1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC và THỰC HÀNH về làm mẹ AN TOÀN CHO các bà mẹ 15 49 TUỔI tại TỈNH BO lị KHĂM XAY, lào năm 2011

5 505 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 169,54 KB

Nội dung

Y học thực hành (859) - số 2/2013 57 HIệU QUả CAN THIệP NÂNG CAO KIếN THứC Và THựC HàNH Về LàM Mẹ AN TOàN CHO CáC Bà Mẹ 15 - 49 TUổI TạI TỉNH BO Lị KHĂM XAY, LàO NĂM 2011 Khamphanh Prabouasone - Đại học Y Khoa Lào Ngô Văn Toàn, Bùi Văn Nhơn Đại học Y Hà Nội Lê Anh Tuấn - Bệnh viện Phụ sản Trung ơng tóm tắt Nghiên cứu đợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về chăm sóc trớc, trong và sau sinh cho các bà mẹ 15 - 49 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào năm 2011. Kết quả cho thấy kiến thức và thực hành sau can thiệp về chăm sóc trớc, trong và sau sinh ở nhóm can thiệp là cao hơn so với nhóm chứng: tỷ lệ bà mẹ ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng có thực hành về: đi khám thai 3 lần (92,0% và 45,0%) với (p<0,01); tiêm phòng uốn ván 2 lần (68,0% và 30,0%) với (p<0,05); uống viên sắt 3 (56,0% và 15,0%) với (p<0,05). Sinh con tại cơ sở y tế (100% và 50,0%) với (p<0,001). Đợc nhân viên y tế đỡ đẻ (100% và 50,0%) với (p<0,001). Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút (80,0% và 30,0%) với (p<0,001). Đi khám lại sau sinh (68,0% và 15,0%) với (p<0,01). Kết luận: biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn cho các bà mẹ đạt kết quả tốt. Từ khóa: làm mẹ an toàn, chăm sóc trớc sinh, chăm sóc trong sinh, chăm sóc sau sinh, dấu hiệu nguy hiểm, khám lại sau sinh Summary The study was carried out to describe intervention of knowledge and practices about safe motherhood among mothers 15-49 years old in Bolikhamxai province, Lao in 2011. The results showed that knowledge about safe motherhood of mothers in the intervention group is high, and higher than the control group: the percentage of mothers had knowledge about danger signs that occur during and after also higher than in the control group. Intervention more effective, practical rate care before, during and after the birth of mothers in the intervention group were higher in the control group as: ANC 3 times was 92.0% and 45,0% with p<0.01; tetanus vaccination 2 was 68.0% and 30.0% with p<0.05; taking iron supplements 3 was 56.0% and 15.0% with p<0.05. Birth at health facilities was 100% and 50.0% with p<0.001. Health workers delivered was 100% and 50.0% with p<0.001. Breastfeeding soon after birth 30 minutes was 80.0% and 30.0% with p<0.001. Check- up after delivered was 68.0% and 15.0% with p <0.01. Conclusions: Effective interventions and practical knowledge of safe motherhood mother's are satisfaction. Keyworks: safe motherhood, antenatal care, intrapatrum care, postnatal care, danger signs, check- up after delivered ĐặT VấN Đề Theo Tổ chức Y tế thế giới, làm mẹ an toàn (LMAT) là tất cả phụ nữ đều đợc nhận sự chăm sóc cần thiết để đợc hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai, trong khi sinh và sau sinh [14]. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sau sinh thì phụ nữ phải đợc cán bộ y tế có trình độ chuyên môn chăm sóc và theo dõi. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 585.000 phụ nữ tử vong có liên quan đến thai nghén và sinh đẻ [4]. Tại Lào, tỷ lệ tử vong của trẻ em dới một tuổi trong năm 2007 là 72/1000 trẻ đẻ sống cao hơn nhiều so với các nớc trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong mẹ ở Lào là rất cao với 405/100.000 trẻ đẻ sống [6]. Tại các nớc đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là một trong những nguyên nhân chính có liên quan đến bệnh tật và tử vong ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật ở độ tuổi này, nhiều hơn bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào khác [10]. Chủ yếu là do tình trạng sức khỏe bà mẹ kém trong quá trình mang thai và các biến chứng có liên quan đến thai nghén, sinh đẻ và sau sinh; đặc biệt là do các biến chứng, tai biến sản khoa xảy ra trong chuyển dạ và sau sinh. Hầu hết các trờng hợp tử vong mẹ và con này đều có thể tránh đợc bằng cách chăm sóc sức khỏe toàn diện cho tất cả các bà mẹ trong quá trình thai nghén; đặc biệt là chăm sóc, theo dõi tốt cho các bà mẹ trong và sau sinh [4]. Để thực hiện tốt điều này thì việc áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của các bà mẹ về LMAT đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì những lý do trên nghiên cứu này đợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về LMAT cho các bà mẹ 15 - 49 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào trong năm 2011. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 1. Đối tợng nghiên cứu: những bà mẹ 15-49 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào. Tiêu chuẩn lựa chọn: các bà mẹ 15-49 tuổi, sống tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay - Lào, tham gia nghiên cứu can thiệp trong 1 năm, không mắc bệnh tâm thần và tự nguyện tham gia. 2. Phơng pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: đây là một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng, đánh giá hiệu quả trớc và sau. * Cỡ mẫu nghiên cứu: 2 21 2 22111)2/1( 21 )( ])1()1([)1(2[ pp ppppZppZ nn ++ == Y học thực hành (859) - số 2/2013 58 Trong đó: n 1 : cỡ mẫu ở nhóm can thiệp; n 2 : mẫu ở nhóm đối chứng; )2/1( Z : hệ số tin cậy; )1( Z : lực mẫu; p 1 : tỷ lệ bà mẹ có kiến thức LMAT ở nhóm can thiệp chọn 65%; p 2 : tỷ lệ bà mẹ có kiến thức LMAT ở nhóm đối chứng chọn 50%; p = (p 1 + p 2 ) /2. Cỡ mẫu tính đợc là n 2 = n 2 = 182, cỡ mẫu đợc lấy tròn cho mỗi nhóm là 200 bà mẹ. Vậy cỡ mẫu cần cho toàn bộ nghiên cứu can thiệp là 400 bà mẹ. Chọn mẫu nghiên cứu: chọn mỗi xã là 100 bà mẹ tình tự nguyện tham gia nghiên cứu trong 4 xã (2 xã ở nhóm can thiệp và 2 xã ở nhóm đối chứng) tại huyện Khăm Kợt của tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào. * Chơng trình can thiệp cộng đồng: tăng cờng hoạt động giáo dục truyền thông, đẩy mạnh giáo dục đồng đẳng về LMAT: tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng, hỗ trợ cho mạng lới giáo dục đồng đẳng; xây dựng các vật liệu truyên truyền giáo dục dễ hiểu phù hợp với nhu cầu của đối tợng tác động và tiến hành đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông; thông qua hoạt động của nhóm giáo dục viên đồng đẳng, hỗ trợ kiến thức về chăm sóc trớc, trong và sau sinh của các bà mẹ. Trong khi đó ở các xã đối chứng vẫn cứ tiến hành các hoạt động thông thờng. KếT QUả 1. Một số đặc trng cá nhân Tỷ lệ các bà mẹ 19 tuổi ở nhóm đối chứng và can thiệp lần lợt chiếm 18,5% và 48,5%. Tỷ lệ này ở nhóm tuổi 20-29 lần lợt là 38,0% và 30,5%; ở nhóm tuổi 30-39 lần lợt là 32,0% và 13,5% và ở nhóm tuổi 40 lần lợt là 11,5% và 7,5%. Các bà mẹ ở cả hai nhóm chứng và nhóm can thiệp hầu hết đều là ngời dân tộc Lào Lùm, lần lợt chiếm tỷ lệ 100% và 99,0%. Đa số phụ nữ 15-49 tuổi đều có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. ở nhóm chứng: tỷ lệ bà mẹ có trình độ trung học cơ sở là 38,5%, tiểu học là 56,5% và chỉ có 5,0% có trình độ trung học phổ thông. ở nhóm can thiệp: tỷ lệ bà mẹ có trình độ trung học cơ sở là 45,0%, tiểu học là 46,5% và 8,5% có trình độ trung học phổ thông. Phần lớn các bà mẹ đều đã lập gia đình, tỷ lệ này ở các bà mẹ theo nhóm chứng là 82,0% và nhóm can thiệp là 60,0%. Chủ yếu nghề nghiệp của các bà mẹ ở nhóm chứng và nhóm can thiệp đều là nông dân, lần lợt chiếm tỷ lệ 75,0% và 74,0%, còn lại làm nghề khác và buôn bán. 2. Hiệu quả nâng cao kiến thức về LMAT cho các bà mẹ Bảng 1. Hiệu quả nâng cao kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trớc sinh (CSTS) Nhóm đối chứng (n=200) Nhóm can thiệp (n=200) Kiến thức CSTS n % n % p CSHQ (%) Khám thai 3 lần 177 88,5 200 100 <0,001 12,9 < 3 lần 23 11,5 0 0 Tiêm phòng uốn ván 2 lần 109 54,5 199 99,5 <0,001 82,6 < 2 lần 91 45,5 1 0,5 Uống viên sắt 3 tháng 95 47,5 195 97,5 <0,001 105,2 < 3 tháng 105 52,5 5 2,5 Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có kiến thức về CSTS cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về khám thai 3 lần trong thai kỳ chiếm 100%, tiêm phòng uống ván 2 lần chiếm 99,5% và uống viên sắt 3 tháng chiếm 97,5% đều cao hơn so với nhóm chứng (các tỷ lệ lần lợt là 88,5%, 54,5% và 47,5%) với chỉ số hiệu quả đạt đợc theo thứ tự là 12,9%, 82,6% và 105,2%. Kết quả cũng cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm trớc sinh ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm sốt cao và phù là 99,5%, ra máu âm đạo là 97,5%, không thấy cử động thai hoặc thai lu là 97,5% đều cao hơn so với nhóm chứng với chỉ số hiệu quả dao động từ 13,1% đến 93,1%. Bảng 2. Hiệu quả nâng cao kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trong sinh Nhóm đối chứng (n=200) Nhóm can thiệp (n=200) Kiến thức chăm sóc trong sinh n % n % p CSH Q (%) Sinh con tại cơ sở y tế Có 118 59,0 200 100 <0,001 69,5 Không 82 41,0 0 0 Có cán bộ y tế đỡ đẻ Có 182 91,0 200 100 <0,001 9,9 Không 18 9,0 0 0 Bú sớm ngay sau sinh 30 phút Có 92 46,0 190 95,0 <0,001 106,5 Không 108 54,0 10 5,0 Sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về sinh con tại cơ sở y tế đạt 100% cao hơn so với 59,0% ở nhóm đối chứng với chỉ số hiệu quả 69,5%. Tỷ lệ các bà mẹ ở nhóm can thiệp hiểu biết về có cán bộ y tế đỡ đẻ là 100% cao hơn so với 91,0% ở nhóm đối chứng với chỉ số hiệu quả 9,9%. Đa số bà mẹ ở nhóm can thiệp có kiến thức về cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút là 95,0% cao hơn so với 46,0% ở nhóm đối chứng với chỉ số hiệu quả 106,5%. Các sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả cho thấy sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm trong sinh đều cao hơn nhiều so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (với p<0,05 và p<0,001). Tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về dấu hiệu đẻ khó hoặc chuyển dạ kéo dài là 95,0%, sốt cao là 97,5%, co giật là 95,0%, vỡ ối sớm là 90,0%, chảy máu nhiều (băng huyết) là 95,0% và thấy tay chân của thai nhi ra là 95,0% với chỉ số hiệu quả dao động từ 8,6% đến 156,7%. Bảng 3. Hiệu quả nâng cao kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sau sinh Nhóm đối chứng (n=200) Nhóm can thiệp (n=200) Kiến thức về khám lại sau sinh n % n % p CSH Q (%) Y học thực hành (859) - số 2/2013 59 Có 107 53,5 200 100 Không 93 46,5 0 0 p<0,00 1 86,9 Sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về khám lại sau sinh đạt 100% cao hơn so với 53,5% ở nhóm đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với chỉ số hiệu quả là 86,9%. 3. Hiệu quả nâng cao thực hành về LMAT cho các bà mẹ (N=45 bà mẹ) Bảng 4. Hiệu quả nâng cao thực hành về CSTS Nhóm đối chứng (n=20) Nhóm can thiệp (n=25) Thực hành CSTS n % n % p CSHQ (%) Khám thai 3 lần 9 45,0 23 92,0 <0,01 104,4 < 3 lần 11 55,0 2 8,0 Tiêm phòng uốn ván 2 lần 6 30,0 17 68,0 <0,05 126,7 < 2 lần 14 70,0 8 32,0 Uống viên sắt 3 tháng 3 15,0 14 56,0 <0,05 273,3 < 3 tháng 17 85,0 11 44,0 Trong thời gian 1 năm tiến hành biện pháp can thiệp thì đã có 20 bà mẹ ở các xã chứng và 25 bà mẹ ở các xã đợc can thiệp sinh con. Kết quả cho thấy sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp đã đi khám thai 3 lần là 92,0% cao hơn so với 45,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 104,4%. Trong khi đó, các bà mẹ ở nhóm can thiệp đã tiêm phòng uốn ván 2 lần đạt 68,0% cao hơn so với 30,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 126,7%. Đa số bà mẹ ở nhóm can thiệp đã uống viên sắt 3 tháng chiếm 56,0% cao hơn so với 15,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 273,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 và p<0,05. Bảng 5. Hiệu quả nâng cao thực hành về chăm sóc trong sinh Nhóm đối chứng (n=20) Nhóm can thiệp (n=25) Thự hành chăm sóc trong sinh n % n % p CSHQ (%) Sinh con tại cơ sở y tế Có 10 50,0 25 100 <0,001 100,0 Không 10 50,0 0 0 Có cán bộ y tế đỡ đẻ Có 10 50,0 25 100 <0,001 100,0 Không 10 50,0 0 0 Bú sớm ngay sau sinh 30 phút Có Không 6 14 30,0 70,0 20 5 80,0 20,0 <0,001 166,7 Kết quả cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ ở nhóm can thiệp đã sinh con tại cơ sở y tế đạt 100% cao hơn so với 50,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 100,0%. Trong khi đó, các bà mẹ nhóm can thiệp đợc cán bộ y tế đỡ đẻ chiếm 100% cao hơn so với 50,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 100,0%. Đa số bà mẹ ở nhóm can thiệp đã cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút chiếm 80,0% cao hơn so với 30,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 166,7%. Các sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 6. Hiệu quả nâng cao thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh Thực hành Nhóm đối chứng Nhóm can thiệp p CSHQ (n=20) (n=25) khám lại sau sinh n % n % (%) Có 3 15,0 17 68,0 Không 17 85,0 8 32,0 p<0,0 1 353,3 Sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ ở nhóm can thiệp đã khám lại sau sinh đạt 68,0% cao hơn so với 15,0% ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,01) với chỉ số hiệu quả là 353,3%. BàN LUậN Quá trình can thiệp đã đợc tiến hành trên 200 bà mẹ thuộc nhóm chứng và 200 bà mẹ thuộc nhóm can thiệp. Trong thời gian tiến hành các biện pháp can thiệp thì đã có 20 bà mẹ thuộc nhóm chứng và 25 bà mẹ thuộc nhóm can thiệp đã có thai và sinh đẻ. Do vậy, đánh giá hiệu quả can thiệp thực hành về LMAT chỉ thực hiện trên 45 phụ nữ đã có thai ở cả nhóm chứng và nhóm can thiệp. Thai nghén là giai đoạn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe trầm trọng nh bệnh tật, tử vong hoặc các biến chứng lâu dài sau sinh mà bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai. Bản thân ngời phụ nữ cần có kiến thức về LMAT để có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình, đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm để có thể đi khám và xử lý kịp thời. Kết quả cho thấy sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp có kiến thức về CSTS cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về khám thai 3 lần trong thai kỳ chiếm 100%, tiêm phòng uốn ván 2 lần chiếm 99,5% và uống viên sắt 3 tháng chiếm 97,5% đều cao hơn so với nhóm chứng với chỉ số hiệu quả đạt đợc từ 12,9% đến 105,2%. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp đã làm tăng hiểu biết của bà mẹ, giúp họ biết tầm quan trọng của việc khám thai đủ 3 lần, tiêm phòng uốn ván đủ và uống viên sắt từ 3 tháng trở lên trong quá trình mang thai. Từ đó giúp quản lý thai nghén tốt, cung cấp đủ sắt và giúp phòng chống uốn ván sơ sinh có thể xảy ra. Đồng thời góp phần chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe bà mẹ cũng nh thai nhi. Kết quả cũng cho thấy, sau can thiệp hiểu biết của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm trớc sinh ở nhóm can thiệp đã đợc cải thiện rất nhiều. Tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm sốt cao và phù là 99,5%, ra máu âm đạo là 97,5%, không thấy cử động thai hoặc thai lu là 97,5% đều cao hơn so với nhóm chứng. Kết quả này cao hơn so với kết quả của một số nghiên cứu đợc tiến hành tại Việt Nam [11], [12]. Điều này cho thấy hiệu quả tích cực của các biện pháp đã đợc tiến hành tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay đã giúp nâng cao đợc kiến thức của các bà mẹ về CSTS. Chuyển dạ là một quá trình quan trọng. Đây là quá trình này rất dễ xảy ra các tai biến nhất cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy bà mẹ cần đợc theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế để đợc nhận đợc sự chăm sóc chu đáo từ các cán bộ y tế nhằm hạn chế tối đa các biến cố nh chảy máu, sa dây rau, vỡ ối sớm, kiệt sức khi chuyển dạ Sự hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra với ngời mẹ trong quá trình chuyển dạ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và kịp thời xử trí các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra, tránh những hậu quả đáng tiếc cho Y học thực hành (859) - số 2/2013 60 mẹ và con. Kết quả cho thấy sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về sinh con tại cơ sở y tế đạt 100%, có cán bộ y tế đỡ đẻ là 100% và cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút là 95,0% cao hơn nhiều so với ở nhóm chứng. Kết quả này cũng cao hơn so với một số nghiên cứu nh tại Zimbabwe [7] và theo nghiên cứu của UNFPA tại 7 tỉnh năm 2005 [12]. Kết quả cho thấy sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm trong sinh đều cao hơn nhiều so với nhóm chứng. Tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về dấu hiệu đẻ khó hoặc chuyển dạ kéo dài là 95,0%, sốt cao là 97,5%, co giật là 95,0%, vỡ ối sớm là 90,0%, chảy máu nhiều (băng huyết) là 95,0% và thấy tay chân của thai nhi ra là 95,0% với chỉ số hiệu quả dao động từ 8,6% đến 156,7%. Kết quả này cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu trên thế giới nh tại Uganda [3], tại Ethiopia [5], tại Tanzanian [8]. Kết quả cũng cho thấy, không chỉ kiến thức về chăm sóc trớc và trong sinh sau can thiệp đợc cải thiện mà kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc sau sinh cũng đã đợc nâng cao đáng kể. Tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp có hiểu biết về khám lại sau sinh đạt 100% cao hơn so với 53,5% ở nhóm đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với chỉ số hiệu quả là 86,9%. Từ đó cho thấy hiệu quả tốt của các biện pháp can thiệp đã đợc tiến hành. Do vậy cần triển khai các biện pháp can thiệp này trên quy mô rộng hơn nữa, qua đó giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong có liên quan đến quá trình sinh đẻ tại Lào. LMAT là tất cả các phụ nữ đều đợc nhận sự chăm sóc cần thiết để đợc hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và sau đẻ, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có tai biến xảy ra [14]. Một trong những nội dung quan trọng của chơng trình LMAT là tất cả các phụ nữ mang thai phải nhận đợc sự chăm sóc cơ bản và chăm sóc chuyên biệt trớc khi sinh. Do đó việc khám thai, quản lý thai thờng xuyên ít nhất 3 lần trong quá trình mang thai là rất cần thiết. Sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ nhóm can thiệp đã đi khám thai 3 lần là 92,0% cao hơn so với 45,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 104,4%. Kết quả thu đợc cao hơn so với một số nghiên cứu cho thấy chỉ có 1/5 đến 1/3 phụ nữ đi khám thai ít nhất 3 lần trong quá trình mang thai [9], [11]. Trong khi đó, các bà mẹ ở nhóm can thiệp đã tiêm phòng uốn ván 2 lần đạt 68,0% cao hơn so với 30,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 126,7%. Đa số bà mẹ ở nhóm can thiệp đã uống viên sắt 3 tháng chiếm 56,0% cao hơn so với 15,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 273,3%. Kết quả cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ ở nhóm can thiệp đã sinh con tại cơ sở y tế đạt 100% cao hơn so với 50,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 100,0%. Trong khi đó, các bà mẹ nhóm can thiệp đợc cán bộ y tế đỡ đẻ chiếm 100% cao hơn so với 50,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 100,0%. Đa số bà mẹ ở nhóm can thiệp đã cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút chiếm 80,0% cao hơn so với 30,0% ở nhóm chứng với chỉ số hiệu quả 166,7%. Điều này cho thấy hầu hết các bà mẹ nhóm can thiệp đã biết sử dụng sữa non cho con bú ngay sau sinh 30 phút, kết quả này tốt hơn so với nghiên cứu tại Quảng Trị với nhiều phụ nữ không biết cách sử dụng sữa non và không cho trẻ bú sớm ngay sau sinh [9]. Khám sau sinh có vai trò rất quan trọng, giúp theo dõi chặt chẽ và chăm sóc sản phụ nhằm phát hiện sớm những bất thờng của cả sản phụ và sơ sinh, đồng thời giúp cấp cứu sớm các tai biến sản khoa (nếu có xảy ra). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau can thiệp tỷ lệ các bà mẹ ở nhóm can thiệp đã đi khám lại sau sinh là 68,0% cao hơn so với kết quả một số nghiên cứu tại Bangladesh là 28% [1], tại Nepal là 34% [2] và tại Việt Nam theo kết quả báo cáo về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 [13]. Điều này cho thấy, sức khỏe của bà mẹ sau sinh đã đợc quan tâm đúng mức hơn. Việc thực hành về chăm sóc sau sinh ở nhóm can thiệp đã đợc cải thiện rất nhiều. Các biện pháp can thiệp đã đợc tiến hành trong thời gian mời hai tháng (một năm) nhằm nâng cao kiến thức và thực hành đúng của các bà mẹ tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào. Sau can thiệp kết quả thu đợc ở nhóm can thiệp là rất tốt. Hầu hết các bà mẹ đã có đợc kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc trớc, trong và sau sinh. KếT LUậN Các biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về LMAT cho các bà mẹ 15 - 49 tuổi đã đạt đợc kết quả tốt. Kiến thức về LMAT của các bà mẹ ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng và tỷ lệ bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra ở nhóm can thiệp cũng tốt so với nhóm đối chứng. Thực hành về chăm sóc trớc, trong và sau sinh của bà mẹ ở nhóm can thiệp đều tốt hơn nhóm chứng nh CSTS: đi khám thai 3 lần là 92,0% so với 45,0%; tiêm phòng uốn ván 2 lần là 68,0% so với 30,0%; uống viên sắt 3 là 56,0% so với 15,0%. Chăm sóc trong sinh: sinh con tại cơ sở y tế là 100% so với 50,0%; đợc nhân viên y tế đỡ đẻ là 100% so với 50,0%; cho trẻ bú sớm ngay sau sinh 30 phút là 80,0% so với 30,0%. Đi khám lại sau sinh là 68,0% so với 15,0%. Tài liệu tham khảo 1. Anwar I S.M., Akhtar N., Chowdhury M.E. et al (2008). Inequity in maternal health-care services: evidence from home-based skilled-birth-attendant programmes in Bangladesh. Bull World Health Organ, 86(4); pp. 252-259. 