Trang 1/5 - Mã đề thi 132 SỞ GD&ĐT BẮC NINH Trường THPT Hàn Thuyên Đề thi gồm 5 trang ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : HÓA HỌC. LỚP:12 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề (50 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề 132 Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207. Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Fe 3 O 4 , FeO và CuO, trong đó oxi chiếm 16,83% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 4,24m gam muối và 6,72 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là A. 24,75 B. 25,08 C. 23,65 D. 28,56 Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. But-2-en. B. But-2-in. C. 1,2-đicloetan. D. 2-clopropen. Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO 2 . Giá trị của a là A. 4,4. B. 2,2. C. 6,6. D. 8,8. Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag 2 O (hoặc AgNO 3 ) trong dung dịch NH 3 , đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là A. 64,8 gam. B. 10,8 gam. C. 43,2 gam. D. 21,6 gam. Câu 5: Để phân biệt CO 2 và SO 2 chỉ cần dùng thuốc thử là A. CaO. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch Ba(OH) 2 . Câu 6: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH) 2 , FeSO 4 , CuO, Fe 3 O 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , Fe 2 O 3 , Cu 2 O. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4 Câu 7: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: A. Cu 2+ ; Mg 2+ ; H + và OH - . B. K + ; Mg 2+ ; OH - và NO 3 - . C. K + ; Ba 2+ ; Cl - và NO 3 - . D. Cl - ; Na + ; Ag + và NO 3 - . Câu 8: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là A. HCOOH. B. CH 3 COOH. C. C 3 H 7 COOH. D. C 2 H 5 COOH. Câu 9: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 10: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NaCl. C. NaHCO 3 . D. KOH. Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,00. B. 10,00. C. 19,70. D. 1,97. Câu 12: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. xiclopropan. B. xiclohexan. C. stiren. D. etilen. Câu 13: Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon. (c) Trong khí quyển, nồng độ CO 2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (d) Trong khí quyển, nồng độ NO 2 và SO 2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Trang 2/5 - Mã đề thi 132 Câu 14: Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là A. CH 3 -CHOH-CH 3 . B. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH. C. CH 3 -CO-CH 3 . D. CH 3 -CH 2 -CHOH-CH 3 . Câu 15: Nguyên tử R tạo được cation R + . Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R + (ở trạng thái cơ bản) là 2p 6 . Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là A. 11. B. 10. C. 23. D. 22. Câu 16: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca CaC 2 . (b) C + 2H 2 CH 4 . (c) C + CO 2 2CO. (d) 3C + 4Al Al 4 C 3 . Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng A. (a). B. (d). C. (b). D. (c). Câu 17: Cho 2,9 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) trong dung dịch NH 3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là A. HCHO. B. OHC-CHO. C. CH 2 =CH-CHO. D. CH 3 CHO. Câu 18: Cho phản ứng hóa học: Cl 2 + KOH 0 t KCl + KClO 3 + H 2 O Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là A. 3 : 1. B. 1 : 3. C. 5 : 1. D. 1 : 5. Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách A. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO 2 , đun nóng. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. điện phân nóng chảy NaCl. D. cho F 2 đẩy Cl 2 ra khỏi dung dịch NaCl. Câu 20: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? A. CaO + CO 2 → CaCO 3 . B. AgNO 3 + HCl → AgCl + HNO 3 . C. NaOH + HCl → NaCl + H 2 O. D. 2NO 2 + 2NaOH → NaNO 3 + NaNO 2 + H 2 O. Câu 21: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là A. 1,25. B. 0,80. C. 1,80. D. 2,00. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức, mạch hở X, thu được H 2 O và CO 2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là A. C 2 H 6 O 2 . B. C 3 H 8 O 2 . C. C 2 H 6 O. D. C 4 H 10 O 2 . Câu 23: Cho cân bằng hoá học: N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) ; phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi A. thay đổi nhiệt độ. B. thêm chất xúc tác Fe. C. thay đổi nồng độ N 2 . D. thay đổi áp suất của hệ. Câu 24: Cho các phản ứng sau: (a) H 2 S + SO 2 → (b) Na 2 S 2 O 3 + dung dịch H 2 SO 4 (loãng) → (c) SiO 2 + Mg 0 21 t :mollÖTØ (d) NH 3 + Cl 2 → (e) Ag + O 3 → (g) SiO 2 + dung dịch HF → Số phản ứng tạo ra đơn chất là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 25: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? A. NH 4 NO 3 . B. KCl. C. K 2 CO 3 . D. NaNO 3 . Câu 26: Cho 4 phản ứng: (1) Fe + 2HCl FeCl 2 + H 2 (2) 2NaOH + (NH 4 ) 2 SO 4 Na 2 SO 4 + 2NH 3 + 2H 2 O (3) BaCl 2 + Na 2 CO 3 BaCO 3 + 2NaCl (4) 2NH 3 + 2H 2 O + FeSO 4 Fe(OH) 2 + (NH 4 ) 2 SO 4 Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (4). D. (2), (3). Trang 3/5 - Mã đề thi 132 Câu 27: Trong hình vẽ dưới đây, sau khi kết thúc thí nghiệm, quan sát ống nghiệm (chứa dung dịch CuSO 4 ) ta thấy: A. Có kết tủa xuất hiện sau đó kết tủa lại bị tan. B. Có kết tủa màu trắng xuất hiện. C. Có kết tủa màu vàng xuất hiện. D. Có kết tủa màu đen xuất hiện. Câu 28: Dùng ba ống nghiệm đánh số 1, 2, 3 cho hóa chất vào các ống nghiệm theo bảng sau: Ống nghiệm Na 2 S 2 O 3 H 2 O H 2 SO 4 Thể tích chung Thời gian kết tủa 1 4 giọt 8 giọt 1 giọt 13 giọt 2 12 giọt 0 giọt 1 giọt 13 giọt 3 8 giọt 4 giọt 1 giọt 13 giọt Bằng đồng hồ bấm giây, người ta đo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện kết tủa, đối với kết quả ở ba ống nghiệm 1, 2, 3 người ta thu được ba giá trị t 1 , t 2 , t 3 . Khẳng định nào sau đây đúng? A. t 1 < t 3 < t 2 B. t 1 < t 2 < t 3 C. t 1 > t 2 > t 3 D. t 1 > t 3 > t 2 Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 7,25. B. 9,52. C. 10,27. D. 8,98. Câu 30: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là: A. HCl, O 3 , H 2 S. B. H 2 O, HF, H 2 S. C. O 2 , H 2 O, NH 3 . D. HF, Cl 2 , H 2 O. Câu 31: Từ 5,6 gam bột Fe cho tác dụng với oxi, thu được 7,68 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit sắt. Hỏi để hoà tan hết A cần dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 2M A. 26 ml B. 43 ml C. 52 ml D. 78 ml Câu 32: Cho 4,44 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm H 2 SO 4 (dư) và KNO 3 , thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N 2 và H 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 11,4. Giá trị của