Luyện đề đại học - Hóa học - Đề 39 Câu 2 [71009] Hỗn hợp X gồm SO 2 và O 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng V 2 O 5 nung nóng. Hỗn hợp thu được cho lội qua dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO 2 thành SO 3 là A. 75%. B. 25%. C. 60%. D. 40%. Câu 4 [93744] Có bao nhiêu phản ứng có thể xảy ra khi cho các đồng phân mạch hở, bền của C 2 H 4 O 2 tác dụng lần lượt với Na, NaOH, Na 2 CO 3 ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 6 [107609] Cho hỗn hợp K 2 CO 3 và NaHCO 3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. m có giá trị gần nhất với A. 7,7. B. 7,9. C. 7,8. D. 8,0. Câu 8 [115141] Hấp thụ V lít CO 2 vào 400 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,6M, thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Dẫn 0,7V lít khí CO 2 vào dung dịch X, thu được thêm 0,3a gam kết tủa. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị của V là A. 3,360 lít. B. 3,584 lít. C. 3,136 lít. D. 3,840 lít. Câu 10 [119013] Cho 52 gam hỗn hợp X gồm Ni, Cr, Sn (trong đó số mol Cr gấp 2 lần số mol Ni) tác dụng hết với lượng dư dd HCl loãng, nóng thu được dd Y và 13,44 khí H 2 (đktc). Nếu cho 52 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O 2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O 2 (đktc) phản ứng là A. 11,2 lít. B. 6,72 lít. C. 10,08 lít. D. 7,84 lít. Câu 12 [135653] Nhiệt phân hoàn toàn 56,1 gam X (KClO 3 , KMnO 4 tỉ lệ mol 1 : 1) thu được V lít khí, dẫn V lít khí này qua bình chứa m gam P (trong bình không có O 2 và có áp suất p), đun nóng bình tới phản ứng hoàn toàn, hạ nhiệt độ về nhiệt độ đầu thấy áp suất bình bằng p, đồng thời thu được chất rắn Y. Hòa tan chất rắn Y trong 200ml (NaOH 0,6M; Ca(OH) 2 0,9M) thu được m 1 gam kết tủa và dung dịch A (sản phẩm chỉ chứa P +5 ). Tổng (m + m 1 ) có giá trị gần nhất với A. 31,5. B. 31,6. C. 31,7. D. 31,8. Câu 14 [180749] Có tối đa bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử C 5 H 8 O 2 có mạch cacbon trong phân tử không vượt quá ba nguyên tử cacbon ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 16 [183709] Sự biến đổi độ âm điện theo số hiệu nguyên tử Z của 3 nguyên tố L, M, R (đều là nguyên tố nhóm A) được thể hiện như sau: Các nguyên tố L, M, R A. Cùng thuộc 1 chu kì. B. Cùng thuộc 1 nhóm A. C. Cùng là kim loại. D. Cùng là phi kim. Câu 18 [188986]Nhận xét sai là A. Poli(ure-fomanđehit) được điều chế từ ure và fomanđehit trong môi trường axit. B. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. C. Tơ lapsan có nhóm chức este. D. Trong mỗi mắt xích của poli(metyl metacrylat) chế tạo thủy tinh plexiglas có 5 nguyên tử cacbon. Câu 20 [193554] Dịch vị dạ dày chứa chất X để tiêu hóa thức ăn. Khi nồng độ của X trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn 0,00001M thì mắc bệnh khó tiêu. Khi nồng độ lớn hơn 0,001M thì mắc bệnh ợ chua. Trong một số thuốc chữa đau dạ dày có thuốc muối NaHCO 3 . Vậy chất X là A. HCl. B. H 2 SO 4 . C. CO 2 . D. NaOH. Câu 22 [193631]Cho các cân bằng (1) H 2 (k) + I 2 (k) ⇄ 2HI (k); (2) 2NO (k) + O 2 (k) ⇄ 2NO 2 (k); (3) CO (k) + Cl 2 (k) ⇄ COCl 2 (k); (4) CaCO 3 (r) ⇄ CaO (r) + CO 2 (k); (5) 3Fe (r) + 4H 2 O (k) ⇄ Fe 3 O 4 (r) + 4H 2 (k) Số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24 [193822]Cho công thức cấu tạo sau CH 3 –CH(CH 3 ) – CH 2 – CH = CH 2 .Tên gọi của chất đó là A. 4–Metylpent–1–en. B. 2–Metylpent–4–en. C. Hex–1– en. D. 4–Metylpent–1–in. Câu 26 [193902] Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là A. 29,69. B. 28,89. C. 31,31. D. 17,19. Câu 28 [193954] Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C 3 H 7 O 2 N. X tác dụng với NaOH thu được muối X 1 có công thức phân tử là C 2 H 4 O 2 NNa; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y 1 có công thức phân tử là C 3 H 3 O 2 Na. Công thức cấu tạo của X, Y là A. X là CH 3 -COOH 3 N-CH 3 và Y là CH 2 =CH-COONH 4 . B. X là H 2 N-CH 2 -COOCH 3 và Y là CH 2 =CH-COONH 4 . C. X là H 2 N-CH 2 -COOCH 3 và Y là CH 3 -CH 2 COONH 4 . D. X là CH 3 -CH(NH 2 )-COOH và Y là CH 2 =CH-COONH 4 . Câu 30 [194002] Cho các phát biếu sau: (1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột. (2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (3) Khi thủy phân hoàn toàn mantozơ và xenlulozơ đều chỉ cho một loại monosaccarit. (4) Enzim mantaza giúp thuỷ phân tinh bột thành mantozơ. (5) Fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm –CHO. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 32 [194140]Cho các phản ứng sau: (1) BaCO 3 + dung dịch H 2 SO 4 ; (2) dung dịch Na 2 CO 3 + dung dịch FeCl 2 ; (3) dung dịch Na 2 CO 3 + dung dịch CaCl 2 ; (4) dung dịch NaHCO 3 + dung dịch Ba(OH) 2 ; (5) dung dịch (NH 4 ) 2 SO 4 + dung dịch Ba(OH) 2 ; (6) dung dịch Na 2 S + dung dịch CuSO 4 . Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 34 [194286] X, Y là 2 hợp chất hữu cơ, mạch hở có hơn nhau một nguyên tử cacbon, thành phần chỉ gồm C, H, O; M X > M Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol hỗn hợp Q gồm X và Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào một dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH) 2 ; 0,1 mol KOH thu được 39,4 gam kết tủa. Khi cho 0,34 mol hỗn hợp Q tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol KOH đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch không còn bazơ. Tỷ khối của X so với Y nhận giá trị nào sau đây ? A. 1,438. B. 2,813. C. 2,045. D. 1,956. Câu 36 [196303]Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do ? A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ. B. Phản ứng thủy phân của protein. C. Phản ứng màu của protein. D. Sự đông tụ của lipit. Câu 38 [196411] Nguyên tử của nguyên tố R có 56e và 81n. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố R ? A. 137 56 R. B. 137 81 R. C. 81 56 R. D. 56 81 R. Câu 40 [196613]Biện pháp nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng ? A. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxi. B. Thay thế Zn hạt bằng Zn bột khi cho tác dụng với dung dịch HCl 1M ở cùng 25 o C. C. Nén hỗn hợp khí N 2 và H 2 ở áp suất cao để tổng hợp amoniac. D. Cho lượng Zn bột tác dụng với 100 ml HCl 1M, sau đó thay bằng 200 ml HCl 1M. Câu 42 [196738] Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH 4 ) 2 SO 4 + BaCl 2 →; (2) CuSO 4 + Ba(NO 3 ) 2 →; (3) Na 2 SO 4 + BaCl 2 →; (4) H 2 SO 4 + BaSO 3 →; (5) (NH 4 ) 2 SO 4 + Ba(OH) 2 →; (6) Fe 2 (SO 4 ) 3 + Ba(NO 3 ) 2 →; Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là A. (1), (2), (3), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6). Câu 44 [196875] Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lit dung dịch chứa AgNO 3 aM và Cu(NO 3 ) 2 aM thu được dung dịch Y và m gam hỗn hợp chất rắn Z. Cho Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa T. Nung T ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Giá trị m gần nhất với A. 38,5. B. 34,5. C. 22,5. D. 31,5. Câu 46 [197431]Khi nói về Al và Cr, kết luận nào sau đây đúng? A. Phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng theo cùng tỉ lệ về số mol. B. Cùng phản ứng với dung dịch NaOH đặc, nóng. C. Phản ứng với bột S, nung nóng theo cùng tỉ lệ về số mol. D. Cùng phản ứng với Cl 2 ở nhiệt độ thường. Câu 48 [197519] Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H 2 . Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 thì thu được m gam kết tủa và thoát ra hỗn hợp khí Y. Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br 2 trong dung dịch. Giá trị m gần nhấtvới A. 22,0. B. 21,0. C. 20,5. D. 21,5. Câu 50 [197679] Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z (X, Y, Z đều mạch hở) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin; 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E trong oxi vừa đủ thu được CO H 2 O và N 2 , trong đó tổng khối lượng của CO 2 và H 2 O là 78,28. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 32,5. B. 33,0. C. 33,5. D. 34,0. Đáp án 1.B 2.C 3.C 4.A 5.B 6.B 7.D 8.B 9.C 10.A 11.B 12.C 13.C 14.D 15.C 16.A 17.D 18.B 19.D 20.A 21.C 22.B 23.C 24.A 25.C 26.A 27.A 28.B 29.A 30.A 31.B 32.A 33.A 34.D 35.A 36.A 37.C 38.A 39.D 40.D 41.A 42.A 43.D 44.D 45.A 46.C 47.B 48.D 49.B 50.C . Luyện đề đại học - Hóa học - Đề 39 Câu 2 [71009] Hỗn hợp X gồm SO 2 và O 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 28. Lấy. coi là một đoạn mạch của tinh bột. (2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (3) Khi thủy phân hoàn toàn mantozơ và xenlulozơ đều chỉ cho một loại monosaccarit. (4) Enzim mantaza giúp thuỷ. tác dụng với 100 ml HCl 1M, sau đó thay bằng 200 ml HCl 1M. Câu 42 [196738] Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH 4 ) 2 SO 4 + BaCl 2 →; (2) CuSO 4 + Ba(NO 3 ) 2 →; (3) Na 2 SO 4 + BaCl 2