PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TIÊU TRONG TRUYỆN THƠ “TUM - TIÊU” CỦA CAMPUCHIA Sau những câu chuyện tình yêu có nguồn gốc từ văn học dân gian, truyện thơ Campuchia cuối cùng cũng đã tìm đến những câu chuyện tình trong đời sống hiện thực của chính mình. Mở đầu cho đề tài tình yêu hiện thực ở đất nước này là tác phẩm Tum Tiêu. Tum Tiêu bắt nguồn từ một câu chuyện tình có thật ở Campuchia thế kỉ XVI và đã được ghi lại trong sách sử hoàng gia. Truyện đề cập đến bi kịch của đôi trai tài gái sắc, xuất thân từ tầng lớp lao động bình dân, là tiếng hát ca ngợi tình yêu đích thực, chân chính, ca ngợi niềm tin vào chính nghĩa và kêu gọi đấu tranh chống lại tất cả những gì chà đạp lên hạnh phúc chân chính của con người. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, truyện khắc họa thành công nhân vật Tiêu. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ và khát vọng chân chính trong tình yêu, đề cao tình yêu của con người bình thường và lòng chung thủy, sắc son của người phụ nữ. Tiêu được sinh ra trong một gia đình khá giả mất cha từ nhỏ. Nàng Tiêu mang vẻ tiêu biểu lí tưởng của người phụ nữ Đông Nam Á nói chung và Campuchia nói riêng. Nàng đẹp dịu dàng, trong sáng từ hình thể đến bên trong tâm hồn: “ Tiêu đẹp đẽ như bong sứ trắng Hoa tinh khôi hương sắc nhẹ nhàng” Sắc đẹp của nàng nổi danh cả một vùng làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng: “ Nhà chị ấy khắp vùng điều biết Đẹp nôi danh sắc đẹp chi Tiêu” Tiêu phải là một cô gái duyên dáng , xinh đẹp lắm thì Sadi Tum mới say mê ngay từ lần gặp đầu tiên và quyết tâm hoàn tục để đến với nàng như thế. Đôi mắt của Tiêu đã cướp đi trái tim của Tum: “Ôi đôi mắt ai nhẹ nhàng ê lệ Đẹp như sao mọc đầu Phum” và chính đôi mắt ấy lại hiện lên trong bao nổi nhớ của chàng Tum: “ Ôi đôi mắt của em, đôi mắt Đủ để cho ta sống cả một đời” Không chỉ đẹp nhất vùng, nàng còn là một cô gái đẹp nhất nước. Điều này được thể hiện qua việc chọn hoàng hậu của vua Rim-mia-Rich-thi . Sau bao ngày quan sứ: “ Ngựa phi tám hướng, mươi phương Từ vùng núi Bati, Rây-chat Đến tận biển xa Cam-puông-xom” 1 Mà vẫn không tìm được mỹ nhân. Chỉ khi gặp được Tiêu quan sứ mới thực sự tìm được mỹ nhân: “Kìa người thật hay là tiên nữ Thân con gái mềm hơn liễu rũ Mái tóc đen đẹp tựa mây trôi Môi thắm đỏ, mày ngài quyến rủ” Không chỉ có vẽ đẹp hình thể, nàng khỏe khoắn, giỏi gian ngay ca trong những việc lao động. Hình ảnh nàng “Đội đầu cà-om đường thốt nốt” là hình ảnh tiêu biểu trong công việc đặc trưng văn hóa đất nước Campuchia. Dù nhà giàu, có người giúp việc nhưng nàng không vì thế mà nàng quên đi bổn phận của mình “Chị Tiêu thông thạo việc thiêu mai” nàng tỏ ra là một phụ nữ đảm đang tháo vác khi “Xếp khăn thuốc gói, cau trầu cho Tum” lúc Tum phải vào cung hầu hạ cho vua. Khi yêu Tiêu bất chấp đạo lí, sự ràng buộc của xã hội phong kiến để đến với người yêu. Qua đó thể hiện khát vọng và sự đấu tranh trong tình yêu của con người. Những tâm trạng của Tiêu từ e ngại, mong nhớ đến khao được yêu cũng chính là tâm lí chung của bao người con gái khi yêu. Tiêu là nơi gửi gắm những ao ước, khao khát trong tình yêu của người phụ nữ. Với quan niệm của “cha me đặc đâu con ngồi đấy” đã giết chết bao cuộc tình của bao đôi trai gái. Con cái nào dám chống lại cha mẹ, họ luôn phải vì chữ hiếu hi sinh đi tình yêu của mình. Không phải họ e ngại gian nan mà chỉ bởi quan niệm đạo lí từ bao thế hệ không cho phép