kiến thức: Đọc trôi chảy .lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý ng
Trang 1Ngày dạy : Thứ , ngày tháng năm 201
Tiếng Việt tuần 10 tiết 1
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
(KNS)
I MỤC TIÊU :
1 kiến thức: Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút;
biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính,
ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn
2 Kĩ năng: Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1
đến tuần 9 theo mẫu Sách giáo khoa.
3 Thái độ: Yêu thích môn học.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật
được sử dụng trong bài.
- HS yếu hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ theo gợi ý của GV.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê) Hợp tác(kĩ
năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê) Thể hiện sự tự tin(thuyết trình kết quả tự tin).
- Các phương pháp : Trao đổi nhóm Trình bày 1 phút.
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1 Giáo viên : 17 phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần qua Một số tờ giấy
khổ to kẻ sẵn bảng BT1
2 Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1 Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Giới thiệu nội dung ôn tập và kiểm tra
2 Các hoạt động chính :
a Bài tập 1 : Ôn luyện tập đọc và học thuộc
lòng ( 20 phút )
* Mục tiêu : Kiểm tra đọc trôi chảy và đọc
hiểu của 1 phần 4 số HS lớp
* Cách tiến hành :
- GV để các phiếu thăm vào hộp
- GV yêu cầu HS lên trình bày và đặt 1 câu hỏi
- HS lần lượt lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút
- HS lên đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng,
Trang 2trong bài đó.
- GV nhận xét và cho điểm HS
b Bài tập 2 : Lập bảng thống kê các bài thơ
đã học.( 15 phút )
* Mục tiêu : Học sinh biết lập bảng thống kê
các bài thơ đã học theo từng chủ điểm vào
phiếu học tập
* Cách tiến hành : Hoạt động nhóm
- GV tổ chức cho HS chia làm 6 nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- GV nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng phụ của
lớp
3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học
- Về đọc lại các bài để tiết sau kiểm tra đọc
tiếp
- Xem trước bài Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
để viết chính tả
trả lời câu hỏi của GV
- HS chia nhóm theo ngẫu nhiên của số thứ tự
- Nhóm trưởng nhận phiếu học tập và tổ chức cho nhóm mình thảo luận, thư kí ghi kết quả vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm lkhác nhận xét, bổ sung
- Vài em nhắc lại
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
Trang 3
Tiếng Việt tuần 10 tiết 2
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
(MT)
I MỤC TIÊU :
1 kiến thức: Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút;
biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính,
ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn
2 Kĩ năng: Nghe – viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không
mắc quá 5 lỗi
3 Thái độ: Yêu thích môn học.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật
được sử dụng trong bài.
- HS yếu hiểu nội dung bài chính tả, viết đúng theo hướng dẫn của GV.
* MT : Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên
nhiên và tài nguyên đất nước (Khai thác trực tiếp nội dung bài)
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1 Giáo viên : 17 phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần qua.
2 Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét chung
- Giới thiệu nội dung ôn tập và kiểm tra
2 Các hoạt động chính :
a Bài tập 1 : Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
(15 phút)
* Mục tiêu : Kiểm tra đọc trôi chảy và đọc hiểu của
1 phần 4 số HS lớp
* Cách tiến hành :
- GV để các phiếu thăm vào hộp
- GV yêu cầu HS lên trình bày và đặt 1 câu hỏi
trong bài đó
- GV nhận xét và cho điểm HS
b Bài tập 2 : Viết chính tả ( 20 phút )
- HS lần lượt lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút
- HS lên đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi của GV
Trang 4* Mục tiêu : Học sinh viết cả bài Nỗi niềm giữ
nước giữ rừng.
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân
- GV tổ chức cho HS đọc thầm bài chính tả để trả
lời câu hỏi : Bài văn thể hiện điều gì?
- Giải nghĩa một số từ : cầm trịch, canh cánh, cơ
man
- Yêu cầu HS lấy bảng con ra viết từ khó : Đà,
Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ
- GV đọc cho HS viết
3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):
* MT : Giáo dục ý thức BVMT thông qua việc lên
án những người phá hoại môi trường thiên nhiên
và tài nguyên đất nước.
- Về đọc lại các bài để tiết sau kiểm tra đọc tiếp
- Xem trước tiết 3
- HS đọc thầm bài chính tả để trả lời : nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước
- HS nghe và hiểu từ
- HS lấy bảng con ra viết từ khó
- HS viết chính tả
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
Trang 5
Tiếng Việt tuần 10 tiết 3
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I MỤC TIÊU :
1 kiến thức: Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút;
biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính,
ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn
2 Kĩ năng: Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các văn miêu
tả đã học (Bài tập 2).
3 Thái độ: Yêu thích môn học.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật
được sử dụng trong bài; nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2).