2. Dhakal S., Chapman G.N., Simkhada P.P. et al (2007). Utilisation of postnatal care among rural women in Nepal. BMC Pregnancy Childbirth, 7(19); pp. 138. 3. Jerome K.K., Per-Olof O., Eleanor T. et al (2011). Knowledge of obstetric danger signs and birth preparedness practices among women in rural Uganda. Reproductive Health, 8, pp: 33. 4. Khan N.C., Khalid S. (2006). WHO Analysis of Causes of Maternal Deaths: A Systematic Review. The Lancet, 367(9516); pp:1066-1074. 5. Mesay H., Abebe G., Fessahaye A. (2010). Knowledge about obstetric danger signs among pregnant women in Aleta Wondo district, Sidama Zone, Southern Ethiopia. Ethiop J Health Sci, 20(1), pp: 25-32. Y học thực hành (859) - số 2/2013 61 6. Mother and child health care centre (2008). Report of statistics and health situation of mother and child health in Lao. Vientiane. 7. Mugweni E., Ehlers V.J., Roos J.H. (2008). Factors contributing to low institutional deliveries in the Marondera district of Zimbabwe. Curationis, 31(2), pp. 5-13. 8. Pembe A.B., Urassa D.P., Carlstedt A. et al (2009). Rural Tanzanian women's awareness of danger signs of obstetric complications. BMC Pregnancy Childbirth, 9, pp:12. 9. Quyen B.T. (2003). Maternal and Child Health Care Practices among Mothers of under 2 Years Children and Related Factors in DaKrong and Huong Hoa, Quang Tri 2002. Hanoi School of Public Health. 10. Saowakontha. S (2000). Promotion of the health of rural women towards safe motherhood-an intervention project in northeast Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 31 (2); pp: 5-21. ĐáNH GIá KếT QUả PHẫU THUậT CắT TRƯớC THấP NộI SOI TRONG UNG THƯ TRựC TRàNG Lê Mạnh Hà, Lê Quốc Phong TóM TắT Mục tiêu: Đánh giá kết quả phơng pháp điều trị triệt căn ung th trực tràng bằng phẫu thuật cắt trớc thấp nội soi tái lập lu thông tiêu hóa một thì bằng EEA. Phơng pháp: Nghiên cứu hồi cứu, theo dõi dọc dựa trên 80 bệnh nhân ung th trực tràng đợc phẫu thuật cắt trớc thấp nội soi điều trị triệt căn bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện trung ơng Huế từ 2005- 8/2011, trong đó: 32 bệnh nhân ung th trực tràng thấp, 27 bệnh nhân ung th trực tràng trung gian và 11 bệnh nhân ung th trực tràng cao. Kết quả: Tuổi trung bình 59.7 (28 82 tuổi), trong đó, tỷ lệ nam/nữ; 1,17. Tai biến trong phẫu thuật gồm 6 (3,75%) trờng hợp chảy máu, 1 (0,625%) trờng hợp tổn thơng niệu đạo. Có 12 (7,5%) trờng hợp chuyển mổ mở. Biến chứng sau mổ gồm chảy máu 8 (5,4%) trờng hợp, nhiễm trung tầng sinh môn 2 (1,35%) trờng hợp, tắc ruột sớm 2 (1,35%). Thời gian nằm viện trung bình 8,4 ngày. Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày 3 (2,03%) trờng hợp. Theo dõi trung bình trong 24,8 tháng thực hiện trên 106/148 (1,62%) bệnh nhân. Tỷ lệ tái phát tại chỗ 6,6% (7/106), 1 trờng hợp di căn lỗ trocart 5mm HCP . Tỷ lệ sống thêm toàn bộ trong 12 tháng 95,3% (101/106), tỷ lệ sống thêm trong 24 tháng 83,9% (89/106). Kết luận: Phẫu thuật cắt trực tràng nội soi trong bệnh lý ung th trực tràng là một phẫu thuật khả thi, tỷ lệ tai biến và biến chứng thấp, là một phẫu thuật ít xâm nhập nên ít đau sau mổ và thời gian phục hồi sau mổ nhanh hơn. Khả năng cắt triệt để và nạo vét hạch tơng đơng mổ mở nên kết quả về mặt ung th học không có sự khác biệt so với mổ mở. summary Object: To access the