1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002

48 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002 Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002

Bộ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI MAI THANH HÀ KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ■ ■ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI ■ ■ VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔl NĂM 2001 - 2002 ■ ■ (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1998 - 2003) Người hướng dẫn : ThS. Lê Thị Luyến Nơi thực hiện : Bộ môn Dược lâm sàng Viện lao và Bệnh phổi Thời gian thực hiện : 12/2002 đến 5/2003 Q Ỉổi cw m <ĩn Tôi xin chân thành cảm ơn: - Bộ môn Dược Lâm Sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội - Ban giám đốc Viện lao và Bệnh phổi - Phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Nghiên cứu khoa học Viện lao và Bệnh phổi Đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới: - Thạc sỹ Lê Thị Luyến - Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. - Các bác sỹ, y tá khoa nội 4, khoa cấp cứu, phòng lưu trữ hồ sơ Viện lao và Bệnh phổi đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. - Các thầy cô giáo Bộ môn Dược Lâm Sàng - Trường Đại Học Dược Hà Nội đã đóng góp ý kiến quý báu đểkhoá luận được hoàn chỉnh. Do thời gian có hạn nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2003. Sinh viên Mai Thanh Hà MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỂ 1 PHẦN I: TỔNG QUAN 2 1.1. Tình hình viêm phổi ở Việt Nam và trên thế giới 2 1.1.1. Trên thế giới 2 1.1.2. Ở Việt Nam 2 1.2. Nguyên nhân và bệnh sinh của viêm phổi 3 1.2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi 3 1.2.2. Bệnh sinh 3 1.3. Phân loại viêm phổi 4 1.3.1. Phân loại theo tổn thương giải phẫu bệnh 4 1.3.2. Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh 5 1.3.3. Phân loại theo nơi mắc bệnh 5 1.4. Các triệu chứng và chẩn đoán viêm phổi 5 1.4.1. Chẩn đoán xác định 5 1.4.2. Chẩn đoán căn nguyên 6 1.4.3. Định hướng căn nguyên vi sinh 6 1.5. Điều trị viêm phổi 7 1.5.1. Nguyên tắc điều trị viêm phổi 7 1.5.2. Các kháng sinh thường dùng điều trị viêm phổi 8 1.5.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh và phối hợp kháng sinh 10 1.5.4. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn 12 1.5.5. Tình hình điều tra sử dụng kháng sinh của bác sĩ 12 1.5.6. Các thuốc điều trị phối hợp trong viêm phổi 13 PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu 15 2.2.1. Phương pháp tiến hành 15 2.2.2. Nội dung nghiên cứu 15 2.2.3. Xử lý số liệu 17 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u 18 3.1. Những nét đặc trưng liên quan đến bệnh viêm phổi 18 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi 18 3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới 19 3.1.3. Phân bô bệnh nhân theo nghề nghiệp 19 3.1.4. Số lượng bệnh nhân nhập viện theo các tháng trong năm 19 3.1.5. Tiền sử bệnh tật 20 3.1.6. Mức độ bệnh khi nhập viện 21 3.2. Các triệu chứng giúp ích cho chẩn đoán viêm phổi 22 3.2.1. Cơ sở chẩn đoán viêm phổi 22 3.2.2. Triệu chứng lâm sàng 22 3.2.3. Cận lâm sàng 23 3.3. Tình hình điều trị 25 3.3.1. Tình hình kê đơn kháng sinh trong điều trị viêm phổi 25 3.3.2. Phối hợp kháng sinh 30 3.3.3. Tình hình sử dụng các thuốc khác 34 3.3.4. Kết quả điều trị 36 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 38 4.1. Kết luận 38 4.2. Đề xuất 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT A Aminosid c Chloramphenicol C1G Cephalosporin thế hệ 1 C2G Cephalosporin thế hệ 2 C3G Cephalosporin thế hệ 3 C4G Cephalosporin thế hệ 4 Co Co-trimoxazol M Macrolid Me Metronidazol KS Kháng sinh p + ư Penicilin + ức chế p-lactam Q Quinolon VP Viêm phổi ĐẶT VẤN ĐỀ ■ Viêm phổi ngày nay vẫn là vấn đề quan trọng của ngành y tế mặc dù đã có nhiều phương pháp chẩn đoán hiện đại cùng với sự ra đời của nhiều loại kháng sinh mới có hoạt lực mạnh. Theo số liệu thống kê y tế, từ năm 1999 đến 2001 viêm phổi luôn là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ tử vong và số người mắc trong 10 bệnh hay gặp nhất ở Việt Nam. ^ Nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu là các loại vi khuẩn, do đó điều trị cần sử dụng kháng sinh. Vấn đề lựa chọn và phối hợp kháng sinh ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị. Hiện nay, khả năng lựa chọn kháng sinh theo loại vi khuẩn gây bệnh gặp nhiều khó khăn do kết quả chẩn đoán vi khuẩn cho tỷ lệ dương tính thấp. Vì vậy, điều trị viêm phổi ngoài kiến thức về lâm sàng thì cần có kiến thức về kháng sinh, vi sinh và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Gánh nặng trong khám và điều trị bệnh cũng như sự tự tin vào kinh nghiệm lâm sàng làm hạn chế mức độ cập nhật thông tin về kháng sinh của thầy thuốc. Mặt khác, sự ra đời nhanh chóng của nhiều loại thuốc, nhất là các kháng sinh, cùng với sự cung cấp thông tin không đầy đủ từ trình dược viên của các hãng dược phẩm đã góp phần đến việc sử dụng kháng sinh thiếu hợp lý và lạm dụng thuốc. Thực trạng trên ảnh hưởng không tốt tới kết quả điều trị, gây lãng phí cũng như tạo ra nguy cơ xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc và tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân. Hiện nay, những nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm phổi ở người lớn còn ít được đề cập đến. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát việc sử dụng thuốc điêu trị viêm phổi người lớn tại Viện lao - Bệnh phổi nám 2001 - 2002” nhằm những mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình hình bệnh nhân vào viện và các triệu chứng giúp ích cho chẩn đoán bệnh viêm phổi ỏ người lớn điều trị tại Viện lao và Bệnh phổi năm 2001 - 2002. 2. Đánh giá việc sử dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở người lớn. 3. Đề xuất một số ý kiến góp phần sử dụng thuốc hợp lí, an toàn, hiệu quả hơn trong bệnh viện 1 PHẨN I TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH VIÊM PHỔl Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Trên thế giớit23]’ Trên thế giới, viêm phổi vẫn đang là một vấn đề sức khỏe chính mặc dù tỉ lệ tử vong có giảm nhưng số người mắc bệnh còn cao. Tỉ lệ mới mắc chưa được biết một cách đầy đủ, song đa số các tác giả cho rằng tỉ lệ viêm phổi tùy theo từng năm, từng nước. Ở Mĩ, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong các bệnh nhiễm khuẩn. Hàng năm có tới 2 - 4 triệu trường hợp viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, chiếm 20 - 25% bệnh nhân vào nằm viện và tỷ lệ tử vong khoảng 25%. Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện khoảng 300 000 bệnh nhân hàng năm, đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm khuẩn ở bệnh viện và tỷ lệ tử vong khoảng 20 - 50%, tùy theo từng nghiên cứu. Những bệnh nhân phải phẫu thuật và thở máy có nguy cơ mắc bệnh cao. 1.1.2. Ở Việt Nam [6]’[10] Viêm phổi là một trong 10 bệnh hay gặp nhất ở Việt Nam: năm 1976 đứng thứ 7, hai mươi năm sau đã lên hàng thứ ba chỉ sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn, sốt rét và từ năm 1999 - 2002 luôn là bệnh đứng đầu. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, ở nước ta viêm phổi chiếm 2-7% sô bệnh nhân nằm viện, 20 - 30% những trường hợp bị bệnh hô hấp và tỷ lệ tử vong so với tử vong chung khoảng 20 - 25%. Năm 1990 tại bệnh viện Bạch Mai và Viện quân y 103, viêm phổi chiếm 16 - 25% các bệnh phổi không do lao, đứng hàng thứ hai sau viêm phế quản. Nguyễn Đình Hường và cộng sự (1990) theo dõi bệnh hô hấp ở người cao tuổi tại phòng khám của Viện lao và Bệnh phổi nhận thấy viêm phổi có tỷ lệ mắc 2,3%. Từ 1981 - 1987, nghiên cứu của Hoàng Long Phát và cộng sự cho thấy viêm phổi chiếm 6,7% bệnh nhân vào điều trị tại Khoa nội 4 Viện lao và Bệnh phổi. 2 1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH CỦA VIÊM PHỔl 1.2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi 1.2.1.1. Viêm phổi do vỉ khuẩn Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường gặp nhất là do vi khuẩn. Về mặt lý thuyết, vi khuẩn nào cũng có thể gây viêm phổi nhưng trong thực tế lâm sàng cho thấy các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: - Vi khuẩn Gram (+): Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus - Vi khuẩn Gram (-): Klebsiella pneumoniae, Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Pseudomonas aeruginosa Trong đó hay gặp nhất là s. pneumoniae và H. influenzae. Viêm phổi không điển hình do Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae 1.2.1.2. Viêm phổi do virus Virus gây viêm phổi ở người lớn thường gây ra bởi Influenzae virus, Parainfluenzae virus, Respiratory syncytial virus. Hiếm gặp hơn, viêm phổi có thể được gây ra bởi Adenovirus, Epstein-Barr virus, Coxsackievirus, Hantavirus. 1.2.1.3. Viêm phổi do ký sình trùng - Nấm: Histoplasma capsulatum, Aspergillus, Mucor sp - Pneumocytis carinii 1.2.1.4. Điều kiện thuận lọi gây viêm phổi - Thời tiết lạnh, nhiễm lạnh đột ngột - Cơ thể suy yếu: còi xương, suy dinh dưỡng, ngưòi già, nghiện hút, đái tháo đường - ứ đọng phổi do nằm lâu: hôn mê, tai biến mạch máu não - Biến dạng lồng ngực: gù vẹo cột sống - Sau khi bị cúm, sởi, viêm xoang - Tắc nghẽn đường hô hấp 1.2.2. Bệnh sinh 1.2.2.1. Cách bảo vệ của bộ máy hô hấp M Bình thường, cấu trúc của đường hô hấp có tính bảo vệ tránh nguy cơ mắc bệnh. Cơ chế bảo vệ của đường hô hấp bao gồm: hệ thống cơ học - tiết dịch nhầy - đại thực bào phế nang. 3 Vi khuẩn trong không khí khi vào phổi bị giữ lại bởi hệ thống lông và dịch nhầy ở đường hô hấp trên, đồng thời phản xạ của đường thở làm tăng cường cơ chế bảo vệ cơ học. Hoạt động của hệ thống vận chuyển chất nhầy và sự di chuyển một chiều từ tiểu phế quản - phế nang ra họng của các tế bào biểu mô trụ có lông chuyển đẩy vi khuẩn và ngoại vật ra phía họng. Những tiểu phân có kích thước 0,2 - 2|nm có thể vượt qua những cơ chế bảo vệ trên và lọt vào phế nang. Tại đây, chúng bị các đại thực bào phế nang và bạch cầu trung tính thực bào đồng thời trình diện kháng nguyên kích thích hoạt động của hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể của cơ thể. Khi cơ chế bảo vệ trên bị tổn thương, nguy cơ viêm phổi rất dễ xảy ra. Một số tình trạng như nghiện rượu, chấn thương sọ não làm giảm phản xạ ho và rối loạn phản xạ đóng nắp thanh quản. Sự hoạt động của hệ thống vận chuyển chất nhầy bị suy giảm do rượu, khói thuốc lá, tuổi già và nhiễm virus đường hô hấp. Trong các trường hợp như thiếu oxy trong không khí thở, phù phổi, dinh dưỡng kém, khói thuốc lá làm suy giảm hoạt động của đại thực bào phê nang. 1.2.2.2. Các đường vào của vi khuẩn và virus - Hít xuống phổi vi khuẩn nội sinh ở đường hô hấp trên. - Hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, trong không khí: từ bệnh nhân, những hạt bụi từ động vật, những hạt nước trong môi trường. - Một số mắc viêm phổi bằng đường máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng hoặc viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn. 1.3. PHÂN LOẠI VIÊM PHỔI 1.3.1. Phân loại theo tổn thương giải phẫu bệnh 1.3.1.L Viêm phổi thùy Viêm phổi thùy là thể điển hình nhất của viêm phổi. Tổn thương chủ yếu là viêm một thùy hoặc nhiều phân thùy phổi với tính chất đồng đều vì cùng tuổi tổn thương và trải qua ba giai đoạn: xung huyết, can hoá đỏ, can hoá xám. 1.3.1.2. Phế quản phế viêm Phế quản phế viêm còn được gọi là viêm phổi đốm, viêm phế quản - phổi. Phế quản phế viêm là thể hay gặp ở trẻ em và người già. Tổn thương theo phân thùy phổi, thường là những nốt ở hai đáy phổi và vùng cạnh tim. Các tổn thương có độ tuổi không đồng đều. 4 1.3.2. Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh - Viêm phổi do vi khuẩn: viêm phổi do s. pneumoniae, viêm phổi do 5. aureus - Viêm phổi do virus - Viêm phổi do ký sinh trùng 1.3.3. Phân loại theo nơi mắc bệnh 1.3.3.1. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng bao gồm các nhiễm khuẩn phổi xẩy ra ngoài bệnh viện, thường do vi khuẩn 5. pneumoniae và tì. influenzae. 1.3.3.2. Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện là những trường hợp viêm phổi phát triển > 48 giờ sau khi vào viện ở những bệnh nhân mà khi vào viện không có biểu hiện nhiễm khuẩn. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân nằm tại khoa điều trị tăng cường và bệnh nhân thở máy. Vi khuẩn hay gặp là các vi khuẩn gram âm (E. coli, P. aeruginosa) và s. aureus. 1.4. CÁC TRIỆU CHÚNG VÀ CHAN đoán viêm phổi 1.4.1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán viêm phổi dựa vào lâm sàng, X quang, công thức máu để chẩn đoán xác định. Không có một xét nghiệm đơn độc nào có thể xác định được nguyên nhân viêm phổi. 1.4.1.1. Triệu chứng lâm sàng Khởi phát bằng SQLcao. đôt ngỏt 39-40°C hoặc sốt vừa_íăng-dần, kèm theo ho-khan, kbixkhạcjlờm những ngày đầu, sau đó ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh, vàng. ĐaiuigựcJdmJtrụ ồ một vùng nhất định, đau tăng lên khi ho. Khó -thộ nhẹ hoặc vừa, khó thở có xu hướng ngày càng tăng. Trường hợp nặng bệnh nhân khó thở nhiều. Khám phổi: có hội chứng đông đặc (rung thanh tăng, gõ đục, rì rào phế nang giảm) có thể thấy tiếng thổi ống, đa số trường hợp có ral nổ, ral ẩm rải rác hai phổi. Có thể kèm theo nhịp tim nhanh, huyết áp hạ. 5 [...]... hoặc Erythromycin, ơarithromycin 1 8 1.5.2.2 Hướng dẫn sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở Việt nam Theo tình trạng bệnh tật, Ban tư vấn sử dụng kháng sinh - Bộ Y tế đã đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm phổi người lớn như sau: Bảng 1.2 : Phác đổ điều trị viêm phổi ở Việt Nam [2 ] Tình trạng viêm phổi Viêm phổi nhẹ Viêm phổi vừa Viêm phổi nặng Điều trị Penicilin hoặc Co-trimoxazol, Erythromycin, Amoxicilin... ý với vitamin A và acid folic, theo khuyến cáo của AHFS thì không được dùng quá liều RDA 14 PHẦN II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u Những bệnh nhân viêm phổi điều trị tại Viện lao và Bệnh phổi từ tháng 1 /2001 đến hết tháng 12 /2002 với các tiêu chuẩn sau: - Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên - Được chẩn đoán viêm phổi và điều trị nội trú tại Viện lao và Bệnh phổi 2.2 PHƯƠNG... pháp tiến hành Khảo sát hồi cứu bệnh án của tất cả bệnh nhân viêm phổi được điều trị nội trú từ tháng 1 /2001 đến hết tháng 12 /2002 lưu trữ tại phòng Kế Hoạch Tổng Hợp của bệnh viện Số liệu mỗi bệnh án được ghi vào “Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân viêm phổi theo mẫu được chuẩn bị trước 2.2.2 Nội dung nghiên cứu 2.2.2.1 Những yếu tố đặc trưng liên quan đến bệnh viêm phổi người lớn Khảo sát những đặc... b) Khảo sát và đánh giá tình hình phối hợp kháng sinh - Số kháng sinh phối hợp trong một phác đồ điều trị - Các kiểu phối hợp kháng sinh - Tổng hợp tình hình phối hợp kháng sinh thiếu hợp lý c) Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc khác trong điều trị viêm phổi - Các thuốc sử dụng - Nhận xét về tình hình sử dụng 2.2.2.4 Khảo sát kết quả điều trị - Số ngày nằm viện - Cơ sở đánh giá kết quả điều trị: những... gây viêm phổi: tỷ lệ chỉ định và tìm thấy vi khuẩn + Xét nghiệm sinh hoá trong theo dõi điều trị 2.2.23 Tình hình điều trị viêm phổi a) Khảo sát và đánh giá tình hình kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị - Các kháng sinh được sử dụng kê đơn - Nhận xét về cách kê đơn - Số kháng sinh được lựa chọn điều trị ban đầu - Sô lần thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị - Kiểu thay đổi phác đồ điều trị b) Khảo. .. được phân loại mức độ viêm phổi nhẹ, vừa hay nặng Mức độ viêm phổi được trình bày ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.4 Bảng 3.5 : Mức độ bệnh khi nhập viện STT 1 2 3 Mức độ bệnh Viêm phổi nhẹ Viêm phổi vừa Viêm phổi nặng Tổng số Số bệnh nhân 0 246 69 315 Tỷ lệ % 0,0 1 1 21,9 100,0 Biểu đồ 3.4 : Mức độ bệnh khi nhập viện Khi nhập viện, số bệnh nhân viêm phổi vừa (78,1%) chiếm tỷ lệ cao hơn viêm phổi nặng (21,9%) 21... gây viêm phổi mắc phải tại bệnh viện thường kháng với nhiều kháng sinh 1.5 ĐIỂU TRỊ VIÊM PHỎI 1.5.1 Nguyên tắc điều trị viêm phổi 1.5.1.1 Mục tiêu - Nắm được chính xác tiền sử lâm sàng và xác định khả năng nhập viện của bệnh nhân - Xác định được tiền sử bệnh tật và đặc điểm của bệnh nhân - Lựa chọn kháng sinh thích hợp và hiệu quả nhất - Đạt được tiến bộ lâm sàng và loại trừ được nguyên nhân gây bệnh. .. 100,0 Số bệnh nhân có chỉ định dùng một loại phác đồ điều trị trong suốt quá trình điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm bệnh nhân (63,8% và 51,2%), sau đó là những bệnh nhân được đổi 1 lần phác đồ điều trị (26,1% và 33,3%)- Tỷ lệ số lần thay đổi phác đồ điều trị giữa nhóm bệnh nhân viêm phổi vừa và viêm phổi nặng khác nhau không có ý nghĩa thống kê 3.3.1.5 Kiểu thay đổi phác đồ điều trị Trong... viêm phổi do khuẩn Legionella nên cho Macrolid - Bệnh nhân nằm viện, bệnh nặng: Nên điều trị phối hợp một Macrolid với hoặc Cephalosporin thế hệ ba có tác dụng chống Pseudomonas hay loại chống Pseudomonas khác b) Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện - Viêm phổi mắc phải ỏ bệnh viện thể nhẹ và vừa: Cephalosporin thế hệ 2, Cephalosporin thế hệ 3 hay Ampicilin phối hợp với Sulbactam - Viêm phổi mắc phải ỏ bệnh. .. nhân vào viện vì lý do ho ra máu và được chẩn đoán viêm phổi trong quá trình nằm viện 3.2.3 Cận lâm sàng 3.2.3.L X quang phổi Tất cả bệnh nhân viêm phổi vào viện đều được chỉ định chụp X quang và 100,0% có biểu hiện bệnh lý ở phổi Tổn thương trên X quang phổi ở các vị trí khác nhau thể hiện ở bảng 3.8 Bảng 3.8 : Vị trí tổn thương trên X quang phổi Vị trí tổn Thuỳ phổi thương Phổi phải Trên 18 Phổi . đoán bệnh viêm phổi ỏ người lớn điều trị tại Viện lao và Bệnh phổi năm 2001 - 2002. 2. Đánh giá việc sử dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở người lớn. 3 hành đề tài Khảo sát việc sử dụng thuốc điêu trị viêm phổi người lớn tại Viện lao - Bệnh phổi nám 2001 - 2002 nhằm những mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình hình bệnh nhân vào viện và các triệu. NỘI MAI THANH HÀ KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ■ ■ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NGƯỜI LỚN TẠI ■ ■ VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔl NĂM 2001 - 2002 ■ ■ (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1998 - 2003) Người hướng dẫn

Ngày đăng: 17/08/2015, 18:15

Xem thêm: Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm phổi người lớn tại viện lao và bệnh phổi năm 2001 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN