, thư giới thiệu và phỏng vấn là giúp nhà trường hình dung được một cách đầy đủ nhất về những phẩm chất và năng lực tinh thần của từng thí sinh, qua đó có thể đánh giá được liệu thí sinh đó có phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương pháp đào tạo của trường hay không, liệu thí sinh đó có thể tận dụng được tất cả những cơ hội giáo dục của nhà trường để phát huy năng lực của mình theo mục tiêu của nhà trường hay không. Ở Việt Nam cho đến nay, sau nhiều thay đổi và cải cách không năm nào giống năm nào, các trường đại học và cao đẳng Việt Nam vẫn tuyển sinh dựa trên một phương thức duy nhất, đó là thi tuyển. Chưa nói đến thủ tục rườm rà, chỉ cần nói đến nội dung thì cách thi tuyển đại học ở Việt Nam thực sự là một sức ép lớn lao đối với rất nhiều thí sinh, bởi vì phần lớn dựa trên những kiến thức vượt xa chương trình giáo dục phổ thông, khiến những học sinh không có điều kiện học thêm tại các trung tâm hoặc tự học thêm qua tài liệu tham khảo thì khó có cơ may thi đậu. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh vẫn là một khâu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học, thể hiện ở 3 mặt cụ thể. Thứ nhất, các kỳ thi tuyển sinh đại học của Việt Nam được đánh giá là mới chỉ kiểm tra được phần kiến thức tích luỹ được của thí sinh mà chưa đánh giá được khả năng học tập và tiềm năng của thí sinh. Tuy nhiên trong thực tế, công tác đánh giá và bồi dưỡng năng lực học tập và tự học tập của người học là quan trọng hơn rất nhiều so với việc kiểm tra kiến thức của người học. Thứ hai, việc tổ chức thi tuyển sinh tập trung theo các đợt: 1 đợt/năm đối với hệ đại học và 2 đợt/năm đối với hệ sau đại học, vừa gây sức ép thi cử lên thí sinh, vừa gây tốn kém kinh phí cho trường tổ chức thi và cho cả xã hội. Thứ ba, do khâu thi cử chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức của một số môn nhất định nên quá trình đào tạo ở các cấp học dưới có xu hướng tập trung vào các môn thi cử, học lệch hay học tủ, vì vậy mục tiêu phát triển toàn diện thường không đạt được. Các hoạt động khác như dạy thêm, học thêm, luyện thi theo đó rất phát triển nhằm đào luyện khả năng nhớ bài của học sinh và sinh viên. Đây là một vấn đề gây rất nhiều bức xúc cho xã hội và các cơ quan quản lý. Đầu vào tuyển sinh thì như thế, vậy đầu ra thì như thế nào? Mỗi năm ở Việt Nam có hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng trong số sinh viên tốt nghiệp đó, có bao nhiêu người có đủ năng lực làm việc theo đúng ngành nghề được đào tạo? Chưa nói đến là đạt đủ yêu cầu về năng lực chuyên môn và về ngoại ngữ. Chỉ có thay đổi phương thức thi tuyển một cách toàn diện, đánh giá đúng năng lực của thí sinh mới khắc phục được các vấn đề trên. Vì thế, yêu cầu đổi mới phương thức tuyển sinh cũ theo hướng tiên tiến, hiện đại là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay. Điều đó có nghĩa là cần xem lại cách tuyển sinh đại học của Việt Nam trong tương quan so sánh với giáo dục đại học của các quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là “Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ” với mong muốn tạo nên những gợi ý về việc xây dựng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học hợp lý hơn cho nền giáo dục đại học Việt Nam. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đây sẽ là một đề tài nghiên cứu đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. Xuất phát từ sự phân tích và đánh giá về phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ đề tài sẽ đưa ra được cách nhìn tổng quát nhất về phương thức tuyển sinh ở Hoa Kỳ, cũng như những mặt mạnh, mặt yếu của nó. Đề tài cũng góp phần bổ sung cho những nghiên cứu lý thuyết về khảo thí trong phương thức tuyển sinh đánh giá bằng năng lực. Thông qua các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đưa ra những gợi ý thiết thực nhất cho công tác tuyển sinh đại học và sau đại học ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến công tác tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ cũng như của Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài Kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài sẽ là làm sáng tỏ những đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ, đồng thời làm sáng tỏ những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tuyển sinh ở Hoa Kỳ và từ đó đưa ra được những gợi ý xác đáng để xây dựng phương thức tuyển sinh hợp lý cho giáo dục đại học nói chung và cho các trường đại học và cao đẳng nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu những đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học tại Hoa Kỳ từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học tại Việt Nam. 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Tuyển sinh và đào tạo là hai khâu quan trọng và không thể tách rời nhau trong nền giáo dục nói chung và trong mỗi trường đại học, cao đẳng nói riêng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn Thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ từ đó có những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn người học trong công tác tuyển sinh đại học và sau đại học tại Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài này nhằm tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: “Những đặc trưng cơ bản của phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ là gì?” 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Các tư liệu của chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu về tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ và của Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu Đặc trưng của phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. 6. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 + Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ 7. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học tại Hoa Kỳ nên trong quá trình tiến hành, đề tài sẽ chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ và của Việt Nam. 8. Kết cấu luận văn Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ Chương 2: Tuyển sinh đại học ở Hoa Kỳ Chương 3: Tuyển sinh sau đại học ở Hoa Kỳ Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Lê Hoàng Việt Lâm, “Nền giáo dục Mỹ và một số vấn đề gợi mở cho giáo dục đại học Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam, Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, tháng 10/2010. 3. Trịnh Nhược Linh (2007), Từ các biện pháp tuyển sinh đại học ở Hoa Kỳ, Quang Minh Nhật Báo, Trung Quốc. 4. Phạm Thị Ly (2004), Tuyển sinh đại học ở Mỹ - Một kinh nghiệm cần tham khảo, http://www.lypham.net, Thứ 4, 01/8/2012. 5. Lê Đức Ngọc (2007), Cải tiến thi tuyển sinh đại học sau 4 năm nhìn lại, Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Trịnh Ngọc Thạch (2007), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục đại học, Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Phạm Xuân Thanh (2011), Tập bài giảng môn học Mô hình Rasch và Phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST. 8. Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học Đại cương, Nxb Giáo dục. 9. Ngô Văn Trung và cộng sự (2007), Nghiên cứu đề xuất phương án tuyển sinh cao đẳng, đại học từ năm 2009 tại Việt Nam. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Tiếng Anh 10. ACT (2001) http://www.act.org, Thứ 3, 17/7/2012. 11. Adelman C. (1999, November 5). Why can‟t we stop talking about the SAT? The Chronicle of Higher Education, p. B4. 12. Adelman C. (1999). Answers in the tool box: Academic intensity, attendance patterns, and bachelor‟s degree attainment. Document # PLLI 1999 - 8021. Washington DC: U.S. Department of Education. 13. Alberto F. C and Kurt R. B. (2001). College Admission Criteria in the United States: An Overview. 14. Andrew J. Rotherham (December 1, 2011). “The Latest Wrinkle in College Admissions: State schools are increasingly recruiting out-of-state students who pay higher fees. But is this fair?”. Time Magazine 15. Atkinson, R. H. (2001, February 18). Standardized tests and access to American universities: UC and the SAT. 16. Bridgeman, B., Jenkins, L., & Ervin, N. (2000). Predictions of freshman grade-point average from the revised and recentered SAT I: Reasoning Test. College Board Report No. 2000 -1. New York: College Board. 