- HS yếu ghi lại được những chi tiết, hình ảnh đẹp theo hướng dẫn của GV.
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1 Giáo viên : 17 phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần qua.Tranh ảnh miêu
tả các bài văn miêu tả đã học
2 Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét chung
- Giới thiệu nội dung ôn tập và kiểm tra
2 Các hoạt động chính :
a Bài tập 1 : Oân luyện tập đọc và học thuộc
lòng ( 20 phút )
* Mục tiêu : Kiểm tra đọc trôi chảy và đọc hiểu
của một số HS
* Cách tiến hành :
- GV để các phiếu thăm vào hộp
- GV yêu cầu HS lên trình bày và đặt 1 câu hỏi
trong bài đó
- GV nhận xét và cho điểm HS
- HS lần lượt lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn
bị khoảng 2 phút
- HS lên đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi của GV
Trang 6b Bài tập 2 : Ghi lại các chi tiết mà HS thích
nhất ( 15 phút )
* Mục tiêu : Học sinh làm tốt bài tập 2 SGK
* Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân
- GV ghi lên bảng 4 bài văn : Quang cảnh làng
mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì
diệu rừng xanh, Đất Cà Mau.
- GV khuyến khích HS nói nhiều chi tiết trong
nhiều bài
- GV nhận xét và tuyên dương em giải thích lí
do hay nhất
3 Hoạt động nối tiếp (3 phút) :
- Nhận xét tiết học
- Về đọc lại các bài để tiết sau kiểm tra đọc tiếp
- Xem trước tiết 4
- Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại các chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích
- HS nối tiếp nhau lần lượt nêu chi tiết mình thích trong mỗi bài văn và giải thích
lí do
- Lớp nhận xét bạn
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
Trang 7
Tiếng Việt tuần 10 tiết 4
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức: Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về
chủ điểm đã học (Bài tập 1)
2 Kĩ năng: Tìm được từ đồng nghĩa , trái nghĩa theo yêu cầu của Bài tập 2.
3 Thái độ: Yêu thích môn học.
- HS khá, giỏi tìm được tương đối phong phú những từ ngữ theo yêu cầu.
- HS yếu tìm ở mỗi chủ điểm một vài từ theo gợi ý của GV.
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1 Giáo viên : Các giấy khổ to ghi sẵn như nội dung các bài tập 1, 2 SGK.
2 Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Hoạt động khởi động ( 3 phút ) :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét
2 Các hoạt động chính :
a Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
b Hoạt động 2: Luyện tập (27 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các
bài tập cần làm.
* Cách thực hiện :
a Bài tập 1 : Lập bảng thống kê từ ngữ
- GV yêu cầu HS chia thành 6 nhóm
- GV yêu cầu nhóm trưởng lên nhận phiếu học
tập
- GV nhận xét và đưa bảng phụ đã có sẵn bài
viết cho HS đối chiếu
- Tuyên dương nhóm làm chính xác và nhanh
nhất
- HS chia nhóm bằng cách đếm số thứ tự từ 1 đến 6
- Nhóm trưởng lên nhận phiếu, tổ chức cho nhóm thảo luận Cử thư kí ghi vào phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Trang 8b Bài tập 2 : Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
( 15 phút )
- GV yêu cầu HS chia thành 6 nhóm
- GV yêu cầu nhóm trưởng lên nhận phiếu học
tập
- GV nhận xét và đưa bảng phụ đã có sẵn bài
viết cho HS đối chiếu
- Tuyên dương nhóm làm chính xác và nhanh
nhất
3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Về đọc lại các bài để tiết sau kiểm tra đọc
tiếp
- Xem trước tiết 5 : Học thuộc lòng các lời
thoại cho các nhân vật
- HS chia nhóm bằng cách đếm số thứ tự từ 1 đến 6
- Nhóm trưởng lên nhận phiếu, tổ chức cho nhóm thảo luận Cử thư kí ghi vào phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
Trang 9
Tiếng Việt tuần 10 tiết 5
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I MỤC TIÊU :
1 kiến thức: Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút;
biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính,
ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn
2 Kĩ năng: Nắm được tính cách một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân.
3 Thái độ: Yêu thích môn học.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật
được sử dụng trong bài.
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1 Giáo viên : 17 phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần qua Một số trang
phục, đạo cụ đơn giản để HS diễn kịch
2 Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét
2 Các hoạt động chính :
a Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
b Hoạt động 2: Luyện tập (27 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các
bài tập cần làm.