họ làm thế. Người mẹ nào mà chẳng thương con, lo lắng cho tương lai của con, muốn con đươc sống trong giàu sang sung sướng. Mẹ Tiêu cũng như bao người mẹ khác, gia đình giàu có nhưng bà vẫn muốn con mình làm dâu con quan, làm hoàng hậu. Mẹ Tiêu không thể từ bỏ tương lai của con mình, bà nào có thấu hiểu hết lòng của con gái. Từ ngay lần gặp mặt đầu tiên họ đã yêu nhau, Tiêu đã bất chấp Tum là sư tiểu, Tiêu vượt qua cả quan niệm phong kiến cùng Tum trao nhau kỉ vật hứa hẹn chờ Tum hoàn tục trở về. Những ngày tháng chờ đợi trong lòng nàng bao nỗi nhớ dâng trào, làm nàng đau đớn, buồn bã vô cùng. Nỗi đau thầm kín trong lòng nàng ngày một càng tăng lên và nàng đã thực sự đau đớn gấp trăm ngàn lần hơn nữa khi mẹ nàng báo tin sẽ gã nàng cho Mơn-nguôi: “Tiêu sét đánh ngang tai, sờ sững Tiêu khóc lóc kêu trời oan nghiệt Mối tình này ai thấu chăng ai” Như lời hẹn ước Tum đến tìm nàng. Khi gặp được Tum nghe Tum trách móc, nàng đã không kiềm được lòng đã ào ra: “Người ơi em phải đâu thay đổi Lòng ghi mãi tích xắt-tra” Đau buồn vì bị mẹ ép gã nàng khuyên Tum quay về hồi hương trong lòng thì nào có muốn “Chiếc khăn tay lệ thắm ước đẩm”, nàng bày tỏ hết lòng mình cho Tum hiểu, Tiêu lo sợ Tum sẽ bỏ mình: “ Có bao giờ voi chê bỏ mía 2 Có khi nào anh bỏ yêu em” Nàng dùng lời lẽ nhẹ nhàng chứa đựng đầy tình yêu thường trách móc Tum khiến Tum thêm yêu nàng say đắm. Nàng đã bất chấp quan niệm phong kiến dâng hiến cuộc đời mình cho Tum. Con đường tình yêu của nàng và Tum đã được dự báo trước sẽ có nhiều gian nan trở ngại, nhưng họ nào e ngại sự khó khăn, trở ngại đó. Tum cũng như Tiêu chỉ muốn được tự do yêu đương, họ đã đến với nhau bằng tất cả tình yêu của mình. Cuộc sum hợp chưa bao lâu thì họ phải xa nhau, Tum phải vào cung để phụng sự cho vua khi nghe tin ấy: “Tiêu sờ sửng nói lời chẳng nổi. Lệ trào dâng đôi mắt con thuyền Đau khổ ta còn hơn đau khổ” Lệnh vua nào ai dám không tuân theo, nàng Tiêu chỉ còn biết “Xếp khăn thuốc gói cau trầu mới - Mắt rưng rưng vật cũ tình xưa” bao lời hứa hẹn chờ đợi nàng trao cho Tum hi vọng Tum sớm ngày trở về. Tiêu bị mẹ ép gã cho Mơn-nguôi, Tum lại phải vào cung vua nhưng tình yêu giữa Tum và Tiêu vẫn còn có hi vọng. Dù hi vọng đó là mong manh. Nhưng khi Tiêu được chọn làm hoàng hậu thì dường như hi vọng bị vùi tắt đi. Được làm hoàng hậu. Sống trong vinh hoa phú quý là niềm ao ước của bao cô gái. Nhưng Tiêu lại khác, ước muốn lớn nhất của nàng là được sống chung với Tum cho dù nghèo khổ, khó khăn nàng cũng chấp nhận. Làm hoàng hậu nàng sẽ không được gặp Tum nữa, làm sao có thể thay đổi quyết định của vua. Giữa lúc đó nàng ước được làm loài cá để thỏa sức vẫy vùng hay đơn giản chỉ là một bông hoa sen lặng lẽ giữa hồ. Nàng nhớ đến Tum, nhớ đến những kỷ niệm của nàng và Tum rồi nàng e sợ Tum không nhớ tới nàng nữa. Bao nhiêu nỗi đau vùng lên trong nàng, nàng lại lo lắng Tum không hiểu nàng cho nàng tham vinh hoa phú quý phụ tình chàng. Nỗi lòng Tiêu đã nói lên tấm lòng chung thủy sắc son của nàng dành cho Tum. Bao nhiêu phú quý, vinh hoa nàng cũng chẳng màng tới . Khi diện kiến vua, nàng gặp lại Tum như một giấc mơ. Trước mặt vua nàng lo sợ nhưng nàng lại hết sức tỉnh táo không hề sợ chết khi nghe vua hỏi chuyện tình của nàng và Tum. “Gẩn vua như gần với hổ” chỉ cần một lời nói trái ý vua, Tiêu và Tum có thể sẽ mất mạng. Vua rất giận khi nghe Tum hát Tum và Tiêu yêu nhau nhưng nàng vẫn không sợ khi vua hỏi chuyện. Khoảnh khắc