17. Burton N. W. & Ramist L. (2001). Predicting success in college: SAT studies of classes graduating since 1980. College Board Report No. 2001-2. New York: The College Board. 18. Cabrera A. F. & La Nasa S. M. (2001). On the path to college: Three critical tasks facing America‟s disadvantaged. Research in Higher Education. 19. Christopher Avery; Andrew Fairbanks, Richard Zeckhauser (2004). The Early Admissions Game: Joining the Elite 20. Cremin L. A. (1964). The transformation of the school. New York: Vintage Book. 21. Denyse Tremblay (August 2002), Adult Education A Lifelong Journey the competency – Based Approach: Helping learners become autonomous., Psycological Journal. 22. Deirdre Carmody, “Better Students Finding Colleges Reject Them”, The New York Times Education Section (April 20, 1988):1 23. Edward B. Fiske, “America's Test Mania”, The New York Times Section 12 (April 12, 1988):18. 24. GRE Administration and Information Bulletin http://www.est.org, Thứ 4, 05/12/2012. 25. GRE Test Content http://www.est.org, Thứ 4, 05/12/2012. 26. GRE Revised Analytical Writing http://www.est.org, Thứ 4, 05/12/2012 27. Gose B. & Selingo J. (2001, October 26). The SAT‟s greatest test: Social, legal and demographic forces threatening to dethrone the most widely used college entrance exam. The Chronicle of Higher Education, pp. A10-15. 28. Healy, P. (1999, May 4). Civil-Rights Office questions legality of colleges‟ use of standardized tests. The Chronicle of Higher Education. 29. Hiss, W. C. (1993). Optional testing: The emperor‟s new clothes? The Journal of College Admission. 30. Howard and Matthew Greene ( October 22, 2003). “PBS: „Ten Steps to College‟ (transcript)”. Washington Post. 31. John Stickney, "Guides to the Admissions Maze," Money, (June 1988):127. 32. Linn , R. L. (1992). “Achievement testing”. In MAC. Alkin (Ed.), Encyclopedia of Educational Research, Volume 1, 6 th ed. (pp. 1 - 12). New York Macmillan. 33. Lisa W. F. (March 1, 2009). “Well-Regarded Public Colleges Get a Surge of Bargain Hunters”. The New York Times. 34. Miller, D. W. (2001, March 2). Scholars say High-Stakes test deserve a failing grade: Studies suggest students and educators are judged by faulty yardsticks. The Chronicle of Higher Education. 35. National Association for College Admission Counseling (2001, February) Newsletter of the National Association for College Admission Counseling. Number 2. 36. Olivas, M.A. (1997). Constitutional Criteria: The Social Science and Common Law of Admissions Decisions in Higher Education. University of Colorado Law Review. 37. Robert Klitgaard (1985), Choosing Elites: Selecting the „Best and the Brightest‟ at Top Universities and Elsewhere (New York: Basic Books). 38. The Pool of Argument Topics http://www.est.org, Thứ 5, 08/11/2012. 39. The Pool of Issue Topics http://www.est.org, Thứ 5, 08/11/2012. 40. Weiner G., Sharon W., and Ira K. (2009), Barron's How to Prepare for the GRE (17 ed.), Barron's Educational Series. 41. http://en.wikipedia.org/wiki/Graduate_Management_Admission_Test, Thứ 5, 12/7/2012. 42. http://www.harvard.edu.us, Thứ 7, 25/02/2013. 43. http://en.wikipedia.org/wiki/University_of_Pennsylvania, Thứ 6, 17/02/2013. 44. http://www.hbs.edu/mba/admissions/application-process, Thứ 2, 09/01/2013. 45. http://en.wikipedia.org/wiki/College_admissions_in_the_United_States, Thứ 4, 05/9/2012. . mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ Chương 2: Tuyển sinh đại học ở Hoa Kỳ Chương 3: Tuyển sinh sau đại học ở. đặc trưng cơ bản của phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ 7. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại. nhà nghiên cứu về tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ và của Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu Đặc trưng của phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. 6. Phạm vi nghiên

Ngày đăng: 24/08/2015, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w