m là: A. 28,74. B. 28,97. C. 23,52. D. 27,00. Câu 33: Hỗn hợp X gồm các chất lần lượt có công thức phân tử là CH 4 O, C 5 H 8 O, C 7 H 10 O, C 3 H 6 O, chúng đều mạch hở và có chung 1 loại nhóm chức. Đốt 0,15 mol hỗn hợp X rồi dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm 28,38 gam. Nếu cho 0,15 mol hỗn hợp trên vào dung dịch brom dư thì có bao nhiêu gam brom phản ứng? A. 32,4 B. 64,8 C. 56,7 D. 43,2 Câu 34: Hỗn hợp X chứa 4 hyđrocacbon đều mạch hở và có công thức dạng C x H 4 (x 3). Đốt cháy 11,92 gam X với oxi vừa đủ thu được 0,86 mol CO 2 . Trộn 11,92 gam X với 0,24 mol H 2 , sau đó nung một thời gian (có Ni làm xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 62 9 . Dẫn Y lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được m gam kết tủa; bình 2 đựng dung dịch Br 2 dư thấy lượng Br 2 phản ứng là 20,8 gam. Giá trị m là. A. 10,29 gam B. 8,82 gam C. 13,23 gam D. 11,76 gam Câu 35: X là hỗn hợp hai axit cacboxylic. Cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 dư được 5,04 lít CO 2 (đkc). Đốt cháy hoàn toàn cũng lượng X này được H 2 O và 9,9 gam CO 2 . Giá trị m thỏa mãn là A. 10,350 B. 9,000 C. 10,150 D. 10,125 Câu 36: Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H 2 , thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 21,6. C. 10,8. D. 5,4. Câu 37: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C 6 H 5 OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 24,8. B. 21,4. C. 33,4. D. 39,4. Trang 4/5 - Mã đề thi 132 Câu 38: Hỗn hợp X gồm HOOC-COOH; OHC-CHO; OHC-COOH; OHC-CC-CHO; HOOC-CC- COOH; OHC-CC-COOH. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong nước amoniac dư (đun nóng nhẹ) thu được 47,52 gam Ag. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với NaHCO 3 dư thu được 3,136 lít CO 2 (đktc). Thêm m gam một axit cacboxylic no đơn chức mạch hở vào m gam hỗn hợp X sau đó đem đốt cần 36,064 lít O 2 (đktc), sản phẩm sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 309,29 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,20 gam B. 12,00 gam C. 17,60 gam D. 14,80 gam Câu 39: Hỗn hợp khí và hơi gồm CH 3 OH, C 2 H 6 , C 3 H 8 , CH 3 -O-CH 3 có tỉ khối hơi so với H 2 là 19,667. Đốt cháy hoàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được 12,32 lít CO 2 (đktc) và m gam H 2 O. Giá trị của m là A. 15,79. B. 13,4. C. 15,163. D. 14,4. Câu 40: Hoà tan 25,8 gam oleum X vào nước được dung dịch Y. Trung hoà dung dịch Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,5M. Thành phần % khối lượng lưu huỳnh trong oleum X là: A. 17,98% B. 25,87% C. 15,67% D. 37,21% Câu 41: Đem trộn đều các chất rắn KMnO 4 và KClO 3 với một ít bột MnO 2 thu được hỗn hợp X. Lấy 62,66 gam X đun nóng trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 10,08 lít khí O 2 . Để hòa tan vừa hết Y cần dùng dung dịch chứa 1,32 mol HCl đun nóng, sau phản ứng thấy thoát ra 7,952 lít khí Cl 2 . Biết các khí đều được đo ở đktc và muối KClO 3 bị nhiệt phân hoàn toàn. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân muối KMnO 4 trên là: A. 80,0% B. 62,5% C. 76,5% D. 75,0% Câu 42: Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (M Y < M Z ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO 2 (đktc) và 8,1 gam H 2 O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là A. 29,6% B. 15,9% C. 12,6% D. 29,9% Câu 43: Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch A chứa hỗn hợp các chất tan NaOH 0,8M và Na 2 CO 3 0,6M. Thấy lượng khí CO 2 thoát ra theo đồ thị sau: Giá trị của y là: A. 0,024 B. 0,014 C. 0,028 D. 0,016 Câu 44: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO 3 dư, thu được 2,24 lít khí CO 2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là A. HCOOH và CH 3 COOH. B. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH. C. C 3 H 7 COOH và C 4 H 9 COOH. D. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH. Câu 45: Nung hỗn hợp bột gồm 11,2 gam Fe; 6,4 gam Cu và 26 gam Zn với một lượng dư lưu huỳnh đến hoàn toàn. Sản phẩm của phản ứng tác dụng với dung dich HCl dư thu được khí A. Thể tích dung dịch CuSO 4 10% (d = 1,1g/ml) tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết khí A là: A. 750,25 ml B. 872,73 ml C. 525,25 ml D. 1018,18 ml Câu 46: Cho 2-metylpropan-1,2-điol tác dụng với CuO đun nóng thì thu được chất có CTPT nào sau đây? A. C 4 H 6 O 2 B. C 4 H 8 O 2 C. C 4 H 10 O 2 D. C 4 H 6 O 3 Câu 47: Cho một lượng bột CaCO 3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85% sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Nồng độ % CaCl 2 trong dung dịch sau phản ứng A. 10,5% B. 8,5% C. 11,5% D. 12,5% Trang 5/5 - Mã đề thi 132 Câu 48: Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , CuO, FeS và FeS 2 (m O = 11m/129) làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H 2 SO 4 (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch A có chứa (m + 0,96) gam muối sunfat và thoát ra V lít khí SO 2 (đktc). - Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch B và thoát ra 17,248 lít hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H 2 là 23,468. Cô cạn B được muối khan D. Cho D vào bình đựng 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch E và a gam kết tủa. Cô cạn dung dịch E được (m + 8,08) gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với: A. 22,5 gam B. 10,67 gam C. 11,75 gam D. 23,5 gam Câu 49: Cho các phản ứng sau: 4NH 3 + 5O 2 4NO + 6H 2 O (1) NH 3 + H 2 SO 4 NH 4 HSO 4 (2) 2NH 3 + 3CuO 3Cu + N 2 + 3H 2 O (3) 8NH 3 + 3Cl 2 N 2 + 6NH 4 Cl (4) NH 3 + H 2 S NH 4 HS (5) 2NH 3 + 3O 2 2N 2 + 6H 2 O (6) NH 3 + HCl NH 4 Cl (7) Số phản ứng trong đó NH 3 đóng vai trò là chất khử là: A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 50: Dung dịch X gồm 0,10 mol M n+ ; 0,30 mol K + ; 0,35 mol NO 3 - và 0,25 mol Cl - . Cô cạn dung dịch X được 47,875 gam chất rắn khan. Số electron có trong ion M n+ là: A. 54 B. 23 C. 22 D. 24 HẾT 132 209 357 485 570 628 743 896 1 A D B C D B C C 2 A D B B C D C D 3 D D B A B B D A 4 A A B B A C B D 5 B B A D B D B D 6 B A B D C C C D 7 C A A B A C C B 8 B A D C D B C B 9 C B D C B A C B 10 D D C C A D B B 11 B D A D B C A C 12 B C D A A A D B 13 B C C B C A D C 14 A A D D D C D C 15 D A C D A A D B 16 D B D D B B D A 17 B C A A C A D D 18 C A B D A A C A 19 A A B C C D A B 20 D B D B C B A A 21 A D C B C A B D 22 A B D C D A B C 23 B A B D B C C C 24 C C B C B C C A 25 A C C D A A A D 26 C A D A D A A B 27 D B C A D D A A 28 D A A B C B A C 29 D B A C A C B C 30 B A C C D D C B 31 C B B A D D D C 32 A D B A