1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam

29 1,4K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

đề tài về Bàn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong nhữngngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả vềquy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huyđộng vốn cho nền kinh tế, kích thích đầu tư, mà còn góp phần đảm bảo ổnđịnh tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để

ổn định đời sống và khôi phục sản xuất kinh doanh Kinh tế ngày càng pháttriển, đời sống của nhân dân càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và cácloại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm có thể được triển khai độc lập vớicác loại hình bảo hiểm khác và cũng có thể chỉ là một chế độ trong hệ thốngcác chế độ bảo hiểm xã hội Nhưng về cơ bản, loại hình bảo hiểm này mangđầy đủ tính chất của bảo hiểm xã hội

Ở Việt Nam, bảo hiểm y tế ra đời theo Nghị định 299-HĐBT ngày15/8/1992 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/1992 Sau 17 nămthực hiện, bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế

và khó khăn trước mắt mà Bảo hiểm y tế Việt Nam phải vượt qua trên bướcđường tiến tới thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân Để tìm hiêu sâu hơn về Bảohiểm y tế ở Việt Nam và tìm ra giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế

tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân em đã chọn đề tài: "Bàn về Bảo

hiểm y tế ở Việt Nam" cho đề án môn học của mình

Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm 3 phần:

Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về Bảo hiểm y tế.

Phần 2: Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay.

Phần 3: Một số đề xuất trong phương hướng giải quyết vấn đề về

Trang 2

chính sách Bảo hiểm y tế ở Việt Nam.

Trong bài viết em sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu vàtham khảo một số đề tài nghiên cứu đã có Bài viết còn nhiều thiếu sót, mongthầy cô giáo và các bạn đánh giá và bổ sung thêm

I) Một số vấn đề lí luận chung về Bảo Hiểm Y Tế

1 BHYT trong đời sống kinh tế- xã hội.

Con người ai cũng muốn sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc Nhưngtrong cuộc sống những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật luôn

có thể xáy ra Các chi phí khám và chữa bệnh này không được xác định trước,mang tính đột xuất Vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹmỗi gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp Khôngnhững thế, những rủi ro này nếu tái phát, biến chứng làm suy giảm sức khỏe,suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không tham gia lao động

dẽ làm cho khó khăn trong cuộc sống tăng lên Để khắc phục khó khăn cũngnhư chủ động về tài chính khi rủi ro bất ngờ về sức khỏe xảy ra, người ta đã

sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tự tích lũy, bán tài sản, kêu gọi sự hỗtrợ của người thân, đi vay Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhấtđịnh Tuy nhiên, không thể áp dụng trong trường hợp rủi ro kéo dài về thờigian và lặp đi lặp lại Vì thế, cuối thế kỷ XIX BHYT ra đời nhằm giúp đỡ mọingười lao động và gia đình khi gặp rủi ro về sức khỏe để ổn định đời sống,góp phần bảo đảm an toàn xã hội

Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống con người được nângcao và nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên Bởi vì khi điều kiện kinh tếcho phép thì dù tình trạng sức khỏe thay đổi rất ít đều có nhu cầu khám chữabệnh Hơn nữa, một số bệnh mới và nguy hiểm xuất hiện đe dọa đời sống conngười Trong lúc đó chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng lên vì:

- ngành y tế sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại, đắt tiền trong việcchẩn đoán và điều trị bệnh

Trang 3

- các loại biệt dược thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thịtrường Đặc biệt có những bệnh phải sử dụng thuốc quý hiếm chi phí rất lớn.

Do đó phải huy động các thành viên trong xã hội đóng góp nhằm giảmgánh nặng cho ngân sách nhà nước, và cũng để phục vụ chính bản thân mìnhkhi gặp rủi ro về sức khỏe Càng ngày BHYT càng tỏ ra không thể thiếu trongcuộc sống của con người

