1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống việt nam đến đời sống đạo của người công giáo ở giáo phận bùi chu nam định hiện nay (full)

179 367 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Những công trình nghiên cứu về giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của

Trang 1

MAI DIỆU ANH

¶NH H¦ëNG CñA TÝN NG¦ìNG TRUYÒN THèNG VIÖT NAM §ÕN §êI SèNG §¹O CñA NG¦êI C¤NG GI¸O

ë GI¸O PHËN BïI CHU – NAM §ÞNH HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Những kết luận của luận án chưa từng ñược công bố trong bất

cứ công trình nào

Tác giả luận án

Mai Diệu Anh

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1.1 Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và

1.2 Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của tín

ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công

1.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp chung và giải pháp cụ

thể nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu

cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của

Chương 2: TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO

CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH -

2.1 Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và tín ngưỡng truyền thống

2.2 Công giáo và ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN

3.1 Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời

Trang 4

ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI

Trang 5

HN HĐND Nxb

Tr

UBND

Trang 6

M ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Việt Nam là ñất nước thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp Trong lịch

sử hình thành và phát triển, do hoàn cảnh ñịa lý - lịch sử khá ñặc biệt, nước ta thường xuyên bị xâm lược bởi các cường quốc như Trung Hoa, Mông Cổ, Pháp, M cũng như tiếp nhận rất nhiều nền văn hóa ngoại lai Một ñiều lạ lùng là nước Việt Nam nhỏ bé lại không hề bị ñồng hóa bởi bất cứ một nền văn hóa nào khác Điều này chỉ có thể ñược lý giải bởi một ñặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam, ñó là tính dung hợp - sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau và biến ñổi linh hoạt ñể tạo nên cái mới Vì thế, các hiện tượng văn hóa ngoại lai khi du nhập vào Việt Nam thường bị biến ñổi sao cho phù hợp với văn hóa truyền thống Công giáo ở Việt Nam cũng là một hiện tượng như vậy

Lịch sử Công giáo ở Việt Nam ñã thừa nhận giáo phận Bùi Chu - Nam Định là ñiểm ñến ñầu tiên của các giáo sĩ phương Tây nhằm truyền bá tôn giáo này Trong bộ Khâm ñịnh Việt sử thông giám cương mục ñã viết “Gia Tô: Theo sách Dã lục (một loại dã sử), thì ngày 1 tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), ñời Lê Trang Tông người Tây Dương tên là Ynêkhu lén lút ñến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao

1533 ñược giáo sử Công giáo lấy làm thời ñiểm ñánh dấu hoạt ñộng truyền giáo ở Việt Nam Cũng từ ñó, Công giáo phát triển lan rộng toàn ñất nước Việt Nam, mở ñầu cho sự giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây nói chung, văn hóa Công giáo nói riêng

Công giáo là một tôn giáo mang ñậm tính khuôn mẫu, lý tính của truyền thống văn hóa phương Tây, vì vậy trong một thời gian dài, về mặt quan phương, tôn giáo này không thể hòa ñồng với văn hóa Việt Nam Sự xung ñột giữa Công giáo với văn hóa truyền thống, ñặc biệt là với tín ngưỡng thờ cúng

Tổ tiên người Việt ñã gây nên bao trăn trở với các tín ñồ Công giáo

Trang 7

Với Công ñồng Vatican II (1962 - 1965), lịch sử Giáo hội ñã bước sang một trang mới Sau Công ñồng Vatican II, tinh thần Canh tân và Thích nghi ñã ñược Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp nhận, triển khai từng bước nhằm ñưa Công giáo hoà hợp với văn hoá dân tộc, khắc phục những xung ñột của ñời sống ñạo Công giáo ñối với văn hóa truyền thống Tinh thần Canh tân và Thích nghi của Công ñồng Vatican II phù hợp với ñường lối, chủ trương nhất quán mà Đảng và Nhà nước ta ñưa ra, ñó là tôn trọng tự do tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng, giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hoá tốt ñẹp của Công giáo, ñảm bảo sự tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín ñồ

Tuy nhiên, bối cảnh thế giới và trong nước ñang diễn biến hết sức phức tạp Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là một xu thế lớn Xung ñột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, khủng bố diễn ra gay gắt Vì vậy, ñối với tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng ta xác ñịnh: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan ñiểm của Đảng trong giai ñoạn mới của ñất nước; tôn trọng những giá trị ñạo ñức, văn hóa tốt ñẹp của các tôn giáo; ñộng viên chức sắc, tín ñồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt ñời, ñẹp ñạo, tham gia ñóng

góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [52, tr.51]

Trước tác ñộng của hội nhập, của kinh tế thị trường, ñời sống ñạo của người Công giáo Việt Nam có những biểu hiện phức tạp Trong bối cảnh ñó, phát triển môi trường sinh hoạt tôn giáo tự do, lành mạnh ñể các tín ñồ thực hiện tốt phương châm “Sống tốt ñời, ñẹp ñạo”, phát huy những giá trị văn hóa, ñạo ñức tốt ñẹp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Thiết nghĩ vấn ñề

ñó sẽ ñược giải quyết một cách hiệu quả nếu tập trung nghiên cứu trước hết vào vùng ñất mà các giáo sỹ truyền ñạo ñặt chân ñầu tiên tới Việt Nam, nơi khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển Công giáo ở Việt Nam - giáo phận Bùi Chu - Nam Định Ở nơi ñây, ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, ñặc biệt là

Trang 8

ngưỡng truyền thống ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ñang diễn ra sôi ñộng, nhiều màu sắc Tuy chỉ nghiên cứu về một giáo phận cụ thể nhưng luận án phần nào cho thấy bức tranh ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới ñời sống ñạo của người Công giáo ở Việt Nam nói chung

Với những lý do trên, ñề tài “Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay” có tính lý luận và thực tiễn cấp thiết

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Mục ñích của luận án

Luận án tập trung làm rõ thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng; ñưa ra dự báo xu hướng, từ

ñó ñề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu hiện nay

- Nhiệm vụ của luận án

Để thực hiện mục ñích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Khái quát tín ngưỡng truyền thống Việt Nam vùng ñồng bằng Bắc bộ, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

- Khái lược vài nét về Công giáo, lịch sử giáo phận Bùi Chu

Làm rõ khái niệm ñời sống ñạo, ñời sống ñạo của người Công giáo, từ

ñó chỉ rõ những nét ñặc thù trong ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng

- Dự báo xu hướng và ñề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng

Trang 9

truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên cứu ñời sống ñạo của người Công giáo dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

giáo phận Bùi Chu - Nam Định, thời gian tập trung vào giai ñoạn từ sau Công ñồng Vatican II (1962 - 1965) ñến nay

Tuy rằng tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là khá ña dạng, nhưng trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung vào 3 loại hình tín ngưỡng: tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng Thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu Đồng thời, luận án chỉ nghiên cứu ảnh hưởng một chiều: tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ảnh hưởng ñến ñời sống ñạo của người Công giáo Bùi Chu - Nam Định ra sao

4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Cơ sở lý luận

Luận án sử dụng cơ sở lý luận là CNDVBC và CNDVLS, quan ñiểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ñường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn ñề tín ngưỡng, tôn giáo

Ngoài ra, luận án còn dựa vào các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị quyết của Trung ương, tài liệu của các cấp ủy ñảng và chính quyền ở tỉnh Nam Định và các ñịa phương nằm trong khu vực giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay có liên quan ñến ñề tài

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp cụ thể như phương pháp triết học tôn giáo, phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp ñiều tra phỏng vấn sâu, phương pháp ñiền dã

Trang 10

n tộc học và quan sát tham dự… Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng ñược ñề tài áp dụng nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên gia

và các nhà hoạt ñộng quản lý thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu

5 ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án khái quát ñặc trưng các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,

và ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

- Luận án làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những nguyên nhân ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay

- Luận án ñưa ra dự báo về xu hướng và ñề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận án ñược thực hiện ñể góp thêm sự nhận

biết về ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định, ñem lại những giá trị văn hóa với tính cách là nền tảng tinh thần cho người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

Ý nghĩa thực ti n: Luận án ñưa ra xu hướng và ñề xuất một số giải

pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay

Sản phẩm của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo, các cơ quan chức năng làm công tác tôn giáo

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở ñầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết:

Trang 11

ương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài luận án

Chương 2: Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định - Một số vấn ñề lý luận

Chương 3: Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân

Chương 4: Dự báo xu hướng và một số giải pháp nhằm góp phần phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÍN NGƯỠNG TRUYỀN