A A A B 33 D C D B B C B D 34 A D A B C D A C 35 C C A C D D A A 36 C A B A A D B D 37 B D B D D B A D 38 C B C A B C B C 39 C C C B A A B A 40 D B A A C D C A 41 D C D D D D A C 42 D D C A D C C D 43 C B B C C B C B 44 A B C C C D D A 45 B A C B D B D A 46 B C A D D B D A 47 A C A A B B B B 48 C D A D A B C C 49 D D D D B C B D 50 B C D B B B D A Mã đề Câu SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Đáp án gồm 01 trang ) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: HÓA HỌC - 12 Trang 1/3 - Mã đề thi 132 HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT MỘT SỐ CÂU KHÓ VÀ HAY ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Trường THPT Hàn Thuyên (MÃ ĐỀ 132) Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Fe 3 O 4 , FeO và CuO, trong đó oxi chiếm 16,83% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 4,24m gam muối và 6,72 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là A. 24,75 B. 25,08 C. 23,65 D. 28,56 - Z gồm CO dư và CO 2 , tính được n CO dư = n CO2 = 0,03 - m muối = m KL + m NO3- = (m – 0,1683m) + 62(3n NO + 2n O(Y) ) với n O(Y) = n O(X) – n Opư 4,24m = 0,8317m + 62[3.0,3 + 2(0,1683m/16 – 0,03)] m = 24,75 (A) Câu 32: Cho 4,44 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm H 2 SO 4 (dư) và KNO 3 , thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N 2 và H 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 11,4. Giá trị của m là: A. 28,74. B. 28,97. C. 23,52. D. 27,00. - n N2 = 0,02 ; n H2 = 0,005 ; n Mg = 0,185 Do thu được H 2 nên phải có phản ứng của Mg với H + ion NO 3 - hết. - BT mol e: 2.0,185 = 10.0,02 + 2.0,005 + 8.n NH4 + n NH4 + = 0,02. - BTNT Nitơ: n NO3- = 2n N2 + 1.n NH4 + = 0,06 n K + = 0,06. Dung dịch X có: Mg 2+ : 0,185 ; K + : 0,06 ; NH 4 + : 0,02 ; SO 4 2- : - BTĐT SO 4 2- là 0,225 mol. m = 24.0,185 + 39.0,06 + 18.0,02 + 96.0,225 = 28,74 (A) Câu 33: Hỗn hợp X gồm các chất lần lượt có công thức phân tử là CH 4 O, C 5 H 8 O, C 7 H 10 O, C 3 H 6 O, chúng đều mạch hở và có chung 1 loại nhóm chức. Đốt 0,15 mol hỗn hợp X rồi dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm 28,38 gam. Nếu cho 0,15 mol hỗn hợp trên vào dung dịch brom dư thì có bao nhiêu gam brom phản ứng? A. 32,4 B. 64,8 C. 56,7 D. 43,2 - Nhận xét: Các chất trên đều có dạng C n H n+3 O, độ bất bão hòa k = [2n + 2 – (n+3)]/2 = (n-1)/2. - m dd giảm = m CO2 + m H2O – m CaCO3 -28,38 = 44.0,15n + 18.0,15(n+3)/2 – 100.0,15n n = 4,6 - m Br2 = 160.0,15k = 160.0,15.1,8 = 43,2 gam (D) Câu 34: Hỗn hợp X chứa 4 hyđrocacbon đều mạch hở và có công thức dạng C x H 4 (x 3). Đốt cháy 11,92 gam X với oxi vừa đủ thu được 0,86 mol CO 2 . Trộn 11,92 gam X với 0,24 mol H 2 , sau đó nung một thời gian (có Ni làm xúc tác) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 62 9 . Dẫn Y lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được m gam kết tủa; bình 2 đựng dung dịch Br 2 dư thấy lượng Br 2 phản ứng là 20,8 gam. Giá trị m là. A. 10,29 gam B. 8,82 gam C. 13,23 gam D. 11,76 gam Đốt cháy n H = 1,6 n X = 0,4 C tb = 2,15 độ bất bão hòa k = (2x + 2 – 4)/2 = 1,15. - BTKL: m X = m Y n Y = 0,45 - Tăng giảm mol khí n H2pư = n X – n Y = 0,64 – 0,45 = 0,19. - BT mol pi: 0,4.k = 0,19 + 20,8/160 + n pi đi vào kết tủa n pi đi vào kết tủa = 0,14 n propin đi vào