outcomes of laparoscopic radical resection for rectal cancer. Method: Prospective study on rectal cancer patients who underwent laparoscopic rectal resection from 2000 to 3/2011 at Hue cental hospital: 80 cases were operated by Miles procedure, 32 cases were by Pull- through procedure and 48 cases were by LAR. Results: Average age 58,7 years (range 28-82), male/female: 1.17 Mean surgical times: 185.4 34 minutes (range 130 to 320). Intraoperative complications occurred in 7 (4.375%) patients. Medial blood volume transfulsion 175ml. Conversy rate: 7.5%. Postoperative complications: 8 patient bleeding (5.4%); 4 patients perineal infection (2.7%); 2 patients (1.35%) patients early bowel obstruction, 1 patient disorder voiding. Hospital stay 9.7 days (7-28 days). Death rate: 2.03%. Mean follow-up was 24.8 months on 106/148 (71.62%) patients. There was local recurrence in 7 of 106 patients (6.6 percent); there were one port site metastases. 12 month and 24 month survival rates: 95.3% and 83.9%. Conclusion: Laparoscopic rectal cancer resection in a feasible and safe procedure, low perioperative complication, early restoration, due to shorter term hospital stay. The ablity of radical surgery and lymphadenectomy are likely open surgery so that oncology results are no differentially. ĐặT VấN Đề Ung th đại trực tràng là bệnh lý ác tính của đờng tiêu hóa, trong đó ung th trực tràng chiếm tỷ lệ khoảng 40 đến 65% [1]. Tần suất mắc bệnh thay đổi tùy vùng địa d, môi trờng và dinh dỡng. Phẫu thuật triệt căn (R0) vẫn đóng vai trò chủ đạo. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật có thể áp dụng để phẫu thuật nhng cho dù kỹ thuật nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc ung th học trong quá trình thực hiện, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào vị trí khối u, giai đoạn bệnh, tình trạng bệnh nhân.cũng nh kinh nghiệm phẫu thuật viên. Trong những thập niên trớc, phẫu thuật cắt trực tràng mở là tiêu chuẩn vàng cho sự chọn lựa điều trị ung th trực tràng của các phẫu thuật viên chuyên ngành ngoại tổng quát, mặc dù vậy kỹ thuật này gặp nhiều khó khăn ở những bệnh nhân mập và khung chậu hẹp [4,5,7]. Năm 1991, Jacob thực hiện thành công trờng hợp đầu tiên cắt đại trực tràng nội soi đầu tiên trên thế giới, từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt trực tràng đã có những bớc phát triễn đột phá mang lại nhiều kết quả khả quan [1,2,3,9]. Tại Bệnh viện TW Huế, chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật này vào năm 2000 từ đó đến nay cắt trực tràng nội soi đợc áp dụng rộng rãi. Bài viết này nhằm mục đích chia sẽ một số kinh nghiệm nhỏ trong phẫu thuật, sau phẫu thuật và kết quả sống thêm trong thời gian ngắn của tất cả trờng hợp phẫu thuật cắt trực tràng nội soi điều trị bệnh nhân ung th trực tràng. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU . học thực hành (859) - số 2/2013 57 HIệU QUả CAN THIệP NÂNG CAO KIếN THứC Và THựC HàNH Về LàM Mẹ AN TOàN CHO CáC Bà Mẹ 15 - 49 TUổI TạI TỉNH BO Lị KHĂM XAY, LàO NĂM 2011 Khamphanh. nâng cao kiến thức và thực hành về chăm sóc trớc, trong và sau sinh cho các bà mẹ 15 - 49 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào năm 2011. Kết quả cho thấy kiến thức và thực hành sau can thiệp về. cứu này đợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về LMAT cho các bà mẹ 15 - 49 tuổi tại tỉnh Bo Lị Khăm Xay, Lào trong năm 2011. ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP

Ngày đăng: 22/08/2015, 07:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w