THỐNG VIỆT NAM VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO

PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống

Việt Nam và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu -

Nam Định

1 1 1 1 Những công trình nghiên cứu v tín ngưỡng truy n th ng

Việt Nam

Trước hết, phải kể ñến cuốn sách “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam

hiện nay” do nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn chủ biên [194] Cuốn sách

này ñề cập tới thờ cúng Tổ tiên ở ba cấp ñộ: quốc gia: thờ Vua Hùng; làng:

thờ thần Thành Hoàng; dòng họ, gia ñình: thờ tổ tiên Nhà nghiên cứu Đặng

Nghiêm Vạn khẳng ñịnh thờ cúng Tổ tiên là một bộ phận văn hóa dân tộc, là

tâm linh của cả cộng ñồng Việt Nam Bên cạnh ñó, nhà nghiên cứu Lê Trung

Vũ ñề cập tới các phong tục trong vòng ñời người Việt truyền thống như các

lễ tiết trong năm (Tết Nguyên ñán, tết Thượng nguyên, tết mồng 3 tháng 3 ),

các nghi lễ nông nghiệp; các lễ thức ñời thường (sinh con, hôn lễ, lễ tang )

Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” [158], tác giả Trần

Ngọc Thêm miêu tả khái quát các loại hình tín ngưỡng Việt Nam như tín

ngưỡng Phồn thực (thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối), tín ngưỡng

sùng bái tự nhiên (thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước; thờ ñộng vật và thực vật),

tín ngưỡng sùng bái con người (thờ Thổ Công, thờ thần Thành Hoàng, Tứ bất

tử) Tác giả chỉ rõ các loại hình tín ngưỡng trên cũng như những bộ phận khác

của văn hóa, là tấm gương phản ánh trung thành những ñặc trưng nông nghiệp

lúa nước, biểu hiện sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, nguyên

lý âm dương, khuynh hướng ñề cao nữ tính, tính ña thần…

Trang 13

Cuốn sách “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Lữ [131] ñề cập ñến các loại hình tín ngưỡng dân gian Việt Nam như tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc, tín ngưỡng Thành Hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng Phồn thực Tác giả cuốn sách chỉ rõ các loại hình tín ngưỡng dân gian trên phản ánh rõ nét ñặc trưng của văn hóa dân tộc, thể hiện rõ nét tinh thần uống nước nhớ nguồn nhưng bản thân nó cũng chứa ñựng khả năng dẫn ñến hiện tượng phản giá trị, biểu hiện mê tín dị ñoan cần phải bị phê phán, tẩy trừ

Cuốn sách “Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy [25] dành nhiều sự quan tâm tới các tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam như: tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thần, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng ở các dân tộc ít người Theo tác giả, tín ngưỡng không phải là một bộ phận của tôn giáo mà tồn tại với tư cách một hình thái ý thức xã hội bên cạnh tôn giáo, không phải tồn tại với ý nghĩa niềm tin nhằm cứu cánh cho cái chết như tôn giáo mà là niềm tin cầu mong cho hiện thực cuộc sống

Cuốn sách “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” do Ngô Đức Thịnh chủ biên [161] nghiên cứu sáu loại hình tín ngưỡng dân gian: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Chử Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần, tín ngưỡng nghề nghiệp và ñạo Mẫu Ngoài ra, một số hình thức văn hóa nghệ thuật dân gian

có liên quan ñến tín ngưỡng, tôn giáo như múa, nhạc, tranh tượng thờ, văn học dân gian, các sinh hoạt văn hóa cộng ñồng cũng ñược tác giả ñề cập

Ngoài ra còn rất nhiều công trình về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, phong tục tập quán truyền thống do các học giả trong nước nghiên cứu như: “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh [1]; “Lĩnh Nam chích quái” của Vũ

Qu nh [152]; “Tín ngưỡng làng xã” của Vũ Ngọc Khánh [118]; “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính [14]; “Phong tục thờ cúng trong gia ñình người Việt” của Toan Ánh [5]; “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy [26]…

Trang 14

Có thể thấy rằng các tài liệu nghiên cứu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam khá phong phú, nhưng nghiên cứu tín ngưỡng truyền thống dưới góc ñộ triết học thì số lượng còn hạn chế Trong ñó, tiêu biểu là công trình “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở ñồng bằng Bắc Bộ hiện nay” của Trần Đăng Sinh [155] ñã trình bày những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở ñồng bằng Bắc Bộ, minh chứng rõ cơ sở hình thành, tồn tại, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thực trạng và xu hướng vận ñộng của nó, từ ñó nhằm ñịnh hướng ñúng ñắn cho hoạt ñộng thờ cúng tổ tiên ở nước ta hiện nay Trong bối cảnh hoạt ñộng thờ cúng tổ tiên trong các gia ñình, dòng họ, trong các lễ hội diễn ra khá phổ biến ở khắp các ñịa phương trong cả nước, việc nghiên cứu trên là cần thiết và

có ý nghĩa thực tiễn cấp thiết

Cũng tiếp cận dưới góc ñộ triết học, Luận án Tiến sỹ Triết học của Nguyễn Hữu Thụ “Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng ñồng bằng Bắc Bộ” [165] lại tập trung nghiên cứu cơ sở hình thành, lịch sử phát triển, ñiện thờ, một số nghi lễ cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng ñồng bằng Bắc Bộ Từ ñó, tác giả phân tích quan niệm về con người và tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chỉ rõ xu hướng vận ñộng cùng những kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những tác ñộng tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng ñồng bằng Bắc

Bộ trong giai ñoạn hiện nay

Thông qua các tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, ñặc biệt là các tài liệu tiếp cận tín ngưỡng dưới góc ñộ triết học, tác giả có sự

kế thừa nhằm luận chứng cơ sở kinh tế - xã hội làm nảy sinh quan niệm của người Việt truyền thống trong các tín ngưỡng, từ ñó chi phối các nghi lễ thực hành tín ngưỡng Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp tác giả phân tích ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới ñời sống ñạo của người Công giáo vùng giáo phận Bùi Chu - khu vực ghi dấu ấn ñậm nét của các tín ngưỡng truyền thống - trong chương 3 của luận án

Trang 15

1 1 1 2 Những công trình liên quan ñến tín ngưỡng truy n thống

Vi t Nam ở giáo phận i Chu - Nam Định

Cuốn sách “Địa chí Hải Hậu” của Huyện ủy - UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định [81], từ trang 560 ñến trang 615 ñề cập ñến vấn ñề phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo vùng ñất Hải Hậu, Nam Định ñược hình thành từ ñiều kiện tự nhiên khá ñặc thù Cuốn sách ñã chỉ ra Nam Định là một ñịa phương có ñịa bàn trọng yếu, vị thế ñặc biệt, một vùng kinh tế xã hội với bản sắc riêng, trong ñó có các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 - 2000” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xuân Trường [7], từ trang 19 ñến trang 24 ñề cập tới tín ngưỡng, văn hóa của vùng ñất này

Một cách tổng quát, cuốn sách “Địa chí Nam Định” của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Nam Định [168], từ trang 659 ñến trang 687 khái quát ñặc trưng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Nam Định

Đây là những tài liệu có giá trị, ñược nghiên cứu sinh kế thừa ñể ñưa vào xây dựng ñặc ñiểm tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định có những nét ñặc thù, trong ñó phải kể ñến hai huyện Hải Hậu và Xuân Trường là nơi có người Công giáo sinh sống ñông ñảo Tuy nhiên, phải nói là các công trình này trình bày còn sơ lược về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, vì thế luận án sẽ cụ thể hơn phần nội dung này

1.1.2 Nh ng công trình nghiên c u v i s ng ñạo Công giáo

1 1 2 1 Những công trình nghiên cứu của iáo h i Công giáo

Đó là “Kinh Thánh (trọn 2 bộ Cựu ước và Tân ước)” [122]; Giáo lý Hội thánh Công giáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin - Hội ñồng Giám mục Việt Nam [200]; các văn kiện của Công ñồng Vatican II (1962-1965) như “Công ñồng Vatican II, Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ ñiệp - Thông ñiệp” [19]; “Bộ Giáo luật năm 1983” của Hội ñồng giám mục Việt Nam [70] Công trình nghiên cứu của Giáo hội thì phong phú, nhưng nổi bật có các công trình sau:

Trang 16

ứ nhất, văn kiện của Công ñồng Vatican II Trong 16 văn kiện của Công ñồng Vatican II, 4 Hiến chế giữ vai trò trọng yếu, ñáng chú ý là 2 Hiến chế liên quan ñến ñời sống ñạo, ñó là Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay và Hiến chế phụng vụ Thánh Trong Hiến chế mục

vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Giáo hội ñề ra ñường hướng cho các thành phần dân Chúa là ñi chung một hành trình với nhân loại và cùng chia sẻ số phận trần gian với thế giới Hiến chế nhấn mạnh ñến chủ ñề về văn hóa, về ñời sống kinh tế xã hội , hôn nhân và gia ñình, về cộng ñồng chính trị, về hòa bình cần thiết cho những thành phần dân Chúa trong việc sống ñạo và sống ñời Hiến chế về phụng vụ Thánh cho phép Hội ñồng Giám mục từng quốc gia ñược cải tiến các nghi lễ, ñặc biệt là phải biết vận dụng những cái hay, cái ñẹp của các nền văn hóa, phong tục, tín ngưỡng khác nhau trong việc sống ñạo

Thứ hai, Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo Công trình này ñề cập nhiều vấn ñề, trong ñó nhấn mạnh ñến vai trò, chức năng của tín hữu trong xã hội ñương ñại: thái ñộ ñối với môi trường, hòa bình, chiến tranh, ñặc biệt là thái ñộ với ñồng loại

Về phía Giáo hội Công giáo Việt Nam có các sách, ghi chép, tường trình, thư từ của các giáo sỹ trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam có thể kể ñến

“Kinh cầu cho các linh hồn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội [169]; ““Các thư chung” của các giám mục Việt Nam [17] Luận án chú ý ñến Thư chung của Hội ñồng Giám mục Việt Nam như Thư chung 1980, 1988, 1992, 2001 Toát yếu các Thư chung là muốn xây dựng nền thần học Công giáo Việt Nam của người Việt Nam, hòa nhập ñược với phong tục, tập quán, văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu ñời Tuy Thư chung không nhấn mạnh ñến ba nội dung mà luận án ñề cập, trong ñó nội dung chính là ñề cập tới phong tục, tập quán, văn hóa nói chung Thư chung 1980 ñưa ra Đường hướng xây dựng

Trang 17

trong Hội thánh một nếp sống, một lối diễn tả ñức tin về truyền thống dân tộc Thư chung 1992 ñề cập ñến việc xây dựng một nếp sống, một lối diễn tả ñức tin có bản sắc dân tộc hơn Thư chung 1998 yêu cầu trình bày về giáo lý và thực hành mục vụ theo chiều hướng hội nhập với văn hóa dân tộc Thư mục

vụ năm 2000 là sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng theo cung cách Việt Nam Thư chung 2010 cho rằng: “Nền văn hóa Việt Nam mang nhiều giá trị ñáng trân trọng, có thể trở thành những nẻo ñường thuận tiện ñể Giáo hội tại Việt Nam tiến bước trong sứ vụ loan báo Tin Mừng” Tuy nhiên, các Thư chung này ñã ñưa ra những ñịnh hướng ñể giáo phận Bùi Chu dựa vào ñó mà thực hiện, làm cho ñời sống ñạo của người Công giáo trở nên phong phú

Cuốn “Giáo hội Công giáo Việt Nam - Niên giám 2004” của Văn phòng Tổng thư ký Hội ñồng Giám mục Việt Nam [195] giúp cho những

ai quan tâm tới Giáo hội Công giáo sẽ có cái nhìn toàn diện về sự hình thành, phát triển của Giáo hội Công giáo toàn cầu và Giáo hội Công giáo Việt Nam

1 1 2 2 Công trình của các nhà nghiên cứu ngoài Công giáo

Xoay quanh vấn ñề nghi lễ, thánh lễ Công giáo, cuốn sách “Một số tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Xuân [205] nêu một số ñặc ñiểm

về luật lệ, lễ nghi Công giáo như: Mười ñiều răn của Thiên chúa, Bảy phép

bí tích; nêu những ngày lễ của ñạo Công giáo như: những lễ quan trọng (Lễ Noel, Lễ Phục Sinh, Lễ Đức Bà Maria hồn và xác lên trời, Lễ Các thánh…), các lễ thông thường (Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Lễ Tro, Lễ Lá, Tuần Thánh…) Công trình trên còn ñề cập việc Giáo hội chia một năm thành từng tháng, từng mùa làm chủ ñích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt ñộng của tín ñồ, như tháng 3 là Tháng Kính Thánh cả Giuse, tháng 5

là Tháng Dâng hoa kính Đức bà Maria, tháng 6 là Tháng Kính Trái tim của

Trang 18

a Giêsu, tháng 11 là Tháng Cầu nguyện cho các linh hồn, tháng 10 là Tháng Mân Cơi Đức Mẹ; Mùa Giáng sinh, Mùa Thương khĩ, Mùa Phục sinh, Mùa vọng…

tới Cơng giáo như: “Cơng giáo thế kỷ XX: vài khía cạnh tiến triển của thần học” [86]; “Vấn đề Cơng giáo với số phận Lê Văn Duyệt” [90]; “Những người Cộng sản Việt Nam với đường hướng “Đồng hành cùng dân tộc” và Ủy ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam” [89]

Các cơng trình của Giáo hội Cơng giáo và của các nhà nghiên cứu ngồi Cơng giáo ở trên là nguồn tư liệu quý báu, giúp nghiên cứu sinh cĩ cơ

sở để xây dựng nội dung lý luận về Cơng giáo và Cơng giáo ở Việt Nam ở chương 2 của luận án

1.1.3 Những cơng trình nghiên cứu về đời sống đạo Cơng giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

1 1 1 Tài li u, cơng trình nghiên cứu của người Cơng giáo

Tài liệu, cơng trình nghiên cứu v Cơng giáo ở Việt Nam cĩ m t ph n liên quan đến đời sống đạo Cơng giáo ở giáo phận Bùi Chu

Về lịch sử Cơng giáo ở Việt Nam, đáng chú ý cĩ các cơng trình của các linh mục đã được cơng bố như: Lm Hồng Lam với “Lịch sử đạo Thiên Chúa

ở Việt Nam” [123]; Lm Nguyễn Hồng cĩ “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam”(1959) [75]; Lm Phan Phát Huồn viết Việt Nam giáo sử quyển I [78], quyển II [79] Lm Trần Tam Tỉnh với cơng trình “Thập giá và lưỡi gươm” (1988) [167] Đáng chú ý cĩ Lm Trương Bá Cần với cuốn “Cơng giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm 1945 – 1995” [18] đã thống kê và ca ngợi sự phát triển của Giáo hội Cơng giáo Việt Nam Ngồi ra phải kể đến những bài viết của các nhà nghiên cứu người Cơng giáo đăng trên báo Người Cơng giáo Việt Nam của Ủy ban đồn kết Cơng giáo Việt Nam, nguyệt san Cơng giáo và dân tộc của Ủy ban đồn kết Cơng giáo thành phố Hồ Chí Minh

Trang 19

Tài liệu, cơng trình nghiên cứu cĩ đề cập hoặc đề cập trực tiếp đến đời sống đạo Cơng giáo ở giáo phận Bùi Chu

Về lịch sử giáo phận Bùi Chu, đáng chú ý cĩ cuốn “Sử ký Địa phận Trung” [140] được thừa sai Manuel Moreno dịng Đa Minh Tây Ban Nha biên soạn năm 1916 Cuốn sách giới thiệu 52 xứ đạo, 741 họ đạo, trong đĩ Nam Định 27 xứ đạo, Thái Bình 19 xứ và Hưng Yên 6 xứ, giới thiệu các hội đồn, sinh hoạt tơn giáo, tổ chức Nhà Chung và các cơ sở xã hội, y tế, giáo dục Tuy nhiên cuốn sách này mới chỉ nghiên cứu địa phận Bùi Chu đến năm 1916 và chỉ tập trung cơ cấu tổ chức xứ họ đạo mà chưa đi sâu phân tích đời sống đạo của người Cơng giáo ở đây

Cuốn “Lịch sử địa phận Bùi Chu” của Lm Trần Đức Huynh [84] là một cơng trình nghiên cứu cơng phu về lịch sử vùng địa phận Bùi Chu Từ những đặc điểm về xuất xứ, vị trí, địa thế, khí hậu, sơng ngịi, dân số, tổ chức hành chính, kinh tế ở đây, tác giả nghiên cứu vùng địa phận Bùi Chu qua các giai đoạn lịch sử: Địa phận Đàng Trong và Địa phận Đàng Ngồi (khảo cứu từ năm 1533 - 1679), Địa phận Đơng Đàng Ngồi (1679 - 1848), Địa phận Trung (1848 - 1936), Địa phận Bùi Chu từ 1936 - 1999 Trong cơng trình này, các sinh hoạt tơn giáo sống động vùng địa phận Bùi Chu cũng được đề cập trong 1 chương (chương bảy), với những dịp lễ trọng như Tuần Thánh, Lễ đầu dịng, Lễ Đức Mẹ Vơ nhiễm, Lễ Đức Mẹ Mân cơi Tuy nhiên, do thời điểm khảo cứu chỉ từ năm 1533 đến hết năm 1999, cho nên những nét đặc sắc và những biến đổi trong đời sống đạo của người Cơng giáo trước xu thế thời đại ở địa phận Bùi Chu hiện nay khơng được

đề cập tới

1 1 2 Tài li u, cơng trình nghiên cứu của người ngồi Cơng giáo

Về mảng lịch sử Cơng giáo ở Việt Nam, tác phẩm trong bộ lịch sử, địa chí như Khâm Định Việt sử thơng giám cương mục [150]… cho thấy cách

Trang 20

n n nhận cũng như thái ñộ của các vương triều phong kiến Việt Nam vào thế

kỷ XVII - XIX ñối với Công giáo - một tôn giáo vốn ñược xem là “tả ñạo”

Đáng chú ý có công trình “Sự du nhập ñạo Thiên Chúa vào Việt Nam cho ñến thế kỷ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm [120] Tập trung vào thời k nhạy cảm nhất trong lịch sử truyền giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hưng cho xuất bản cuốn “Công giáo Việt Nam thời k triều Nguyễn (1802 - 1883)” [92] viết về giai ñoạn triều Nguyễn, làm rõ những khía cạnh văn hóa - chính trị trong quan hệ của triều Nguyễn với Công giáo, truyền tải nội dung các chỉ dụ cấm ñạo, phân tích lý do và hệ quả chính sách của các vị vua triều Nguyễn ñối với Công giáo

Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu trên ñã chỉ ra những ñặc ñiểm cơ bản của quá trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam và các giai ñoạn phát triển của nó Tuy nhiên, do ñây là những nghiên cứu về Công giáo trong tiến trình lịch sử, vì thế mặc dù các tư liệu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam tương ñối phong phú nhưng còn một số ñiểm chưa thống nhất giữa những tác giả là người Công giáo với những tác giả ngoài Công giáo khi cùng nhận ñịnh

về một chủ ñề lịch sử, tiêu biểu là vấn ñề chính sách cấm ñạo triều Nguyễn

Các tài liệu này dùng ñể tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam nói chung, lịch sử giáo phận Bùi Chu nói riêng, cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận của ñề tài luận án

Về ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định có các cuốn sách “Địa chí Nam Định” [181], cuốn sách “Địa chí Hải Hậu” [92], cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 – 2000” [6] Những cuốn sách này cung cấp cho nghiên cứu sinh tư liệu có giá trị về ñời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân thuộc vùng giáo phận Bùi Chu nói chung, ñời sống ñạo của người Công giáo Bùi Chu nói riêng làm

cơ sở xây dựng nội dung vấn ñề ñời sống ñạo của người Công giáo ở Bùi Chu - Nam Định

Trang 21

1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH HIỆN NAY

1.2.1 Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa dân tộc ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở Việt Nam

Quá trình ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo Việt Nam nói chung, ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định nói riêng thực chất gắn liền với quá trình ảnh hưởng của văn hóa dân tộc Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở Việt Nam Vì thế,

ñể có ñược những lập luận vững vàng về vấn ñề này, cần có sự kế thừa những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa dân tộc ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở Việt Nam

Về quá trình ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo, có thể thấy, nét ñẹp trong ñời sống ñạo Công giáo ñược phản ánh qua các cuốn sách “Tìm hiểu nét ñẹp văn hóa Thiên Chúa giáo” của Hà Huy Tú [177] Tác giả ñã trình bày kết quả quá trình thích nghi của Công giáo vào ñời sống tinh thần dân tộc Việt Nam biểu hiện qua nét ñẹp của ñời sống ñạo Công giáo trong thờ cúng tổ tiên, lễ hội và tết

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Công giáo ở Việt Nam như Luận án Tiến sỹ với ñề tài “Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ 1929 ñến năm 1945” [37] Các cuốn sách:

“Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam” [48]; “Linh mục Phạm Bá Trực và ñường hướng Công giáo ñồng hành cùng dân tộc trong thời k chống thực dân Pháp (1946-1954)” [39]

Đi sâu vào những biểu hiện cụ thể của sự ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Việt Nam với nghi lễ Công giáo, cuốn sách “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương [42]

ñã tìm ñến sự thích nghi của nghi lễ Công giáo với văn hóa dân tộc biểu hiện

Trang 22

trong nghi lễ hát Thánh kinh, ñọc sách, ñọc kinh, múa hát dâng hoa, lễ kỷ niệm Thánh quan thày xứ ñạo, nghi lễ ñón tết Nguyên ñán và tục thờ cúng Tổ tiên của người Công giáo Việt Nam Đó còn là những tác ñộng nhất ñịnh của lối sống Công giáo tới văn hóa Việt Nam, từ niềm tin và thực hành nghi lễ Công giáo cho ñến thờ phụng thánh Tông ñồ và các thánh, thờ phụng Đức Maria… ñều giúp tạo nên một diện mạo mới trong ñời sống sinh hoạt tinh thần của các tín ñồ người Việt Phải nói rằng, công trình “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam” là một bức tranh phong phú, ñặc sắc mô

tả ñời sống sinh hoạt tôn giáo của ñồng bào Công giáo Việt Nam với nét ñẹp văn hóa dân tộc hòa trộn cùng nét ñẹp trong nghi lễ Công giáo

Nhà nghiên cứu này còn có các bài báo ñăng trên tạp chí như “Bước ñường hội nhập văn hóa dân tộc của Công giáo Việt Nam” [28]; Công ñồng Vatican II ở Việt Nam (nhìn từ góc ñộ lý luận về hội nhập văn hóa) [29]; “Mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam với Giáo hội Công giáo Rôma” [40]; “Quá trình nhận thức của Đảng về vấn ñề tôn giáo, công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo qua cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết từ Đổi mới ñến nay” [44]; Hậu Công ñồng Vatican II - Những vấn ñề Giáo hội Công giáo ñang phải ñối diện [33]

Trong cuốn sách “Nếp sống ñạo của người Công giáo Việt Nam”, Nguyễn Hồng Dương chủ biên [43], Trần Công có bài viết “Một số nét về nếp sống gia ñình Công giáo Việt Nam” khẳng ñịnh nếp sống gia ñình Công giáo mang ñậm nét truyền thống gia ñình người Việt với tính cộng ñồng, ñạo hiếu

và tục thờ cúng Tổ tiên Tác giả Nguyễn Quang Khải có bài viết “Những ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo ñối với nếp sống ñạo của giáo dân ở giáo xứ Tử Nê” nêu bật những nét ñẹp trong nếp sống của giáo dân giáo xứ Tử Nê (Bắc Ninh) như ảnh hưởng của truyền thống hiếu học; phong tục trọng thầy, trọng lão, trọng bề trên; phong tục hiếu

Trang 23

đễ, hịa mục; phong tục hành thiện; ngồi ra cịn các phong tục trong cưới hỏi; hoạt động rước xách, tế lễ, đọc kinh, kể hạnh… trong nếp sống đạo giáo dân giáo xứ Tử Nê

Về mối quan hệ giữa nghi lễ Cơng giáo và văn hĩa dân tộc, tác giả Phạm Huy Thơng trong cuốn sách “Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Cơng giáo và văn hĩa Việt Nam” [163] đã trình bày dấu ấn của đạo Cơng giáo trong văn hĩa Việt Nam, bao gồm cả những đĩng gĩp tích cực (sáng tạo ra chữ Quốc ngữ; gĩp phần phong phú văn hĩa Việt qua lễ hội, văn học, nghệ thuật, báo chí Cơng giáo; gĩp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong xã hội) và những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Cơng giáo với văn hĩa Việt Nam (khiến người Cơng giáo khĩ khăn trong thể hiện lịng yêu nước và thực thi pháp luật; cản trở người Cơng giáo hịa nhập với văn hĩa cộng đồng) Tác giả cũng phân tích những tác động trở lại của văn hĩa Việt Nam với đạo Cơng giáo ở nước ta Từ đây, tác giả vạch

ra xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa đạo Cơng giáo và văn hĩa dân tộc trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình “Sống Phúc âm giữa lịng dân tộc”

Quá trình ảnh hưởng của văn hĩa truyền thống đến nghi lễ và đời sống đạo Cơng giáo cịn được mơ tả qua cuốn sách “Tổ chức xứ, họ đạo Cơng giáo ở Việt Nam: Lịch sử - hiện tại và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Hồng Dương [50] Cĩ thể kể đến một số lễ trọng được ơng phân tích tỉ mỉ: lễ Thánh quan thày đầu dịng, tháng Hoa Đức Mẹ; các tục lệ của người Cơng giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ: tục lệ đĩn tết Nguyên đán, Tục thờ thần (bao gồm thờ Mẫu, thờ thần, thánh), thờ cúng Tổ tiên Vấn đề thờ cúng Tổ tiên của người Cơng giáo được nhà nghiên cứu này đặc biệt quan tâm và tiếp cận với hai nội dung: nhìn nhận và ứng xử của Cơng giáo về việc thờ cúng tổ tiên trước và sau Cơng đồng Vatican II (1962 - 1965) Trước Cơng đồng Vatican II, Tịa thánh Lamã và các đồn truyền giáo cĩ

Trang 24

sự cấm đốn nghiêm ngặt với tín đồ Cơng giáo, nhằm loại bỏ tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên khỏi đời sống đạo Cơng giáo Tuy vậy, thờ cúng tổ tiên vẫn ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức các tín đồ và họ vẫn tham gia nghi

lễ thờ cúng tổ tiên theo từng cấp độ, mức độ khác nhau Sau Cơng đồng Vatican II, Tịa thánh cho phép các tín đồ thực hiện nghi lễ tơn kính tổ tiên

và sự trở lại với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên này được Nguyễn Hồng Dương đánh giá giống như một sự thức tỉnh Qua phân tích của nhà nghiên cứu này cĩ thể thấy việc tơn trọng và cho phép các tín đồ tơn kính tổ tiên là biểu hiện đầu tiên của mong muốn hội nhập sâu sắc nghi lễ Cơng giáo vào đời sống văn hĩa tinh thần người Việt của Tịa thánh Lamã

Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống tới nghi lễ Cơng giáo trong đời sống đạo người Cơng giáo cịn được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu về hương ước các làng Cơng giáo Cũng trong cuốn sách “Tổ chức xứ,

họ đạo Cơng giáo ở Việt Nam: Lịch sử - hiện tại và những vấn đề đặt ra” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương [50], vấn đề Hương ước cũng được đề cập Tác giả khẳng định: dù đã cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu về hương ước làng Việt cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng nghiên cứu

về hương ước của làng Cơng giáo mới chỉ cĩ kết quả bước đầu Hương ước làng Cơng giáo chủ yếu được soạn từ đầu thế kỷ XX, cĩ tuổi đời muộn hơn rất nhiều so với hương ước làng Việt cổ truyền khơng theo Cơng giáo Do làng Cơng giáo được hình thành trên cơ sở làng Việt cổ truyền, hương ước của làng Cơng giáo trước hết vẫn là hương ước của một làng Việt, nhưng bên cạnh đĩ cịn cĩ những nội dung đặc thù do tính chất tơn giáo - đạo Cơng giáo quy định Đĩ là những đặc thù về tế tự, về tục lệ (cưới xin, tang chế, khao vọng, việc học hành), về phong hĩa và về ruộng đất Từ đĩ cĩ thể thấy hương ước làng Cơng giáo là biểu hiện đặc thù của làng Cơng giáo, và dù tuổi đời muộn nhưng nĩ vẫn mãi là di sản văn hĩa dân tộc cần được bảo vệ

Trang 25

Trong cuốn sách “Nếp sống ñạo của người Công giáo Việt Nam” [43], nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Quế Hương khẳng ñịnh làng Công giáo ñược hình thành trên cơ sở của làng Việt, nên hương ước làng Công giáo cũng có những quy ñịnh chung như hương ước của các làng Việt và nét ñặc thù là thuần phong tục, trong ñó ghi chép lại những lễ nghi Công giáo bên cạnh những tập tục, lễ nghi truyền thống của người Việt Hương ước làng Công giáo có nội dung ñặc thù, phản ánh hệ thống thờ tự, phụng tự Thiên Chúa và các vị thần của người dân trong hệ thống làng Công giáo Theo ñó có thể thấy việc tôn thờ các vị thánh, thần của từng làng Công giáo nhằm ñáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng ñồng, ñồng thời ñáp ứng mục ñích về kinh tế - xã hội của các tổ chức thiết chế ñó thông qua các ngày lễ của làng Những quy ñịnh về nếp sống cổ truyền, những lề thói, gia phong trong m i làng quê Việt Nam trong ñó có các làng Công giáo luôn ñược m i người Công giáo thực hiện ñúng và ñầy

ñủ với trách nhiệm, ý thức của mình Đó là sự hòa nhập giữa lối sống của người Việt và lối sống của người Công giáo, giữa truyền thống và hiện ñại trong làng quê Việt Nam

Nhiều tác giả cũng có các bài viết ñăng trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo như: “Thư chung 1980 của Hội ñồng Giám mục Việt Nam - một dấu mốc quan trọng trên con ñường Công giáo ñồng hành cùng dân tộc” của Nguyễn Đức Lữ [132]; “40 năm Công ñồng Vatican II: Mười việc còn dang dở” của Mai Thanh Hải [59]; “Hội nhập văn hóa: vấn ñề hay màu nhiệm” của Thế Tâm - Nguyễn Khắc Dương [157]; “Ảnh hưởng của Thư chung 1980 trong việc xây dựng ñời sống văn hóa làng Công giáo vùng ñồng bằng sông Hồng qua hương ước của Nguyễn Thị Quế Hương” [93]; “Lối sống của người Công giáo Việt Nam” của Phạm Huy Thông [162]; “Quan ñiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn ñề tôn giáo, tín ngưỡng và công tác tôn giáo trong thời k ñổi mới” của Nguyễn Phú Lợi [129]…

Trang 26

Nghiên cứu ñời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại một ñịa phương cụ thể, các nhà nghiên cứu thường bao quát những ñặc trưng, nét ñặc thù xoay quanh hai khu vực chính: ñồng bằng sông Hồng và ñồng bằng sông Cửu Long Về những nghiên cứu tại vùng ñồng bằng sông Cửu Long có thể kể ñến một số bài viết, công trình như: “Tìm hiểu quá trình truyền bá Kitô giáo vào các dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer ở ñồng bằng sông Cửu Long

và Đông Nam Bộ” của Nguyễn Văn Diệu [21]; “Tìm hiểu tổ chức xứ, họ ñạo Công giáo Nam Bộ (ñến ñầu thế kỷ XX)” của Nguyễn Hồng Dương [47];

“Đặc ñiểm tín ngưỡng và tôn giáo ở Nam Bộ theo cách tiếp cận dân tộc học tôn giáo của Mạc Đường” [56]

Công trình “Cộng ñồng người Việt Công giáo ở ñồng bằng sông Cửu Long” của Trần Hữu Hợp [77] nghiên cứu sự hình thành và phát triển của cộng ñồng người Việt Công giáo cùng các tộc người Khmer, Hoa, Chăm trên vùng ñất ñồng bằng sông Cửu Long - vùng ñất mới ñược khai mở hơn 300 năm nay Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hành ñức tin, vấn ñề bảo lưu

và hội nhập văn hóa của người Việt Công giáo thể hiện trong nghi lễ, âm nhạc, hôn nhân, tang lễ, kiến trúc, ñiêu khắc và truyền thống yêu nước của người Việt Công giáo trên vùng ñất này

Đối với vùng ñồng bằng sông Hồng, có một số bài viết, công trình như: Luận án Tiến sỹ Triết học của Nguyễn Thị Quế Hương: “Hương ước làng Công giáo vùng ñồng bằng sông Hồng” [94] Các bài viết: “Về tổ chức ban hành giáo xứ, họ ñạo ở Giáo phận Phát Diệm” của Lê Văn Thơ [164]; “Một

số chính sách của các vua ñầu triều Nguyễn ñối với tín ngưỡng thờ thần ở làng xã Bắc Bộ” của Trần Đăng Sinh [154]; “Tang thức người Việt theo Công giáo, Phật giáo và theo phong tục, tín ngưỡng truyền thống ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ” của Nguyễn Tất Đạt [54]; “Hệ quả quá trình tiếp xúc giữa Công giáo với tín ngưỡng bản ñịa của người Việt ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ” của Nguyễn Hồng Dương [34]

Trang 27

1.2.2 Những công trình nghiên cứu về vấn ñề ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định

1 2 2 1 Tài li u v v n ảnh hưởng của tín ngưỡng truy n thống

Vi t Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận ùi Chu - Nam Định tr c Công ng Vatican

Đó trước hết là hệ thống hương ước làng Công giáo thuộc giáo phận Bùi Chu - Nam Định Qua một số ñiều khoản quy ñịnh, các hương ước ít nhiều cho thấy ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu giai ñoạn trước Công ñồng Vatican II Trong ñó phải kể ñến các hương ước như “Hương ước làng Trung Lao, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” [110]; “Hương ước làng Phú Nhai, tổng Phú Nhai, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định” [117];

“Hương ước làng Du Hiếu, tổng Hoành Thu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” [98]; “Hương ước làng Đại Đê, tổng Duyên Hưng Hạ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” [99]; “Hương ước làng Lạc Đạo, tổng Sĩ Lâm, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” [101]; “ Hương ước làng Vĩnh Trị, xã Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” [113]…

Hương ước làng Công giáo ở Bùi Chu có kết cấu như sau:

Những người tham gia lập hương ước: là những người có chức quyền trong làng như chức dịch, hương lý, lý trưởng hoặc những người lớn tuổi, người có trình ñộ học vấn cao…

Lý do lập hương ước: trình bày về việc cần thiết phải soạn thảo bản hương ước

Nội dung hương ước: phần này ghi lại các ñiều quy ñịnh từng vấn ñề cụ thể của làng Công giáo như: hội ñồng tộc biểu; các chức dịch làng xã; lương bổng và phụ cấp cho các chức dịch; sửa sang ñường sá, cầu cống, ñê ñiều; tế

lễ, phong hóa…

Trang 28

Ngày tháng lập hương ước

Họ và tên chức tước của triều quan, quan viên, chữ ký văn thuộc tác giả của bản hương ước và ñóng dấu

Các hương ước ñề cập khá nhiều ñến lệ tục, phong hóa của các làng Công giáo ở Bùi Chu Qua hương ước làng Công giáo thuộc giáo phận Bùi Chu, ñời sống ñạo của người Công giáo Bùi Chu - Nam Định với các lễ nghi

và thực hành các nghi lễ Công giáo, sự hội nhập văn hóa Công giáo trong nền văn hóa Việt Nam cũng ñược bộc lộ rõ nét

1 2 2 2 Tài li u v thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truy n thống Vi t Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận ùi Chu - Nam Định từ sau Công ng Vatican n nay

Thực trạng ñời sống ñạo của cộng ñồng người Công giáo ở Bùi Chu cũng ñược ñề cập ñến trong một số bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như: “Ảnh hưởng của giáo lý, giáo luật và tổ chức giáo hội cơ sở của Công giáo ñến hành vi sinh sản của giáo dân (qua nghiên cứu cộng ñồng Công giáo xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định)” của Phạm Quyết [161]; “Công tác giữ gìn an ninh trật tự trong dịp