kết tủa = 0,14/2 (do propin có 2 liên kết pi) m = (39 + 108).0,07 = 10,29 gam (A) Câu 35: X là hỗn hợp hai axit cacboxylic. Cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 dư được 5,04 lít CO 2 (đkc). Đốt cháy hoàn toàn cũng lượng X này được H 2 O và 9,9 gam CO 2 . Giá trị m thỏa mãn là A. 10,350 B. 9,000 C. 10,150 D. 10,125 - Nhận xét: Do mol CO 2 của 2 thí nghiệm bằng nhau Hai axit HCOOH và (COOH) 2 - m = m C + m H + m O với: n C = 0,225 ; n O = 2n C = 0,45 ; m = 12.0,225 + 16.0,45 + n H . - Từ 2 axit trên ta thấy: n C < n H < 2n C 0,225 < n H < 2.0,225 10,125 < m < 10,35 (C) Trang 2/3 - Mã đề thi 132 Câu 36: Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H 2 , thu được 9 gam ancol Y. Mặt khác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 21,6. C. 10,8. D. 5,4. - BTKL m anđehit X = 8,4 M X = 84 - Độ bất bão hòa của anđehit X: k = 3 X là HOC-CH=CH-CHO n Ag = 4.0,025 = 0,1 (C) Câu 38: Hỗn hợp X gồm HOOC-COOH; OHC-CHO; OHC-COOH; OHC-CC-CHO; HOOC-CC- COOH; OHC-CC-COOH. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong nước amoniac dư (đun nóng nhẹ) thu được 47,52 gam Ag. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với NaHCO 3 dư thu được 3,136 lít CO 2 (đktc). Thêm m gam một axit cacboxylic no đơn chức mạch hở vào m gam hỗn hợp X sau đó đem đốt cần 36,064 lít O 2 (đktc), sản phẩm sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 309,29 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,20 gam B. 12,00 gam C. 17,60 gam D. 14,80 gam Số mol: n CO2 = n BaCO3 = 1,57 ; n O2 = 1,61. - n CHO = nAg/2= 47,52/108/2 = 0,22 ; n COOH = n CO2 = 3,136/22,4 = 0,14 - Nhận xét: Oxi và hiđro chỉ có ở nhóm chức -CHO, -COOH n O = 0,5 ; n H = 0,36 BTKL n C = (m-8,36)/12 Axit: C n H 2n O 2 ; CO 2 = H 2 O = x n CO2 = x + (m-8,36)/12 = 1,57 (1) - BTKL: m + m + 1,61.32 = 1,57.44 + 0,18.18 + 18.x (2) (1),(2) m = 17,6 gam ; x = 0,8 mol (C) Câu 39: Hỗn hợp khí và hơi gồm CH 3 OH, C 2 H 6 , C 3 H 8 , CH 3 -O-CH 3 có tỉ khối hơi so với H 2 là 19,667. Đốt cháy hoàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được 12,32 lít CO 2 (đktc) và m gam H 2 O. Giá trị của m là A. 15,79. B. 13,4. C. 15,163. D. 14,4. - Các chất trên đều no: n H2O – n CO2 = n hh n H2O – 0,55 = 11,5/(19,667.2) m H2O = 15,163 (C) Câu 41: Đem trộn đều các chất rắn KMnO 4 và KClO 3 với một ít bột MnO 2 thu được hỗn hợp X. Lấy 62,66 gam X đun nóng trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 10,08 lít khí O 2 . Để hòa tan vừa hết Y cần dùng dung dịch chứa 1,32 mol HCl đun nóng, sau phản ứng thấy thoát ra 7,952 lít khí Cl 2 . Biết các khí đều được đo ở đktc và muối KClO 3 bị nhiệt phân hoàn toàn. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân muối KMnO 4 trên là: A. 80,0% B. 62,5% C. 76,5% D. 75,0% - Đặt số mol các chất: KMnO 4 : x ; KClO 3 : y ; MnO 2 : z 158x + 122,5y + 87z = 62,66 (1) - BTNT oxi: n O (X) = n O(O2) + n O(H2O) n O(X) = 2.10,08/22,4 + 1,32/2 = 1,56 4x + 3y + 2z = 1,56 (2) 24 2 2 2 2 4 K MnO KCl :(x y) MnO HCl Cl H O Y MnCl : (x z ) KMnO d 1,32 0,355 1,32 / 2 KCl :y - BTNT clo y + 1,32 = (x + y) + 2(x + z) + 0,355.2 (3) (1),(2),(3) x = 0,2 ; y = 0,25 ; z = 0,005 KClO 3 KCl + 3/2O 2 0,25 0,375 n O2 (pư còn lại) = 0,45 – 0,375 = 0,075 2KMnO 4 K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 