Trong đời sống kinh tế- xã hội, ngoài những tác dụng to lớn của bảohiểm nói chung, BHYT còn có tác dụng góp phần khắc phục sự thiếu hụt vềtài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng vàthực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh cho nhân dân Các quốc giatrên thế giới thường có các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho hệ thống y

tế Tuy nhiên, ở một số quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển,khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành y Ở nhiềunước trên thế giới, nhà nước chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế, hoặc chỉđầu tư ban đầu cho việc hình thành bệnh viện Ở Việt Nam, ngay trước khithực hiện BHYT, ngân sách nhà nước cấp cho bảo hiểm y tế tăng nhanh tư

370 tỷ đồng ( năm 1991) lên 650 tỷ đồng ( năm 1992), tương ứng với 51% và54% chi phí cho y tế, các khoản thu khác từ viện trợ của nước ngoài và thuviện phí là 12% và 15% Như vậy ngân sách y tế vẫn còn thiếu hụt 34% mỗinăm Sự thiếu hụt ngân sách y tế đã không đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám,chữa bệnh Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y

tế không những không theo kịp nhu cầu khám, chũa bênh của người dân màcòn bị giảm sút kìm giữ sự phát triển của y học Vì vậy, thông qua việc đónggóp vào quỹ BHYT sẽ hố trợ cho ngân sách y tế nhằm cải thiện và nâng caochất lượng phục vụ của ngành y Hơn nữa, sau khi tham gia BHYT thì mọingười dân, bất kể giàu nghèo đều được khám chữa bệnh và chăm sóc sứckhỏe tại các cơ sở y tế, do đó đảm bảo được công bằng xã hội

2 Đối tượng và phạm vi của BHYT

Trang 4

2.1 Đối tượng bảo hiểm

Hoạt động BHYT thường bao gồm:

Có nghĩa là nếu người được bảo hiểm gặp rủi ro về sức khỏe ( ốm đau, bệnhtật ) thì sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế xem xét và bồi thường

BHYT nói riêng và bảo hiểm sức khỏe nói chung là một dịch vụ bảohiểm rất phổ biến trên thế giới và được đông đảo nhân dân tham gia Bất kì ai

có sức khỏe, có nhu cầu bảo vệ sức khỏe đều có quyền tham gia bảo hiểm.Như vậy đối tượng tham gia bảo hiểm y là mọi người dân có nhu cầu BHYTcho sức khỏe của mình hoặc cũng có thể là một người đại diện cho một tậpthể, một đơn vị, một cơ quan đứng ra kí kết hợp đồng BHYT cho tập thể,đơn vị, cơ quan đó Trong trường hợp này, mỗi cá nhân tham gia BHYT tậpthể sẽ được cấp một văn bản chứng nhận quyền lợi BHYT của riêng mình.Văn bản này có thể có tên gọi khác nhau như giấy chứng nhận bảo hiểm haythẻ bảo hiểm ở các nước khác nhau

Trong thời kì đầu mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có 2nhóm đối tượng tham gia BHYT: bắt buộc và tự nguyện Hình thức bắt buộc

áp dụng đối với công nhân viên chức nhà nước và một số đối tượng nhưngười về hưu có hưởng lương hưu Hình thức tự nguyện áp dụng cho mọithành viên khác trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhấtđịnh thùy theo từng quốc gia

2.2 Phạm vi bảo hiểm

BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm

Trang 5

huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh toán chi phí y tế chongười tham gia bảo hiểm Thông thường, BHYT hoạt động trên cơ sở quỹ tàichính của mình, nhà nước chỉ hỗ trợ tài chính khi thật cần thiết Vì hoạt độngtrên guyên tắc cân bằng thu - chi như vậy, nên tuy mọi người dân trong xã hộiđều có quyền tham gia BHYT nhưng thực tế BHYT không chấp nhận bảohiểm cho những người mắc bệnh nan y nếu không có thỏa thuận gì thêm.Những người đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khỏe ( như ốmđau, bệnh tật ) đều được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức

độ khác nhau tạo các cơ quan y tế Tuy nhiên nếu khám chữa bệnh trongtrường hợp cố tình tự hủy hoại bản thân, trong tình trạng say rượu, vi phạmpháp luật hoặc một số trường hợp loại trừ theo quy định của BHYT thìkhông được cơ quan BHYT chịu trách nhiệm

Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khỏe quốc giakhác nhau, trong đó quy định một số loại bệnh mà người đến khám chữa bệnh

đó được ngân sách của chương trình (hoặc ngân sách của nhà nước) đài thọchi phí Cơ quan BHYT cũng không có trách nhiệm đối với người đượcBHYT nếu họ khám chữa bệnh thuộc chương trình này

Tuy nhiên, do hoạt động BHYT có hai hình thức bắt buộc và tự nguyệnnên có thể có các quy định khác nhau về phạm vi BHYT cho hai nhóm đốitượng này Thông thường phạm vi BHYT của nhóm BHYT tự nguyện linhhoạt hơn nhóm BHYT bắt buộc do họ được quyền lựa chọn phạm vi BHYTtheo nhu cầu Nhưng cũng vì vây mà công tác quản lí cũng phức tạp hơn

3 Phương thức thực hiện BHYT

3.1 BHYT trọn gói

BHYT trọn gói là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịutrách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT

3.2 BHYT trừ những ca đại phẫu thuật:

Là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về

Trang 6

mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT trừ các chi phí

y tế cho các cuộc đại phẫu thuật ( theo quy định của cơ quan y tế)

3.3 BHYT thông thường:

Là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan BHYT đượcgiới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT.Đối với các nước phát triển, mức sống dân cư cao, hoạt động BHYT đã

có từ lâu và phát triển, có thể thực hiện BHYT theo cả ba phương thức trên.Đối với các nước nghèo, mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụngphương thức BHYT thông thường

Đối với phương thức BHYT thông thường, có hai hình thức tham giabảo hiểm đó là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện BHYT bắt buộc đượcthực hiện với một số đối tượng nhất định, được quy định trong các văn bảnpháp luật về bảo hiểm Dù muốn hay không những người thuộc đối tượng nàyđều phải tham gia BHYT Số còn lại không thuộc đối tượng tham gia BHYTbăt buộc tùy theo nhu cầu và khả năng có thể tham gia BHYT tự nguyện.Trong thực tế, có một bộ phận của BHYT mang đặc trưng của BHXH vàmột bộ phận khác cũng liên quan đến hoạt đống chăm sóc sức khỏe của conngười nhưng mang tính chất kinh doanh như bảo hiểm tai nạn lao động, bảohiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật Hai loại hình này mặc dù có mục đíchgiống nhau nhưng cũng có những đặc trưng khác nhau cơ bản như: đối tượngtham gia, hình thức thực hiện, cơ quan quản lí, tính chất bảo hiểm, nguồn quỹBHYT, phương thức đóng và mức thanh toán tiền BHYT

4 Quỹ BHYT.

- Nguồn hình thành quỹ:

Qũy BHYT là một quỹ tài chính độc lập có quy mô phụ thuộc chủ yếuvào số lượng thành viên đóng góp và mức độ đóng góp vòa ũy của các thànhviên đó

Thông thường với mục đích nhân đạo, không đặt mục đích kinh doanh lên

Trang 7

hàng đầu, quỹ BHYT được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của ngườitham gia bảo hiểm gọi là phí bảo hiểm Nếu người tham gia BHYT là người laođộng và nguuwoif sử dụng lao động thì quỹ BHYT được hình thành từ sự đónggóp của cả hai bên Thông thường người sử dụng lao động đóng 50% - 60% mứcphí bảo hiểm, người lao động đóng 34% - 50% mức phí bảo hiểm.

Phí BHYT phụ thuộc vòa nhều yếu tố như xác suất mắc bệnh, chi phí y

tế, độ tuổi tham gia BHYT Ngoài ra có thể có nhiều mức phí khác nhau chonhwungx người có khả năng tài chính khác nhau trong việc nộp phí lựachọn Trong đó chi phí y tế lại phụ thuộc vào các yếu tố sau: tổng số lượtngười khám chưa bệnh, số ngày bình quân của một đợt điều trị, chi phí bìnhquân cho một lần khám chữa bệnh, tần suất xuất hiện các loại bệnh

Phí bảo hiểm y tế thường được tính trên các số liệu thống kê về chi phí y

tế và số người tham gia BHYT thực tế trong thời gian liền ngay trước đó.Công thức tính: P= f + d

về BHYT nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ

- Các khoản chi:

Sau khi hình thành quỹ BHYT được sử dụng như sau

+ Chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT: đây là khoản chithường xuyên, lớn nhất của quỹ BHYT

Trang 8

+ Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn: khoản chi này thường được tồntích lại trong thời gian dài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham giaBHYT.

+ Chi đề phòng hạn chế tổn thất: khoản này được dhi ra với mục đíchlàm giảm thiểu tổn thất đáng lẽ là nặng nề nếu rủi ro xảy ra Như vậy, thựcchất là almf giảm khoản chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT.+ Chi quản lý: các chi phí quản lý hành chính BHYT, đảm bảo cho bộmáy BHYT hoạt động bình thường

Nếu cơ quan BHYT không phải là đơn vị kinh doanh thì không phải nộpthuế cho nhà nước

Tỷ lệ và quy mô các khoản chi này thường được quy định trước bởi cơquan nhà nước có thể thay đổi theo từng điều kiện cụ thể

Ngoài ra, như trên đã trình bày do hoạt động BHYT thường có hai hìnhthức bắt buộc và tự nguyện, phạm vi bảo hiểm của hai nhóm này khác nhaunên phí BHYT cũng khác nhau Mức phí thường được quy định thống nhấtcho nhóm BHYT bắt buộc, còn đối với nhóm BHYT tự nguyện thì mức phíthay đổi tùy theo từng điều kiện hợp đồng BHYT Các khoản chi cũng khônggiống nhau, cụ thể là đối vơi nhóm bảo hiểm y té tự nguyện thì chi thanh toánchi phí y tế thùy theo phạm vi hợp đồng BHYT đã giao kết Vì vậy việc quản

lý quỹ của hai nhóm này cũng được tách riêng cho hai nhóm này

II) BHYT ở Việt Nam hiện nay.

1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của BHYT ở Việt Nam.

BHYT Việt Nam ra đời theo Nghị Định 299- HĐBT ngày 15/8/1992, cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1992 của Hội đồng bộ trưởng, chính thức

đi vào hoạt động và thực hiện điều lệ BHYT ban hành kèm theo ngị định này

Bộ y tế đã có quyết định thành lập cơ quan BHYT ở Việt Nam và giaocho BHYT Việt Nam trách nhiệm tổ chức thực hiện điều lệ BHYT trên phạm

vi toàn quốc Ngoài chức năng quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với

Trang 9

BHYT các tỉnh, thành phố, ngành trong cả nước, BHYT Việt Nam còn trựctiếp khai thác và quản lí, xí nghiệp thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thànhphố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số ngành nghề, khu vực đặc biệt.

Ở mỗi tỉnh, thành phố, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, có nhiệm vụ tổchức hoạt động BHYT trong phạm vi của tỉnh, thành phố mình và có các chinhánh hoặc đại lí BHYT các quận huyện tùy theo hoàn cảnh và điều kiện củamỗi địa phương Như vậy, ban đầu hệ thống BHYT ở Việt Nam có 56 dơn vịbao gồm 53 cơ quan BHYT các tình, thành phố; 2 đơn vị BHYT đường sắt vàdầu khí; 1 cơ quan BHYT Việt Nam ( có chi nhành tại thành phố Hồ ChíMinh)

Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT là :

- Chủ sử dụng lao động và người lao động ở các đơn vị hành chính sựnghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, hội quần chúng có hưởng lương từngân sách nhà nước

- Các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cóthuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,cácdoanh nghiệp trong khu chế xuất, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam co thểthuê lao động là người Việt Nam

- Người đang nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, người có công với cáchmạng

Các đối tượng khác tham gia bảo hiểm tự nguyện, kể cả người nướcngoài đến làm việc,học tập và du lịch tại Việt Nam

BHYT Việt Nam bước đầu giới hạn trong phạm vi khám chữa bệnh đốivới BHYT bắt buộc Chi phí khám chữa bệnh bao gồm: tiền thuốc thiết yếu,dịch truyền, máu, tiền xét nghiệm, chiếu chụp X quang, tiền phẫu thuật theopháp đồ điều trị, tiền vật tư tiêu hao, trừ chi phí khấu hao tài sản cố định, tiềncông lao động và phụ cấp của nhân viên y tế

Trang 10

Phạm vi BHYT loại trừ các trường hợp tự tử, say rượu, dùng chất matúy, vi phạm pháp luật, bệnh lây qua đường sinh dục, bệnh xã hội mà nhànước đã cos ngân sách chữa bệnh ; điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình, tạohình thẩm nỹ, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh ở nước ngoài, dịch vụ y

tế tự chọn, bệnh bẩn sinh, bệnh nghề nghiệp

Đối với BHYT tự nguyện, phạm vi bảo hiểm rộng hơn, bao gồm cảnhững dịch vụ y tế đặc biệt như tạo hình thẩm mỹ, phục hồi chức năng, làmchân tay giả, răng giả, khám chữa bệnh ở nước ngoài

Về quỹ BHYT, được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: thu tiền đóngBHYT từ các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, tự nguyện và các nguồnkhác như từ ngân sách nhà nước, viện trợ của các tổ chức quốc tế, hội từthiện, lãi đầu tư (chỉ được gửi quỹ tiết kiệm hoặc mua trái phiếu)

Điều lệ BHYT quy định mức đóng đối với BHYT bắt buộc như sau: + Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, mức đóng BHYT là 10%tổng quỹ lương cấp bậc (chức vụ), trong đó cơ quan có trách nhiệm đóng 2/3

và cán bộ công nhân viên đóng 1/3

+ Đối với các doanh nghiệp, mức đóng BHYT là 3% tổng thu nhập củangười lao động, trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 2/3 và người laođộng đóng 1/3

+ Đối vời người nghỉ hưu và mất sức lao động, mức đóng BHYT là 10%lương hưu và trợ cấp mất sức do cơ quan BHXH thanh toán

Các doanh nghiệp có khó khăn vì lí do khách quan, chỉ có khả năng đóngBHYT thấp hơn mức đóng bình quân quy định chung cho công nhân viênchức thì phải tìm mọi cách bao gồm cả việc dùng các quỹ cho phép sử dụnghoặc huy động người lao động đóng góp thêm Nếu không đóng góp đủ, chỉđược hưởng trợ cấp BHYT theo tỷ lệ đóng góp

Sau khi nộp phí, người được BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT Sau này

Trang 11

mức đóng BHYT được quy định thống nhất là 3% tiền lương theo Nghị định

số 47-CP cấp ngày 06-06-1994 của chính phủ Toàn bộ số tiền đóng góp nàyđược tập trung về BHYT tỉnh, thành phố

Đối với BHYT tự nguyện, đóng BHYT theo thỏa thuận của cơ quanBHYT 80% số tiền đóng này được tập trung về BHYT tỉnh, thành phố; 20%

để lại đại lí xã phường cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân,trong đó 15% dùng mua thuốc và trang thiết bị vật tư y tế, 5% chi phụ cấp chongười làm công tác BHYT

Qũy BHYT tỉnh , thành phố được sử dụng như sau:

+ 90% chi cho khám chữa bệnh

+ 8% chi cho quản lý hành chính sự nghiệp

+ 2% nộp BHYT Việt Nam, trong đó: 1,5% dùng để điều tiết cho BHYTđịa phương khi gặp rủi ro khách quan có nguy cơ không đảm bảo an toàn quỹ;0,5% chi cho hành chính quản lý sự nghiệp BHYT

BHYT không phải nộp thuế BHYT là chính sách xã hội lớn, liên quanđến nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, là một bước chuyển đổi cơ chế quản

lý hệ thống chăm sóc sức khỏe, vì vậy cần thiết phải được sự xem xét của các

cơ quan chức năng nhà nước, giúp hệ thống BHYT vươn lên hoàn thànhnhiệm vụ nhà nước giao cho

2 Những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện BHYT ở Việt Nam.

Hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay quan tâm tổ chức thực hiện, trong

đó các đối tượng được ưu tiên phát triển là BHYT học sinh, sinh viên, nôngdân, thành viên hội đoàn thể BHYT tự nguyện được thực hiện từ 1993, chủyếu là làm thí điểm, với 325.869 người tham gia Đến năm 1994, sau khi liên

bộ y tế, giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 14 hướng dẫn BHYT họcsinh thì việc triển khai được mở rộng hơn, đến năm 1998 đã có 3.688.706người tham gia BHYT tự nguyện, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1995tới năm 1998 là trên 10%, chững lại trong năm 1998-1999 do có tình trạng

Trang 12

bội chi quỹ khám chữa bệnh ở nhiều địa phương Thời điểm này, quyền lợicủa người tham gia BHYT tự nguyện chủ yếu là điều trị nội trú Từ năm

2000, BHYT tự nguyện bắt đầu tăng trưởng trở lại nhờ quá trình điều chỉnhchính sách BHYT theo Nghị định số 58, đặc biệt là sau khi liên Bộ Tài chính– Y tế ban hành Thông tư số 77, ngày 7/8/2003 Số người tham gia BHYT tựnguyện năm 2003 đạt xấp xỉ 5,1 triệu người, số thu về quỹ trên 173 tỷ đồng.Điểm khác biệt so với các mô hình trước đây là chế độ BHYT tự nguyện đượctriển khai thống nhất trên địa bàn cả nước, quyền lợi của người tham giaBHYT tự nguyện gần giống như BHYT bắt buộc, việc chi trả gồm cả ngoạitrú, nội trú và chăm sóc sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở

Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) đã được tổ chức triển khai thực hiệntrong nhiều năm qua và đã đi vào cuộc sống Tính đến cuối năm 2003 đã cótrên 16 triệu người tham gia BHYT cả hình thức bắt buộc và tự nguyện Hàngnăm đã có hàng chục triệu lượt người được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh(KCB) theo chế độ BHYT Chỉ tính riêng năm 2003 có hơn 23 triệu lượtngười được hưởng lợi KCB, với tổng số tiền chi hơn 1.178 tỷ đồng BHYTthực sự là chỗ dựa vững chắc cho người tham gia và đặc biệt là đối với nhữngngười không may mắc phải những căn bệnh nặng, hiểm nghèo Tuy nhiên,đến nay số lượng người tham gia BHYT mới chiếm khoảng 21% dân số trong

cả nước.Hiện nay chỉ có những người làm công ăn lương và đối tượng chínhsách là có thẻ BHYT bắt buộc Nhưng thực tế gần 20 năm thực hiện Pháplệnh BHYT cho thấy, việc vi phạm pháp luật BHYT xảy ra ngày càng nhiềuvới tính chất ngày càng phức tạp Chúng ta chỉ khai thác được khoảng 50% đốitượng tham gia BHYT bắt buộc, phần còn lại là các DN trốn đóng hoặc đóngBHYT không đúng quy định Chất lượng phục vụ cho những người tham giabảo hiểm cũng còn nhiều hạn chế Nhiều người tham gia chưa được tiếp cậnvới các dịch vụ y tế; ở một số cơ sở KCB còn diễn ra tình trạng phân biệt đối

xử giữa những người bệnh tham gia BHYT với những người bệnh tự trả chi phí

Trang 13

trực tiếp, quyền lợi của không ít người bệnh tham gia BHYT chưa được đảmbảo đúng theo quy định…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

2.1 Thủ tục còn nhiều rắc rối cho người dân:

Một trong những hạn chế của BHYT đã bị "kêu" nhiều trong thời gianqua chính là sự phiền hà, rắc rối về thủ tục hành chính, khiến người tham giaBHYT "nản" Các quy định mới như người bệnh cùng chi trả theo các mức5%, 20% với cơ sở KCB cũng sẽ tiếp tục gây khó cho người bệnh và cảBV.Theo đó, người bệnh sẽ tiếp tục "điệp khúc" xếp hàng, chờ đợi hàng giờ,

có khi vài ngày để được khám bệnh, nhận kết quả xét nghiệm, hẹn mổ và đểđược trả tiền cho BV Theo nhận định của một số lãnh đạo BV, việc thu phầnchi phí người bệnh cùng chi trả, các kế toán viên tại BV phải rất vất vả đểphân loại bệnh nhân phải đóng ở mức nào, mã thẻ BHYT là gì, rồi tính toán

để xuất hóa đơn thu tiền Việc phân cấp bệnh nhân về tuyến dưới không cónghĩa là ai ở đâu phải chữa bệnh ở đó một cách cứng nhắc, mà bệnh việntuyến dưới vẫn có thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị kịp thời.Thế nhưng, thủ tục chuyển viện không dễ chút nào Nếu người bệnh có thẻBHYT đăng ký KCB tại tuyến xã thì sẽ khổ cực thế nào khi xin chuyển lênhuyện, rồi huyện viết giấy chuyển lên tỉnh, rồi tỉnh mới cho chuyển lên tuyếntrung ương Người bệnh ốm đau phải "chạy đua" với thời gian, vậy với quyđịnh này thì sẽ có nhiều người bệnh đành bỏ tiền ra mà chữa bệnh, thậm chíchết oan

Về phía cơ quan BHXH địa phương cũng gặp khó khăn tương tự.việcthực hiện quy định cùng chi trả trong Luật BHYT mới có quá nhiều bước, đặcbiệt là việc xé lẻ các mức chi trả (100%, 95%, 80%), bổ sung nhiều đối tượng

sẽ gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị BHXH khi triển khai thực hiện Khôngchỉ phải bổ sung nguồn nhân lực, họ sẽ phải đầu tư cả một hệ thống trang thiết

bị hiện đại (máy móc, phần mềm ) để phục vụ công việc quản lý và thanhtoán cho bệnh nhân

Trang 14

Tuy nhiên, không phải cơ sở KCB và cơ quan BHXH nào cũng đáp ứngđược ngay bằng việc đầu tư thay phần mềm vi tính, tuyển thêm nhân sự, xâymới phòng ốc Với thực tế các BV quá tải như hiện nay thì chắc chắn ngườibệnh sẽ phải khổ hơn.

2.2 Lúng túng khi chi trả:

Điểm mới được coi là "mạnh tay" của các quy định về BHYT là sẽ chitrả cho cả các trường hợp được coi là sử dụng thể chưa đúng như KCB vượttuyến, KCB ở nước ngoài hay xuất trình thẻ muộn Tuy nhiên, mức tính chitrả cho các trường hợp này lại chưa hợp lý, gây thiệt thòi cho một số bệnhnhân Theo cách tính ở Phụ lục 2 (Thông tư 09), những người KCB ở nướcngoài (chủ yếu là người có thu nhập cao) lại được thanh toán ở mức 4, 5 triệuđồng/thẻ Nhưng với các bệnh nhân xuất trình thẻ muộn (chủ yếu là người dântộc, người vùng sâu, vùng xa, nông thôn ) vì lý do đột xuất, phải đi cấp cứuchẳng hạn, họ không mang theo thẻ và theo quy định, họ cũng sẽ được thanhtoán BHYT kể từ ngày xuất trình được thẻ, nhưng họ chỉ được chi trả ở mứctrung bình là 1,5 triệu đồng

Cho dù, quy định mới của BHYT đã bổ sung những bệnh nhân tai nạngiao thông (TNGT) được thanh toán BHYT, nhưng thực tế rất khó triển khai.Theo Luật BHYT thì không thanh toán cho các trường hợp bị TNGT vi phạmpháp luật nhưng Luật cũng chưa đề cập cơ quan nào có thẩm quyền xác nhậnhành vi vi phạm Trong khi đó, các cơ sở y tế không thể trì hoãn việc cấp cứucho bệnh nhân Vì thế, sẽ rất "bí” cho BV khi gặp các ca TNGT nặng vớinhiều nạn nhân mà không xác định rõ họ có vi phạm pháp luật hay không?Nếu làm tốt việc cứu chữa thì ai sẽ thanh toán cho BV, chả lẽ BV lại phải cửngười đi điều tra lý lịch tung tích của họ? Không chỉ thế, thực tế này còn nảysinh những vấn đề tiêu cực trong quá trình xác nhận các ca TNGT

Theo Luật BHYT, sẽ thực hiện cùng chi trả ở mức 5% và 20% cho từng đốitượng Mặc dù có khống chế ở mức cao hơn 15% mức lương tối thiểu (tức là

Ngày đăng: 15/04/2013, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w