đó chứng minh tình yêu, lòng thủy chung của nàng dành cho Tum. Thật may mắn cho họ vua là một người anh minh, độ lượng, từ giận dữ vua chuyển sang vui vẻ tác hợp cho đôi trai gái. Còn gì vui sướng hơn khi tình yêu của Tum-Tiêu tưởng chừng không đến được với nhau lại được vua làm chủ hôn. Trong khi Tum, Tiêu vui sướng trái lại mẹ Tum vô cùng thất vọng, lẽ ra bà đã trở thành họ hàng với vua, được vinh hoa phú quý, giờ đây bà chỉ là một người bình thường, công danh, lợi lộc tan biến. Mất đi cái địa vị to lớn kia bà tiếp tục nuôi hi vọng khác bà sẽ gã Tiêu cho Mơn nguôi. Ý đồ đó được mẹ Tiêu vạch ra thật kỹ càng. Bà đã viết thư giả ốm gọi Tiêu về. Bỗn phận của người con, tấm lòng hiếu thảo với mẹ nàng đã trở về lập tức. Và đây là lần thứ ba Tiêu phải xa Tum. Về đến nhà thấy mẹ mạnh khỏe Tum vui sướng vô cùng, nối tiếp sau đó nàng bàng hoàng khi nghe mẹ gã nàng cho Môn-nguôi “Lại sét đánh ngang đầu Tiêu lặng”. Giờ Tiêu đã là vợ của Tum rồi làm sao Tiêu có thể lấy Môn-nguôi được chứ, người 3 Tiêu yêu chỉ có thể là Tum thôi. Bao nhiêu nổi lòng Tiêu giải bày hết với mẹ, nhưng tiền tài vinh hoa phú quý đã che mắt bà. Mẹ nàng không những không nghe lại bắt nhốt nàng. Nàng buồn và giận mẹ vô cùng “Cơm chẳng ăn, thân thể hao gầy”. Nàng giận mình vội tin lời mẹ, thương chồng sớm hôm vất vả vì nàng. Tiêu nghĩ đến cái chết để giữ lòng chung thủy của mình nhưng rồi nàng tỉnh táo viết thư cho Tum. Thương vợ Tum xin vua trở về ngay. Tum-Tiêu gặp nhau và họ nào nghĩ rằng điều này nằm trong kế hoạch của Arơchon và mẹ nàng. Tum bị bắt, bị đánh. Thật đau khổ khi chứng kiến chồng bị đánh dã man mà bản thân mình chẳng giúp gì được cho chồng. Tiêu nài nỉ van xin hết lời nhưng “kẻ yếu ai nghe cho đặng”. Tum bị đánh đến chết. Chồng thì chết, người âm mưu giết chồng lại là mẹ mình, Tiêu làm sao có thể đối diện với sự thật đó và nàng đã tìm đến cái chết bên cạnh Tiêu như một giải thoát cho mình. Ước nguyện được sống bên chồng của nàng giờ không còn ai có thể ngăn cản nữa. Tiêu đã chứng minh cho mọi người thấy tình yêu của nàng và Tum không ai có thể chia cắt. Cái chết của họ mở ra hi vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho những tình yêu của các thế hệ sau. Tác phẩm khép lại để lại cho ngưởi đọc bao suy nghĩ về tình yêu của con người trong xã hội phong kiến. Đặc biệt là nhân vật Tiêu đó là hình ảnh người phụ nữ với tâm hồn trong sáng, trong tình yêu họ bất chấp lễ giáo phong kiến đấu tranh giành lấy hạnh phúc của mình, qua đó thấy ước muốn khao khát tự do yêu đương của con người. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, giàu tính chân thực, chan chứa tình cảm, tác phẩm Tum-Tiêu sẽ là khúc ca vang mãi trong lòng người đọc. Tum-Tiêu không chỉ có giá trị đối với đất nước Campuchia mà con đóng góp một phần quan trọng trong kho tàng văn học nhân loại. 4 . PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TIÊU TRONG TRUYỆN THƠ TUM - TIÊU” CỦA CAMPUCHIA Sau những câu chuyện tình yêu có nguồn gốc từ văn học dân gian, truyện thơ Campuchia cuối. người. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, truyện khắc họa thành công nhân vật Tiêu. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ và khát vọng chân chính trong tình yêu, đề cao tình yêu. tiên họ đã yêu nhau, Tiêu đã bất chấp Tum là sư tiểu, Tiêu vượt qua cả quan niệm phong kiến cùng Tum trao nhau kỉ vật hứa hẹn chờ Tum hoàn tục trở về. Những ngày tháng chờ đợi trong lòng nàng bao