Một số đề xuất trong phương hướng giải quyết vấn đề về chính sách BHYT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bàn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

sách BHYT ở Việt Nam.

3.1. Về phương thức đóng.

Phương thức đóng: lựa chọn hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Thời điểm phải đóng:

- 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng. - 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý. - 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần.

Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới.

Trong luật bảo hiểm y tế đã nêu rõ hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT. Ðối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả

lương theo tháng, thì ba tháng hoặc sáu tháng một lần, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng lúc vào quỹ BHYT.

3.2.Phương thức thanh toán.

Đã đến lúc phải thay đổi căn bản quan niệm, phương thức đóng, thanh toán BHYT. Việc thay đổi này, trên thế giới đã làm từ lâu. Đó là: mức thanh toán bảo hiểm chỉ nên dựa vào mức quyền lợi tối đa được hưởng (dựa trên mức đóng của cá nhân). Ví dụ, nếu anh đóng mức 70.000đ/năm thì giới hạn quyền lợi tối đa của anh chỉ được hưởng là 20 triệu, nếu anh đóng 100.000đ/năm thì mức quyền lợi được thanh toán tối đa sẽ tăng tương ứng.

Cơ quan bảo hiểm sẽ không cần phải mất công sức rà soát xem thuốc kê có trong danh mục hay không, kỹ thuật y học là loại gì vì đây bắt buộc phải dựa trên chỉ định y khoa. Thực hiện nguyên tắc này thì mức đóng bảo hiểm cần linh hoạt, có nhiều mức: mức cơ sở, mức lựa chọn, mức mua cho cá nhân, mức mua cho gia đình...

Thực hiện phương thức khoán định suất. Theo đó, mỗi năm, các cơ sở KCB, tùy theo số lượng thẻ đăng ký sẽ được khoán một số tiền cụ thể, các cơ sở này sẽ chủ động được nguồn kinh phí trong KCB BHYT, tự điều tiết, hạn chế những chỉ định không cần thiết để tiết kiệm chi phí KCB.

3.3 Phương thức chi trả.

Phương thức chi trả hiện nay đang áp dụng là dựa vào tổng chi phí điều trị, bị giới hạn bởi danh mục thuốc (do Bộ Y tế ban hành) và danh mục kỹ thuật cao được bảo hiểm chi trả. Đối tượng phải trả “đồng chi trả” giảm đi vì Chính phủ qui định.

Bất cập lớn nhất nằm ở chỗ mức đóng BHYT thấp (vì tính theo phần trăm lương), chi phí KCB và nhu cầu tăng nên luôn xảy ra xung đột giữa người tham gia bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm và cơ sở y tế, làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị.

hợp để hạn chế lạm dụng thẻ bảo hiểm vì rất dễ xảy ra. Nhiều nước hiện nay đã chuyển từ hình thức chi trả theo dịch vụ sang hình thức thanh toán cho bệnh viện theo nhóm bệnh để hạn chế lạm dụng bảo hiểm hoặc kết hợp cả hai phương thức trên.

3.4 Mức đóng BHYT

Xác định mức phí BHYT tự nguyện cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT tự nguyện theo nguyên tắc phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội theo từng khu vực thành thị, nông thôn của từng địa phương, khả năng đóng góp của người dân, có kế hoạch hỗ trợ tiền đóng BHYT cho một bộ phận dân cư diện cận nghèo.

Các đại biểu thảo luận và đưa ra dự thảo quy định trần mức đóng tối đa là 6% lương, tiền công, tiền lương hưu...

Với người lao động có hưởng lương thì tỷ lệ đóng là 2/3 và 1/3; Ngoài ra, BHYT cũng có cơ chế hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, tự nguyện và nông dân.

Có 3 mức BHYT thanh toán: đó là thanh toán 100% đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, công an nhân dân; 95% đối với người nghèo, hưu trí mất sức, bảo trợ xã hội; 80% với các đối tượng còn lại.

Đặc biệt, lộ trình thực hiện BHYT bắt buộc cũng được thảo luận và các đại biểu đều nhất quán: Từ năm 2010 sẽ thực hiện tham gia BHYT bắt buộc với học sinh, sinh viên, thân nhân người lao động. Và từ năm 2014 sẽ thực hiện BHYT toàn dân.

Xem xét phương thức thanh toán chi phí KCB giữa cơ quan BHXH và các bệnh viện, tránh việc đổ lỗi và hiểu không đúng các quy định của các cơ quan có thẩm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, tác động không tốt đến việc vận động tham gia BHYT của người dân.

Bên cạnh đó, cần bổ sung vào Dự thảo Bộ Luật hình sự sửa đổi các tội phạm về BHYT: như tội trốn đóng BHYT, tội lạm dụng quỹ BHYT, tội làm giả hồ sơ, tài liệu, tội sử dụng tiền đóng BHYT, quỹ BHYT... xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện, tổ chức vận động, kiểm tra giám sát việc thực hiện BHYT. Nâng cao

trách nhiệm cuả Tổng Liên đoàn Lao động VN, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động khi họ thực hiện quyền và nghĩa vụ về BHYT của mình.

V. Kết luận

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng và luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, thể hiện sự hỗ trợ tương thân tương ái trong chăm sóc sức khoẻ giữa người giàu với người nghèo, giữa người thuận lợi về sức khoẻ với người ốm đau và rủi ro về sức khoẻ. Đây là chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài chính của cộng đồng để tạo Quỹ bảo hiểm y tế không vì mục đích lợi nhuận, giúp người tham gia bảo hiểm y tế có nguồn tài chính để chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ quyền lợi của mình theo luật.

Để chính sách bảo hiểm y tế thật sự góp phần bảo đảm an sinh xã hội và công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm y tế; phải tổ chức học tập Luật bảo hiểm y tế một cách nghiêm túc, sâu rộng để mọi người dân nắm được những nội dung cơ bản của Luật.

Trong bài viết này tuy chưa thực sự đầy đủ nhưng em hy vọng rằng bài viết sẽ đóng góp một phần trong việc tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề nêu trên. Để hoàn thành bài viết này em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Tôn Thị Thanh Huyền. Mong nhận được ý kiến đóng góp của cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình bảo hiểm. 2. Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bàn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (Trang 25 - 29)