1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vị trí quan trọng của nông thôn Trung Quốc

12 516 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 96 KB

Nội dung

Trong suốt mấy chục thế kỉ dưới chế độ phong kiến, nông thôn TQ có một vị trí vô cùng quan trọng.

Điểm xuất phát  Vị trí quan trọng của nông thôn TQ Trong suốt mấy chục thế kỉ dưới chế độ phong kiến, nông thôn TQ có một vị trí vô cùng quan trọng. Nhân lực, tài lực của nhà nước phong kiến đều dựa vào nông dân. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đều được dấy lên từ nông thôn. Đảng cộng sản Trung quốc đã phát động lực lượng to lớn của nông dân thực hiện chiến lược “lấy nông thôn bao vây thành thị” cuối cùng đã giải phóng được trung quốc đại lục, lập ra nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/ 1949. Sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, Đảng cộng sản TQ chủ trương lấy nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân xem công tác nông thôntrọng điểm trong toàn bộ công tác của Đảng. TQ vốn có tiềm năng lớn về nông nghiệp với hơn 100 triệu hecta đất canh tác bằng 7% diện tích đất canh tác của TG.  Tình hình nông thôn TQ trước cải cách Do những sai lầm của đường lối tả khuynh đã phá hoại nặng nề nông thôn TQ – một quốc gia với nông dân chiếm 80% dân số (khoảng 800 triệu nông dân tính vào năm 1977), mà trong đó có 70% thuộc loại nghèo khổ. Một nền nông nghiệp rơi vào tình trạng của nền kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên, năng suất lao động thấp kém không đảm bảo được lương thực cho dân chúng.  Nông thôn, nông nghiệp, nông dân có vị trí hết cức quan trọng là nơi khởi nguồn, đột phá của tiến trình cải cách và mở cửa TQ. vậy công cuộc cải cách toàn diện của TQ đã phải bắt đầu từ nông thôn. Sau này đại hội XIV của Đảng đã nhận định: “cải cách bắt đầu từ nông thôn – đó là quyết định chiến lược phù hợp với tình hình đất nước Trung Quốc”. Quá trình cải cách nông thôn TQ 3 giai đoạn lớn: Giai đoạn 1: được bắt đầu từ 1978 đến 1991. Giai đoạn 2: bắt đầu từ năm 1992 đến năm 2000 Giai đoạn 3: được bắt đầu từ năm 2000 đến nay Giai đoạn 1 : Giai đoạn xây dựng thể chế kinh tế mới ở nông thôn. Trong giai đoạn này bao gồm 2 bước cải cách chính: Bước 1: từ 12/1978 đến 10/ 1984  Nội dung chính  Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân với “công xã nhân dân”. Mục đích làm hủy bỏ công xã nhân dân với sở hữu 3 cấp, lấy đội sản xuất làm cơ sở trước kia, bởi chế độ này đã không phù hợp với yêu cầu phát triển của sức sản xuất nông thôn. Khôi phục lại tổ chức chính quyền ở nông thôn, công xã nhân dân được chuyển thành chính quyền nhân dân xã, đại đội sản xuất được chuyển thành ủy ban nhân dân thôn, đội sản xuất chuyển thành xóm.  Vẫn kiên trì sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất “chủ yếu là đất đai” trong nông nghiệp, thực hiện tách quyền sở hữu tập thể với quyền quản lý sản xuất kinh doanh. Tiến hành khoán sản phẩm đến nhóm sản xuất, đến hộ gia đình.  Nhà nước nâng giá thu mua nông phẩm nhằm khuyến khích nông dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Năm 1979 bình quân giá nông phẩm đã tăng lên 20,1 %, năm 1980 nâng giá 8,1% sau đó mỗi năm bình quân nâng giá khoảng 3%.  