Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
920,42 KB
Nội dung
Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 1/80 LỜI CẢM ƠN rước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Công Nghệ Thông Tin của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản cần thiết trong những năm học vừa qua để tôi có thể thực hiện tốt cuốn khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Ninh Xuân Hương đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn tất cuốn khóa luận này. Ngoài ra tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong khoảng thời gian cho phép cũng như những hạn chế về kiến thức nên cuốn khóa luận này của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như bạn bè gần xa và những cá nhân hay tổ chức có quan tâm đến lĩnh vực được trình bày trong cuốn khóa luận này. TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2009 Trần Phan Phong Phú T Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 2/80 Mục lục Phần 1: Lời nói đầu 5 Phần 2: Cơ sở lý thuyết 6 Chương 1: Tổng quan về Web và thư điện tử 6 1. Giới thiệu 6 2. Khái niệm về Internet 6 3. Mô hình hoạt động của web 7 3.1. Khái niệm về Website 7 3.2. Tên miền (Domain name) 7 3.3. Nơi lưu trữ WEBSITE (Hosting) 7 3.4. Giao diện WEBSITE 8 3.5. WEBSITE tĩnh và WEBSITE động 8 3.6. Khái niệm thương mại điện tử 8 3.7. Tìm kiếm và Quảng bá WEBSITE trên Internet 8 3.8. Khái niệm về World Wide Web (WWW) 9 4. Tìm hiểu Webmail 9 4.1. Giới thiệu 9 4.2. Ưu điểm Webmail 10 4.3. Khuyết điểm Webmail 11 5. Mô hình client/server 11 5.1. Giới thiệu 11 5.2. Client 13 5.3. Server 13 5.4. Web Server/mail Server và hoạt động của browser WWW 14 6. Dịch vụ thư điện tử 14 6.1. Giới thiệu 14 6.2. Khái niệm 14 6.3. Kiến trúc và dịch vụ 16 7. Phương thức hoạt động 21 7.1. Email đến được hộp thư của người nhận như thế nào? 21 7.2. Email có thể bị giữ chậm hoặc bị mất liên lạc ra sao? 23 8. Cấu trúc một thư điện tử 24 9. Các giao thức gửi nhận mail 25 9.1. SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) 25 9.1.1. Giới thiệu chung 25 9.1.2. Mô hình hoạt động phiên giao dịch 25 9.1.3. Thủ tục Mail 27 9.1.4. Thủ tục Forwarding 29 9.1.5. Các thủ tục Mailing và Sending 29 9.2. POP3 (Post Office Protocol) 30 9.2.1. Giới thiệu 30 9.2.2. Mô hình hoạt động phiên giao dịch 30 9.2.3. Trạng thái AUTHORIZATION 31 Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 3/80 9.2.4. Trạng thái TRANSACTION 33 9.2.5. Trạng thái UPDATE 37 9.3. IMAP (Internet Message Access Protocol) 38 9.4. Khái niệm Mailserver 45 Chương 2: Các công nghệ dùng trong ứng dụng 47 1. Giới thiệu java 47 1.1. Sự xuất hiện ngôn ngữ Java 47 1.2. Các tính chất, ưu khuyết điểm của Java 51 1.2.1. Các tính chất cơ bản 51 1.2.2. Ưu điểm của java 52 1.2.3. Nhược điểm của Java 53 2. Các công nghệ sử dụng trong ứng dụng 53 2.1. J2EE 53 2.2. JSP/Servlet 54 2.3. Struts framework 55 2.3.1. Giới thiệu 55 2.3.2. Các thành phần cơ bản của Struts 56 2.3.3. Tiến trình thực hiện 56 2.4. Ajax 56 2.4.1. So sánh với các ứng dụng web truyền thống 57 2.4.2. Các trình duyệt hổ trợ Ajax 58 2.5. Javascript 59 2.6. HTML 59 2.7. Hibernate 60 2.8. Webserver Tomcat 61 2.9. Mô hình MVC 61 2.10. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL 62 2.10.1. Giới thiệu 62 2.10.2. Tại sao lại sử dụng MySQL? 