1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn

17 910 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 141 KB

Nội dung

.ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT GIỚI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Hiền Đề tài: Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn Phần I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong ¼ thế kỷ qua, các quốc gia trên toàn thế giới đã không ngừng cải thiện vấn đề bất bình đẳng giới. Phụ nữ đã được hưởng những lợi ích về quyền, về học hành, sức khỏe, việc làm và đời sống, thậm chí nhiều quốc gia còn bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ theo luật pháp trong những lĩnh vực như sở hữu tài sản, thừa kế, hôn nhân. Tổng cộng có 136 nước hiện nay đã quy định công khai bảo vệ quyền bình đẳng giữa mọi công dân và chống phân biệt đối xử nam nữ trong hiến pháp. Tuy nhiên, những tiến bộ trên không phải dễ dàng mà có. Các thành quả cũng không đến một cách đồng đều ở mọi nước hay đối với mọi phụ nữ, cũng như trên mọi bình diện của vấn đề bình đẳng giới. Trên thực tế, bất bình đẳng vẫn tồn tại dai dẳng đối với phụ nữ trong nhiều lĩnh vực như những thiệt thòi về y tế, bất bình đẳng trong sở hữu tài sản, bất bình đẳng trong hoạt động kinh tế, bất bình đẳng trong thu nhập, bất bình đẳng trong trách nhiệm công việc nhà, chăm sóc gia đình, bất bình đẳng trong quyết định các công việc gia đình… Ở khắp mọi nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn phải dành nhiều thời gian mỗi ngày để chăm sóc gia đình và làm việc nhà hơn người chồng: chênh lệch thời gian làm việc nhà dao động từ 1 đến 3 tiếng, thời gian chăm sóc gia đình (con cái, cha mẹ già, người bệnh) dao động từ 2 đến 10 lần, và thời gian tham gia các hoạt động thị trường thấp hơn nam giới từ 1 đến 4 tiếng. Thậm chí ngay cả khi phụ nữ có nhiều thời gian làm việc thị trường hơn người chồng, họ vẫn phải chịu trách nhiệm chính cho việc chăm sóc gia đình, làm việc nhà. Và ở nhiều nơi, phụ nữ ít được tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội hơn nam giới. Việc nữ giới có được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định hay không là yếu tố quan trọng thể hiện vai trò của người phụ nữ. Tại Việt Nam, sự phát triển của xã hội đã làm vai trò và vị trí của người phụ nữ được nâng lên đáng kể. Phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới. Họ được tự do học hành, được tham gia vào các hoạt động của xã hội theo khả năng của mình, có được quyền bỏ phiếu, ứng cử… Tuy nhiên, các yếu tố truyền thống, đặc biệt là tư tưởng nho giáo vẫn còn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi ứng xử của người dân trong xã hội. Các chuẩn mực xã hội và những lễ giáo phong kiến khiến cho người phụ nữ luôn bị ràng buộc trong gia đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức”. Họ được xem là có nghĩa vụ lao động cực nhọc, thức khuya dậy sớm, không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia vào các công việc xã hội. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng coi thường người phụ nữ vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều biến thái khác nhau. Chế độ gia trưởng và sự bất bình đẳng thường là những nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ. Định kiến hẹp hòi của xã hội đang bao trùm lên người phụ nữ, gán cho người phụ nữ vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung của người phụ nữ, khiến họ không thể tách rời khỏi gia đình, khỏi vai trò nội trợ của mình để tham gia hoạt động xã hội trong khi họ còn tham gia vào công việc và quan hệ xã hội rộng lớn hơn. Chính vì vậy, trong khi xem xét các khía cạnh liên quan đến bình đẳng giới, chúng ta không thể không nghiên cứu sự khác biệt giới trong phân công lao động gia đình, cụ thể là sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động công việc khác nhau của gia đình như công việc nội trợ, chăm sóc và giáo dục con cái, quyền quyết định chính các công việc gia đình… xem trong gia đình phụ nữ và nam giới ai làm gì? Ai có gì? Ai được gì? Có sự bất bình đẳng trong phân công lao động không? Để góp phần làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân Kỳ, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương) .Từ đó đề ra những khuyến nghị và giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của họ, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển công bằng và văn minh. Sở dĩ chúng tôi chọn xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương để nghiên cứu vì xã Tân Kỳ là một xã thuần nông với hơn 70% số hộ dân sinh sống bằng nghề nông. Tuy nhiên hiện nay, thay vì làm ruộng, người nông dân đi làm công nhân cho các công ty gần nhà, đi xuất khẩu lao động… Mặc dù quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm thay đổi ít nhiều đến vùng nông thôn này, nhưng sự phân công lao động trong gia đình vẫn bị ảnh hưởng bởi những quan niệm truyền thống.

Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn .ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT GIỚI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Hiền Đề tài: "Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn" Phần I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong ¼ thế kỷ qua, các quốc gia trên toàn thế giới đã không ngừng cải thiện vấn đề bất bình đẳng giới. Phụ nữ đã được hưởng những lợi ích về quyền, về học hành, sức khỏe, việc làm và đời sống, thậm chí nhiều quốc gia còn bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ theo luật pháp trong những lĩnh vực như sở hữu tài sản, thừa kế, hôn nhân. Tổng cộng có 136 nước hiện nay đã quy định công khai bảo vệ quyền bình đẳng giữa mọi công dân và chống phân biệt đối xử nam nữ trong hiến pháp. Tuy nhiên, những tiến bộ trên không phải dễ dàng mà có. Các thành quả cũng không đến một cách đồng đều ở mọi nước hay đối với mọi phụ nữ, cũng như trên mọi bình diện của vấn đề bình đẳng giới. Trên thực tế, bất bình đẳng vẫn tồn tại dai dẳng đối với phụ nữ trong nhiều lĩnh vực như những thiệt thòi về y tế, bất bình đẳng trong sở hữu tài sản, bất bình đẳng trong hoạt động kinh tế, bất bình đẳng trong thu nhập, bất bình đẳng trong trách nhiệm công việc nhà, chăm sóc gia đình, bất bình đẳng trong quyết định các công việc gia đình… Ở khắp mọi nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn phải dành nhiều thời gian mỗi ngày để chăm sóc gia đình và làm việc nhà hơn người chồng: chênh lệch thời gian làm việc nhà dao động từ 1 đến 3 tiếng, thời gian chăm sóc gia đình (con cái, cha mẹ già, người bệnh) dao động từ 2 đến 10 lần, và thời gian tham gia các hoạt động thị trường thấp hơn nam giới từ 1 đến 4 tiếng. Thậm chí ngay cả khi phụ nữ có nhiều thời gian làm việc thị trường hơn người chồng, họ vẫn phải chịu trách nhiệm chính cho việc chăm sóc gia đình, làm việc nhà. Và ở nhiều nơi, phụ nữ ít được tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội hơn nam giới. Việc nữ giới có được tham gia vào Page 1 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn quá trình đưa ra quyết định hay không là yếu tố quan trọng thể hiện vai trò của người phụ nữ. Tại Việt Nam, sự phát triển của xã hội đã làm vai trò và vị trí của người phụ nữ được nâng lên đáng kể. Phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới. Họ được tự do học hành, được tham gia vào các hoạt động của xã hội theo khả năng của mình, có được quyền bỏ phiếu, ứng cử… Tuy nhiên, các yếu tố truyền thống, đặc biệt là tư tưởng nho giáo vẫn còn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi ứng xử của người dân trong xã hội. Các chuẩn mực xã hội và những lễ giáo phong kiến khiến cho người phụ nữ luôn bị ràng buộc trong gia đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức”. Họ được xem là có nghĩa vụ lao động cực nhọc, thức khuya dậy sớm, không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia vào các công việc xã hội. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng coi thường người phụ nữ vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều biến thái khác nhau. Chế độ gia trưởng và sự bất bình đẳng thường là những nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ. Định kiến hẹp hòi của xã hội đang bao trùm lên người phụ nữ, gán cho người phụ nữ vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung của người phụ nữ, khiến họ không thể tách rời khỏi gia đình, khỏi vai trò nội trợ của mình để tham gia hoạt động xã hội trong khi họ còn tham gia vào công việc và quan hệ xã hội rộng lớn hơn. Chính vì vậy, trong khi xem xét các khía cạnh liên quan đến bình đẳng giới, chúng ta không thể không nghiên cứu sự khác biệt giới trong phân công lao động gia đình, cụ thể là sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động công việc khác nhau của gia đình như công việc nội trợ, chăm sóc và giáo dục con cái, quyền quyết định chính các công việc gia đình… xem trong gia đình phụ nữ và nam giới ai làm gì? Ai có gì? Ai được gì? Có sự bất bình đẳng trong phân công lao động không? Để góp phần làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân Kỳ, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương) .Từ đó đề ra những khuyến Page 2 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn nghị và giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của họ, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển công bằng và văn minh. Sở dĩ chúng tôi chọn xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương để nghiên cứu vì xã Tân Kỳ là một xã thuần nông với hơn 70% số hộ dân sinh sống bằng nghề nông. Tuy nhiên hiện nay, thay vì làm ruộng, người nông dân đi làm công nhân cho các công ty gần nhà, đi xuất khẩu lao động… Mặc dù quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm thay đổi ít nhiều đến vùng nông thôn này, nhưng sự phân công lao động trong gia đình vẫn bị ảnh hưởng bởi những quan niệm truyền thống. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng tương quan giới trong phân công lao động gia đình ở nông thôn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Mô tả thực trạng phân công lao động trong gia đình ở nông thôn, vai trò quyết định của mỗi giới trên địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt tìm hiểu mức độ tham gia của người chồng vào công việc nội trợ của gia đình. - Tìm hiểu nguyên nhân của sự phân công lao động gia đình trong mối quan hệ giữa vợ và chồng. - Đánh giá, kết luận và đưa ra một số khuyến nghị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tương quan giới trong phân công lao động gia đình ở nông thôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn, mà cụ thể là trong các công việc gia đình, tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, qua đó tìm hiểu nguyên nhân của sự phân công lao động trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, sự phân công lao động trong các gia đình nông thôn có ảnh hưởng như thế nào đến việc bình đẳng giới…trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra khuyến nghị. - Phạm vi không gian: Xã Tân Kỳ - Huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương. 4. Khung phân tích Page 3 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn 5. Ý nghĩa của đề tài: - Làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội trong việc vận dụng vào nghiên cứu các vấn đề về sự phân công lao động trong gia đình nảy sinh trong thực tiễn xã hội. Đóng góp vào cơ sở lý luận của các chuyên ngành xã hội liên quan đến gia đình, giới… đặc biệt là trong việc nhấn mạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của nam giới và nữ giới trong sự phân công lao động, từ đó giúp phân tích, nhìn nhận, lý giải các vấn đề về giới, nhất là sự khác biệt giới trong việc phân công lao động trong gia đình. - Cung cấp thêm những kết quả nghiên cứu cần thiết để từ đó nhìn nhận vấn đề Phân công lao động trong gia đình một cách khách quan nhất và từ đó đề ra được các biện pháp nhằm đảm bảo vai trò giới, bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình ở xã Tân Kỳ - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương. Tương quan giới trong phân công lao động gia đình Phân công công việc trong gia đình Quyền quyết định trong gia đình Chăm sóc các thành viên Giáo dục con cái Công việc nội trợ Các công việc quan trọng Đối nội, đối ngoại Các công việc của con cái Page 4 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn Phần II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm gia đình : Có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình: Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng trong xã hội học – NXB Đại học quốc gia Hà Nội thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người” Theo G.P Mendo nhà xã hội học người Mỹ trong tác phẩm “cấu trúc xã hội” năm 1949 thì cho rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội đặc trưng, là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế, nhóm xã hội này bao gồm : người lớn của cả hai giới và ít nhất trong đó có quan hệ tính dục với nhau được xã hội tán thành, có một con hoặc nhiều con cái, có thể có con nuôi”. Theo G.P. Murdork – nhà xã hội học người Mỹ: “Gia đình là một nhóm xã hội gồm hai hay nhiều người gắn bó với nhau được xã hội tán thành, có một hay nhiều con cái do họ đẻ ra hoặc nhận con nuôi” – Trích Lê Thái Thị Băng Tâm – tập bài giảng XHH gia đình. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, nhưng có thể hiểu theo cách chung nhất thì “Gia đình là một dạng đặc biệt của thiết chế xã hội, hình thành trên cơ sở các mối quan hệ con người, quan hệ huyết thống và trong trường hợp đặc biệt có thể không có quan hệ máu mủ nhưng lại có quan hệ về mặt tình cảm hoặc nghĩa vụ, vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư của họ, vừa nhằm làm thoả mãn những nhu cầu của xã hội và tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác và tinh thần”. 1.2. Khái niệm giới và vai trò giới: Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế giới, thì Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và Page 5 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn nữ. Phụ nữ và nam giới khác nhau về mặt sinh học – nhưng mọi văn hoá đều lý giải và qui định chi tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống những kỳ vọng xã hội về những hành vi và hoạt động được coi là thích hợp. Tuy những kỳ vọng trong các xã hội khác nhau thì không giống nhau nhưng vẫn có điểm tương đồng nổi bật. Khái niệm giới chỉ mối quan hệ và tương tác giữa địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể. Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Khác với giới tính, giới là sản phẩm của xã hội, do học hỏi mà có. Giới thay đổi theo thời gian qua các giai đoạn, thang giá trị thay đổi, mô hình ứng xử giới khác nhau. Sự khác biệt về giới nam và nữ là khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia dân tộc và các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá cụ thể. Vì hệ giá trị ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó tác động đến sự học hỏi giữa con gái và con trai. Hiện nay, thuật ngữ giới đã vượt qua cả ý nghĩa ban đầu của nó. Ngày nay nó không dùng để phân biệt giới tính đàn ông, đàn bà mà nó hàm chứa những quan niệm xã hội về vai trò, vị thế và các giá trị của mỗi giới tính mà cộng đồng hay xã hội coi là phù hợp với giới tính này hoặc giới tính khác. Ý nghĩa này trước đây được biểu hiện bằng tập hợp từ các mối quan hệ xã hội của giới, sau đó từ “Giới” được dùng để gọi tắt. Các mối quan hệ của giới tìm cách giải thích sự bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới về vai trò của mỗi giới tính trong việc phân chia quyền lực, ra quyết định và phân công lao động cả trong phạm vi hộ gia đình cũng như trong quy mô xã hội nói chung. Định nghĩa này hướng chúng ta chú ý đến các đặc điểm cần thiết của quá trình xã hội hoá; cảm nhận của chúng ta về vai trò, giá trị và hành vi trên tất cả là mối quan hệ tương tác thích hợp giữa nam giới và phụ nữ. “Vai trò giới” là một khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi của con người trong một ý nghĩa tổng thể. Nó ứng xử như một cơ chế để hiểu được những cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành động được phản ánh, những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông Page 6 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn đợi. Trong bối cảnh về sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn tới sự xác định các vai trò của nữ giới và nam giới. Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của hai giới được xem như là phù hợp với những mong đợi của xã hội. Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể. Chính vì bị quy định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò và hành vi của giới không phải là bất biến mà luôn thay đổi khi các điều kiên quy định thay đổi. 1.3. Khái niệm lao động: Lao động là một thiết chế xã hội trong đó hoạt động con người được định hướng, được tổ chức, sắp xếp nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân, của nhóm và của xã hội. (Lê Ngọc Hùng – tập bài giảng XHH Lao Động). Trong đề tài này “lao động” được nhìn nhận trong sự liên quan với quan hệ giới trong gia đình. Nó là hoạt động tạo nên sự phụ thuộc và rằng buộc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. 