JOURNAL OF SCIENCE OF HAIPHONG UNIVERSITY Vol.1, No 2, pp. 86-95 86 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG Ths. Vũ Duy Vĩnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 246 Đà Nẵng- Ngô Quyền, Hải Phòng Điện thoại: 0912799629; Email: vinhvd@imer.ac.vn Tóm tắt: Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) để nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy ở vùng ven biển Hải Phòng. Các biên mở biển của mô hình thủy động lực được tạo ra bằng phương pháp lưới lồng (NESTING) từ một mô hình tính rộng hơn ở phía ngoài. Mô hình thủy động lực được thiết lập với 7 lớp độ sâu theo chiều thẳng đứng trong hệ tọa độ và được hiệu chỉnh kiểm chứng với số liệu đo mực nước tại Hòn Dáu và dòng chảy tại một số điểm trong khu vực nghiên cứu. Các kết quả tính toán đã cho thấy các đặc điểm biến động theo không gian và thời gian của trường dòng chảy ở khu vực ven biển Hải Phòng, trong đó có vai trò quan trọng của dao động mực nước. Từ khóa: trường dòng chảy, mô hình, ven biển Hải Phòng 1. MỞ ĐẦU Vùng ven biển Hải Phòng là nơi có điều kiện động lực phức tạp với sự ảnh hưởng và tương tác đồng thời của các yếu tố như dòng chảy từ các sông đưa ra khá lớn, dao động mực nước (DĐMN) mang tính chất nhật triều điển hình, độ cao thủy triều cực đại có thể lên tới 4,0m [3], điều kiện sóng gió luôn biến đổi mạnh theo thời gian. Chế độ thủy động lực (TĐL) ở đây có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển bùn cát, biến động địa hình cũng như khả năng phát tán các chất gây ô nhiễm từ vùng ven bờ ra phía ngoài biển [6,8]. Chính vì vậy điều kiện TĐL ở khu vực này đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau như phân tích từ số liệu đo đạc khảo sát, mô hình toán [1,6,9]. Nghiên cứu này được thực hiện bằng một số phương pháp như phân tích thống kê để xử lý số liệu khảo sát, phương pháp GIS để xử lý số liệu địa hình và phương pháp mô hình toán để mô phỏng điều kiện TĐL, qua đó đánh giá đặc điểm biến động của trường dòng chảy theo không gian và thời gian ở vùng ven biển Hải Phòng. 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng tọa độ 20,5-20,9 độ vĩ bắc và 106,5- 107,1 độ kinh đông, vùng biển ven bờ tây vịnh Bắc Bộ, phía đông bắc Việt Nam thuộc thành phố Hải Phòng, cách Hà Nội khoảng 102km về phía đông. Đây là khu vực có đặc điểm thủy triều mang tính chất nhật triều đều với biên độ khá lớn. Độ dốc đáy biển nhỏ và độ sâu lớn nhất chỉ khoảng 20m. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của các khối nước từ hệ thống sông Hồng-Thái Bình đưa ra nhưng tải lượng nước phân phối không đều trong năm mà chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa [7]. Vũ Duy Vĩnh 87 2.1. Tài liệu Trong nghiên cứu này, các dữ liệu đã được thu thập xử lý khá đồng bộ và hệ thống, đó là các dữ liệu như: - Số liệu độ sâu và đường bờ của khu vực nghiên cứu được số hóa từ các bản đồ địa hình UTM hệ tọa độ địa lý VN 2000 tỷ lệ 1:50000 và 1:25 000 do Cục Đo đạc Bản đồ xuất bản năm 2005. Độ sâu của khu vực phía ngoài sử dụng cơ sở dữ liệu GEBCO -1/8 của Trung tâm tư liệu Hải dương học Vương quốc Anh [ 5]. - Số liệu khí tượng trong nghiên cứu này là các chuỗi số liệu gió quan trắc tần suất 6h/lần trong thời gian tháng 2-3 và tháng 7-8 năm 2009 ở trạm hải văn Hòn Dáu đã được thu thập và xử lý. - Số liệu về DĐMN ở khu vực nghiên cứu được thu thập để hiệu chỉnh mô hình và cung cấp cho các điều kiện biên mở phía biển [9]. Các hằng số điều hòa thủy triều ở phía ngoài xa bờ được thu thập từ cơ sở dữ liệu FES2004 [4]. - Số liệu về nhiệt độ và độ muối nước biển được thu thập từ các kết quả nghiên cứu liên quan trong khu vực [9]. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu WOA09 [10] cho khu vực biển Đông được khai thác để sử dụng cho các điều kiện biên mở phía biển. 2.2. Phương pháp - Phương pháp GIS để số hóa và xử lý số liệu địa hình từ các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50000 và 1:25000 ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng. Các phần mềm GIS cũng được dùng để lồng ghép số liệu địa hình ở vùng ven biển với GEBCO -1/8. - Phương pháp tính toán thống kê để tạo các file số liệu dạng time serial lưu lượng nước cho các biên sông của 5 sông chính trong khu vực nghiên cứu là Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình [9]. - Phương pháp khai thác số liệu từ Cơ sở dữ liệu nhiệt muối WOA09 và cơ sở dữ liệu thủy triều FES2004 để xác định các điều kiện biên mở cho mô hình tính toán TĐL vùng ngoài khơi (với lưới tính thô) được lưu trữ ở dạng file Netcdf. - Phương pháp lưới lồng (NESTING) được sử dụng trong nghiên cứu này để tạo ra các điều kiện biên mở phía biển của mô hình [9]. Phương pháp ứng dụng mô hình toán Trong nghiên cứu này, các điều kiện TĐL được mô hình hóa bằng module TĐL (Delft3d-Flow) trong hệ thống mô hình Delft3d của Hà Lan. Đây là hệ thống mô hình này có thể mô phỏng tốt điều kiện TĐL ở vùng cửa sông ven bờ [2]. Phạm vi vùng tính của mô hình bao gồm các vùng nước của các cửa sông Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình và phía ngoài các cửa sông này mở rộng ra phía ngoài. Miền tính có kích thước khoảng 50 km theo chiều đông bắc - tây nam và 51 km theo chiều tây bắc - đông nam, với diện tích mặt nước khoảng 1500km 2 được chia thành 293 x 455 điểm tính, kích thước các ô lưới biến đổi từ 21,9 đến 320,9m. Theo chiều thằng đứng, toàn bộ cột nước được chia làm 7 lớp độ sâu theo hệ tọa độ [9]. Mô hình được thiết lập và chạy với thời gian là các mùa đặc trưng trong năm: mùa mưa (tháng 7-8 năm 2009); mùa khô (tháng 2- 3 năm 2009). Bước thời gian chạy của mô hình TĐL là 0,5 phút. Nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng 88 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) mực nước (m) quan trắc mô hình 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) mực nước (m) quan trắc mô hình Hình 1. So sánh số liệu đo đạc mực nước và tính toán từ mô hình tại Hòn Dáu (a-mùa khô, 04/3-23/3/2009; b- mùa mưa, 04/8-23/8/2009) Các kết quả tính toán của mô hình như mực nước và dòng chảy đã được hiệu chỉnh và kiểm chứng thông qua việc so sánh với số liệu quan trắc trong thời gian tương ứng. Đối với kết quả tính toán DĐMN của mô hình, sau lần hiệu chỉnh cuối kết quả so sánh cho thấy đã có sự phù hợp cả về pha và biên độ giữa số liệu quan trắc và tính toán (hình 1). Tính toán hệ số tương quan giữa mực nước quan trắc và tính toán trong mùa khô và mùa mưa lần lượt là 0,96 và 0,98. Sai số bình phương trung bình tương ứng lần lượt là 0.22m và 0.20m. Các giá trị quan trắc dòng chảy được phân tích thành các thành phần kinh (u) và vĩ hướng (v) trước khi so sánh với các kết quả tính toán từ mô hình. Sau lần hiệu chỉnh cuối cùng, các kết quả so sánh cho thấy giữa quan trắc và tính toán dòng chảy ở khu vực này có sự phù hợp [9]. 3. ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG CỦA TRƯỜNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG 3.1. Biến động của trường dòng chảy theo không gian Trường dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng luôn biến động theo không gian. Những khu vực có vận tốc dòng chảy lớn là phía ngoài cửa Nam Triệu, Lạch Tray, khu vực kênh Cái Tráp và cửa Lạch Huyện. Ở những khu vực này, giá trị vận tốc dòng chảy phổ biến dao động trong khoảng 0,4-0,8m/s, trong các thời điểm giữa pha triều lên hoặc triều xuống, vận tốc dòng chảy có thể lên tới trên 1,0m/s. Các khu vực có giá trị vận tốc dòng chảy nhỏ (b) (a) Vũ Duy Vĩnh 89 (dưới 0,2m) là vùng nước phía đông nam của Đồ Sơn-Cát Bà, vùng nước sát bờ tây Nam Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn. Vào các thời điểm nước ròng, vẫn xuất hiện dòng chảy nhưng chỉ tập trung ở sát khu vực phía cửa sông trở lại phía trong với vận tốc phổ biến 0,5-0,8m/s (mùa khô) và 0,7-0,9m/s (mùa mưa). Trường dòng chảy vào thời điểm nước lớn có giá trị vận tốc khá nhỏ và chủ yếu xuất hiện từ phía của sông vào phía trong với hướng từ biển vào sông. Hướng dòng chảy biến động theo pha dao động của mực nước với hai hướng chủ đạo: trong pha triều lên do sự xâm nhập của các khối nước biển và phía trong nên dòng chảy có hướng chủ đạo là từ phía ngoài biển vào trong sông; ngược lại trong pha triều xuống, hướng dòng chảy chủ yếu từ phía trong sông ra ngoài biển. Vận tốc dòng chảy cũng có xu hướng tăng dần từ phía ngoài vào trong sông trong pha triều lên và giảm dần từ sông ra phía ngoài biển trong pha triều xuống. Hình 2. Phân bố trường dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng trong mùa khô (a-triều lên-tầng mặt; b- triều lên tầng đáy, c-triều xuống tầng mặt; d- triều xuống tầng đáy) Hướng dòng chảy biến động theo pha dao động của mực nước với hai hướng chủ đạo: trong pha triều lên do sự xâm nhập của các khối nước biển và phía trong nên dòng chảy có hướng chủ đạo là từ phía ngoài biển vào trong sông; ngược lại trong pha triều xuống, hướng dòng chảy chủ yếu từ phía trong sông ra ngoài biển. Vận tốc dòng chảy cũng có xu (a) (b) (c) (d) Nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng 90 hướng tăng dần từ phía ngoài vào trong sông trong pha triều lên và giảm dần từ sông ra phía ngoài biển trong pha triều xuống. Phân bố không gian của trường dòng chảy ven biển Hải Phòng cũng thể hiện ảnh hưởng do biến động của tải lượng nước sông đưa ra theo mùa. Trong mùa khô, do tải lượng nước đưa ra biển nhỏ lên vùng nước có dòng chảy lớn không phát triển bằng mùa mưa (hình 2). Điều này thể hiện rõ hơn vào pha triều xuống khi các khối nước sông vào mùa mưa phát triển khá mạnh ra phía ngoài biển hơn nhiều so với mùa khô (hình 3). Đặc điểm này cũng cho thấy phạm vi ảnh hưởng của các khối nước và dòng vật chất từ sông đưa ra vùng ven biển Hải Phòng khá mạnh, rộng lớn hơn vào mùa mưa. Hình 3. Phân bố trường dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng trong mùa mưa (a- triều lên-tầng mặt; b- triều lên tầng đáy, c-triều xuống tầng mặt; d- triều xuống tầng đáy) Do độ sâu không lớn nên, sự biến động của vận tóc dòng chảy theo chiều thằng đứng ở vùng ven biển Hải Phòng khá nhỏ. Sự phân tầng của dòng chảy tăng dần từ vùng cửa sông ra khu vùng biển phía ngoài (nơi có độ sâu lớn hơn). Chênh lệch về giá trị vận tốc dòng chảy và sự khác biệt về hướng chủ yếu xuất hiện trong pha triều lên hoặc triều xuống và ở phía ngoài vùng cửa sông (vùng nước giữa Đồ Sơn và Cát Hải. Trong đó, thể hiện rõ nét sự phân tầng nhất là vào các thời điểm triều xuống khi dòng chảy tầng mặt ở phía ngoài (a) (a) (c) (d) Vũ Duy Vĩnh 91 biển: lớn hơn 0,6m/s ở tầng mặt và tầng đáy nhỏ hơn 0,2m/s (mùa mưa, hình 3-c,d ); lớn hơn 0,4m/s ở tầng mặt và tầng đáy nhỏ hơn 0,2m/s (mùa khô, hình 2-c,d). Trong những ngày triều kém, giá trị vận tốc dòng chảy cực đại ở khu vực phía trong các cửa sông thường có giá trị nhỏ hơn (khoảng 30-60%) so với những ngày triều cường. Phân bố theo không gian của trường dòng chảy vào những ngày triều kém cũng đồng nhất hơn, chênh lệch giá trị vận tốc ở một số khu vực có giá trị cục bộ lớn so với nhưng khu vực còn lại nhỏ hơn so với những ngày triều cường. Vào pha triều lên trường dòng chảy hướng vào các cửa sông có giá trị rất nhỏ (dưới 0,2m/s) so với thời điểm đó trong ngày triều cường. Trong khi đó vào thời điểm nước lớn của ngày triều kém, dòng chảy hướng ra phía ngoài vẫn có giá trị khá lớn (khoảng 0,1-0,3m/s) ở phía ngoài biển. 3.2. Biến động theo thời gian Các kết quả phân tích cho thấy biến động của giá trị vận tốc dòng chảy ở các khu vực khác nhau trong vùng nghiên cứu đều phụ thuộc chặt chẽ vào dao động mực nước (DĐMN) triều. Trong một chu kỳ triều thường xuất hiện bốn cực trị vận tốc dòng chảy: hai cực đại và hai cực tiểu. Cực đại dòng chảy xuất hiện trong nửa cuối của pha triều lên lớn hơn cực đại dòng chảy ở nửa cuối pha triều xuống. Độ lớn dòng chảy và chênh lệch giữa các tầng ở khu vực này cũng thường có giá trị lớn hơn vào những ngày triều cường và nhỏ hơn vào những ngày triều kém. Tuy nhiên sự biến động theo thời gian của dòng chảy ở mỗi khu vực lại có những đặc trưng riêng: - Tại khu vực phía trong cửa Nam Triệu do lòng dẫn khá hẹp nên vận tốc dòng chảy khá lớn. Trong mùa khô, tại một số thời điểm vận tốc dòng chảy có thể đạt giá trị 1,0m/s và phổ biến trong khoảng 0,4-0,8m/s; vào những ngày triều kém vận tốc dòng chảy ở đây không vượi quá 0.65m/s. Vào mùa mưa vận tốc dòng chảy có giá trị lớn hơn mùa khô và thường dao động trong khoảng 0,4-0,9m/s và dưới 0,5m/s vào những ngày triều kém. Ở khu vực này, sự phân tầng giá trị vận tốc dòng chảy giữa tầng mặt và đáy trong mùa khô phổ biến dưới 0,2m/s nhưng vào mùa mưa (đặc biệt là những ngày triều cường) sự chênh lệch này thường lớn hơn 0,3m/s. Khoảng thời gian vận tốc dòng chảy lớn và nhỏ vào mùa khô ở khu vực này khá cân bằng nhưng trong mùa mưa thời gian dòng chảy có vận tốc lớn vào kỳ triều xuống khá dài (đến gần thời điểm nước ròng), đây là kết quả thể hiện ảnh hưởng của các khối nước sông trong mùa mưa ở khu vực này. - Ở khu vực phía ngoài cửa Nam Triệu (phía tây Cát Hải), biến đổi của vận tốc dòng chảy theo thời gian cũng có những diễn biến tương tự như khu vực phía trong cửa Nam Triệu. Tuy nhiên vận tốc dòng chảy cả trong mùa khô và mùa mưa ở khu vực này đều lớn hơn so với khu vực gần cửa sông. Thời gian dòng chảy có vận tốc lớn trong pha triều xuống vào mùa mưa vẫn lớn hơn so với thời gian đó của pha triều lên nhưng không quá lệch như ở khu vực phía trong cửa Nam Triệu. Vận tốc dòng chảy cực đại trong pha triều xuống ở khu vực này cả trong mùa mưa và khô đều lớn hơn nhiều so với dòng chảy cực đại trong pha triều lên khoảng 0,1-0,3m/s (mùa khô) và 0,1-0,5m/s (mùa mưa). - Vào mùa khô ở khu vực tây nam đảo Cát Hải, vận tốc dòng chảy thường có giá trị thấp hơn và biến động chủ yếu trong khoảng 0,4-0,7m/s (hình 4-a). Vào mùa mưa vận tốc dòng chảy cực đại trong những ngày triều cường vào pha triều xuống nhỏ hơn ở khu vực phía trong cửa Nam Triệu. Dòng chảy cực đại trong pha triều xuống có thể lên tới trên 0,7- 0,8m/s, trong khi cực đại dòng chảy trong pha triều lên chỉ đạt 0,3-0,5m/s (hình 4-b). Nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng 92 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) vận tốc (m/s) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 mực nước (m) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) vận tốc (m/s) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 mực nước (m) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 4. Biến động vận tốc dòng chảy và mực nước khu vực phía tây nam Cát Hải (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Tại khu vực ven bờ phía nam đảo Cát Hải, mặc dù có phần giống xu hướng biến động của dòng chảy theo thời gian ở các khu vực đã xét trước đó nhưng vận tốc dòng chảy cực đại ở khu vực này vào mùa khô thường nhỏ hơn ở khu vực tây nam sát bờ Cát Hải với giá trị phổ biển 0,2-0,4m/s. Tuy nhiên vào mùa mưa ở khu vực này, vận tốc dòng chảy cực đại thường có giá trị khá lớn (đặc biệt là vào các ngày triều cường) với giá trị khoảng 0,8- 1,0m/s. Vận tốc dòng chảy cực đại trong pha triều lên cũng chỉ đạt giá trị 0,2-0,5m/s. - Ở khu vực phía ngoài cửa Lạch Huyện là nơi chịu ảnh hưởng yếu của các khối nước sông đưa nhưng vận tốc dòng chảy cực đại ở khu vực này vào mùa khô phổ biến trong khoảng 0,5-0,8m/s. Trong khi giá trị đó vào mùa mưa lên tới 0,8-1,2m/s.Các cực đại dòng chảy trong pha triều lên khá nhỏ (0,3-0,5m/s). (a) (b) Vũ Duy Vĩnh 93 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) vận tốc (m/s) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 mực nước (m) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) vận tốc (m/s) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 mực nước (m) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 5. Biến động vận tốc dòng chảy và mực nước khu vực phía nam Cát Hải (tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Tại khu vực ven bờ phía tây nam đảo Cát Bà, biến động vận tốc dòng chảy trong mùa khô phổ biến dao động trong khoảng 0,4-0,6m/s và dòng chảy cực đại trong pha triều xuống thường có giá trị lớn hơn cực đại trong pha triều lên khoảng 0,2m/s. Vào mùa mưa, vận tốc dòng chảy cực đại ở khu vực này cũng có giá trị khá lớn và biến đổi từ 0,6-1,0m/s, trong đó dòng chảy vào pha triều xuống thường có giá trị lớn hơn 0,6m/s (vào