Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
3 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM KHOA CÔNG NGỆ THÔNG TIN ………… o0o………… BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN TÍNH TOÁN LƯỚI Điện toán đám mây di động GVHD : TS. PHẠM TRẦN VŨ HV : PHẠM TRẦN THANH VĂN 13070276 Thaùng 5 naêm 2014 Chương I : Điện toán di động 1. Giới thiệu Điện toán di động (mobile computing) là việc sử dụng các thiết bị tính toán nhỏ, dễ dàng mang theo và có các kết nối mạng không dây. Các thiết bị này có thể thuộc vào nhiều nhóm khác nhau: máy tính bảng, máy tính xách tay, thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA), điện thoại thông minh,… Hình 1-1. Các thiết bị di động 2. Ứng dụng Ngày nay, điện toán di động ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống và hỗ trợ người dùng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: - Giao thông: người tham gia giao thông trên đường có thể dùng điện toán di động để xem thông tin về trạng thái đường xá hiện tại, tìm đường đi ngắn nhất để đi tới điểm mong muốn, tìm các nơi đến (nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, …) trong vùng muốn tới, … - Ngân hàng: người sử dụng không cần phải tới ngân hàng để có thể thực hiện các giao dịch, xem thông tin tài khoản. Họ có thể sử dụng thiết bị di động để có thể chuyển khoản, xem số dư tài khoản. Hơn thế nữa, bằng việc liên kết giữa ngân hàng với các dịch vụ khác, người dùng có khả năng thanh toán các chi phí điện, internet hoặc nạp tiền điện thoại một cách vô cùng đơn giản và nhanh chóng. - Đặt chỗ: việc đặt vé máy bay, nhà hàng, khách sạn, … nhiều khi đòi hỏi người dùng rất tốn thời gian để đến tận nơi hoặc giao tiếp qua điện thoại. Sử dụng dịch vụ đặt chỗ bằng thiết bị di động giúp họ có khả năng xem được thông tin về các chỗ chưa được đặt trước, chọn vị trí yêu thích, chọn chi phí phù hợp, … - Cung cấp thông tin: ngày nay, các thông tin cần thiết (thông tin chứng khoán, thông tin về nhà kho, thông tin đơn hàng, …) thay đổi một cách vô cùng nhanh chóng. Nếu không thể lấy được thông tin mới nhất, các doanh nghiệp có khả năng không thỏa mãn được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. - … 2 Với những ứng dụng ngày càng tăng về mặt số lượng lẫn chất lượng, điện toán di động ngày càng trở nên phổ biến và được đầu tư tìm hiểu nhiều hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng. Để có thể phát triển tốt các ứng dụng di động, nhà phát triển cần phải biết được các hạn chế của loại thiết bị này so với cách truyền thống. 3. Các giới hạn của điện toán di động Nhu cầu giao tiếp qua các thiết bị di động ngày càng thường xuyên tạo ra một thị trường rộng lớn để các nhà phát triển có khả năng khai thác. Tuy nhiên, các thiết bị này cũng có các mặt yếu của nó và có khả năng cản trở lớn đến việc phát triển ứng dụng: - Băng thông: với đủ loại dữ liệu được truyền tới các thiết bị di động (văn bản, hình ảnh, video, …), tốc độ truyền dữ liệu đòi hỏi ngày càng cao. Tuy nhiên, băng thông truyền dữ liệu thông qua các mạng không dây thường chậm hơn nhiều lần so với các kết nối dây hiện có. Hơn thế nữa, do các thiết bị di động kết nối mạng gián tiếp (Wifi, 3G, GPRS, …), các kết nối sẽ bị giới hạn trong một vùng cố định. Nếu di chuyển thiết bị ngoài vùng phủ sóng, người dùng sẽ không có khả năng truy cập mạng được nữa. - Bảo mật: trong các thiết bị di động, để có thể sử dụng được các dịch vụ ngân hàng, đặt chỗ, … người dùng cần lưu thông tin cá nhân trên thiết bị và gửi thông tin này ra ngoài mỗi khi muốn sử dụng dịch vụ. Do độ bảo mật của các kết nối không dây là rất kém, người sử dụng có thể dễ dàng bị mất thông tin cá nhân. - Tiêu thụ điện năng: mặc dù công nghệ vi xử lý trên các thiết bị ngày càng được nâng cao (2 nhân, 4 nhân, …), bộ nhớ chính cũng được cải thiện rất đáng kể (1Gb, 2Gb, …), công nghệ về pin lại phát triển với tốc độ chậm hơn nhiều. Hơn nữa, việc thường xuyên kết nối mạng sẽ làm dung lượng pin của các thiết bị suy giảm nhanh chóng. - Gián đoạn kết nối: không giống như mạng có dây, các kết nối mạng trên thiết bị di động bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường. Khi thời tiết xấu hơn hoặc thiết bị nằm ở vùng bị mất sóng, các kết nối sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng đến ứng dụng đang được sử dụng. - Sức khỏe: do tính hữu dụng của các thiết bị di động, người sử dụng ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị này. Nguy hiểm nhất là lúc người sử dụng đang lái xe, việc sử dụng các thiết bị di động sẽ làm phân tán sự tập trung của họ và rất dễ gây tai nạn. Ngày nay, ảnh hưởng xấu của sóng điện thoại đến sức khỏe con người đang ngày càng được khẳng định và được tìm hiểu chi tiết hơn. - Giao tiếp với thiết bị: với các máy tính để bàn, người dùng dễ dàng thao với với các đối tượng trên màn hình thông qua chuột và bàn phím. Đối với các thiết bị di động, do tính dễ mang đi của mình, thiết bị cần phải có kích thước nhỏ, gọn khiến việc thao tác (nhập, xem dữ liệu, …) của người dùng bất tiện hơn rất nhiều. Mặc dù đã cố gắng thay thế bằng các phương pháp khác (dùng tiếng nói, chữ viết tay, …), các thiết bị di động vẫn còn hạn chế rất nhiều so với cách sử dụng truyền thống. Do việc dễ mang theo của các thiết bị di động, thị trường điện toán di động đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các nhà phát triển cần mau chóng khắc phục các nhược điểm của các thiết bị và tìm ra nhiếu ứng dụng hữu ích hơn đối với người sử dụng. 3 Chương II : Điện toán đám mây 4. Giới thiệu: Điện toán đám mây là một cơ chế xử lý dựa trên nền web, trong đó các máy tính và các thiết bị khác (điện thoại thông minh, máy tính bảng, …) được cung cấp các tài nguyên được chia sẻ (CPU, card đồ họa, dữ liệu, …), các phần mềm dựa trên yêu cầu sử dụng. Hình 1-2. Các thế hệ công nghệ thiết bị điện toán Điện toán đám mây là thế hệ mới nhất của các thế hệ công nghệ thiết bị điện toán từ xưa đến nay: - Mainframe: người sử dụng chia sẻ các bộ xử lý vô cùng mạnh mẽ bằng cách sử dụng các thiết bị đầu cuối. - PC: các máy tính cá nhân với sức mạnh xử lý đáp ứng được nhu cầu chính của người dùng. - Mạng: các máy tính cá nhân, máy tính xách tay, các server được nối với nhau thông qua một mạng cục bộ để chia sẻ tài nguyên và tăng thêm sức mạnh xử lý. - Internet: các mạng cục bộ được kết nối với nhau để hình thành nên một mạng toàn cầu để truy xuất đến các ứng dụng và tài nguyên từ xa. - Tính toán lưới: chia sẻ sức mạnh xử lý và dung lượng lưu trữ thông qua một hệ thống phân tán. - Điện toán đám mây: chia sẻ các tài nguyên trên Internet bằng một cách đơn giản hơn (bằng cách che dấu kiến trúc bên trong) và chi phí phù hợp hơn (khi nào sử dụng thì mới tính phí). 5. Ưu, nhược điểm của điện toán đám mây: Dưới đây là một ví dụ minh họa về đặc điểm của điện toán đám mây bằng cách so sánh nó với cách xử lý truyền thống. 4 - Có một công ty mới thành lập. Để có thể tiếp cận tốt với khách hàng, công ty này tạo một trang web cung cấp thông tin về sản phẩm của công ty. Ban đầu, do có ít người dùng biết đến công ty nên trang web hoạt động một cách bình thường và ổn định. Khi công ty ngày càng phát triển, hệ thống giao tiếp trước đây sẽ không còn phù hợp với số lượng lớn khách hàng mà công ty đang có. Điều này sẽ làm cho công ty khó lòng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Hơn thế nữa, nếu công ty đầu tư chi phí cho lưu trữ dữ liệu khách hàng, bảo mật, đội ngũ kỹ sư để xây dựng một trang web vận hành tốt, có thể bảo đảm cho một số lượng lớn khách hàng truy cập thì công ty lại phải tốn chi phí hàng tháng để trả lương cho đội ngũ này để đáp ứng lượng truy xuất tối đa trong khi nhu cầu về dung lượng lưu trữ cũng như khả năng vận hành của hệ thống lại thay đổi theo thời gian. Hình 2-3. Cách xử lý truyền thống - Khi sử dụng điện toán đám mây, cách tiếp cận hoàn toàn khác hẳn. Công ty sẽ sử dụng một dịch vụ điện toán đám mây để cung cấp trang web cho người sử dụng. Chi phí cho công ty sử dụng dịch vụ này không cố định mà phụ thuộc vào lượng người dùng truy cập vào trang web. Nếu lượng người dùng ít thì công ty sẽ trả chi phí ít và ngược lại. Hơn thế nữa, điện toán đám mây còn cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ để có thể giúp công ty dễ dàng triển khai trang web của mình (cơ sở dữ liệu, web hosting, …) Hình 2-4. Sử dụng điện toán đám mây Dựa vào ví dụ trên, ta có thể dễ dàng nhận xét được các đặc điểm khi dùng điện toán đám mây. 5.1. Ưu điểm: - Khả năng tăng giảm: tùy theo nhu cầu của người sử dụng, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chia sẻ đúng lượng tài nguyên mà người dùng yêu cầu. Ưu điểm này giúp điện toán đám mây phù hợp với mọi loại hình người dùng từ khách hàng đơn lẻ tới các công ty nhỏ hoặc các tập đoàn lớn, tận dụng hợp lý lượng tài nguyên hiện có với số lượng người dùng tối đa. - Tính tức thời: mỗi khi có nhu cầu sử dụng, người dùng không phải tốn thời gian thiết lập mà tài nguyên cần có được cung cấp ngay lập tức. - Tính tiết kiệm: nếu phải trả tiền định kỳ cố định cho dịch vụ được dùng, người dùng sẽ lãng phí tài nguyên cũng như tiền bạc, thời gian vì sẽ có rất nhiều thời gian hệ thống không cần dùng tới mọi tài nguyên hiện có. Đối với điện toán đám mấy, người dùng sẽ chỉ trả tiền cho đúng lượng tài nguyên mà họ cần. 5.2. Nhược điểm: - Tính bảo mật: để có thể sử dụng điện toán đám mây, người sử dụng sẽ phải cung cấp rất nhiều dữ liệu liệu cá nhân cho các nhà cung cấp dịch vụ. Các thông tin này cần phải được bảo vệ theo hai mặt: nhà cung cấp dịch vụ phải bảo đảm không gửi thông 5 tin này ra ngoài và phải có một cơ chế bảo mật hợp lý để không bị người ngoài lấy cắp thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ. - Hạn chế khách hàng đến với các nhà cung cấp khác: điện toán đám mây che dấu các chi tiết về kiến trúc đối với người dùng. Do đó, người sử dụng sẽ bị trói buộc vào nhà cung cấp hiện tại. Một khi hệ thống của người dùng chạy ổn định với nhà cung cấp hiện tại, họ sẽ khó có khả năng thay đổi nhà cung cấp các dịch vụ tương đương vì không bảo đảm khi chuyển đổi, hệ thống vẫn vận hành tốt. - Tính tin cậy: vì người sử dụng không nắm được chi tiết vận hành của điện toán đám mây, họ không thể bảo đảm được việc xử lý dữ liệu theo như ý mình muốn hay không cũng như việc thay đổi bên trong của điện toán đám mây (vì các nhà cung cấp dịch vụ có khả năng cập nhật mà người sử dụng vẫn không được biết) có khả năng làm thay đổi cách vận hành hệ thống của mình không. 6. Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây: Dựa vào loại tài nguyên cung cấp cho người dùng, điện toán đám mây được phân chia thành ba mô hình dịch vụ: Hình 3-5. Các mô hình cung cấp dịch vụ của điện toán đám mây - IaaS (Infrastructure as a Service): các nhà cung cấp dịch vụ cho phép người dùng sử dụng các máy tính thật hoặc ảo cùng các tài nguyên khác như tường lửa, đối tượng lưu trữ, địa chỉ IP, … Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ IaaS nổi tiếng: Amazon Web Services, Sun microsystems, GoGrid, … - PaaS (Platform as a Service): các nhà phát triển ứng dụng thay vì phải bỏ ra nhiều tiền để đăng ký bản quyền cho một platform (Ví dụ: Windows, Linux, Oracle, …) trong khi chỉ sử dụng nó trong một khoảng thời gian ngắn, họ có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây mà không lo đến tính tương thích giữa các platform này với hệ thống phần cứng bên dưới. Để sử dụng các dịch vụ này, các nhà phát triển ứng dụng có thể sử dụng: Google app engine, Amazon Web Services, Microsoft Azue, … - Saas (Software as a Service): Trong mô hình này, các nhà cung cấp dịch vụ đã cài đặt và vận hành các phần mềm ứng dụng trên đám mây. Người sử dụng không cần quan tâm đến các cấu trúc phần cứng và phần mềm mà ứng dụng được chạy trên đó, nhờ vậy giảm được thời gian cài đặt và chạy ứng dụng về phía người dùng. Các nhà cung cấp dịch vụ SaaS thông dụng: salesforce.com, zoho, Google, Microsoft Office Live, … 6 Chương III : Điện toán đám mây di động 7. Giới thiệu: Hình 1-6. Điện toán đám mây di động - Điện toán đám mây di động là sự kết hợp của điện toán đám mây và mạng di động để mang lại lợi ích cho người sử dụng các thiết bị di động, nhà mạng và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. - Điện toán đám mây di động có tất cả những ưu điểm và nhược điểm của điện toán di động và điện toán đám mây. Do đó, các ứng dụng trên điện toán đám mây di động hiện nay đang rất phát triển: o Offloading: mặc dù tốc độ xử lý của các thiết bị di động đã khá nhanh, việc xử lý các thao tác tính toán phức tạp vẫn còn hạn chế so với máy để bàn, các server, … Hơn nữa việc tính toán nhiều sẽ làm tốc độ hao pin của thiết bị càng tăng. Các xử lý phức tạp thay vì được xử lý ngay trên thiết bị di động thì được gửi lên điện toán đám mây để thực hiện. o Tăng cường tính bảo mật. o Tăng độ tin tưởng của khách hàng vào hệ thống. o Tăng thời gian hoạt động của pin. o Data storage: do có rất nhiều dữ liệu của người sử dụng được yêu cầu trên thiết bị di động trong khi bộ nhớ bị hạn chế, các dữ liệu của người dùng sẽ được lưu trên đám mây và họ sẽ lấy dữ liệu này về máy mỗi khi cần. o Trò chơi trên di động: hiện tại đây là một thị trường rất tiềm năng, thu hút nhiều công ty lập trình đầu tư vào. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao. Người sử dụng chẳng những yêu cầu ở độ phức tạp của game mà còn đòi hỏi ở việc hiển thị các hình ảnh trong game một cách sắc nét, chân thực. Tất cả những nhu cầu này đòi hỏi một dung lượng lưu trữ lớn lẫn một khối lượng tính toán khổng lồ. Sử dụng điện toán đám mây di động có khả năng giải quyết những yêu cầu trên. 7 8. Ứng dụng minh họa: Để có thể minh họa rõ ràng về điện toán đám mây di động, ta sẽ xây dựng một chương trình truy xuất đến dữ liệu được lưu trữ trên đám mây (cloud storage) sử dụng dịch vụ Amazon S3. 8.1. Lưu trữ trên đám mây: Lưu trữ trên đám mây là một mô hình lưu trữ kinh doanh được kết nối mạng mà trong đó dữ liệu được lưu trữ ở các kho dữ liệu được ảo hóa bởi các công ty thứ ba. Các lợi ích của việc lưu trữ này có thể được diễn đạt rõ ràng thông qua ví dụ về việc giáo viên gửi bài tập về nhà (dưới dạng file) cho học sinh. Hình 2-7. Điện toán đám mây di động - Cách đơn giản nhất trong trường hợp này là sử dụng các thiết bị lưu trữ di động (ví dụ: USB) và giáo viên chép dạng bài tập vào thiết bị này, gửi cho học sinh. Giải pháp này đòi hỏi giáo viên đưa được thiết bị này tới tay học sinh. Hơn nữa, trường hợp thiết bị bị hư hoặc nhiễm virus có thể khiến việc gửi bài tập không thành công. - Việc gửi bài tập về nhà cho học sinh sử dụng email giúp hạn chế được các nhược điểm của thiết bị lưu trữ di động. Tuy nhiên, dữ liệu được đính kèm trên các thiết bị di động thường bị giới hạn dưới 25Mb làm cho việc gửi nhiều file hoặc thêm vào các video, audio, gặp khó khăn. Hơn thế nữa, giải pháp này khó đáp ứng trường hợp giáo viên muốn gửi bài tập cho nhiều bạn khác nhau với từng nhóm khác nhau (ví dụ: lớp một, lớp hai, …) hoặc đòi hỏi gửi đi gửi lại nhiều lần nếu học sinh muốn gửi bài làm để đánh giá, sau đó nhận kết quả chấm điểm từ giáo viên, … - Một khi dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, các vấn đề trên có thể được giải quyết triệt để. Giáo viên sẽ sử dụng một dịch vụ lưu trữ trên mây của một công ty cung cấp dịch vụ (có thể là Dropbox, Google drive, Amazon S3, …), tạo các thư mục muốn gửi cho các học sinh và chia sẻ đường dẫn các thư mục này. Nếu giáo viên cho phép các học sinh có quyển chỉnh sửa thư mục, các học sinh có khả năng upload bài làm của mình và xem bài sửa của giáo viên sau đó. 8.2. Amazon S3: - Amazon S3 (Simple Storage Service) là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên đám mây được cung cấp bởi Amazon Web Services. Amazon S3 được bắt đầu sử dụng ở Mỹ vào tháng 3 năm 2006 và ở châu Âu vào tháng 11 năm 2007. - Cho đến tháng 4 năm 2013, Amazon S3 lưu trữ cho hơn 2 tỷ tỷ đối tượng và là một trong những dịch vụ lưu trữ trên đám mây phổ biến nhất hiện nay. 8 - Quá trình đăng ký để có thể sử dụng dịch vụ Amazon S3 cũng như các dịch vụ khác của Amazon Web Services (AWS): Hình 2-8. Tạo tài khoản AWS o Vào trang “aws.amazon.com. o Cung cấp địa chỉ Email. o Nhập tên tài khoản và password. o Cung cấp các thông tin cá nhân: tên, công ty, quốc gia, địa chỉ, o Chọn phương thức thanh toán (thẻ Visa, Master, ). o Nhập số điện thoại và bấm mã số trên màn hình vào điệnthoại khi có cuộc gọi đến. Kết thúc quá trình trên, người dùng có khả năng sử dụng tất cả các dịch vụ của Amazon Web Service. 8.3. Lập trình để thao tác dữ liệu trên Amazon S3: Để có thể tao tác các dữ liệu được lưu trên Amazon S3, người dùng cần phải có các công cụ: - Môi trường Eclipse: http://www.eclipse.org/downloads (nên sử dụng phiên bản Eclipse IDE for Java EE Developers). - Thư viện SDK cho Android: http://developer.android.com/sdk/index.html. - ADT (Android Development Tool) plugin giúp tạo ra môi trường tích hợp hỗ trợ mạnh mẽ việc xây dựng ứng dụng Android: http://developer.android.com/sdk/installing/installing-adt.html. - Các ứng dụng trên Android phụ thuộc vào phiên bản Android hiện hành. Người dùng cần có các có các thư viện hỗ trợ để lập trình trên các thế hệ Android phù hợp: http://developer.android.com/sdk/installing/adding-packages.html. - Thư viện để thao tác trên Amazon Web Services: http://sdk-for- android.amazonwebservices.com/latest/aws-android-sdk.zip. Các bước thực hiện để có thể phát triển chương trình: - Các chương trình xây dựng ứng dụng trên Android cần phải được kiểm tra và debug trước khi Release. Do đó, người dùng cần phải tạo một thiết bị Android ảo (AVD: Android Virtual Device) thay vì phải có một thiết bị Android và cài đặt chương trình vào: Run > Run configurations > Android Application > Phải chuột chọn New > Vào Target > Manager > Device Defintions. Từ đây người dùng có thể chọn một thiết bị AVD dựa trên danh sách đã có sẵn hoặc thiết bị có cấu hình phù hợp với yêu cầu riêng. 9 Hình 2-9. Tạo một thiết bị Android ảo - Để tương tác với một tài khoản của AWS bằng lập trình, người dùng cần đăng nhập vào AWS và tạo ra 2 thông số: Access key ID, Secret Access Key. Vào trang https://console.aws.amazon.com/iam/home?#security_credential, bấm “Create new Access Key” và lưu lại 2 thông số xuất hiện trên màn hình. (Đối với AWS, người dùng miễn phí có khả năng tạo ra tối đa 2 Access Key truy xuất vào tài khoản của mình). Hình 2-10. Lấy Access Key từ tài khoản AWS Sau đó, chương trình sẽ tạo một S3 client để sử dụng các dịch vụ của Amazon S3: AmazonS3Client s3Client=new AmazonS3Clien(new BasicAWSCredentials(MY_ACCESS_KEY_ID,MY_SECRET_KEY)) - Người dùng sẽ gọi các phương thức trên biến s3Client vừa tạo để thực hiện thao tác mong muốn. Ví dụ: upload một file: s3Client.putObject(por), trong đó por dùng để chỉ đối tượng cần upload. - Chạy chương trình. Lưu ý: Hiện nay, AWS có cung cấp sẵn thư viện để có thể thêm trực tiếp vào Eclipse. Tuy nhiên, hiện tại thư viện này chỉ có thể giúp việc build không bị lỗi nhưng lại không được thêm vào file .apk khi được xuất ra. Do đó, sau khi cài đặt, chương trình không thể chạy thành công được. Để sửa được lỗi này, người lập trình cần làm các thao tác sau đây: - Add file .jar thư viện chứa các thao tác trên AWS trong AWS SDK sử dụng một trong ba file: aws-android-sdk-1.7.1.1.jar, aws-android-sdk-1.7.1.1-core.jar hoặc aws- android-sdk-1.7.1.1-debug.jar. - Thêm file .jar vừa add ở trên vào trong output của chương trình. - Do việc thêm file .jar làm dung lượng heap của Eclipse vượt quá dung lượng cho phép. Người lập trình cần tăng kích cỡ này lên. 10 [...]...Chương IV : MỤC LỤC Chương I: Điện toán di động 1 Giới thiệu .2 2 Ứng dụng .2 3 Các giới hạn của điện toán di động 3 4 Giới thiệu: 4 5 Ưu, nhược điểm của điện toán đám mây: 4 5.1 Ưu điểm: 5 5.2 Nhược điểm: 5 6 Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây: .6 7 Giới thiệu: ... Ưu điểm: 5 5.2 Nhược điểm: 5 6 Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây: .6 7 Giới thiệu: 7 8 Ứng dụng minh họa: 8 8.1 Lưu trữ trên đám mây: 8 8.2 Amazon S3: .8 8.3 Lập trình để thao tác dữ liệu trên Amazon S3: .9 11 . … 6 Chương III : Điện toán đám mây di động 7. Giới thiệu: Hình 1-6. Điện toán đám mây di động - Điện toán đám mây di động là sự kết hợp của điện toán đám mây và mạng di động để mang lại lợi. BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN TÍNH TOÁN LƯỚI Điện toán đám mây di động GVHD : TS. PHẠM TRẦN VŨ HV : PHẠM TRẦN THANH VĂN 13070276 Thaùng 5 naêm 2014 Chương I : Điện toán di động 1. Giới thiệu Điện toán. dụng các thiết bị di động, nhà mạng và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. - Điện toán đám mây di động có tất cả những ưu điểm và nhược điểm của điện toán di động và điện toán đám mây. Do đó, các