0,15 0,075 H = 0,15/0,2 = 75% (D) Trang 3/3 - Mã đề thi 132 Câu 42: Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (M Y < M Z ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO 2 (đktc) và 8,1 gam H 2 O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là A. 29,6% B. 15,9% C. 12,6% D. 29,9% n CO2 = 0,35 ; n H2O = 0,45 C tb = 1,75 ancol CH 3 OH: x; C 2 H 5 OH: y; axit: z x + y + z = 0,2 (1) - BTNT oxi x + y + 4z = 0,35 (2) (1),(2) z = 0,05 ; - BTNT Cacbon x + 2y + nz = 0,35 (3) (2),(3) y = (4-n)z n = 3 ; y = z = 0,05 ; x = 0,1 % = 0,1.32/10,7 = 29,90% (D) Câu 48: Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , CuO, FeS và FeS 2 (m O = 11m/129) làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H 2 SO 4 98% (dư, đun nóng) thu được dung dịch A chứa (m + 0,96) gam muối sunfat và thoát ra V lít khí SO 2 (đktc). - Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 63% (dư, đun nóng) thu được dung dịch B và thoát ra 17,248 lít hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H 2 là 23,468. Cô cạn B được muối khan D. Cho D vào bình đựng 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch E và a gam kết tủa. Cô cạn dung dịch E được (m + 8,08) gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với: A. 22,5 gam B. 10,67 gam C. 11,75 gam D. 23,5 gam - Nhận xét trong dung dịch A và D, ion dương đều là Fe 3+ ; Cu 2+ , nên số mol ion âm phải bằng nhau. - Hai khí là: NO 2 0,73 mol ; SO 2 0,04 mol. - Gọi số mol S trong mỗi phần là x m KL (mỗi phần) = (m – 11m/129)/2 – 32x = 118m/258 – 32x - Phần 1: 3 2 2 4 Fe Dd A Cu SO - Phần 2: 3 2 2 NaOH0,4 mol 4 2 4 3 BT §T 3 Fe Na :0,4mol Cu SO :(x 0,04) D Dd E SO : (x 0,04) mol NO :y mol NO :y mol OH d 0,4 2(x 0,04) y Cô cạn E được chất rắn 0,4.23 + 96(x – 0,04) + 62y + 17[0,4 – 2(x – 0,04) – y] = m + 8,08 (1) BT mol e phần 2 0,73.1 + 2.11m/129 = 6.(x – 0,04) + 4.0,04 + 3n Fe + 2n Cu (tạo NO 2 ) (oxi nhận) (SO 4 2- muối) (SO 2 ) - BTĐT mol điện tích âm trong A và D bằng nhau 2 4 SO (trong A) n = [2(x – 0,04) + y]/2 Từ muối trong A 118m/258 – 32x + 96[2(x – 0,04) +y]/2 = m + 0,96 (2) BT mol e phần 2 0,73.1 + 2.11m/(129.16.2) = 6.(x – 0,04) + 4.0,04 + 3n Fe + 2n Cu (*) (tạo NO 2 ) (oxi nhận) (SO 4 2- muối) (SO 2 ) Mà theo BTĐT trong dung dịch A có: 3n Fe + 2n Cu = 2. 2 4 SO (trong A) n (**) Từ (*), (**) 0,73.1 + 2.11m/(129.16.2) = 6.(x – 0,04) + 4.0,04 + 2(x – 0,04) + y (3) (1),(2),(3) x = 0,1 ; y = 0,2 ; m = 20,64 Đặt Fe: z mol ; Cu : t mol - BTKL 56z + 64t = 118.20,64/258 – 32.0,1 = 6,24 - Từ (**) 3z + 2t = 0,32 z = 0,1 ; t = 0,01 a = 107.0,1 + 98.0,01 = 11,68 gam (B) HẾT . Trang 1/5 - Mã đề thi 132 SỞ GD&ĐT BẮC NINH Trường THPT Hàn Thuyên Đề thi gồm 5 trang ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 201 5- 2016 MÔN : HÓA HỌC. LỚP :12 Thời gian làm. B B B D A Mã đề Câu SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN (Đáp án gồm 01 trang ) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 201 5- 2016 MÔN: HÓA HỌC - 12 Trang 1/3 - Mã đề thi 132 HƯỚNG. tạo của X là A. CH 3 -CHOH-CH 3 . B. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH. C. CH 3 -CO-CH 3 . D. CH 3 -CH 2 -CHOH-CH 3 . Câu 15: Nguyên tử R tạo được cation R + . Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của