Trước hết, lãi suất là gì?Về mặt lượng hóa, lãi suất được hiểu là tỷ lệ biểu thị sự gia tăng của tiền hay hiện vật sau một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).Ví dụ: Giả sử một hộ gia đình gửi số tiền 100 triệu đồng vào một ngân hàng trong vòng 1 năm, sau 1 năm họ nhận được số tiền lãi 10 triệu đồng và lúc này số dư trên tài khoản của họ là 110 triệu đồng. Trong trường hợp này, lãi suất danh nghĩa là 10%năm. Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy tổng số tiền lãi chia cho tổng số tiền gốc trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) và nhân với 100%.Tiếp đến, thế nào là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực?Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ biểu thị sự gia tăng của tiền sau một thời gian nhất định (thường là 1 năm) mà chưa tính đến sự thay đổi sức mua của đồng tiền trong khoảng thời gian đó. (Vì chưa đề cập đến sức mua nên gọi là danh nghĩa).
Trang 1HIỂU THẾ NÀO VỀ LÃI SUẤT “DANH NGHĨA” VÀ LÃI SUẤT “THỰC”
Th.S Phạm Thị Mai Hương
GV khoa Tài chính – Ngân hàng
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội dung và ý nghĩa của các
thuật ngữ kinh tế có tầm quan trọng
rất lớn đối với sự vận hành của một
nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh
tế Việt Nam khi nó đang cùng hòa
mình vào nền kinh tế thế giới Trong
thực tế, có nhiều thuật ngữ khi dịch ra
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
Nam vẫn còn ít nhiều có những sai
lệch về nội dung và ý nghĩa của
chúng Hiện nay, trong hầu hết các tài
liệu khi viết về lãi suất vẫn chưa đề
cập thích đáng đến tính chất danh
nghĩa hay thực của thuật ngữ; nếu có
thì cũng chỉ đề cập đến khái niệm,
giải thích thuật ngữ chứ cũng chưa
phân tích được về mặt nội dung và ý
nghĩa của chúng Đặc biệt là việc
phân biệt giữa “thực” và “danh nghĩa”
cũng chưa mạch lạc, thậm chí có thể
bị nhầm lẫn và sai sót Đối với tỷ giá
hay lãi suất thì việc nghiên cứu đến
yếu tố thực của nó mới là quan trọng,
vì chỉ khi nó thay đổi thì nó có tác
động trực tiếp đến nền kinh tế
Chính vì vậy, việc hiểu thấu đáo
nội dung và ý nghĩa của các thuật ngữ là
hết sức quan trọng đối với chúng ta, đặc
biệt là đối với các nhà phân tích, nhà quản lý hay các nhà giáo dục
II NỘI DUNG
2.1 Các khái niệm
Trước hết, lãi suất là gì?
Về mặt lượng hóa, lãi suất được hiểu là tỷ lệ biểu thị sự gia tăng của tiền hay hiện vật sau một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)
Ví dụ: Giả sử một hộ gia đình gửi số tiền 100 triệu đồng vào một ngân hàng trong vòng 1 năm, sau 1 năm họ nhận được số tiền lãi 10 triệu đồng và lúc này số dư trên tài khoản của họ là
110 triệu đồng Trong trường hợp này, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy tổng
số tiền lãi chia cho tổng số tiền gốc trong một thời gian nhất định (thường
là 1 năm) và nhân với 100%
Tiếp đến, thế nào là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực?
Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ biểu thị sự gia tăng của tiền sau một thời gian nhất định (thường là 1 năm)
mà chưa tính đến sự thay đổi sức mua của đồng tiền trong khoảng thời gian
đó (Vì chưa đề cập đến sức mua nên gọi là danh nghĩa)
Trang 2Lãi suất thực (real interest rate):
Là tỷ lệ biểu thị sự gia tăng của hiện vật
(thường được quy đổi về mặt giá trị)
sau một khoảng thời gian nhất định
(thường là 1 năm) (Vì tỷ lệ gia tăng
liên quan đến hiện vật nên gọi là thực)
2.2 Mối quan hệ giữa lãi suất danh
nghĩa và lãi suất thực
Giữa lãi suất danh nghĩa và lãi
suất thực có mối quan hệ mật thiết với
nhau Vì tiền tệ có sức mua nên giữa
hai phạm trù này có mối liên hệ lượng
hóa với nhau thông qua nhân tố lạm
phát Do đó, một cách khác có thể
hiểu lãi suất danh nghĩa là lãi suất
tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ
vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ
đi tỷ lệ lạm phát (lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng) Còn lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát (hay nói cách khác là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát) Để rõ hơn, chúng ta sẽ xem xét giả định như sau:
Ví dụ: Giả sử nếu gọi mức lãi suất danh nghĩa là r (1 năm), tỷ lệ lạm phát sau 1 năm là i, thì mức lãi suất thực rr (1 năm) được xác định thông qua bảng sau:
Tiêu chí
Thời
điểm
Giá trị danh nghĩa (đơn vị tiền tệ)
Giá một đơn vị hàng hóa
Giá trị thực (đơn vị hàng hóa)
Thời điểm đầu năm 1
(gốc danh nghĩa)
P 1/P
(gốc thực)
Thời điểm cuối năm (1+r)
(gốc+lãi danh nghĩa)
P + P x i
= P(1+i)
(1+r)/P(1+i) (gốc + lãi thực)
Căn cứ vào “gốc thực” tại thời điểm đầu năm và “gốc + lãi thực” tại thời điểm cuối năm, mức lãi suất thực được tính như sau:
[(1+r)/P(1+i)] – 1/P
rr =
1/P
(1+r) – (1+i)
rr =
(1+ i) (r - i)
rr =
(1 + i)
Trang 3Vì i là tỷ lệ lạm phát của năm
(%/năm), trong điều kiện ổn định, nó
là một số rất nhỏ so với 1 đơn vị Một
số chia cho một số gần bằng một thì
bằng chính nó, do đó ta có dạng gần đúng của lãi suất thực là:
rr = r - i
Và dạng kỳ vọng của lãi suất thực là: (kí hiệu rre)
r - ie
rre = và rre = r - ie
(1+ ie) Trong đó, e là từ viết tắt của từ
“expected”
Ví dụ cụ thể như sau:
Nếu mức lãi suất cho vay của VND là 12%/năm (r); tỷ lệ lạm phát
là 6,25%/năm (i) thì:
0,12 – 0,0625
rr = x 100 % = 5,41 %
1 + 0,0625
Mức lãi suất thực gần đúng sẽ là:
rr = 12 % – 6,25 % = 5,75 %
Trong thực tế, chúng ta còn bắt
gặp một thuật ngữ về lãi suất nữa đó là
“Effective interest rate”, đây không
phải là loại lãi suất thực mà nó vẫn
thuộc lãi suất danh nghĩa Khi dịch ra
tiếng Việt, không nên dịch với nghĩa là
lãi suất hiệu quả, vì nó chưa phản ánh
đúng thực chất của thuật ngữ trên Để
dịch nghĩa chính xác thì chúng ta phải
xem xét nội dung của thuật ngữ này
Ở một góc độ khác, lãi suất danh
nghĩa (với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh
hưởng của việc tính lãi gộp là lãi suất
được công bố cho một kỳ nào đó của đơn
vị thời gian cơ sở (đơn vị thời gian cơ sở thường là năm) Lãi suất được công bố sẽ không có ý nghĩa đầy đủ nếu không đi kèm với số kỳ được tính gộp lãi Hai mức lãi suất danh nghĩa được công bố với kỳ hạn khác nhau sẽ không thể so sánh được với nhau nếu không quy về cùng một kỳ được tính gộp lãi Lúc này, lãi suất thực cho phép làm điều đó bằng cách quy đổi lãi suất danh nghĩa về lãi suất kép theo công thức sau: Nếu r là lãi suất thực, i là lãi suất danh nghĩa và n là
số kỳ được tính gộp lãi trong năm
Trường hợp 1: Khi lãi suất danh nghĩa được công bố là 1 năm
r = (1 + i/n)n – 1
Trường hợp 2: Khi lãi suất danh nghĩa được công bố dưới 1 năm
r = (1 + i/n)n – 1
Trang 4Cách tính toán này khác về căn
bản với cách tính lãi suất đơn giản
hay thường được gọi là lãi suất đơn ở
chỗ nó tính gộp cả lãi suất tính trên
phần lãi được hưởng (lãi mẹ đẻ lãi
con) Cách tính trên cũng cho thấy khi
số kỳ được tính gộp lãi lớn thì sự khác
biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh
nghĩa sẽ rất lớn Về bản chất, lãi suất
thực cho biết tỷ lệ lãi thực tế trên một
khoản cho vay hoặc đầu tư mà người
cho vay hoặc nhà đầu tư thu được trên
giá trị của khoản vay hoặc đầu tư đó
trong một chu kỳ cho vay so với chu
kỳ của lãi suất danh nghĩa Trong thực
tế, các ngân hàng đều công bố lãi suất
danh nghĩa và tính toán lãi suất thực dựa trên số kỳ tính gộp lãi
Xem xét một ví dụ như sau:
Ví dụ: Một hợp đồng tài chính
có thời hạn là 1 năm với mức lãi suất
là 13%/năm, lãi tính 3 tháng một lần
và được nhập vào gốc Hãy tính mức lãi suất thực trả của hợp đồng này?
Trong hợp đồng trên, mức lãi suất 13%/năm là mức lãi suất danh nghĩa ghi trên hợp đồng, còn mức lãi suất thực trả (effective interest rate) sẽ
là mức lãi suất cao hơn vì còn chứa đựng yếu tố lãi sinh ra lãi Do đó, mức lãi suất thực trả (effective interest rate) của hợp đồng trên là (tính theo trường hợp 1, số kỳ trả là 4 kỳ):
[(1+ )4 -1]x 100% = 13,65%
Như vậy, thuật ngữ “effective
interest rate” cần được dịch là mức
lãi suất thực trả thì mới sát với nội
dung của nó
III KẾT LUẬN
Tóm lại, nội dung và ý nghĩa
của các thuật ngữ kinh tế thị trường
đang ngày càng trở nên rất quan trọng
đối với Việt Nam trong tiến trình hội
nhập nền kinh thế quốc tế Do đó,
việc hiểu và dịch ra các thuật ngữ
kinh tế để đúng sát với nội dung, ý
nghĩa, phù hợp với các giai đoạn lịch
sử của nền kinh tế là rất quan trọng và
cần được hoàn thiện hơn Với những
phân tích ở trên cũng cho phép chúng
ta hình dung một cách rõ ràng và sâu sắc hơn về 2 thuật ngữ rất phổ biến trong nền kinh tế hiện đại./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Lý thuyết tài chính – Tiền tệ
(Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội)
2 www.worldbank