“Năm thánh ban ơn toàn xá 1998” tổ chức tại ñịa phận Bùi Chu, Nam Định” của Mai Quang Hiện [64]

Trong “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Hồng Dương [42], lễ kỷ niệm Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội - thánh quan thày ñịa phận xứ ñạo Phú Nhai ñược trình bày tỷ mỷ, chi tiết

Trong cuốn “Nếp sống ñạo của người Công giáo Việt Nam” [43], nhà nghiên cứu Mai Thanh Hải có quan tâm tới vấn ñề sống ñạo tại giáo

xứ Trung Lao Ông mô tả những nét truyền thống tại làng quê, vẻ ñẹp những người con gái vùng Trung Lao, những náo nhiệt, sôi ñộng dịp Tháng Hoa Đức Mẹ, cuộc rước tượng Chúa vào thứ sáu Tuần Thánh, tục

lệ cưới xin

Trang 29

Luận văn “Đấu tranh với hoạt ñộng tôn giáo trái pháp luật trên ñịa bàn tỉnh Nam Định trong tình hình hiện nay” của Ngô Anh Sáng [153] và Luận văn “Quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự ñối với hoạt ñộng của ñạo Thiên Chúa trên ñịa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” của Trần Văn Toàn [172] ñề cập tới ñời sống ñạo của người Công giáo tại giáo phận Bùi Chu nhưng tập trung vào khía cạnh liên quan tới an ninh trật tự, quan tâm tới những hoạt ñộng trái pháp luật như hoạt ñộng xây dựng, sửa chữa

cơ sở vật chất trái phép, khiếu kiện ñất ñai,… Đây là nguồn tài liệu cung cấp cho tác giả cái nhìn ña chiều về ñời sống ñạo của người Công giáo ở Bùi Chu, thấy rõ những hiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn tại ở ñây cần phải ñược khắc phục, giải quyết

1 2 2 Tư li u thu thập qua thực tế

Nguồn tư liệu ñiền dã ñược tổng hợp trong suốt quá trình tác giả luận

án khảo sát tại ñịa bàn nghiên cứu - giáo phận Bùi Chu - Nam Định Theo ñặc ñiểm ñịa lý - hành chính, vùng giáo phận Bùi Chu bao gồm các huyện Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và một phần thành phố Nam Định Trong ñó, tác giả tập trung khảo sát ở giáo xứ Giáp Nam huyện Hải Hậu, giáo xứ Phú Nhai, giáo xứ Bùi Chu, huyện Xuân Trường, là những ñịa phương có ñông ñảo người Công giáo nên ñược chọn làm ñại diện cho mẫu nghiên cứu

Tư liệu phỏng vấn ñịnh lượng: Đây là tư liệu ñược tổng hợp từ các phiếu ñiều tra xã hội học bằng bảng hỏi về ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo Bùi Chu - Nam Định

(300 phiếu )

Tư liệu phỏng vấn sâu: Đây là nguồn tài liệu ñược tác giả thu thập ñược khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số ñối tượng người Công giáo như linh mục, trùm chánh, cán bộ, thân nhân liệt sỹ, nông dân, những người làm nghề

Trang 30

tự do Tác giả sử dụng tư liệu phỏng vấn sâu ñể làm rõ một số nội dung trong phỏng vấn ñịnh lượng như: quan niệm về việc lựa chọn thờ phụng một số thánh quan thày, cách thức cử hành tôn kính tổ tiên, lễ kính thánh Đa Minh,

Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội

Tư liệu ảnh, phim video: tập hợp các hình ảnh, phim tư liệu về ñám tang, ñám cưới, Đại lễ kính Thánh Đa Minh, Lễ kính Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, Thứ Sáu Tuần thánh ñược tác giả thu thập trong suốt quá trình ñiền dã

1.3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP CHUNG VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU

1.3.1 Những công trình nghiên cứu về giải pháp chung cho tôn giáo

ở Việt Nam, trong ñó có ñề cập ñến Công giáo

Giải quyết các vấn ñề liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay trước hết cần xuất phát từ quan ñiểm Mác - Lênin về tín ngưỡng, tôn giáo Những quan ñiểm này ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trong cuốn “Vấn ñề về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương[13] , vấn ñề bản chất tôn giáo và nguồn gốc của tôn giáo ñược phân tích theo ñúng quan ñiểm macxit Bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, nó có nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý

Cuốn sách “Vấn ñề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ñối với nhận thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo; nêu quá trình phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về tôn giáo và vấn ñề tôn giáo; quá trình Đảng và Nhà nước ta ñã

Trang 31

xây dựng, phát triển và hoàn thiện ñường lối, chính sách tôn giáo ngày càng ñúng ñắn, hiệu quả qua các giai ñoạn lịch sử, chủ yếu từ sau Cách mạng tháng Tám ñến nay

Cuốn sách “Tôn giáo - Quan ñiểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Đức Lữ [133] khẳng ñịnh tôn giáo không chỉ là vấn

ñề tinh thần, tâm linh mà còn có quan hệ ñến các lĩnh vực khác của ñời sống xã hội như: chính trị, ñạo ñức, văn hóa… M i tôn giáo lại có lịch sử hình thành, du nhập, ñặc ñiểm giáo lý và tổ chức… với những ñặc trưng riêng, vì thế nhìn nhận, ñánh giá tôn giáo phải theo quan ñiểm toàn diện và lịch sử - cụ thể Cuốn sách phân tích nhận thức của Đảng ta qua những giai ñoạn lịch sử như giai ñoạn 1930-1945, 1945-1975, 1975-1986 và giai ñoạn ñổi mới ñể rút ra bài học nhằm tiếp tục ñổi mới tư duy trên lĩnh vực tôn giáo trong tình hình hiện nay

Cuốn sách “Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương [49] có ñề cập vấn ñề: chính sách văn hóa ñối với tôn giáo Trong ñó tác giả ñúc kết một số quan ñiểm cốt yếu như: tôn trọng tự

do tín ngưỡng tôn giáo, sợi chỉ ñỏ xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh ñạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối, chính

ĐẸP ĐẠO; Xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện lành mạnh hóa các hoạt ñộng tôn giáo

Trong cuốn “Quan ñiểm ñường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn

ñề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” [45], nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương

ñã khái quát ñược tình hình ñặc ñiểm tôn giáo ở Việt Nam, khái quát kinh nghiệm giải quyết vấn ñề tôn giáo ở một số quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, chỉ rõ một số vấn ñề ñặt ra trong tình hình hiện nay Từ ñó, nhà nghiên cứu ñề xuất một số khuyến nghị như: tiếp tục ñổi mới nhận thức về công tác tôn giáo, ñổi mới về quản lý tôn giáo; tiếp tục hoàn thiện chính sách,

Trang 32

pháp luật về tín ngưỡng tơn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng và cơng ước quốc tế; quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tơn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tơn giáo đã được Nhà nước cơng nhận, đúng quy định của pháp luật; Chủ động phịng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đồn kết dân tộc

Đây là nguồn tài liệu cĩ giá trị, làm căn cứ để tác giả luận án đề xuất kiến nghị theo mục tiêu mà đề tài đặt ra Tuy nhiên, các tác giả cơng trình nĩi trên mới đề cập tới giải pháp chung nhất, cịn giải pháp cụ thể liên quan đến ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Cơng giáo ở giáo phận Bùi Chu thì rất ít được đề cập tới

“:Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về nhà, đất liên quan đến tơn giáo” của UBND tỉnh Nam Định [186]

“Người Cơng giáo tỉnh Nam Định phát huy truyền thống yêu nước, đồn kết để là người Cơng giáo tốt cũng là người cơng dân tốt gĩp phần xây dựng quê hương giầu đẹp, văn minh” của Ủy ban đồn kết Cơng giáo Việt Nam tỉnh Nam Định [181]

Trang 33

“Báo cáo chuyên ñề Công giáo tại tỉnh Nam Định gắn bó, ñồng hành cùng dân tộc, những khó khăn, thuận lợi Kiến nghị chủ trương và giải pháp”, Ban tôn giáo, Sở Nội Vụ tỉnh Nam Định [12]

“Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013”, UBND xã Xuân Phương [188]

Đây là những luận cứ quan trọng ñể tác giả xây dựng các giải pháp cho vấn ñề ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu, bất cứ giải pháp ñưa ra ñều phải dựa trên quan ñiểm, ñường lối chỉ ñạo của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo Qua một số báo cáo ở ñịa phương, nghiên cứu sinh thấy rằng, trong xây dựng văn hóa mới, các báo cáo có nói ñến lễ hội truyền thống dưới góc cạnh khác nhau, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp ñưa ra các giải pháp nhằm duy trì tín ngưỡng truyền thống theo ñúng hướng tích cực, từ ñó mà ảnh hưởng tích cực ñến ñời sống ñạo của người Công giáo Bùi Chu khi kế thừa những giá trị của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam

1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐẶT RA

1.4.1 Những vấn ñề mà luận án ế thừa

Từ những vấn ñề ñã trình bày của các nhà nghiên cứu với các công trình, tài liệu kể trên, có thể thấy vấn ñề ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định ñã ñược giải quyết một phần Có thể khái quát lại như sau:

Một là, các nhà nghiên cứu ñã trình bày tổng quát các loại hình tín

ngưỡng truyền thống Việt Nam như tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng làng, tín ngưỡng Phồn thực…

Hai là, các tài liệu, văn bản, các công trình nghiên cứu ñã chỉ ra ñặc

ñiểm Công giáo về giáo luật, lễ nghi, cơ cấu phẩm trật, tổ chức cũng như lịch

sử Công giáo ở Việt Nam nói chung, ở Bùi Chu nói riêng

Trang 34

Ba là, các công trình trên thể hiện rõ nét ñời sống ñạo của giáo dân có

chịu ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam

B n là, các công trình cũng phân tích các giải pháp cho việc xây dựng

ñời sống “tốt ñời, ñẹp ñạo” của giáo dân, hướng ñến tinh thần Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt

Các công trình trên rõ ràng là nguồn tư liệu, tài liệu có giá trị giúp tác giả luận án có cái nhìn khoa học, hệ thống ñể khảo cứu tình hình tín ngưỡng, tôn giáo cũng như ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

Tuy nhiên, nhiều vấn ñề có liên quan tới ñề tài nghiên cứu chỉ ñược ñề cập tới ở mức ñộ hạn chế Những công trình khảo cứu mối quan hệ, ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam với ñời sống ñạo của người Công giáo dưới góc ñộ triết học là rất ít ỏi Thêm nữa, những bài viết, công trình quan tâm tới quá trình ảnh hưởng này ở một ñịa danh cụ thể, nhất là ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định là vấn ñề vẫn còn bỏ ngỏ

1.4.2 Những vấn ñề nghiên cứu ñặt ra

Một là, luận án chỉ rõ một số vấn ñề lý luận của tín ngưỡng truyền

thống Việt Nam và Công giáo, ở ñó khái quát lại những ñặc ñiểm của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, nhấn mạnh tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là cốt lõi của hệ thống tín ngưỡng; ñặc ñiểm của Công giáo và Công giáo ở Việt Nam; ñặc ñiểm của giáo phận Bùi Chu về ñiều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa

có liên quan tới vấn ñề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn ñề ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

Hai là, luận án thông qua việc phân tích thực trạng ảnh hưởng của tín

ngưỡng truyền thống tới ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu với thực hành lễ nghi của thờ cúng tổ tiên, lễ kỷ niệm Thánh quan thày ñầu dòng, tôn kính Đức Maria, Tết Nguyên ñán… Từ ñó chỉ rõ những ảnh

Trang 35

hưởng tích cực và tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống tới ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

Ba là, luận án dựa trên cơ sở những vấn ñề ñặt ra trên ñây, ñề xuất một

số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng truyền thống tới ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cho người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu

Vấn ñề ảnh hưởng văn hóa dân tộc với ñời sống ñạo của người Công giáo Việt Nam là mảng ñề tài mà nghiên cứu sinh ñã trăn trở trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu từ bậc ñại học, cao học và ñến nay nghiên cứu sinh nhận thấy vấn ñề này vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết Vì thế nghiên cứu sinh có mong muốn ñược tiếp tục nghiên cứu vấn ñề này theo phương diện ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống ñến ñời sống ñạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

Trang 36

Chương 2 TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN

BÙI CHU - NAM ĐỊNH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1 TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ TÍN NGƯỠNG

TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH

2.1.1 Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam

ừ tâm thức sùng bái, trong ñời sống cộng ñồng hình thành các tín

ngưỡng M i loại tín ngưỡng ñều có nguồn gốc sâu xa từ quan hệ giữa con

người với các ñối tượng siêu nhiên nhất ñịnh, từ ñó hình thành các phong tục

tập quán và nghi lễ trong các tín ngưỡng

Cho ñến nay, vẫn chưa có một ñịnh nghĩa tương ñối hoàn chỉnh về khái

niệm tín ngưỡng truyền thống Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, tín ngưỡng truyền

thống là loại hình tín ngưỡng do chính nhân dân - trước hết, những người lao

ñộng - sáng tạo ra trên cơ sở những tri thức ñược phản ánh và trải nghiệm

cảm tính thuộc ñời sống tâm linh của bản thân m i người và cộng ñồng

Tín ngưỡng truyền thống chủ yếu chỉ có niềm tin, nó nằm trong tâm

thức của con người trong sinh hoạt dân dã và ñược biểu hiện ra chủ yếu trong

phong tục, tập quán sinh hoạt Nó không mang tính triết lý nhân sinh hoàn

chỉnh, chưa có tính hệ thống, và cũng chưa hình thành giáo luật

Cộng ñồng người Việt cũng có hệ thống các tín ngưỡng truyền thống

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ñã ñưa ra khái niệm hoạt ñộng tín ngưỡng:

Hoạt ñộng tín ngưỡng là hoạt ñộng thể hiện sự tôn thờ tổ tiên;

tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng

ñồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các

hoạt ñộng tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt

ñẹp về lịch sử, văn hóa, ñạo ñức xã hội [190]

Như vậy, có thể hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là loại hình tín

ngưỡng do cư dân Việt truyền thống sáng tạo nên trong quá trình lao ñộng sinh hoạt

Trang 37

Có nhiều cách phân loại các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong cuốn sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” [158] ñã phân chia các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam thành ba loại: Sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người: tín ngưỡng Phồn thực; tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ ñộng vật và thực vật); tín ngưỡng sùng bái con người (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thổ công, tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng, thờ vua tổ, thờ Tứ bất tử)

Trong cuốn “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Lữ cho rằng tín ngưỡng dân gian - một trong những loại hình tín ngưỡng phản ánh rõ nét ñặc trưng của văn hóa dân tộc [131, tr.5] Như vậy, nhà nghiên cứu này ñã ñồng nhất tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, qua ñó ñã ñề cập ñến một số tín ngưỡng ñiển hình như tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngưỡng Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng Phồn thực

Như vậy, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và hoạt ñộng tín ngưỡng ở Việt Nam hết sức phong phú, có nhiều cách phân loại các loại hình, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của ñề tài, luận án chỉ ñề cập tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu - những tín ngưỡng ñiển hình của người Việt vùng ñồng bằng Bắc Bộ có liên quan trực tiếp tới ñời sống tinh thần cư dân vùng giáo phận Bùi Chu - Nam Định

2.1.2 Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định

2 1 2 1 Đi u kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng ñến sự hình thành h ể ưỡ g ề ố g ệ Na ở g g ậ Chu - Nam Định

Điều kiện tự nhiên

Giáo phận Bùi Chu - Nam Định ở phía ñông nam ñồng bằng Bắc Bộ và giáp với biển Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng châu thổ nằm quanh khu vực

hạ lưu sông Hồng, vì thế còn ñược gọi là ñồng bằng sông Hồng

Trang 38

Về hành chính, hiện nay ñồng bằng Bắc Bộ bao gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình

Đồng bằng Bắc Bộ là khu vực có một nền văn hoá ñặc sắc và ñộc ñáo, là cái nôi của nhiều nền văn hoá nổi tiếng trải suốt tiến trình lịch sử văn minh Việt Nam với các trung tâm tiêu biểu: Bạch Hạc, Cổ Loa, Thăng Long - Hà Nội

Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc và thời k ñầu ñộc lập, người Việt

ñã phải sống tập trung trong một không gian cực k chật hẹp ở vùng châu thổ sông Hồng, cố kết với nhau trong cộng ñồng làng xóm ñể quai ñê lấn biển, khai phá rừng rậm mở rộng khu vực sinh sống và chống trả trước sự xâm lược

áp bức và âm mưu ñồng hoá của kẻ thù - một âm mưu thâm ñộc mang ý nghĩa sống còn ñối với dân tộc Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cư dân vùng ñồng bằng Bắc Bộ hiện nay bao gồm 38/54 dân tộc cùng sinh sống và làm việc, trong ñó người Việt chiếm ñại ña số (chiếm hơn 99%) Chính vì thế, trong sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt giữ vai trò trung tâm và là yếu tố chủ ñạo của khu vực này Đồng bằng Bắc Bộ có thể xem là một vùng ñặc thù của Việt Nam, có những ñặc trưng mà những vùng khác không có hoặc không ñậm nét

Người Việt vùng ñồng bằng Bắc Bộ sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ñiều ñó dẫn ñến hệ thống tín ngưỡng của họ bao gồm thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần linh bảo vệ dòng họ, làng xóm, lao ñộng sản xuất và thờ Mẫu

Thuộc vùng ñồng bằng Bắc Bộ, giáo phận Bùi Chu hiện nay nằm gọn trong 6 huyện của tỉnh Nam Định, bao gồm các huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và khu vực xứ Khoái Đồng, thành phố Nam Định, phía Đông Bắc giáp giáo phận Thái Bình, phía Tây Bắc là sông Đào nối sông Hồng với sông Đáy phân ranh giới với giáo phận Hà Nội, phía Tây Nam là giáo phận Phát Diệm, phía Đông Nam là biển Đông

Trang 39

Khu vực giáo phận Bùi Chu ñược bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy, hai con sông cung cấp nước, phù sa tạo nên những cánh ñồng màu mỡ, phì nhiêu Tốc ñộ tiến ra biển hàng trăm mét m i năm khiến Nam Định có tiềm năng ñất ñai phục vụ phát triển kinh tế, ñặc biệt là kinh tế nông nghiệp Ngoài ra, phải kể ñến sông Ninh Cơ - một nhánh sông Hồng - nằm giữa giáo phận không chỉ mang nước, phù sa tới cho các huyện mà còn là trục giao thông thuận tiện Nhờ ñặc ñiểm sông ngòi, bờ biển trên, trong lịch

sử Công giáo ở Việt Nam, các thừa sai không ngần ngại lựa chọn khu vực này làm nơi truyền giáo và dễ dàng ñặt chân ñến ñây, cũng như rất thuận tiện trong việc dùng thuyền ñể ñi rao giảng Tin Mừng

Không chỉ giao thông bằng ñường sông, ñường biển thuận tiện mà ở Bùi Chu, giao thông ñường bộ cũng rất thuận tiện Nhờ vậy, cứ dịp lễ trọng, người Bùi Chu ñi làm ăn xa ở khắp nơi lại tề tựu ñông ñủ, bày tỏ niềm tin tôn giáo ñầy nhiệt huyết của mình

Ở vùng ñất này, phù sa sông Hồng bồi ñắp rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, cũng như một số tỉnh ven biển vùng ñồng bằng Bắc Bộ, cư dân nơi ñây luôn phải chống chọi với bão gió, lụt lội Chính ñiều kiện tự nhiên này khiến người dân hình thành nên ñời sống tín ngưỡng ña dạng, vừa mang những sắc thái chung của ñồng bằng Bắc Bộ vừa

có những nét ñặc thù

Vùng ñất thuộc giáo phận Bùi Chu là vùng ñất có lịch sử khá lâu ñời Ngoài một số xã ven biển là Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy tồn tại

từ giai ñoạn cuối triều nhà Lê Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học

từ ñầu thế kỷ XX ñến nay ñã khẳng ñịnh khu vực thuộc giáo phận Bùi Chu là khu vực từ sớm ñã có con người cư trú và khẩn hoang, mở rộng ñất ñai Có thể khẳng ñịnh, từ thời Lý - Trần ñến thời Lê, vùng ñất thuộc giáo phận Bùi Chu ñược khai phá khá mạnh mẽ Các làng xã thuộc các huyện ở

Trang 40

a nam như Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng ñều ñược hình thành là sản phẩm của quá trình khai hoang Như vậy, ñây chủ yếu là vùng ñất cổ, hình thành nhiều làng Việt truyền thống như làng Đào Khê, làng Hải Lạng Thượng, làng Lộng Điền (phủ Nghĩa Hưng); làng Bách Tính, làng Thượng Nông, làng Sĩ Quan, làng Ngọc Tỉnh, làng Thạch Cầu, làng Đồng Quỹ, làng Xối Tây (huyện Nam Trực); làng Kiên Lao (phủ Xuân Trường)

Trong các làng xã cổ xuất hiện hương ước, trong ñó quy ñịnh một cách chặt chẽ về ñời sống sản xuất, tổ chức và quản lý xã hội, sinh hoạt tinh thần

và văn hóa của cư dân trong làng xã ấy

Cùng với nghề trồng lúa nước truyền thống, ở các làng cổ vùng ñất Bùi Chu có sự ổn ñịnh về tín ngưỡng truyền thống, trong ñó nổi lên tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng Thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu, là nơi bảo tồn những di sản văn hóa truyền thống dân tộc

Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên ở Bùi Chu tạo nhiều thuận lợi ñể phát triển kinh tế -

xã hội toàn diện Vùng ñất này có nhiều ñặc sản nổi tiếng như: Tám xoan Hải Hậu, Nếp Bắc Hải Hậu Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản rất phát triển, vùng ñất Bùi Chu còn nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến như: xay xát gạo ñặc sản, chế biến nước mắm, bột cá, chế biến thịt lợn, gia cầm, thức ăn gia súc Bên cạnh ñó, Bùi Chu còn có nhiều tiềm năng ñể phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng cũng như xuất khẩu ñồ g dân dụng, ñồ thủ công mỹ nghệ từ mây, tre Từ phát triển công nông nghiệp, Bùi Chu có lợi thế trong phát triển giao thông, vận tải, xuất khẩu, dịch vụ và du lịch

Ở giáo phận Bùi Chu thì dân tộc Kinh là chủ yếu Giáo dân Bùi Chu sinh ñẻ nhiều, vì thế số người Công giáo ở ñây khá ñông ñảo Cho nên, dù chỉ với diện tích nhỏ bé nhưng giáo phận Bùi Chu lại có số lượng giáo dân ñông

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam v n húa sử cương, Nxb Thời ủại, Hà Nội 2. Thị Ngọc Anh (2008), Quan hệ hụn nhõn gia ủỡnh của người Cụng giỏoViệt Nam, Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam v n húa sử cương", Nxb Thời ủại, Hà Nội 2. Thị Ngọc Anh (2008), "Quan hệ hụn nhõn gia ủỡnh của người Cụng giỏo "Việt Nam
Tác giả: Đào Duy Anh (2010), Việt Nam v n húa sử cương, Nxb Thời ủại, Hà Nội 2. Thị Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Thời ủại
Năm: 2008
3. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, Nxb Tr , thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Tr
Năm: 2005
4. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, quyển hạ, Nxb Tr , thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Tr
Năm: 2005
5. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cỳng trong gia ủỡnh Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cỳng trong gia ủỡnh Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1996
13. Ban Tư tưởng - văn hoỏ Trung ương (2002), Vấn ủề về tụn giỏo và chớnh sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn ủề về tụn giỏo và chớnh sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - văn hoỏ Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
14. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
16. Bộ Văn hoá - thông tin, Cục văn hoá - thông tin cơ sở (1999), Tín ngưỡng mê tín, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng mê tín
Tác giả: Bộ Văn hoá - thông tin, Cục văn hoá - thông tin cơ sở
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1999
17. Các giám mục Việt Nam (2005), Các thư chung, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thư chung
Tác giả: Các giám mục Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2005
18. Trương Bá Cần (1996), Công giáo Việt Nam sau quá trình năm mươi năm (1945-1995), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công giáo Việt Nam sau quá trình năm mươi năm (1945-1995)
Tác giả: Trương Bá Cần
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1996
19. Cụng ủồng Vatican II, Hiến chế - Tuyờn ngụn - Sắc lệnh - Sứ ủiệp - Thụng ủiệp (1969), Nxb Senatus Sài Gũn, thành phố Hồ Chớ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cụng ủồng Vatican II, Hiến chế - Tuyờn ngụn - Sắc lệnh - Sứ ủiệp - Thụng ủiệp
Tác giả: Cụng ủồng Vatican II, Hiến chế - Tuyờn ngụn - Sắc lệnh - Sứ ủiệp - Thụng ủiệp
Nhà XB: Nxb Senatus Sài Gũn
Năm: 1969
20. Lm. Nguyễn Công Danh, Lm. Dương Phú Oanh (chủ biên) (2013), Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt
Tác giả: Lm. Nguyễn Công Danh, Lm. Dương Phú Oanh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2013
21. Nguyễn Văn Diệu (2003), “Tìm hiểu quá trình truyền bá Kitô giáo vào các dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer ở ủồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu quá trình truyền bá Kitô giáo vào các dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer ở ủồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ"”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Văn Diệu
Năm: 2003
22. Phan Đại Doón (2001), Làng xó Việt Nam một số vấn ủề kinh tế - văn húa - xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xó Việt Nam một số vấn ủề kinh tế - văn húa - xã hội
Tác giả: Phan Đại Doón
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
23. Nguyễn Thị Dung (2011), Cụng ủồng Vatican II và sự tỏc ủộng của nú tới Cụng giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cụng ủồng Vatican II và sự tỏc ủộng của nú tới Cụng giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2011
24. Jean - Baptiste Duroselle và Jean - Marie Mayeur (2004), Lịch sử ủạo Thiên Chúa, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử ủạo Thiên Chúa
Tác giả: Jean - Baptiste Duroselle và Jean - Marie Mayeur
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
25. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
26. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1996
27. Thành Duy (2004), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
28. Nguyễn Hồng Dương (1999), “Bước ủường hội nhập văn húa dõn tộc của Công giáo Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước ủường hội nhập văn húa dõn tộc của Công giáo Việt Nam”, "tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Năm: 1999
29. Nguyễn Hồng Dương (2001), “Cụng ủồng Vatican II ở Việt Nam (nhỡn từ gúc ủộ lý luận về hội nhập văn húa)”, tạp chớ Nghiờn cứu tụn giỏo, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cụng ủồng Vatican II ở Việt Nam (nhỡn từ gúc ủộ lý luận về hội nhập văn húa)”, "tạp chớ Nghiờn cứu tụn giỏo
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w