Quá trình thực hiện Trong giai đoạn này khâu then chốt của cải cách nông thôn TQ vẫn là quá trình hình thành chế độ trách nhiệm khoán đến hộ gia đình. Có thể chia quá trình thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp ở TQ thành 3 giai đoạn nhỏ. Giai đoạn 1, từ năm 1978 đến năm 1980, đây là giai đoạn chủ yếu thực hiện khoán “chui”, ( tức là các địa phương bí mật khoán “hộ”). Giai đoạn 2, từ năm 1980 đến năm 1983, khoán được phổ biến rộng rãi nhưng vẫn trên con đường thực hiện. Giai đoạn 3, khoán đến hộ được phổ biến rộng rãi như một biện pháp, một chính sách được hoàn thiện dưới dạng kéo dài hợp đồng khoán, phát triển dưới hình thức đấu thầu các hộ chuyên. Thực ra, để có quyết định thừa nhận khoán đến hộ gia đình đã phải trải qua một quá trình tranh luận gay go rất phức tạp. Năm 1978, khoán ở An Huy và Tứ Xuyên là khoán “chui”. Sau khi hai tỉnh trên khoán có hiệu quả, nhà nước đã cho phép khoán nhưng chỉ khoán đến tổ, nhóm sản xuất, không được khoán đến hộ gia đình (Theo nghị quyết trung ương 3 khóa XI tháng 12 – 1978). Đến ngày 27 – 9 – 1980, tại văn kiện số 75 của Đảng đã nhắc lại phạm vi cho phép khoán sản lượng đến người lao động, đến hộ gia đình, chỉ ở những vùng núi xa xôi, những khu vực nghèo nàn lạc hậu, còn ở những nơi khác chỉ chủ trương khoán đến tổ nhóm sản xuất. Chế độ này được gọi là “năm khoán, một thưởng”. Phải đến đại hội XII của ĐCS Trung Quốc tháng 9 – 1982, Trung Quốc mới chính thức công nhận chế độ khoán đến hộ gia đình trên cơ sở sở hữu ruộng đất tập thể. Đầu năm 1983, chế độ khoán đến hộ được phổ biến rộng rãi toàn Trung Quốc, công xã nhân dân được coi như đã bị giải tán. Năm 1983, lánh đạo TQ đã cho phép nông dân: 1. Bán sản phẩm tự do sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. 2. Vận chuyển nông sản đi xa hay buôn bán nhỏ. 3. Mua máy móc nng nghiệp, công cụ và phương tiện vận tải. 4. Được thuê từ 7 đến 11 lao động. Đến năm 1984, ĐCS đã khuyến khích việc tập trung dần ruộng đất vào tay các nông dân có kinh nghiệm, cho phép các hộ thiếu lao động được trả ruộng khoán cho tập thể để phân phối lại và các hộ này có thể chuyển sang một công việc khác.  Ưu điểm của chính sách khoán đến hộ gia đình 1. Sử dụng thế mạnh của nông nghiệp gia đình truyền thống, nguồn lao động dồi dào – đặc điểm quan trọng của nông nghiệp TQ. Sự kết hợp giữa các gia đình trong phạm vi nhỏ dễ thích ứng với tính chất thường của điều kiện tự nhiên và chênh lệch giữa thời gian lao động, thời gian sản xuất, sử dụng triệt để các loại sức lao động, tư liệu lao động và thời gian lao động. Thực tế cho thấy nhiều lĩnh vực mà kinh doanh tập thể không hiệu quả bằng kinh doanh gia đình (ví dụ như chăn nuôi gia suc, gia cầm). 2. Kết hợp trực tiếp người lao động với tư liệu sản xuất, trực tiếp gắn hiệu quả lao động với mức thù lao. Đây là một vấn đề mà trước cải cách, chế độ công xã không giải quyết được nên đã không động viên được tính tích cực của người nông dân, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. 3. Kinh tế gia đình được coi trọng hơn kinh tế tập thể làm cho sản xuất có tính thích ứng lớn, nó tập hợp được lực lượng sản xuất thủ công, sức kéo động vật và lực lượng sản xuất hiện đại.  Hạn chế Khoán đến hộ gia đình cũng có những hạn chế. Đó là trình độ lao động và quy mô nhỏ ở phạm vi gia đình là những trở ngại trong việc động viên và triển khai vốn đầu tư, ứng dụng khoa học kĩ thuật, chuyên môn hóa sản xuất theo quy mô lớn. Để khắc phục những mặt hạn chế đó, TQ đã đề ra phương châm “kinh doanh hai tầng”, tức là xử lý thích đáng giữa tính tập trung (kinh doanh tập thể) và tính phân tán (kinh doanh gia đình, cá thể) trong sản xuất nông nghiệp. Những năm giữa của thời kì này , TQ đã hình thành và phát triển mạnh mẽ các “hộ chuyên”. Thực chất của chính sách phát triển các hộ chuyên là khuyến khích chuyên môn hóa nông nghiệp và kích thích phát triển sản xuất tư nhân ở nông thôn. Tóm lại: Các chính sách khoán hộ, phát triển hộ chuyên đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn TQ sau cải cách. Nó làm cho sản xuất được chuyên môn hóa, nó thừa nhận quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của người nông dân…Thực tế cải cách nông nghiệp ở TQ còn chứng minh các hình thức sở hữu chỉ là phương tiện để nâng cao sức sản xuất của con người, nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, sự chú ý đúng mức lợi ích của người lao động là điểm mấu chốt trong chính sách cải cách kinh tế nông thôn ở TQ. Bước 2: từ 1985 đến 1991  Nội dung chính của cải cách nông thôn TQ bước 2 giai đoạn 1 Tại hội nghị công tác nông thôn toàn quốc ngày 2/11/1988, khi đề cập đến nội dung của bước thứ hai cải cách nông thôn, phó thủ tướng Điền Kỳ Vân nói: “Nông thôn Trung Quốc làm được một cải cách đã mười năm, thực sự đã giành được những thành tựu to lớn. Mấy năm đầu chủ yếu khoán sản phẩm đến hộ gia đình, mấy năm sau chủ yếu cải cách thể chể lưu thông ở nông thôn, xây dựng cơ chế thị trường, điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nghề nông thôn”.  Quá trình thực hiện Trong giai đoạn này cải cách ở nông thôn TQ được nhà nước vận dụng ba chính sách lớn sau đây:  Một là: Bắt đầu từ năm 1985 hủy bỏ thống nhất thu mua, phân phối nông sản phẩm đã được thực hiện 30 năm qua, vận dụng các chính sách mới thu mua theo hợp đồng kế hoạch nhà nước để tôn trọng đầy đủ quyền tự chủ của người nông dân, bước đầu xây dựng mối quan hệ giữa nhà nước và người nông dân trên cơ sở trao đổi hàng hóa ngang giá.  Hai là: Bắt đầu từ năm 1985 thay đổi phương pháp thu thuế của nông dân bằng hiện vật. Thay thế việc thu hiện vật bằng tiền mặt, làm cho kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa.  Ba là: Bắt đầu từ tháng 5/ 1985 nhà nước lần lượt thả nổi mua bán nông sản phẩm (trừ khẩu phần lương thực, dầu ăn của cư dân thành phố), tiến hành bù giá vào lương. Cuộc cải cách này có những tiến triển nhất định, nhưng so với mấy năm trước thì bước tiến không nhanh bằng, bởi vì: 1. Từ năm 1985 cải cách ở nông thôn cùng tiến hành đồng thời với cải cách ở thành thị, trong đó chủ yếu là cải cách ở thành thị, nhiệm vụ cải cách ở nông thôn đã bị xem nhẹ hơn. 2. Cải cách ở nông thôn vấp ngã phải một số vấn đề nan giải như vấn đề giá cả, vấn đề lưu thông… những vấn đề phức tạp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với cải cách ở thành thị mới có thể tháo gỡ được. 3. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, hoàn thiện cơ chế thị trường và phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn là những nhiệm vụ rất khó khăn, lâu dài, không thể thực hiện có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn.  Thành tựu và ưu điểm Trong giai đoạn này, một mặt, nhà nước ban hành các chính sách thu mua mới, nâng giá sản phẩm nhằm phát huy vai trò tự chủ của người nông dân, làm cho kinh tế nông thôn phát triển theo hướng hàng hóa hóa; mặt khác, nhà nước cần thống nhất quản lý để ổn định, nhằm làm lành mạnh nền kinh tế, thúc đẩy cải cách tiếp tục phát triển.  Cải cách thể chế lưu thông, giá cả nông sản phẩm là điều kiện cơ bản cho nông nghiệp phát triển vững chắc trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa. Nhưng việc tiến hành cải cách lại hết sức khó khăn bởi nó đều liên quan đến điều chỉnh lợi ích, sự ổn định xã hội, sự vận động của nền kinh tế. vậy, cải cách thể chế lưu thông hàng hóa và cải cách giá cả phải là một quá trình, được cân nhắc kỹ lưỡng từng bước, tính toán bước đi, có kế hoạch chắc chắn. Tình hình thực tế ở Trung Quốc cho thấy “chế độ hai đường ray” kết hợp quản lý có kế hoạch và điều tiết thị trường trong khâu giá cả nông sản và lưu thông hàng hóa vẫn chưa thể nào bỏ được. Cụ thể: coi giá lương thực là giá cơ sở, là mặt bằng giá cho tất cả các giá nông sản phẩm khác. vận dụng quy luật giá trị trong công tác giá cả nông nghiệp. Giá thu mua hợp đồng của một số nông sản phẩm, nhất là lương thực đã được nâng cao hơn. Đồng thời có biện pháp ngăn ngừa tình trạng nâng cao giá quá mức. Thông qua chức năng nhà nước và biện pháp thu thuế, sử dụng các hinh thức lây công nghiệp bù cho nông nghiệp, lấy công nghiệp xây dựng nông nghiệp, điều chỉnh hợp lý lợi ích giữa các ngành cho nhau, xác định tỷ lệ thu nhập hợp giữa các ngành nghề ở nông thôn và giữa các nông sản phẩm với nhau . xây dựng các hợp tác xã cung tiêu đề trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, biến nó thành những xí nghiệp thương nghiệp có quyền tự chủ kinh tế, có lợi ích độc lập, phục vụ cho nông dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.  Một trong những thay đổi to lớn sau cải cách kinh tế nông thôn, đó là sự thay đổi sâu sắc kết cấu ngành nghề ở nông thôn. Bắt đầu thay đổi từ kết cấu nghề trồng trọt, lấy cây lương thực làm chủ đạo. • Về kết cấu ngành nghề nông thôn: tập trung mạnh vào nông nghiệp truyền thống. Tiếp theo nó là công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm phi nông nghiệp. Thời kỳ này, người nông dân dựa vào nhu cầu thị trường mà quyết định nên trồng gì … miễn là có lợi nhuận nhiều. Điều đó dẫn đến có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất: từ trồng lúa sang trồng bông, trồng rừng, nuôi cá, nuôi trâu bò, sản xuất các mặt hàng công nghiệp nông thôn . Những dụ sau đã cho thấy rõ điều này: năm 1980, sản phẩm nông nghiệp chiếm 68,9% tổng sản phẩm công, nông nghiệp ở nông thôn, năm 1986 con số này rút xuống còn 53,1%. Giá trị sản phẩm công nghiệp nông thôn tăng từ 19,5% năm 1980 lên 31,5% năm 1986. Thương nghiệp ăn uống tăng từ 3,5% năm 1980 lên 4,4% năm 1986. Những con số này cho thấy cải cách ở nông thôn các ngành nghề phi nông nghiệp đã không ngừng phát triển mở rộng. • Cơ cấu ngành trong nông nghiệp cũng có thay đổi lớn. Có sự chuyển dịch từ sản xuất cây lương thực sang các hình thưc sản xuất kinh doanh khác như trồng rưng, chăn nuôi , nuôi cá . Tỷ trọng giá trị sản lượng nghề trồng trọt từ 67,8% năm 1978 giảm xuống 45,5% năm 1986. Giai đoạn này, một mặt vẫn phát triển sản xuất lương thực, mặt khác cần phát triển không ngừng các ngành nghề khác. Nông thôn TQ đã xuất hiện nhiều “hộ vạn năng”, từng bước xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn rộng lớn. Sau mười năm cải cách (1978 - 1988), kết cấu ngành ở nông thôn Trung Quốc tuy đã có những điều chỉnh lớn, nhưng cục diện truyền thống trong kết cấu ngành nghề vẫn chưa thể loại bỏ về thực chất. Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ban sản nghiệp trong nền kinh tế quốc dân như sau: nông nghiệp vẫn chiếm hơn 60% trong đó ngành trồng trọt vẫn chiếm trên 65%, trong ngành này thì cây lương thực vẫn chiếm hơn 60%. Cục diện ngành nghề truyền thống đã là cho TQ không phát huy đầy đủ, hợp lý các tài nguyên ở nông thôn. Thêm nữa, dân số TQ tăng 17 triệu người 1 năm đã làm cho lao động nông thôn ngày càng dư thừa, điều này buộc TQ phải thay đổi cơ cấu ngành,phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành công nghiệp và dịch vụ để đảm bảo ổn định xã hội,hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa đất nước.  Phát triển mạnh mẽ các xí nghiệp nông thôn: đây là các cơ sở công nghiệp nhỏ về xây dựng, vận tải, buôn bán . ở nông thôn Trung Quốc. Năm 1986, số xí nghiệp nông thôn có 1515 triệu đơn vị, thu nhập 336,4 tỷ NDT, chiếm 48,9% thu nhập ở nông thôn. Đến năm 1987 con số ngày đã vượt 50%, thu hút 79,37 triệu lao động, chiếm 21% lao động nông thôn. Xí nghiệp nông thôn được chia ra làm bốn loại như sau: - Phục vụ nhu cầu địa phương ( chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng .) - Cơ sở gia công các chi tiết cho công nghiệp thành phố. - Cở sở thủ công nghiệp truyền thống. - Cơ sở khai thác các mỏ nhỏ. Các xí nghiệp nông thôn có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Năm 1985 đã sản xuất 29,8% than đã, 50% quần áo may sẵn, 53% vật liệu xây dựng trong cả nước. Đến năm 1990, cơ cấu GDP theo ngành ở Trung Quốc lần lượt là: nông nghiệp: 27,1%, công nghiệp: 41,6%, dịch vụ: 31,3%. Cơ cấu GDP của nông thôn theo ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là 46,1%; 46,3%; 7,6%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 708 NDT năm 1991. Số người nghèo đói trong giai đoạn này đã giảm xuống còn khoảng 80 triệu người. Đến năm 1992, Trung Quốc đã có 517 thành phố.  Khó khăn Những khó khăn trong cải cách ở nông thôn giai đoạn (1984 - 1992) đã được giới lãnh đạo Trung Quốc nhận định “ Mấy năm nay, chúng ta cởi trói một số sản phẩm hàng hóa phụ trong nông nghiệp, đó là điều tất yếu. Tuy vậy, sau khi cởi trói, đã không có sự điều chỉnh, khống chế và biện pháp quản lý cần thiết đối với một số hàng hóa nông sản phụ, thiếu biện pháp xử lý cần thiết trong khâu trật tự lưu thông. Đó là những nguyên nhân quan trọng làm xuất hiện “ chiến tranh buôn bán”, làm rối loạn trật tự thị trường, làm giá cả tăng vọt. Các nông sản chính như lương thực, bông, dầu ăn là những mặt hàng quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh, trong một thời gian dài mâu thuẫn giữa cung và cầu gay gắt. Để khống chế sự tăng vọt giá cả,làm lành mạnh khâu trật tự lưu thông hàng hóa, ổn định nền kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, ổn định trật tự xã hội, cần có sự điều chỉnh khống chế ở quy mô lớn và sự quảncủa nhà nước đối với những mặt hàng kể trên”. Giai đoạn 2: giai đoạn cải cách và phát triển nông thôn trong bối cảnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 1992-2000  Nội dung chính Trong giai đoạn cải cách và phát triển nông thôn trong bối cảnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 1992 - 2000: Trung Quốc nêu nhiệm vụ xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục công cuộc cải cách mở cửa; đi sâu cải cách nông nghiệp nông thôn, ổn định và hoàn thiện chế độ khoán; xây dựng hệ thống thị trường nông thôn; phát triển ngành nghề hoá nông nghiệp; chuyển biến chức năng của chính quyền; đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn. Cải cách thể chế kinh tế nông thôn theo hướng thị trường sẽ tạo ra sức sống mới cho sự phát triển nông nghiệp. Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Giang Trạch Dân chỉ ra rằng: “tích cực tìm ra con đường cụ thể xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, giải phóng và nâng cao hơn nữa sức sản xuất nông thôn là con đường tất yếu mà nông dân nước ta đi đến tiểu khang (khá giả), nông nghiệp đi lên hiện đại hóa”. Căn cứ vào yêu cầu xây dựng thể chế KTTT XHCN, TQ đã tích cực cải cách thể chế kinh tế nông thôn với các nội dung sau: Một là, ổn định lâu dài thể chế kinh doanh lấy kinh doanh khoán gia đình làm cơ sở, quán triệt thực hiện chính sách khoán dụng đất mới sau khi thời hạn khoán lần thứ nhất kết thúc tiếp tục tiến hành khoán lần thứ hai, giao quyền sử dụng đất lâu dài và có đảm bảo cho nông dân. Đồng thời TQ cũng khuyến khích chính sách chuyển nhượng quyền kinh doanh khoán ruộng đất ở nông thôn. Hai là, đi sâu vào cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, nghị quyết hội nghị TW 3 khóa XV của ĐCS TQ nêu rõ: đi sâu cả cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, hình thành hệ thống thị trường nông sản phẩm mở cửa, thống nhất, cạnh tranh, có trật tự là động lực tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp của TQ. vậy trọng điểm của cải cách thể chế được xác định là làm tốt việc cải cách thể chế lưu thông lương thực, kiên trì quán triệt thực hiện chính sách thu mua lương thực dư thừa theo giá bảo hộ, những doanh nghiệp thu giữ lương thực thực hiện bán lương thực theo giá thỏa thuận, tiền thu mua lương thực được thực hiện vận hành theo kiểu đóng cửa. Ba là, cải cách và quy phạm chế độ thuế ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng thuế cho nông dân, đồng thời thực hiện tốt việc kiểm tra chấp hành luật pháp, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật.  Kết quả Có thể thấy, khi kết thúc giai đoạn này, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn: từ sản xuất lương thực đơn thuần trước đây đã chuyển sang sản xuất nhiều chủng loại lương thực, thực phẩm; ngành nghề kinh doanh đa dạng, nhiều thành phần, chế độ thu mua lương thực và lưu thông hàng hoá ở nông thôn được cải cách, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch rõ nét, mức độ thị trường hoá của nông thôn mở rộng hơn; các giai tầng ở nông thôn có sự phân hoá. Giai đoạn 3: Giai đoạn cải cách và phát triển nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chủ trương xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới.  Được khởi đầu bằng sự kiện Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), năm 2001, đánh dấu quá trình hội nhập toàn diện vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế khu vực và thế giới. Việc Trung Quốc tham gia sâu rộng vào thị trường nông sản thế giới, có lợi cho phát triển nông nghiệp, tạo môi trường và điều kiện để đẩy nhanh hiện đại hoá nông nghiệp, thế nhưng, “tam nông” vẫn là khâu yếu trong tiến trình cải cách, xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Từ năm 2003, vấn đề “tam nông” trở thành trọng tâm trong công tác của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.  Cải cách nông thôn bước vào giai đoạn mới khi Trung Quốc đưa ra chủ trương xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới với nội dung và yêu cầu nêu trong “Ý kiến về thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” (Văn kiện số 1 năm 2006) và “Cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ XI”: “sản xuất phát triển, đời sống sung túc, thôn làng văn minh, thôn xã gọn gàng, quản lý dân chủ ”. Xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới sẽ tạo ra một xã hội hài hòa, công bằng và có lợi cho toàn dân. - Nội dung chính: Trong giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện “lấy công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thành thị lôi kéo nông thôn”, nhất thể hóa phát triển kinh tế - xã hội thành thị - nông thôn. Cải cách nông thôn với cách nhìn nhận “lấy con người làm gốc”, coi trọng giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Phải chú ý đến hiệu quả và hệ quả trước mắt hơn là vào bề ngoài. Phải sử dụng sự thương lượng dân chủ hơn là dùng chỉ thị. Nông thôn phải phát triển tùy theo khả năng và đặc điểm bản thân, Nhà nước chỉ hỗ trợ bằng dự án. Năm mục tiêu của nông thôn xã hội chủ nghĩa là: năng suất nông thôn, cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, dân chủ và mức sống. - Kết quả: Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn và toàn diện: an ninh lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân được bảo đảm; sản lượng lương thực tăng từ 304,7 triệu tấn năm 1978 lên 501,5 triệu tấn năm 2007; số người nghèo đói nông thôn giảm từ 250 triệu người năm 1978 xuống 14,9 triệu người năm 2007; đời sống của cư dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập của nông dân cũng tăng từ 133,6 NDT năm 1978 lên lên 4761 NDT năm 2008 1 . Cải cách nông thôn đã góp phần to lớn, tạo cơ sở cho tiến trình xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới tiếp tục đạt được những thành tựu mới. Tổng kết. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình cải cách nông thôn, nhưng ở nông thôn Trung Quốc vẫn còn tồn tại mặt hạn chế, đó là: - Mức độ chênh lệch giữa thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng lớn, thể hiện ở cả mức thu nhập, tiêu dùng, phúc lợi xã hội, đời sống văn hoá. - Số lao động dôi dư ở nông thôn còn nhiều, lao động nông nghiệp còn đông. Quan hệ giữa công nghiệp - nông nghiệp; thành thị - nông thôn mất cân đối, không hài hòa. Quá trình chuyển hoá gia công nông sản chậm, giá trị ngành nuôi trồng còn thấp. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển chưa bền vững. Ngoài ra, chênh lệch giữa nông thôn miền Đông với nông thôn miền Tây Trung Quốc cũng còn khá lớn. - Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mất cân đối. Năm 2006, cơ cấu ngành kinh tế lần lượt là nông nghiệp:11,7% (I); công nghiệp: 48,9 % (II); dịch vụ: 39,4% (II), trong khi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế lần lượt là 42,6%: 25,2%; 32,2% 2 . Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mất cân đối là nét đặc trưng nhất của cơ cấu nhị nguyên thành thị - nông thônTrung Quốc. Cơ cấu nhị nguyên thành thị - nông thôn là hiện tượng phổ biến tại các nền nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu nhị nguyên thành thị - nông thôn của Trung Quốc có tính 1 Nguồn: http://www.stats.gov.cn/tjgb/ndtjgb/qgndtjgb/t20090226_402540710.htm 2 Nguồn: Niên giám thống kế Trung Quốc năm 2007 [...]... rõ nét Trung Quốc đã lấy nhiều nguồn lực từ nông nghiệp nông thôn, dồn nhiều nguồn lực phát triển công nghiệp, đô thị, hạn chế dịch chuyển các yếu tố sản xuất giữa nông thôn và thành thị Do vậy đã tạo thành hai mảng kinh tế độc lập, khác tính chất, hai nhóm lợi ích khác nhau Đây là một trong những trở ngại chính của tiến trình cải cách nông thônTrung Quốc Bài học Chúng ta biết rằng Trung Quốc và... triển, đặc biệt là vấn đề “Tam nông “Tam nông không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội, chính trị: không có sự ổn định của nông thôn thì không có ổn định của toàn xã hội, không có sự giàu có của nông dân thì không có sự giàu có của cả nước, không có hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì không có hiện đại hoá đất nước Do vậy, giải quyết vấn đề “Tam nông về thực chất là giải quyết... thể, nông dân không có quyền đem ra thế chấp để vay ngân hàng Ở Việt Nam, quyền sở hữu tài sản của nông dân khác với Trung Quốc, nhưng nông dân suy cho cùng vẫn là nhóm người yếu thế Do vậy, phải đặt nông dân là chủ thể trong “Tam nông mới có thể đề ra được các quyết sách, tìm ra được các giải pháp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở mỗi nước Nhấn mạnh tầm quan trọng. .. nghiệp… Tựu trung lại, trong tình hình của hai nước Việt - Trung hiện nay, giải quyết vấn đề “Tam nông về thực chất là giải quyết vấn đề nông dân Ở TQ nông dân bị coi là nhóm người yếu thế, thể hiện ở việc hiện nay quyền tài sản ở nông thôn vẫn chưa rõ ràng, nông dân không có quyền bảo vệ ruộng đất khoán, thậm chí nhà ở của mình Bởi ruộng đất có thể bị trưng dụng bất cứ lúc nào, nhà cửa của chính... ra hiện nay đối với cả Việt Nam và Trung Quốc Bản thân vấn đề “Tam nông ở mỗi nước là nhóm vấn đề tụ hợp đầy đủ tất cả những vấn đề phức tạp trong quá trình cải biến từ một xã hội nông dân, dựa trên nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền và lạc hậu sang một xã hội công nghiệp hiện đại Những vấn đề lớn đang đặt ra cho “Tam nông ở mỗi nước đã được phân tích tình cảnh của nông dân hiện nay như: vấn đề thu... các giải pháp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở mỗi nước Nhấn mạnh tầm quan trọng của “Tam nông , nhiều đại biểu còn nêu lên những kiến nghị coi “Tam nôngtrọng tâm trong trọng tâm toàn bộ công tác của Đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan

Ngày đăng: 15/04/2013, 19:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w