những ngày triều cường) và dòng chảy cực đại trong pha triều lên chỉ đạt đạt giá trị nhỏ hơn 0,5m/s. Điều đó thể hiện sự ảnh hưởng của các khối nước sông đến khu vực này vào những ngày triều cường của mùa mưa. - Tại vùng nước giữa Đồ Sơn - Cát Hải, Cát Bà, biến động của vận tốc dòng chảy theo thời gian vẫn thể hiện những ảnh hưởng của các khối nước sông qua cửa Nam Triệu và cửa Lạch Tray. Trong mùa khô do ảnh hưởng của các khối nước sông đưa ra tới vùng này yếu nên vận tốc dòng chảy cực đại trong pha triều lên và triều xuống khá cân bằng và biến đổi chủ yếu trong khoảng 0,2-0,4m/s (hình 5-a). Tuy nhiên vào mùa mưa, vận tốc dòng chảy cực đại ở khu vực này vào pha triều xuống có thể lên tới 0,6-0,9m/s và chênh lệch khá lớn so với dòng chảy cực đại trong pha triều lên (khoảng 0,3-0,4m/s). Cũng ở khu vực này, sự (a) (b) Nghiên cứu đặc điểm biến động dòng chảy vùng ven biển Hải Phòng 94 phân tầng giá trị vận tốc dòng chảy khá mạnh (chênh lệch giữa vận tốc tầng mặt và tầng đáy có thể lên tới 0,7-0,8m/s vào những ngày triều cường) đặc biệt là vào mùa mưa (hình 5-b). - Biến động vận tốc dòng chảy theo theo thời gian ở khu vực ven bờ Đồ Sơn trong mùa mưa và mùa khô có xu hướng tương tự như ở khu vực giữa nhưng do địa hình khá nông nên vận tốc dòng chảy cực đại ở khu vực này cả trong mùa mưa và mùa khô đều khá nhỏ so với các khu vực khác. Vận tốc dòng chảy cực đại trong mùa khô chỉ dao động trong khoảng 0,15-0,2m/s và khoảng 0,2-0,35m/s trong mùa mưa. 4. KẾT LUẬN Phân bố và biến động theo không gian và thời gian của trường dòng chảy ở vùng ven biển Hải Phòng phụ thuộc chặt chẽ vào DĐMN triều và biến động theo mùa của nguồn nước từ các sông đưa ra. Dòng chảy thường có giá trị lớn và biến động mạnh vào những ngày triều cường. Độ lớn dòng chảy cực đại trong pha triều xuống thường lớn hơn trong pha triều lên. Vận tốc dòng chảy cực tiểu xuất hiện sau thời điểm mực nước đạt cực trị khoảng 1-2 giờ, trong đó cực tiểu dòng chảy ở thời kỳ nước lớn thường nhỏ hơn cực tiểu dòng chảy vào thời kỳ nước ròng. Sự phân tầng về giá trị vận tốc dòng chảy tăng dần từ khu vực cửa sông (nơi có độ sâu nhỏ) ra khu vực phía ngoài. Ở mỗi vị trí, sự phân tầng diễn ra mạnh mẽ hơn vào những ngày triều cường và các thời điểm triều lên hoặc triều xuống. Vào mùa mưa, chênh lệch độ lớn dòng chảy cực đại giữa pha triều xuống và pha triều lên thường có giá trị lớn hơn trong mùa khô. Vận tốc dòng chảy cực đại trong mùa mưa cũng thường có giá trị lớn hơn vận tốc dòng chảy cực đại trong mùa khô. Số giờ dòng chảy có giá trị vận tốc lớn trong mưa cũng lớn hơn so với mùa khô. Khoảng thời gian (số giờ) vận tốc dòng chảy có giá trị lớn ở các vị trí gần cửa sông khá lớn (đỉnh cực trị có dạng tù) so với khoảng thời gian vận tốc dòng chảy có giá trị nhỏ (chân cực trị có dạng nhọn). Trong khi đó tại các khu vực phía ngoài thời gian dòng chảy có giá trị nhỏ và giá trị lớn tương đối cân bằng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cư và nnk (1995), Báo cáo tổng kết đề tài: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục đục nước bãi biển Đồ Sơn (thuộc chương trình nghiên cứu khoa học và triển khai đổi mới công nghệ cấp thành phố (Hải Phòng). 2. Delft Hydraulics (2003), “Delft3D-FLOW User Manual; Delft3D-WAVE User Manual” 3. Phạm Văn Huấn, Nguyễn Tài Hợi (2007). Dao động mực nước biển ven bờ Việt Nam. Tạp chí Khí tượng thủy văn, số 556, tháng 4 - 2007, tr. 30-37 4. Lyard F., F. Lefevre, T. Letellier, and O. Francis. (2006). Modelling the global ocean tides: modern insights from FES2004. Ocean Dynamics, 56:394–415, 2006. 5. Merri T Jone, Pauline W., Raymond N. Cramer, 2009. User Guide to the centernary edition of the GEBCO digital atlas and its datasets. Natural environment research council. Vũ Duy Vĩnh 95 6. Vũ Duy Vĩnh, Đỗ Đình Chiến, Trần Anh Tú (2008). Mô phỏng đặc điểm thủy động lực và vận chuyển trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Tuyển tập Tài nguyên và môi trường biển, Tập XIII. NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội, tr 328-341. 7. Vũ Duy Vĩnh, Nguyễn Đức Cự, Trần Đức Thạnh (2011). Ảnh hưởng của đập Hòa Bình đến phân bố trầm tích lơ lửng vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển lần thứ 5, tập 3. Địa chất, Địa lý- Địa vật lý. NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, tr. 465-475. 8. Vũ Duy Vĩnh, Trần Đức Thạnh, 2012. Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu vùng đục cực đại ở khu vực cửa sông Bạch Đằng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 3, 2012. NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, tr1-12. 9. Vu Duy Vinh, Sylvain OUILLON, Jean-Pierre LEFEBVRE, Tran Anh Tu, Pham Hai An, Le Duc Cuong, Nguyen Minh Hai (2013). Application of a 3D numerical model for simulation of suspended sediment transport in Bach Dang – Cam estuary (Vietnam). Processding of VAST-IRD sysposium on Marine sciences, Hai Phong-Vietnam (2013). NXB Khoa học tự nhiên và Công Nghệ, 2013. tr 134-144. 10. World Ocean Atlas 2009. National Oceanographic Data Center. 30-03-2010. http://www.nodc.noaa.gov/OC5/WOA09/pr_woa09.html. Retrieved 19-5-2010. RESEARCH ON CHAREACTERISTICS VARIATION OF FIELD CURRENT IN HAI PHONG COASTAL AREA Abstract: This paper present some results of 3D modelling application to research on characteristics variation of field current in Hai Phong coastal area. The sea open boundaries condition of hydrodynamics model were created by NESTING method from the overall model. Hydrodynamics model was setup with seven layer in vertical in sigma coordinate and validation with measure data in Hon Dau and other place in the study area. The results show temporal and spatial variation of field current in Hai Phong coastal area. Among them, it is show an important role of tidal oscillations. Keywords: field current, modelling, Hai Phong coastal area . ON CHAREACTERISTICS VARIATION OF FIELD CURRENT IN HAI PHONG COASTAL AREA Abstract: This paper present some results of 3D modelling application to research on characteristics variation of field. toán dòng chảy ở khu vực này có sự phù hợp [9]. 3. ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG CỦA TRƯỜNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG 3.1. Biến động của trường dòng chảy theo không gian Trường dòng chảy vùng ven. JOURNAL OF SCIENCE OF HAIPHONG UNIVERSITY Vol.1, No 2, pp. 86-95 86 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG Ths. Vũ Duy Vĩnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển,