1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi kỹ thuật môi trường

9 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Xã hội ngày càng phát triển, hướng đến nền công nghiệp hóa hiện đại hóa tất yếu sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống. Vì vậy, trong các công ty lớn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thường có bộ phận chuyên trách đảm nhận công việc chuyên môn liên quan đến môi trường. Đó cũng là lý do ngành Kỹ thuật môi trường ra đời và hiện đang thu hút khá đông giới trẻ quan tâm và theo học.

CÂU HỎI/ĐÁP VỀ MÔI TRƯỜNG PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1/ Môi trường là gì? a/ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. b/ Là vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. c/ Hai đáp án trên đều sai d/ Hai đáp án trên đều đúng. 2/ Bảo vệ môi trường là việc của ai? a/ Là việc của toàn dân. b/ Là của ngành quản lý tài nguyên và môi trường. c/ Là của UBND các cấp. d/ Đáp án b và c đúng. 3/ Thế nào là sự phát triển bền vững? a/ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. b/ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhằm giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo, nâng dần mức sống của người dân. c/ Phát triển kinh tế bằng mọi giá nhằm để tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nước ta sớm thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. d/ Tấn cả đáp án trên đều đúng. 4/ Hiệu ứng nhà kính là gì? a/ Là do nhiệt độ trái đất tăng làm tan băng ở hai đầu cực trái đất, hậu quả là làm cho mực nước biển dâng cao. b/ Là do sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất, gây hậu quả xấu cho môi trường c/ Là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. d/ Cả 2 câu a và c đều đúng 5/ Quản lý chất thải là gì? a/ Là hoạt động phân loại, thu gom, tái chế, tiêu hủy, xử lý rác. b/ Là hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng, tiêu hủy rác. c/ Là hoạt động phân loại, vận chuyển, giảm thiểu, tái chế, thải loại chất thải. d/ Tất cả đáp án trên đều đúng 6/ Nước uống thế nào là sạch? 1 a/ Nước trong, không màu, không mùi, không độc hại, có vị ngọt, tạo cảm giác thoải mái cho người uống, không ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại của con người. Ví dụ như nước mưa. b/ Nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khỏe người sử dụng trước mắt và lâu dài. c/ Nước phông tên, nước được khử trùng bằng dung dịch hoá học, nguồn nước ngầm v.v… không ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại của con người. d/ Tất cả đáp án trên đều đúng 7/ Nơi hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ? a/ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. b/ UBND các cấp. c/ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và tương đương. d/ Tất cả các nơi trên đều tiếp nhận hồ sơ. 8/ Thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường là gì ? a/ Tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất thải, sản phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân hủy trong tự nhiên, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái và sản phẩm khác thân thiện với môi trường. b/ Tiêu dùng các sản phẩm theo nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình. c/ Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được làm từ thiên nhiên và được cấp nhãn sinh thái. d/ Tiêu dùng tiết kiệm các sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí cá nhân và bảo vệ gia đình, sử dụng xong bỏ rác đúng nơi quy định. 9/ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qui định tại nghị định số 81/2006/NĐ-CP bao gồm vi phạm nào ? a/ Vi phạm các qui định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các qui định khác về bảo vệ môi trường b/ Vi phạm các qui định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. c/ Cả hai câu a và b đều đúng. d/ Cả hai câu a và b đều sai 10/ Hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m 3 /ngày đến dưới 5.000m 3 /ngày bị phạt tiền bao nhiêu? a/ Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ. b/ Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ. c/ Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ. d/. Phạt trên 10.000.000 đồng 11/ Ô nhiễm môi trường là gì? 2 a/ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. b/ Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. c/ Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến con người. d/ Tất cả đáp án trên đều đúng. 12/ Chủ tịch UBND huyện và tương đương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tối đa bao nhiêu tiền? a/ Phạt tiền đến 5.000.000đ. b/ Phạt tiền đến 10.000.000đ. c/ Phạt tiền đến 20.000.000đ. d/ Phạt tiền đến 30.000.000đ. 13/ Chủ tịch UBND xã và tương đương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến đâu? a/ Phạt tiền đến 1.000.000đ. b/ Phạt tiền đến 2.000.000đ. c/ Phạt tiền đến 500.000đ. d/ Phạt tiền đến 5.000.000đ. 14/ Việt Nam hiện có bao nhiêu khu bảo tồn thiên nhiên? a/ 61 khu bảo tồn thiên nhiên b/ 70 khu bảo tồn thiên nhiên c/ 55 khu bảo tồn thiên nhiên d/ 80 khu bảo tồn thiên nhiên 15/ Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành rác thải sinh hoạt của hộ gia đình được xử lý bằng biện pháp nào? a/ Chôn lấp b/ Đốt c/ Đăng ký thu gom d/ Tất cả các biện pháp trên 16/ Thời gian phân hủy của bọc nilon (polime) là bao lâu? a/ 01 năm b/ 20 năm c/ 50 năm d/ Vài trăm năm 17/ Ngày Môi trường Thế giới là ngày nào sau đây? a/ Ngày 05/6 b/ Ngày 15/6 c/ Ngày 06/5 d/ Ngày 16/5 3 18/ Ngày Môi trường Thế giới (5/6) ra đời từ năm nào? a/ Năm 1982 b/ Năm 1975 c/ Năm 1972 d/ Năm 1978 19/ Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn do quốc gia nào khởi xướng? Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc phát động chiến dịch này rộng rãi kắp hành tinh vào năm nào ? a/ Do Nhật khởi xướng và được phát động rộng rãi năm 1993 b/ Do Ấn Độ khởi xướng và được phát động rộng rãi năm 1989 c/ Do Úc khởi xướng và được phát động rộng rãi năm 1993 d/ Do Mỹ khởi xướng và được phát động rộng rãi năm 1995 20/ Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành của Việt Nam, được Quốc hội thông qua kỳ họp nào, ngày tháng năm nào? a/ Được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. b/ Được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. c/ Được Quốc hội XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/11/2005. d/ Được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/11/2005. 21/ Hiện nay Luật Tài Nguyên Nước của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? a/ Ngày 20/5/1999 b/ Ngày 20/11/2002 c/ Ngày 20/5/1998 d/ Ngày 20/8/1996 22/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chương, mấy điều , có hiệu lực từ bao giờ? a/ 13 chương và 146 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. b/ 14 chương và 126 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. c/ 15 chương và 136 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. d/ 16 chương và 136 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. 23/ Luật Tài Nguyên Nước năm 1998 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chương, mấy điều , có hiệu lực từ bao giờ? a/ 13 chương và 80 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 1998. b/ 12 chương và 70 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000. c/ 11 chương và 86 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. d/ 10 chương và 75 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. 24/ Rác có mấy loại? gồm những gì? a/ Có 04 loại, đó là: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế được và rác không tái chế được b/ Có 2 loại, đó là rác hữu cơ và rác vô cơ. 4 c/ Có 2 loại, đó là rác tái chế được và rác không tái chế được. d/ Đáp án b và c là đúng. 25/ Đối với rác thải là Nilong sẽ xử lý theo cách nào dưới đây? a. Đốt b. Gom lại và bán phế liệu. c. Chôn dưới đất. d. Thải ra mương, ao hồ, sông 26/ Đội hình Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường được tổ chức theo các hình thức nào? a. Tình nguyện tại chỗ b. Tình nguyện trên địa bàn dân cư. c. Tình nguyện đến các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. d. Tất cả đều đúng. 27/ Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định vào thời gian nào? a. 28/4 đến 5/5 b. 29/4 đến 6/5 c. 30/4 đến 7/5 d. 19/3 đến 26/3 28/ Theo bạn, trong các hoạt động sau, đâu là các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí? a. Sản xuất công nghiệp b. Hoạt động của các làng nghề c. Phát triển và tăng độ che phủ cây xanh d. Giao thông vận tải, xây dựng đô thị. 29/ Các phương tiện giao thông công cộng đóng vai trò gì trong bảo vệ môi trường? a. Giao thông công cộng ít gây hại cho môi trường so với các xe tư nhân về yêu cầu không gian, tiêu thụ nhiên liệu, ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn và mức độ an toàn. b. Sức kéo bằng điện không gây ô nhiễm khi sử dụng và năng lượng cần thiết có thể được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện, nơi có thể kiểm soát ô nhiễm một cách chặt chẽ. c. Cả 2 đáp án trên đều đúng. d. Cả 2 đáp án trên đều đúng 30/ Tại sao nói nước bị ô nhiễm một phần là do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học? a. Là do Trong quá trình sử dụng, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ thấm sâu vào nước và đất. b. Làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp và suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. 5 c. Cả 2 đáp án trên đều sai. d. Cả 2 đáp án trên đều đúng. PHẦN II: CÂU HỎI KIẾN THỨC VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1/ Ô nhiễm môi trường là gì? Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 2/ Theo bạn, thế nào là nước sạch ? Nước uống sạch là nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khoẻ người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài. 3/ Theo bạn, có nhất thiết hễ là rác thì phải bỏ đi hay không? Vì sao? Không nhất thiết hễ là rác thì chúng ta phải bỏ đi. Vì rác thải là giấy, bìa, nhựa, thuỷ tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Tái chế tức là dùng nó làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Tái sử dụng tức là thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại. Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa, có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng. Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào. 4/ Bạn hãy kể ít nhất 4 công dụng của việc tái chế rác? - Làm giảm lượng rác thải ra môi trường. - Tại thêm hàng hoá sử dụng. - Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại rác. - Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được tài nguyên, khoáng sản và công khai thác chúng. - Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại. 5/ Bạn hãy kể ít nhất 5 cách làm để góp phần bảo vệ môi trường ở gia đình, khu dân cư và nơi công cộng? - Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. 6 - Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. - Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. - Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. - Không hút thuốc là nơi công cộng. - Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. - Đóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. - Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên. 6/ Nước mưa có sạch không? Nước mưa, trong dân gian còn gọi là nước không rễ, được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì nhiều lẽ: nó chứa ít các loại muối khoáng hoà tan, chứa ít sắt làm cho nước không tanh Người ta còn cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợi cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên nước mưa hoàn toàn không sạch như người ta tưởng, nhất là trong thời đại ngày nay. Bởi vì không khí nhiều vùng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. mỗi hạt mưa khi rơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một vài kilômet không khí. Do đó trong nước mưa cũng có thể có rất nhiều vi trùng gây bệnh, nhiều chất hoà tan độc hại, ví dụ như axit nitơric, axit sunfuaric Hơn nữa nước mưa thường được hứng từ mái nhà, là nơi tích luỹ rất nhiều chất bẩn. Vì thế không nên uống nước mưa chưa đun sôi. 7/ Hãy nêu ít nhất 5 thông điệp, khẩu hiệu về BVMT mà bạn biết. a/ RÁC LÀ NGUỒN Ô NHIỄM, HÃY LÀM SẠCH RÁC Ở MỌI NƠI b/ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ SỰ NGHIỆP CỦA TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN VÀ TOÀN QUÂN c/ MỖI NGƯỜI MỘT HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP d/ MÔI TRƯỜNG CÓ TRONG LÀNH HƠN HAY KHÔNG, ĐIỀU ĐÓ TÙY THUỘC Ở BẠN e/ SỐNG TỐT CHO MÔI TRƯỜNG LÀ SỐNG TỐT CHO CHÍNH MÌNH f/ TRỒNG THÊM MỘT CÂY XANH LÀ THÊM HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG g/ HÃY GIỮ GÌN VỆ SINH, KHÔNG VỨT RÁC RA ĐƯỜNG 8/ Cây xanh và rừng có công dụng gì? Cây xanh và rừng có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống của con người, là lá phổi của trái đất. Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu hấp thụ khí CO 2 và cung cấp oxy để thở, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất, thực phẩm cho con người. Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng giữ nước làm giảm tốc độ 7 dòng chảy của thượng nguồn do đó chống được lụt lội, rễ cây có tác dụng giữ đất chống xói mòn. 9/ Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình gồm những gì? Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về BVMT sau đây: - Thu gom, chuyển chất thải, xả nước thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; - Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. - Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí BVMT theo quy định của pháp luật; - Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường ở cộng đồng dân cư; 10/ Tác hại của thuốc lá đối với môi trường như thế nào? Ngoài tác hại đối với sức khoẻ, kinh tế thì thuốc lá cũng góp phần không nhỏ vào việc huỷ hoại môi trường: + Chặt phá cây để sấy thuốc lá là một nguyên nhân chính của nạn phá rừng. + Chất thải hoá học trong quá trình sản xuất thuốc lá gây ô nhiễm đất và nước. + Hút thuốc lá mà không chú ý cũng là nguyên nhân gây nên cháy, thảm hoạ môi trường và thiệt hại về kinh tế. + Thải ở đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác lớn. + Nước miếng nhổ ra khi nhai thuốc gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường. + Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà. 11/ Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không?Tại sao? Bình thường các nhà máy làm nước đá đều có biện pháp khử trùng, tuy nhiên nhiều cơ sở sản xuất nước đá tư nhân thường chỉ lấy nước máy, nước giếng thông thường để làm đá, do đó đá của họ chứa rất nhiều vi trùng, dễ gây các bệnh đường ruột, không nên uống. Các loại nước đóng chai, nước giải khát cũng không hoàn toàn đáng tin tưởng, bởi không phải tất cả các cơ sở sản xuất và bán các loại nước đó đều dùng nước đun sôi, nước đã tiệt trùng, nhất là các hộ sản xuất cá thể. Các hàng bán nước giải khát ngoài vỉa hè thường không tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh thực phẩm, hay dùng các loại nước đóng chai không đảm bảo chất lượng, chỗ bán hàng nhiều khi rất bẩn, ngay cạnh cống rãnh, đống rác hôi thối và nhiều ruồi, muỗi, cốc chén không sạch, dễ gây bệnh đường ruột cho người uống. Ðặc biệt nguy hiểm là các loại nước giải khát chế biến tại chỗ, như nước mía ép, do máy móc và môi trường sản xuất không đảm bảo vệ sinh. 12/ Vì sao phải trồng cây gây rừng? Phải bảo vệ rừng? Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống. Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí. 8 Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. 13/ Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào? Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội. Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường. Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt. Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ. Nghèo đói góp phần bùng nổ dân số. 14/ Ô nhiễm môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 9 . CÂU HỎI/ĐÁP VỀ MÔI TRƯỜNG PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1/ Môi trường là gì? a/ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, có ảnh hưởng tới đời. dân số. 14/ Ô nhiễm môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường& quot;. Trên. Phạt trên 10.000.000 đồng 11/ Ô nhiễm môi trường là gì? 2 a/ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,

Ngày đăng: 13/08/2015, 12:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w