62 2.10.3. Một số đặc điểm của MySQL 62 2.11. Công cụ phát triển Java 63 Phần 3: Xây dựng hệ thống Webmail 65 Chương 1: Phân tích thiết kế hệ thống Mail 65 1. Khảo sát 65 2. Yêu cầu bài toán 65 3. Chức năng xử lý 65 4. Phân tích thiết kế 66 4.1. Phân tích user case 66 4.1.1. Sơ đồ user case 66 4.1.2. Chi tiết user case 67 4.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 71 4.3. Sơ đồ quan hệ các bảng 72 4.4. Thiết kế website 72 4.4.1. Sơ đồ website 72 Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 4/80 4.4.2. Một số layout chính 73 5. Sơ đồ kiến trúc hệ thống webmail 75 5.1. Kiến trúc chung 75 5.2. Kiến trúc Struts 75 5.3. Kiến trúc Hibernate 76 5.4. Kiến trúc mail folder 76 Chương 2: Cài đặt và triển khai ứng dụng 77 1. Cài đặt Java 77 2. Cài đặt MySQL Server 5.0.27 77 3. Cấu hình Mailserver 77 4. Cấu hình Webserver 77 5. Triển khai ứng dụng 78 Chương 3: Kết luận 79 1. Kết quả đạt được 79 2. Hạn chế của chương trình 79 3. Hướng phát triển chương trình 79 Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 5/80 Phần 1: Lời nói đầu gày nay với sự phát triển mạnh mẽ của tin học và công nghệ Internet, hầu như mọi người đều thấy rõ lợi ích mà các dịch vụ do mạng Internet mang lại. Dịch vụ thư điện tử gọi tắt là Email là một trong nhưng dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên Internet hiện nay. Dịch vụ này cho phép các cá nhân hay tổ chức trao đổi thư với nhau thông qua mạng Internet. Nhiều người sử dụng Internet chỉ để dùng dịch vụ này. Hầu như mọi trao đổi thông tin liên lạc trong doanh nghiệp đều sử dụng Email. Thông thường, khi sử dụng dịch vụ thư tín điện tử, người sử dụng thường ít khi quan tâm xem hệ thống bên trong đã thực hiện như thế nào. Vì vậy, họ ( người sử dụng) mới chỉ thấy được một nửa của ứng dụng dịch vụ Email và phần ứng dụng đó được gọi là Mail Client, hay là sử dụng dịch vụ thư tín máy trạm. Do xu hướng toàn cầu hóa nên việc dùng phần mềm không bản quyền càng ngày càng hạn chế ở nước ta. Do đó việc dùng phần mềm mã nguồn mở ngày càng phổ biến. Từ những nhu cầu trên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng webmail cient bằng công nghệ java” nhằm cũng cố lại những kiến thức đã học và tìm hiểu thêm nhiều công nghệ mới. N Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 6/80 Phần 2: Cơ sở lý thuyết Chương 1: Tổng quan về Web và thư điện tử 1. Giới thiệu Những khái niệm như cửa hàng, siêu thị, thư viện, nhà máy, đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng đó chỉ là thế giới vật chất, còn trong thế giới của thông tin với hệ thống giao thông mạng Internet, những khái niệm đó được tổng hợp chung vào trong từ "WEBSITE". Chúng ta sẽ có WEBSITE cửa hàng, WEBSITE siêu thị, WEBSITE thư viện, WEBSITE nhà máy, WEBSITE cá nhân, Khi so sánh internet với mội trường kinh doanh truyền thống, chúng ta có thể tự đặt câu hỏi, thế trên internet có những khái niệm như vị trí tốt xấu không, có nhà trung tâm, nhà ngoại ô không. Có! và đó là điều đáng để suy nghĩ, không nhanh chân chúng ta sẽ không còn chỗ, hoặc là phải mua lại với giá rất đắt. Đó là gì vậy? Chính là địa chỉ của WEBSITE. Ví dụ như www.dtcvn.net hay www.admin.com.vn. Tên của WEBSITE không được trùng nhau, trong khi đó tên viết tắt của các công ty thì trùng nhau quá nhiều, và ai cũng muốn tạo cho mình một địa chỉ thật dễ nhớ. Kết quả là người chậm chân mất quyền ưu tiên, không mua được địa chỉ đó. Một địa chỉ dễ nhớ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu một WEBSITE. Địa chỉ nhớ thông thường phải ngắn gọn hoặc có ý nghĩa. Nếu doanh nghiệp đã có thương hiệu khá nổi tiếng thì nên dùng ngay thương hiệu của mình. 2. Khái niệm về Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Khi phát triển World Wide Web, Tim Berners-Lee xài bộ NeXTcube tại CERN và làm nó thành máy chủ Web đầu tiên. Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự. Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 7/80 mạng (SuperNetwork). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển. Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. 3. Mô hình hoạt động của web 3.1. Khái niệm về Website Những khái niệm như cửa hàng, siêu thị, thư viện, nhà máy, đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng đó chỉ là thế giới vật chất, còn trong thế giới của thông tin với hệ thống giao thông mạng Internet, những khái niệm đó được tổng hợp chung vào trong từ "WEBSITE". Chúng ta sẽ có WEBSITE cửa hàng, WEBSITE siêu thị, WEBSITE thư viện, WEBSITE nhà máy, WEBSITE cá nhân, 3.2. Tên miền (Domain name) Khi so sánh internet với mội trường kinh doanh truyền thống, chúng ta có thể tự đặt câu hỏi, thế trên internet có những khái niệm như vị trí tốt xấu không, có nhà trung tâm, nhà ngoại ô không. Có! và đó là điều đáng để suy nghĩ, không nhanh chân chúng ta sẽ không còn chỗ, hoặc là phải mua lại với giá rất đắt. Đó là gì vậy? Chính là địa chỉ của WEBSITE. Ví dụ như www.dtcvn.net hay www.admin.com.vn. Tên của WEBSITE không được trùng nhau, trong khi đó tên viết tắt của các công ty thì trùng nhau quá nhiều, và ai cũng muốn tạo cho mình một địa chỉ thật dễ nhớ. Kết quả là người chậm chân mất quyền ưu tiên, không mua được địa chỉ đó. Một địa chỉ dễ nhớ giữ vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu một WEBSITE. Địa chỉ nhớ thông thường phải ngắn gọn hoặc có ý nghĩa. Nếu doanh nghiệp đã có thương hiệu khá nổi tiếng thì nên dùng ngay thương hiệu của mình. 3.3. Nơi lưu trữ WEBSITE (Hosting) Công trình thiết kế web đã hoàn tất, bạn cần đưa nó lên mạng, bạn cần một nơi để cất giữ thông tin của WEBSITE để khi người xem gõ đúng địa chỉ WEBSITE lập tức trang web của bạn được tìm thấy thì được gọi là Hosting. Chúng tôi ví von nơi lưu trữ WEBSITE trên internet (Host) là nhà, còn địa chỉ WEBSITE (domain name) chính là địa chỉ nhà. Hai khái niệmHai khái niệm Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 8/80 này luôn đi đôi với nhau thì người ta mới tìm thấy nội dung WEBSITE của bạn trên internet, ví như có nhà mà không có địa chỉ thì cũng không ai tìm được, có địa chỉ mà không có nhà thì không biết tìm ai 3.4. Giao diện WEBSITE Chính là cái mà chúng ta thấy nó ở trên trang web, là khung được trang trí cho trang web. Được thiết kế bởi những designer với các khung, bảng, mầu và chữ, Các giao diện website thường có kích thước bề ngang chuẩn là 800 pixel hoặc 1024 pixel, nhưng cũng có một số website không theo chuẩn này mà thiết kế tự động giãn theo kích thước màn hình. Để có 1 giao diện website đẹp, cần rất nhiều yếu tố cấu thành, trong đó ý tưởng của người chủ website là quan trọng nhất. 3.5. WEBSITE tĩnh và WEBSITE động - WEBSITE tĩnh: là dạng WEBSITE mà nội dung của nó là cố định, để thay đổi cần có kiến thức về web, người sử dụng không thể sửa chữa trực tiếp trên inetrnet. - WEBSITE động: là dạng WEBSITE mà sau khi thiết kế, người sử dụng có thể thêm - xóa - sửa nội dung thông qua một phần mềm quản lý mà không cần có nhiều kiến thức về thiết kế web. 3.6. Khái niệm thương mại điện tử Nếu một trong những công đoạn của giao dịch thương mại như tìm kiếm đối tác, thỏa thuận hợp đồng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thanh toán, được thực hiện bằng công cụ điện tử thì giao dịch thương mại đó có thể được coi là thương mại điện tử. Bạn gửi fax cho các khách hàng tiềm năng để chào hàng, bạn thỏa thuận chi tiết hợp đồng qua hệ thống ngân hàng, tất cả những việc đó đều thuộc phạm trù của thương mại điện tử với ý nghĩa tổng quát của nó. Chỉ sau internet ra đời và được phổ biến rộng rãi thì thương mại điện tử mới thực sự có bước nhảy vọt. Khái niệm thương mại điện tử hiện nay hàm ý thương mại internet nhiều hơn. Theo thống kê của IDC và OECD, với internet, thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng từ 50 tỷ USD vào năm 1998, lên đến 111 tỷ năm 1999 và dự tính sẽ đạt mức 1000 tỷ USD vào những năm 2003-2005. Qua hệ thống internet với hàng trăm triệu máy tính trên khắp các châu lục, các doanh nhân ngày nay đã thật sự có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để giao dịch. 3.7. Tìm kiếm và Quảng bá WEBSITE trên Internet Ngày nay, chúng ta có thể tìm đối tác một cách dễ dàng hơn thông qua các công cụ tìm kiếm trên internet, đặc biệt là đối tác tại các nước phát triển, nơi có tỷ lệ phổ cập internet rất cao. Bạn chỉ cần vào một trong những công cụ tìm kiếm như www.google.com hoặc www.yahoo.com, gõ vào từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm, chỉ vài giây sau bạn đã có một danh sách dài ngoằng. Sau vài giờ phân loại, sàng lọc thông tin, bạn đã có thể có trong tay một danh sách các đối tác tiềm năng. So với cách làm truyền thống qua danh bạ điện thoại, catalog thì việc tìm kiếm trên internet nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều. Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 9/80 3.8. Khái niệm về World Wide Web (WWW) World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland. Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo. 3.9. URL URL (Uniform Resource Locator) dùng để chỉ tài nguyên trên Internet. Sức mạnh của web là khả năng tạo ra những liên kết siêu văn bản đến các thông tin liên quan. Những thông tin này có thì là những trang web khác, những hình ảnh, âm thanh Những liên kết này thường được biểu diễn bầng những chữ màu xanh có gạch dưới được gọi là anchor.Các URL có thể được truy xuất thông qua một trình duyệt (Browser) như IE hay Netscape. Trong đó: http: là giao thức index.html là tên đường dẫn trên máy chứa tài nguyên. Nhờ địa chỉ url mà ta có thể từ bất kỳ một máy nào trong mạng Internet truy nhập tới các trang web ở các website khác nhau. 4. Tìm hiểu Webmail 4.1. Giới thiệu Thuật ngữ Email trên nền web và Webmail ám chỉ việc hiện thực một chương trình xem e-mail dưới dạng một ứng dụng web cho phép người dùng truy cập e-mail của họ thông qua một trình duyệt web, thay vì sử dụng chương trình xem email nên nền máy tính để bàn như Microsoft Outlook, Mozilla Thunderbird hay Eudora. (Cần chú ý thuật ngữ "Web" là nói gọn của thuật ngữ "World Wide Web" (mạng toàn cầu), và đôi khi có thể viết ở dạng chữ thường.) Một webmail khách thường được cung cấp bởi dịch vụ email, Hệ thống webmail client Trần Phan phong Phú Trang 10/80 cho phép khách hàng của nó truy cập thư được lưu trữ trên máy chủ của dịch vụ, nhưng cũng có những ngoại lệ. Từ Webmail còn được dùng chung với các danh từ khác như dịch vụ webmail hay nhà cung cấp webmail để chỉ đến một dịch vụ email được cung cấp thông qua một website (khác với dịch vụ email, thường phải gắn liền với việc kết nối internet). Mặc dù không nhất thiết phải sử dụng một chương trình webmail, việc sử dụng một chương trình webmail thường là phần quan trọng khi đưa ra dịch vụ webmail, đôi khi như là cách duy nhất để người dùng có thể tiếp cận email của họ, và đôi khi những phương pháp khác cũng được thêm vào như giao thức POP3 hoặc IMAP4 và chuyển tiếp email. Dịch vụ Webmail đầu tiên là Hotmail. Những nhà cung cấp Webmail phổ biến nhất hiện nay là Yahoo! Mail, Windows Live Hotmail and Gmail.[1] Những nhà cung cấp Webmail khác bao gồm Inbox.com, AIM Mail, Mail.com, Fastmail.FM, Lycos Mail, BlueTie, Everyone.net, and LuxSci. Người dùng cũng có thể chạy một phần mềm Webmail trên máy chủ Web của chính mình. Những phần mềm Webmail thương mại bao gồm Outlook Web Access (OWA), Laszlo Mail, Atmail and SmarterMail. Phần mềm Webmail mã nguồn mở bao gồm Horde IMP, OpenWebmail (dựa trên NeoMail), RoundCube, Zimbra, và SquirrelMail. Nhiều trường Đại học và phổ thông sử dụng những phần mềm đó để giúp sinh viên và giảng viên của trường có thể xem email qua trang Web. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đưa ra Webmail cho khách hàng của mình. Có một vài ứng dụng quản lý webmail, mà bạn có thể dùng nó để kiểm tra tất cả những email từ bất kỳ nhà cung cấp nào. Mail2Web.com và Email4Web.com là những ứng dụng phổ biến. Phần lớn các dịch vụ Webmail có các tính năng sau: • Thư mục • Bộ lọc email (thư đến sẽ được sắp xếp vào thư mục thích hợp) • Thư mục thùng rác • Sổ địa chỉ Một vài dịch vụ Webmail đưa thêm những tính năng khác cho chương trình webmail: • Từ điển khi soạn thư • Kiểm tra chính tả • Nhiều định danh người gửi • Khả năng tìm kiếm thư • Đăng nhập an toàn Những tính năng không phải webmail: • Truy cập email thông qua những giao thức khác như POP3 hay IMAP4 • Chuyển tiếp email • Tích hợp tài khoản email (lấy email từ các tài khoản khác) • Phát hiện E-mail spam • Kiểm tra virus trong thư đính kèm • Hỗ trợ Unicode (UTF-8) 4.2. Ưu điểm Webmail • E-mail được lưu trữ từ máy chủ ở xa, có nghĩa là nó có thể được truy cập từ bất cứ nơi nào có kết nối Internet và một trình duyệt Web. [...]... (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client) Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/ server Thực tế thì mô hình client/ server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/ server một cách dễ dàng... trình server và client nói chuyện với nhau bằng các thông Trần Phan phong Phú Trang 11/80 Hệ thống webmail client điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication) Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao thức Nếu một chương trình client nào đó... cũ và giữa các trường Trần Phan phong Phú Trang 19/80 Hệ thống webmail client header của phong bì (envelope) không phân biệt rõ ràng như một chuẩn mới khác Khi sử dụng, thông thường UA xây dựng một thông điệp và đưa nó qua bộ phận tác nhân truyền thông điệp (message transfer agents - MTA), ở đây nó dùng một số các trường header để xây dựng một envelope thực sự, thông điệp được thay đổi bởi cái cũ đi... dụng desktop; nó Trần Phan phong Phú Trang 21/80 Hệ thống webmail client có thể là một ứng dụng "Web mail" chạy trên máy chủ Web và máy chủ này cho phép bạn điều khiển bằng cách sử dụng trình duyệt Web mail client, dù thông qua Gmail, Yahoo hay front end công ty đến hệ thống khác, đều được xử lý theo cùng một cách với tư cách MUA của desktop client trong phần còn lại của tiến trình truyền tải email... rằng các công ty phải ép buộc công nghệ mail dựa trên các chuẩn (như khi bảo đảm rằng các địa chỉ mail bám chặt với RFC), và rằng người dùng phải có các hành vi thực hiện với email một cách đúng đắn.Một số lý do khác bao gồm việc không tương thích giữa các máy chủ mail của người nhận và người gửi Trong trường hợp này thư sẽ bị giữ chậm lại hoặc bị mất Do đó các công ty thường phải ép công nghệ mail... một POP3 Client, POP3 Server sẽ gửi một thông báo cho phía Client Tương tự như phần trình bày về giao thức SMTP, ta cũng sử dụng Telnet để kích hoạt dịch vụ này Một ví dụ có thể là: S: +OK dewey POP3 server ready Trần Phan phong Phú Trang 31/80 Hệ thống webmail client Chú ý rằng, đây là thông tin phản hồi từ phía POP3 Server Dấu ”+” có nghĩa là thành công, ngược lại, dấu ”-” là không thành công bị lỗi... vấn đề phân phối email hoặc quản lý công việc nặng nhọc như các quản trị viên email thì bạn cần phải biết được những vấn đề tối thiểu về công nghệ này 6.2 Khái niệm Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail), đôi khi được dịch không chính xác là điện thư, là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính Trần Phan phong Phú Trang 14/80 Hệ thống webmail client Email là một phương tiện thông... phong Phú Trang 17/80 Hệ thống webmail client không có khả năng nhận được, và các khả năng cho các cô thư ký vận dụng thư của các ông chủ của mình Hiện nay thư điện tử được sử dụng rộng rãi trong việc kinh doanh cho việc truyền thông tin trong công ty Nó cho phép các công nhân ở xa hợp tác về các dự án phức tạp, ngay cả những nơi phải mất nhiều thời gian mới đến được Một số công ty đã đánh giá rằng thư... vị trong hộp thư Trong một hệ thống thư điện tử đơn giản, sự lựa chọn của các trường hiển thị được người ta xây dựng thành một chương trình Trong các hệ thống phức tạp hơn, người sử dụng có thể xác định cho các trường nào Trần Phan phong Phú Trang 18/80 Hệ thống webmail client được hiển thị bằng cách cung cấp một hiện trạng người sử dụng (User Profile), hay một tệp mô tả định dạng hiển thị Trong ví... khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu Thông thường chương trình server và client được . tài Xây dựng webmail cient bằng công nghệ java nhằm cũng cố lại những kiến thức đã học và tìm hiểu thêm nhiều công nghệ mới. N Hệ thống webmail. Mailserver 45 Chương 2: Các công nghệ dùng trong ứng dụng 47 1. Giới thiệu java 47 1.1. Sự xuất hiện ngôn ngữ Java 47 1.2. Các tính chất, ưu khuyết điểm của Java 51 1.2.1. Các tính chất. sao lại sử dụng MySQL? 62 2.10.3. Một số đặc điểm của MySQL 62 2.11. Công cụ phát triển Java 63 Phần 3: Xây dựng hệ thống Webmail 65 Chương 1: Phân tích thiết kế hệ thống Mail 65 1. Khảo sát