1.4. Khái niệm phân công lao động và phân công lao động theo giới: Theo quan niệm xã hội học do August Comte khởi xướng “Phân công lao động là sự chuyên môn hoá nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội. Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hoá lao động mà thực chất là quá trình gắn liền với sự phân hoá xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội”. Trong tác phẩm “Sự phân công lao động trong xã hội”(1893) E.Durkheim đã chỉ ra rằng phân công lao động không chỉ có ý nghĩa thuần tuý kinh tế, để làm giàu và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động mà phân công lao động còn tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội kiểu mới trong xã hội hiện đại. Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với các trách nhiệm, nghĩa vụ được chia sẻ do sự phân công lao động đã tạo ra gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội lại với nhau. Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình và xã hội. “Phân công lao động theo giới” như Mác- Page 7 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn Ăngghen đã nhận xét trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước”, “sự phân công lao động” là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và nữ. Lúc đầu đó chỉ là sự phân công lao động trong hành vi tình dục, về sau sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình. “Phân công lao động trong gia đình” là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của vợ và chồng, và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình trong chăm sóc sức khoẻ, giáo dục…đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình. Phân công lao động nam - nữ là yếu tố hình thành vai trò giới trong gia đình và xã hội. Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới có vai trò – nhiệm vụ (còn gọi là vai trò – công cụ) tạo ra thu nhập. Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữ có chức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức năng tư duy và hành động giải quyết nhiệm vụ. Điều đáng chú ý là sự phân công lao động theo giới không đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ và quan điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Nhằm biện hộ cho sự bất bình đẳng nam nữ và bào chữa cho tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, một số người gán cho phụ nữ những “thiên chức” mà nam giới hoàn toàn có thể làm tốt không kém gì họ, chẳng hạn công việc nội trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trong gia đình. Hiện nay, phân công lao động giới là trong đó có sự khác nhau trong việc hưởng thụ những thành quả của hai giới. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở đây có nghĩa là phụ nữ phải gánh chịu hầu hết những gánh nặng lao động, gánh chịu những lao động không được trả công, nhưng nam giới lại được hưởng hầu hết thu nhập và phần thưởng từ lao động. Ở nhiều nước mô hình rõ ràng nhất trong phân chia lao động theo giới bất bình đẳng là phụ nữ bị giao cho làm phần lớn các công việc gia đình mà không được trả tiền và sản xuất các loại hoa mầu không được tính thành tiền, trong khi đó nam giới là chủ lực trong Page 8 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn việc sản xuất các loại vụ mùa được tính thành tiền và các công việc được trả lương. 2. Cơ sở thực tiễn Cho đến nay không ít đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu về các vấn đề gia đình, và trong đó cũng có không ít những nghiên cứu nhắc đến vấn đề phân công lao động trong gia đình cũng như vai trò khác nhau của phụ nữ và nam giới trong gia đình. Việc phân công lao động trong gia đình từ xưa tới nay đã ít nhiều có sự thay đổi tuy nhiên phần thiệt thòi vẫn thuộc về những người phụ nữ, đây cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển trong xã hội nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. Các nghiên cứu đã nêu các nguyên nhân nhiều chiều, quan niệm về sự phân công lao động trong gia đình cũng có nhiều sự khác biệt. Phân công lao động trong gia đình là một trong những vấn đề rất rộng, cả về phạm vi nghiên cứu cũng như nội dung và đối tượng nghiên cứu. Để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử các nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình nông thôn thì nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tìm hiểu một số đề tài có liên quan như sau: GS Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý – “Gia đình học” (NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội 2007) đã nghiên cứu một số khía cạnh về gia đình: vị trí vai trò, chức năng của gia đình hiện nay. Những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống, hương ước, cộng đồng làng xã và vấn đề gia đình trong xã hội truyền thống… Giới và gia đình, sự phân công lao động trong gia đình. GS Lê Thi - “Phân công lao động và quyền quyết định công việc gia đình nghiên cứu tại Hưng Yên và Hà Nội” (Tạp chí gia đình và giới, số 5,2009) đã chỉ ra rằng sự phân công lao động trong gia đình chủ yếu không có một định khung rõ ràng mà chủ yếu là do hai vợ chồng tự thỏa thuận ngay từ khi mới kết hôn và được duy trì cho tới tận về sau và chủ yếu người vợ đều nghe theo mọi sự sắp đặt của người chồng để thể hiện sự tôn trọng và duy trì sự yên ổn trong gia đình và cũng như GS. Lê Thi thì quyền quyết định công việc lớn trong gia đình thì đều do hai vợ chồng cùng bàn bạc và đưa ra quyết định cho kịp thời Page 9 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn tuy nhiên quyền quyết định chính vẫn thuộc về người chồng – người được xem là có phẩm chất làm trụ cột trong một gia đình. Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung - “Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình” (Tạp chí gia đình và giới, số 4, 2009) đã khai thác khía cạnh về quyền quyết định các cộng việc của gia đình và cán cân quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với với sự phân bổ nguồn lực kinh tế xã hội giữa họ. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra lí do có sự chênh lệch về quyền quyết định trong gia đình là một số chỉ báo về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, uy tín đối với con cái và thu nhập của người vợ và người chồng. Tác giả Phùng Thị Kim Anh - “ Biển đổi mô hình phân công lao động nội trợ trong gia đình nông thôn” (Tạp chí Gia đình và giới, số 2,2010) chỉ ra rằng sự chia sẻ công việc nội trợ, thời gian kết hôn càng tăng thì khối lượng công việc của người phụ nữ sẽ ngày càng giảm xuống. Tuy nhiên tác giả vẫn khẳng định những công việc nội trợ ấy chủ yếu vẫn do người vợ, chị em gái trong gia đình, những người con trai và người chồng chỉ có vai trò hỗ trợ. Lê Thái Thị Băng Tâm - Luận án thạc sĩ “Sự phân công lao động trong gia đình nông thôn Việt Nam”đã chỉ ra vai trò chủ yếu của nam giới và nữ giới trong công việc, trong sự giáo dục con cái…ở các gia đình nông thôn. Tác giả Vũ Thị Thanh - “Bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn hiện nay” (nghiên cứu gia đình và giới số 1, 2009) đã xem xét sự bất bình đẳng giữa hai góc độ là phân công lao động giữa vợ và chồng và quyền ra quyết định trong gia đình. Tác giả cho rằng khoảng cách về mức độ thực hiện các công việc trong gia đình là rất lớn cũng như mức độ bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc đưa ra quyết định những công việc lớn, quan trọng trong gia đình. Bài viết khẳng định ảnh hưởng của mô hình sống, số con trong gia đình và nghề nghiệp của vợ/chồng tới tình trạng bất bình đẳng giới ở nông thôn Việt Nam. Cũng như những nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi muốn tìm hiểu một cách rõ hơn về sự phân công lao động cũng như quyền quyết định Page 10 [...]... Hoạt động 5: Mong muốn thay đổi sự phân công lao động gia đình + Quyền quyết định trong gia đình: Trong gia đình ai là người ra quyết định và quyết định những công việc gì? - Phương pháp phân tích tài liệu: Page 15 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn Đề tài có sử dụng một số tài liệu có liên quan tới vấn đề phân công lao động: tạp chí gia đình và giới, các bài báo cáo, số liệu thu... giới trong phân công lao động gia đình ở xã Tân Kỳ, tìm ra nguyên nhân, những thuận lợi, khó khăn mà sự phân công lao động gây nên Thảo luận nhóm được tiến hành với 2 nội dung lớn đó là tìm hiểu về sự phân công lao động trong gia đình và quyền quyết định trong gia đình Với 2 nội dung này, nhóm dự kiến tiến hành với các hoạt động, cụ thể như sau: + Phân công lao động trong gia đình: Hoạt động 1:Những công. . .Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn trong gia đình nông thôn tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Tuy nhiên, chúng tôi đi sâu hơn để tìm ra những lý giải của người dân nơi đây về vấn đề này và nhận thức của họ về vấn đề bình đẳng giới Từ đó, đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ nông thôn Page 11 Tương quan giới trong phân công lao động. .. nông Tuy nhiên hiện nay, thay vì làm ruộng, người nông dân đi làm công nhân cho các công ty gần nhà, đi xuất khẩu lao động Mặc dù quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm thay đổi ít nhiều đến vùng nông thôn này, nhưng sự phân công lao động trong gia đình vẫn bị ảnh hưởng bởi những quan Page 12 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn niệm truyền thống Như vậy, để phục vụ cho... có liên quan nhằm bổ sung cho việc thu thập thông tin phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Tương quan giới trong phân công công việc gia đình 1.1 Trong công việc nội trợ 1.2 Trong chăm sóc các thành viên 1.3 Trong giáo dục con cái 2 Tương quan giới trong quyền quyết định các công việc gia đình 2.1 Quyền quyết định các công việc quan trọng trong gia đình 2.2... □ Nữ □ Tuổi: …… Trình độ học vấn: Trình độ học vấn (vợ/chồng):………… I Phân công công việc trong gia đình: 1 Các công việc trong gia đình sau thường do ai thực hiện? Stt Công việc Người thực hiện chính Chồng Vợ Cả 2 Khác Lao động sản xuất Dọn dẹp nhà cửa Giặt giũ Page 13 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn Đi chợ Nấu ăn Mua sắm đồ đạc Chăm sóc các thành Giáo dục con cái Con... trong gia đình thường do ai thực hiện? Hoạt động 2: Giải thích tại sao những công việc trong gia đình thường do nữ giới/ nam giới làm nhiều hơn? ( Căn cứ vào kết quả của Hoạt động 1) Hoạt động 3: Những thuận lợi, khó khăn gặp phải khi người vợ/chồng thực hiện những công việc trong gia đình Hoạt động 4: Với thực tế phân công lao động trong gia đình như vậy, có phải là bất bình đẳng hay không? Hoạt động. .. (số 4), 31 – 43 3 GS Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 4 Phùng Thị Kim Anh (2010), Biến đổi mô hình phân công lao động nội trợ trong gia đình nông thôn, Tạp chí Gia đình và Giới (số 2), 32 – 45 5 Lê Thị Quý (2011), Xã hội học gia đình, NXB Chính trị - hành chính 6 Nguyễn Hữu Minh (2008), Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình, Tạp chí xã hội học (số 4),... ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và định hướng hôn nhân cho con cái Phần V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Page 16 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo phát triển thế giới 2012 – World Bank 2 Trần Thị Cẩm Nhung (2009) , Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình, Tạp chí Gia đình và giới (số 4), 31 – 43... xem ở tại Tân Kỳ, trong hộ gia đình làm thuần nông, hay hộ gia đình có người làm công nhân, hay có người đi xuất khẩu… thì việc phân công lao động trong gia đình diễn ra như thế nào? 2 Phương pháp nghiên cứu: 2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Chúng tôi chọn xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương để nghiên cứu vì xã Tân Kỳ là một xã thuần nông với hơn 70% số hộ dân sinh sống bằng nghề nông Tuy nhiên hiện . Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn .ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT GIỚI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Hiền Đề tài: "Tương quan giới trong phân công. yếu của nam giới và nữ giới trong công việc, trong sự giáo dục con cái…ở các gia đình nông thôn. Tác giả Vũ Thị Thanh - “Bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn hiện nay”. trình ra quyết định trong gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội hơn nam giới. Việc nữ giới có được tham gia vào Page 1 Tương quan giới trong phân công lao động gia đình nông thôn quá trình

Ngày đăng: 20/08/2015, 10:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w