* Cách thực hiện :
a Bài tập 1 : Ôn luyện tập đọc và học thuộc
lòng
- GV để các phiếu thăm vào hộp
- GV yêu cầu HS lên trình bày và đặt 1 câu hỏi
trong bài đó
- GV nhận xét và cho điểm HS
b Bài tập 2 : Diễn kịch
- GV yêu cầu HS đọc thầm vở kịch Lòng dân
để xác định tính cách của các nhân vật : Dì
Năm, An, Chú cán bộ, Lính, Cai
- HS lần lượt lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn
bị khoảng 2 phút
- HS lên đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi của GV
- HS đọc thầm vở kịch Lòng dân để xác
định tính cách của các nhân vật
Trang 10- GV nhận xét và tuyên dương em nêu đúng
tính cách nhân vật mà mình chọn nhất
- Yêu cầu HS chia 4 nhóm
- Yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 2 đoạn để
diễn lại vở kịch
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện làm Ban giám
khảo
- GV cùng Ban giám khảo nhận xét, đánh giá
và cho điểm từng nhóm
- Tuyên dương nhóm diễn hay nhất
3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học
- Xem trước tiết 6
- HS lần lượt phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung
- 4 nhóm thảo luận, phân công vai và người dẫn chương trình
- Các nhóm cử đại diện làm Ban giám khảo
- Các nhóm lần lượt lên diễn
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
Trang 11
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức: Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của Bài tập
1, Bài tập 2 (chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e)
2 Kĩ năng: Đặt được câu để phân biệt từ nhiều nghĩa (BT4).
3 Thái độ: Yêu thích môn học.
* HS yếu bước đầu nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và sử dụng đúng theo gợi ý
của GV.
(Không làm bài tập 3 theo chương trình giảm tải).
II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1 Giáo viên : Các phiếu kẻ nội dung BT1, 2, 4 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn đã thay từ
chính xác
2 Học sinh : SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét
2 Các hoạt động chính :
a Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
b Hoạt động 2: Luyện tập (27 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các
bài tập cần làm.
* Cách thực hiện :
a Bài tập 1 : Từ đồng nghĩa
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hỏi :
+ Vì sao phải thay các từ in đậm đó bằng các
từ đồng nghĩa?
+ Vì sao các từ đó được dùng chưa chính xác?
- GV phát cho HS các phiếu bài tập
- GV dùng bảng phụ để yêu cầu HS đối chiếu
kết quả
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS trả lời câu hỏi : + Vì các từ đó dùng chưa chính xác
+ Thể hiện không đúng mức độ cũng như thái độ cần dùng
- HS làm trên phiếu bài tập
- HS lần lượt trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
Trang 12- GV nhận xét và cho điểm HS.
b Bài tập 2 : Từ trái nghĩa
- GV dán phiếu lên bảng, yêu cầu vài HS lên
làm
- GV nhận xét cho điểm HS
c Bài 4 : Từ nhiều nghĩa
- Yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đề bài
- Phát phiếu học tập cho HS
- Yêu cầu HS làm bài trong phiếu học tập
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả
- Nhận xét, cho điểm HS
3 Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Xem lại các bài ôn tập
- Chuẩn bị kiểm tra Giữa HKI
- Vài HS lên bảng làm, lớp làm trong tập
- Nhận xét bài của bạn
- HS nhắc lại yêu cầu đề bài
- HS làm bài trong phiếu học tập
- 1 em lên bảng sửa bài trong giấy khổ to có ghi sẵn đề bài
- HS nêu kết quả
- Lớp nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
Trang 13
I MỤC TIÊU :
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/1 phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu Sách giáo khoa
II ĐỀ THAM KHẢO :
1 Đọc thầm:
Mưa cuối mùa
Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa Mưa xối xả Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng Mấy lần Bé định nhổm dậy, sau lại thôi vì mi mắt nặng trĩu Bé kéo chăn trùm kín cổ rồi ngủ thiếp đi Sáng ra, Bé vui sướng nhặt chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng
Sau trận mưa to đêm hôm ấy, suốt mấy tuần liền, trời nắng đẹp, trong veo không một gợn mây Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô Bé ân hận quá Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa
đã ngắt xuống gửi tặng Bé, Bé chẳng nhận ra sao?
Theo Trần Hoài Dương
Em đọc thầm bài “Mưa cuối mùa” để trả lời các câu hỏi sau :
(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của câu 1 và câu 4)
1 Nửa đêm Bé chợt tỉnh giấc vì:
a tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa c cây cối ngả nghiêng lao xao
b ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe d tiếng mưa xối xả
2 Vì sao Bé từ chối không ra chơi cùng mưa gió?
………
………
3 Điều gì khiến Bé nhận ra cơn mưa đêm ấy là cơn mưa cuối cùng?
………
………
4 Khi biết chiếc lá bồ đề vàng óng là món quà của cơn mưa cuối mùa, Bé cảm thấy: