A. Cọc chế tạo trước ( cọc đúc sẵn) 1. Phương pháp thi công: Đóng (búa) +) Treo +) Hơi: Song động, đơn động +) Thủy lực +) Diezel 2. PP ép: Ép đỉnh, ép ôm 3. Rung: Ép, lắc 4. Xói nước
Chuyên đề 4. Công nghệ thi công cọc (Phương pháp, kỹ thuật, ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng or điều kiện thi công, những vấn đề cần chú ý, sự cố khi thi công ) Chuyên đề 4. Công nghệ thi công cọc (sáu người - 2 người 1 mục) (Phương pháp, kỹ thuật, ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng or điều kiện thi công, những vấn đề cần chú ý, sự cố khi thi công ) A. Cọc chế tạo trước ( cọc đúc sẵn) 1. Phương pháp thi công: Đóng (búa) +) Treo +) Hơi: Song động, đơn động +) Thủy lực +) Diezel 2. PP ép: Ép đỉnh, ép ôm 3. Rung: Ép, lắc 4. Xói nước Thực hiện: A. Cọc chế tạo trước (cọc đúc sẵn) 1. Phương pháp thi công: Đóng (búa) 1.1. Phương pháp Sử dụng búa đóng cọc hạ cọc xuống đất theo yêu cầu. 1.2. Kỹ thuật • Khái niệm Búa đóng cọc là thiết bị để hạ cọc xuống đất làm móng công trình xây dựng. - Búa treo (còn gọi là búa rơi tự do): quả búa bằng gang nặng 100 - 3.000 kg được kéo lên bằng tời đến độ cao khoảng từ 2 đến 4 m cách đầu cọc rồi dùng dây kéo chốt làm cho quả búa rơi tự do xuống đầu cọc. Búa treo Búa hơi: hoạt động bằng lực khí nén, nâng quả búa cho đập vào đầu cọc. - Búa hơi đơn động: nếu khí nén chỉ nâng quả búa, để quả búa rơi tự do đập xuống là búa đơn động. - Búa hơi song động: Nếu quả búa rơi xuống lại có lực của khí nén đè thêm vào, được gọi là búa song động - Búa thủy lực: hoạt động bằng thủy lực, nâng quả búa cho đập vào đầu cọc - Búa Diezel: hoạt động bằng năng lượng do đốt cháy hơi đốt là hỗn hợp giữa nhiên liệu và không khí tác động trực tiếp lên quả búa • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động - Búa treo (còn gọi là búa rơi tự do): Sử dụng lực nâng kéo búa lên đến độ cao yêu cầu rồi thả búa rơi tự do. Thế năng rơi búa sẽ tạo lực hạ cọc xuống. - Búa hơi: Kết cấu máy bao gồm hai bộ xi lanh pit tông, xi lanh búa và xi lanh nén, giữa hai xi lanh là bộ phận điều khiển. Máy làm việc nhờ áp suất thay đổi của không khí nén trong xi lanh tác dụng vào pit tông búa. Áp suất cực đại của không khí là 4 at. Khối lượng bộ phận rơi là đặc tính kĩ thuật chủ yếu của máy. Loại máy này chỉ còn chế tạo với khối lượng bộ phận rơi lớn nhất là 1.000 kg và nhỏ nhất là 50 kg. Từ chuyển động quay của động cơ qua cơ cấu biên - tay quay làm pit tông nén thực hiện chuyển động tịnh tiến. - Búa hơi song động: Cấu tạo 1 - Xi lanh - búa ; 2 - Đầu búa (cán pitông) ; 3 - Khe khống chế độ cao nâng búa ; 4 - Pitông ; 5 - Van điều phối khí. Búa là xilanh nặng từ 1 đến 9 tấn, được treo trên giá bằng tời cáp. Độ cao nâng búa từ 0,7 đến 1,6m. Nguyên lý hoạt động: Khi đóng cọc, tỳ đầu búa 2 vào mũ cọc, mở van điều phối 5 cho khí vào phần trên xilanh - búa để nâng búa lên tới độ cao cho phép. Sau đó lại dùng van 5 xả nhanh khí ra làm xilanh - búa rơi xuống tác dụng lực hạ cọc. Búa Búa Diezel diesel kiểu ống dẫn : piston là vật nặng rơi trong ống dẫn hướng (xilanh) để tạo ra lực đóng cọc. Giai đoạn 1: khởi động búa Dùng móc kéo piston lên cao, không khí nạp vào xi lanh qua lỗ, rãnh sẽ điều khiển bơm bơm dầu vào lõm với áp suất khoảng 1,5 đến 2 kG/cm2. Khi móc va chạm vào cò thì móc trượt khỏi piston, piston rơi tự do. Giai đoạn 2 : piston rơi và nén không khí Piston rơi xuống đóng kín lỗ thoát nạp khí thì không khí trong xilanh bắt đầu được nén, áp suất và nhiệt độ tăng, vào cuối hành trình, áp suất khoảng 30 kG/cm2, nhiệt độ khoảng 6000C. Khi phần lồi trên piston va đập vào phần lõm trên đế búa thì truyền lực đóng cọc, đồng thời làm cho dầu văng tung toé thành những hạt nhỏ. Giai đoạn 3 : hỗn hợp nhiên liệu cháy và giãn nở sinh công Dầu diesel ở trạng thái những hạt nhỏ hoà trộn với không khí ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ tự bốc cháy, áp suất và nhiệt độ trong xilanh tăng nhanh. Một phần áp lực khí cháy sẽ đẩy piston lên cao, phần còn lại tác dụng lên đế búa và truyền xuống cọc. Giai đoạn 4 : thải khí cháy, nạp khí mới, điều khiển bơm dầu Khi piston văng lên đi qua lỗ thoát nạp khí thì khí cháy thoát nhanh ra ngoài, piston tiếp tục đi lên theo quán tính lại hút không khí vào xilanh, rãnh trên piston lại điều khiển bơm bơm dầu vào lõm. Vận tốc piston giảm dần đến không rồi rơi xuống tiếp tục một chu kỳ khác. Muốn cho búa dừng thì giật dây điều khiển cho bơm dầu ngừng hoạt động. Loại này khi nâng hạ búa đều dùng áp lực hơi hay khí nén. Dùng nó có thể đóng cọc có đường kính lớn tới 50cm, có thể dùng để nhổ cọc nếu lắp bộ kẹp vào đầu búa. Bộ phận công tác chủ yếu la xi lanh-búa 1.Đó là khối thép rất nặng,trong long có khoắt buồng chứa khí, hai bên có rảnh trượt Hai cọc dẫn hướng hình trụ,đường kính 5:7(cm),dài tới 4m.pít tông cố định trên bệ tỳ,búa được treo lên giá. c) Ưu điểm - Búa treo: Đơn giản có thể sử dụng ở những địa hình phức tạp mà các búa có gắn thân không vào được. - Búa hơi đơn động: Đơn giản về cấu tạo,đầu dạng ga được tạọ ra ngay trong xi lanh và các ưu điểm như búa 2 cọc dẫn. Loại này đơn giản, độ nâng thấp, chiếm ít diện tích, có thể không cần giá búa. - Búa hơi song động: Tác dụng là 200 đến 500 nhát đóng trong 1 phút, ít phá đầu cọc, có thể tăng giảm được áp lực đóng cọc, có thể làm việc như một máy nhổ cọc. Trọng lượng thiết bị nhỏ,trọng lượng thiết bị nhỏ,không cần có thiết bị trung gian như động cơ ,máy nén khí,nồi hơi,dễ chăm sóc bảo dưỡng. d) Nhược điểm - Búa treo: lực xung kính bé, không thể đóng các cọc có kích thước lớn, những cọc cần lực xung kích lớn. - Búa hơi đơn động: Là thiết bị trung gian gồm máy nén, nồi hơi, ống dẫn dễ hỏng. Trọng lượng hiệu dụng thấp ,công suất sử dụng nhỏ,tần số đóng cọc không cao,và cũng chỉ dung để đóng cọc ,không tác dụng với đất mềm - Búa hơi song động: Trọng lượng đóng cọc nhỏ (25%), thiết bị trung gian cồng kềnh. Không hạ được cọc xuống nền đất mềm,hơn một nữa công suất dung để nén khí,đòi hỏi năng lượng là dầu nặng,tần số đóng cọc thấp 50:75 nhát/phút. e) Phạm vi áp dụng và điều kiện thi công - Búa treo: Thi công ở những địa hình khó khăn phức tạp mà búa gắn trên thân máy ko thể nào được. - Búa hơi song động: Thi công được gần như tất cả các cọc trừ cọc ván thép. Đặc biệt là những cọc cần lực xung kích lớn. - Búa thủy lực. Đóng được tất cả các cọc có thể chịu được lực xung kích và khu vực được phép đóng cọc bằng các thiết bị xung kích. - Búa diezel: Dùng được tất cả các khu vực có thể đóng được cọc xung kích, và khu vực được phép đóng cọc bằng các thiết bị xung kích. f) Những vấn đề cần lưu ý, sự cố khi thi công Lệch tọa độ khi đóng cọc. Thường xuyên quan trắc trong quá trình đóng cọc để điều chỉnh kịp thời. Cọc chối trước khi đến chiều sâu thiết kế. Có thể do búa chọn chưa phù hợp hoặc do địa chất gây ra hiện tượng chối giả, địa chất tại vị trí khác so với khảo sát v.v… chọn búa lớn hơn; kết với các biện pháp khác như rung, xói nước; thay đổi biện pháp hù hợp v.v… Vỡ đầu cọc: do chọn búa chưa phù hợp hoặc cọc thiết kế sai. Cần chọn loại búa và sử dụng cọc hợp lý v.v… 3. Phương pháp hạ cọc bằng búa rung (Ép, lắc) 3.1. Phương pháp Rung ép: kết hợp lực rung với lực ép cọc để đưa cọc xuống; Rung lắc: kết hợp với lắc ngang để đưa cọc xuống. 3.2. Kỹ thuật Khi làm việc, quả búa liên tục truyền lên cọc dao động có tần số, biên độ và hướng nhất định, làm giảm lực ma sát giữa cọc và đất. Mọi quả búa rung đều được cấu tạo từ hai bộ phận cơ bản: Bộ phận gây rung và thiết bị liên kết giữa quả búa và đầu cọc (ở đây gọi là đỉnh cọc). Lực rung được tạo ra do hệ thống truyền động làm quay các khối lệch tâm, phụ thuộc: mômen lệch tâm (bằng tích số giữa khối lượng khối lệch tâm và độ lệch tâm), tốc độ quay của khối lệch tâm, tổng khối lượng toàn hệ thống tham gia dao động (quả búa, cọc, mũ cọc ) và cả đặc tính cơ lý của nền đất. Những thông số cơ bản của quả búa là: Lực xung, tần số và biên độ dao động. Lực rung là thông số cơ bản nhất quả búa, trị số của nó phụ thuộc vào momen lệch tâm và tốc độ quay của khối lệch tâm. Biên độ dao động giữ vai trò quyết định. Khi quả búa làm việc, toàn hệ thống (quả búa, mũ cọc, cọc… ) dao động, nếu biên độ dao động thẳng đứng tại vị trí tiếp xúc giữa cọc và nền không lớn hơn biến dạng đàn hồi của nền, cọc không thể đóng vào nền. Cọc chỉ có thể đóng vào nền khi biên độ dao động này lớn hơn chuyển vị đàn hồi và gây chuyển vị dư của nền. Tần số dao động ảnh hưởng trực tiết đến quá trình đóng cọc. Khi tần số dao động thấp (<200 lần/phút ) bắt đầu xuất hiện dao động yếu của cọc và nền, khi này cọc và líp bề mặt nền tại điểm tiết xúc chuyển vị đồng thời, quá trình đóng cọc không xảy ra. Chỉ khi tăng tần số dao động làm xuất hiện chuyển vị tương đối giữa cọc và nền, cọc bắt đầu được đóng xuống nền. Mũ cọc liên kết quả búa và cọc. Khác với qúa trình làm việc theo nguyên lý va đập, ở đây để truyền dao động từ quả búa xuống cọc, mũ cọc cần được liên kết chặt với cọc và quả búa vì vậy còn gọi là kẹp cọc. Để thực hiện chức năng kẹp cọc, mũ cọc thường được sử dụng hai loại truyền động cơ bản là cơ khí và thuỷ lực. Phân loại Về cơ bản có thể phân chia búa rung thành các loại sau : • Theo tần số: Máy có tần số trung bình, máy có tần số thấp, máy có tần số cao. Máy có tần số thấp : Là những loại máy đóng cọc bằng rung động có tần số từ 5 đến 10 Hz, dùng để đóng những loại cọc nặng, lực cản mỗi cọc lớn, như các cọc ống thép dài lớn và các cọc bê tông Máy có tần số trung bình : Là những máy có tần số rung từ 10 đến 30 Hz được sử dụng cho các loại cọc ván, cọc ống nhỏ. Máy có tần số cao : Là những máy có tần số kích lớn hơn 30Hz • Theo nguyên lý làm việc búa rung được chia ra làm hai loại: Rung và va rung, ở loại rung cũng được chia ra :Rung nối cứng và rung nối mềm. Búa rung nối cứng Loại búa này có cấu tạo đơn giản. Bộ gây rung thường dùng các đĩa lệch tâm lắp trên trục quay để gây ra lực rung động. Có thể điều chỉnh lực gây rung bằng cách điều chỉnh lực lực gây rung bằng cách điều chỉnh vị chí của đĩa lệch tâm. loại búa này có nhược điểm là bộ gây rung làm ảnh hưởng tuổi thọ của động cơ. Loại búa này làm việc có tần số thấp: 300 đến 500 lần/phút, đóng được cọc lớn Búa rung nối mềm. Sự khác giữa búa rung nối cứng và nối mềm là: Ở loại nối mềm động cơ được nối với bộ gây rung qua lò xo. Va rung: Là loại búa kết hợp giữa lực rung và lực va (lực đóng). Nó được giả S.A Tsaplin và các cộng sự pháp minh năm 1949 với những đặc tính ưu việt. Cấu tạo búa va rung của Tsaplin Chọn búa rung và nguyên tắc trong thi công hạ cọc bằng búa rung Loại búa rung hạ cọc chọn theo tỷ số K 0 /Q t tuỳ thuộc vào điều kiện đất nền và chiều sâu hạ cọc. K 0 - mô men lệch tâm, T.cm; Q t - trọng lượng toàn phần gồm trọng lượng cọc, búa rung và đệm đầu cọc, tấn. Giá trị của tỷ số này khi dùng búa rung với tốc độ quay bánh lệch tâm 300 ÷ 500 vòng/ phút không được nhỏ hơn trị số cho trong bảng 4. Bảng Tỷ số K 0 /Qt Tính chất đất mà Phương pháp hạ K 0 /Q t khi độ sâu hạ cọc < 15 m >15 m Cát no nước, bùn, sét dẻo mềm và dẻo chảy Cát ẩm, đất sét, á sét dẻo mềm, cứng Sét cứng, nửa cứng, cát, sỏi, sạn Không xói nước và lấy đất ra khỏi cọc Xói nước tuần hoàn và lấy đất khỏi lòng cọc ống Xói nước và lấy đất khỏi lòng cọc thấp hơn cả mũi cọc 0.80 1.10 1.30 1.0 1.30 1.60 3.2. Ưu nhược điểm của phương pháp hạ cọc bằng búa rung Ưu điểm : - Hoạt động tốt trong phạm vi chật hẹp - Hoạt động tốt đối với đất cát tơi xốp Nhược điểm - Có thể gây hỏng cọc, nứt gãy - Gây rung động đối vs công trình lân cận 3.3. Phạm vi áp dụng Áp dụng tốt trong điều kiện thi công chật hẹp với các tơi xốp, dùng đóng các cọc nhỏ và vừa. Với cọc lớn cần dùng búa va rung và các phương pháp xết hợp như xói rung. Búa va rung có thể áp dụng tốt cho cả cọc lớn và cho các loại đất sét. 3.3. Những vấn đề lưu ý, sự cố trong thi công Một số sự cố trong thi công như: đóng cọc không xuống, nứt cọc, lệch tọa độ, gây rung chấn đến nhà xung quanh, hỏng cọ. Cần lưu ý một số vấn đề sau: - Khi rung hạ cọc bình thường tức là các thông số búa rung ổn định, cọc không gặp chướng ngại thì theo sự tăng tiến của chiều sâu, tốc độ hạ cọc, biên độ giao động và công suất máy sẽ bị giảm do ma sát bên của cọc tăng dần. Để tăng chiều sâu hạ cọc nên tăng công suất động cơ cho đến công suất thiết kế. Khi tốc độ hạ cọc giảm tới 2-5 cm/ phút và biên độ giao động khoảng 5mm thì cọc sẽ khó xuống tiếp; cần phải tiến hành xói nước hoặc lấy đất lòng cọc cùng với việc chạy hết công suất động cơ. - Với cọc ống có đường kính lớn hơn 1,2 m nên ưu tiên cho các máy có lỗ thoát để đưa đất từ trong lòng cọc ống ra ngoài mà không phải tháo lắp máy. Trong trường hợp cần rung hạ các cọc đường kính lớn nên dùng hai búa rung ghép đôi đồng bộ trên một đế trung chuyển; khi đó các giá trị K 0 và Qt phải là tổng các chỉ tiêu tương ứng của hai búa rung. - Thường xuyên quan trắc hướng cọc để có những điều chỉnh phù hợp; - Đào mương rãnh bề mặt hạn chế dao động sang nhà bên hoặc đổi phương án đóng; - Khi rung hạ cọc tròn rỗng hoặc cọc dạng tấm cần có các biện pháp chống khả năng xuất hiện các vết nứt hoặc hư hỏng cọc: + tránh sự tăng áp suất không khí trong lòng cọc do đậy kín đỉnh cọc, nên dùng chụp đầu cọc có các lỗ hổng có tổng diện tích không ít hơn 0,5% diện tích tiết diện ngang của cọc; + để tránh sinh ra áp lực thuỷ động nguy hiểm của nước trong đất lòng cọc có thể gây nứt rạn cọc-ống BTCT phải có biện pháp hút nước hoặc truyền không khí. 4. Phương pháp hạ cọc phun xói nước 4.1. Phương pháp Đặc điểm của phương pháp thi công này là dùng tia nước có áp lực cao, xói đất dưới mũi cọc, đồng thời vì có áp suất lớn, nước còn theo dọc thân cọc lên trên làm giảm ma sát xung quanh cọc, làm cho quá trình đóng, ép hay rung cọc được dễ dàng hơn mà không gây tác hại xấu đến chất lượng cọc, đặc biệt là cọc làm bằng bê tông cốt thép. 4.2. Kỹ thuật Áp lực nước phun phụ thuộc vào khả năng tạo áp lực của thiết bị bơm tạo áp, đường kính đầu ống phun, chiều dài đoạn cấp nước và điều kiện địa chất khu vực thi công. Dựa theo áp lực nước phun chia thành hai loại phun nước áp lực thấp từ khoảng 1,5 đến 4 MPa và phương pháp phun nước áp lực cao từ 25 đến 50 MPa. Hiệu quả của phương pháp phun xói nước - Đối với đất rời hạt mịn đến hạt trung, xói nước làm tăng áp lực nước lỗ rỗng cục bộ làm giảm đi ma sát giữa các hạt đất; - Đối với đất rời hạt thô, xói nước làm xáo động các hạt đất đá làm giảm đi sức kháng mũi trong quá trình hạ cọc; - Đối với đất dính, xói nước làm giảm lực dính giữa cọc và đất (không đạt hiệu quả cao đối với sét cứng). Nguyên lý vận hành Nguyên lý vận hành thiết bị như sau: - Nước được vận chuyển bằng bơm đưa về bồn chứa, có thể là nước ngầm, nước sông, … - Bơm tạo áp sẽ lấy nước từ bồn chứa và cung cấp nước áp lực cho quá trình hạ cọc. Nước sẽ được chia thành nhiều nhánh, số lượng nhánh tùy thuộc vào số lượng ống phun lắp đặt trên cọc và khả năng của bộ chia nhánh. - Nước áp lực sẽ được cung cấp trong suốt quá trình hạ cọc. áp lực nước được tăng dần khi cọc được hạ xuống sâu hơn trong đất hoặc có thể giữ nguyên nếu áp lực đó đủ lớn để hạ hết chiều dài cọc. Khi cọc đóng gần đến cao độ thiết kế từ 0,5 đến 1m, tùy thuộc vào điều kiện địa chất và phạm vi ảnh hưởng do xói nước, cần ngưng việc phun nước và chỉ hạ cọc bằng đóng, rung hoặc ép thông thường. Điều này rất cần thiết để sức chịu tải ở mũi cọc đảm bảo và cọc được hạ đúng cao độ thiết kế. Ngược lại, nếu bỏ qua bước này, cọc sẽ không đạt được cao độ thiết kế, bị lún thêm rất nhiều và sức chịu tải của cọc không đạt yêu cầu do phạm vi đất bên dưới mũi cọc đã bị đánh tơi do xói nước. - Cần kiểm tra tính thông suốt của các ống phun, khả năng vận hành của cả hệ thống bằng việc phun thử trên mặt đất trước khi thi công hạ cọc. áp lực nước kiểm tra không nên quá cao, vì có thể gây nguy hiểm do cọc bị hất văng lên. Hình Nguyên lý vận hành của phương pháp phun nước áp lực Thiết bị thi công + Bơm tạo áp lực nước Bơm tạo áp hiện tại đang dùng ở Việt Nam hầu hết có xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc. Lý tưởng nhất nên dùng loại bơm hồi chuyển (máy bơm kiểu xoay) cho mỗi ống phun. Bơm nên được lựa chọn theo yêu cầu áp lực phun (không kể tới mất mát ở đầu ống phun). ở điều kiện địa chất gần sông rạch như ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, bơm lựa chọn có áp lực từ 15 ¸ 25 MPa là phù hợp (theo thực nghiệm hạ cọc BTCT DƯL có kết hợp phun xói nước của Dự án Vệ sinh môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè). Lưu lượng nước và áp lực nước phụ thuộc vào loại đất, cụ thể: trong đất có tính thấm, yêu cầu lưu lượng nước cao (120 ¸ 250 lít/phút/ống) và áp lực nước thấp (khoảng 1 MPa); Trong khi đó, ở đất có tính sét, cần áp lực nước cao hơn (lớn hơn áp lực giới hạn của đất) và lưu lượng nước thấp hơn [2]. Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bơm. Do vậy, lựa chọn bơm phải xét đến những ảnh hưởng của chất lượng nước sử dụng. + Bồn chứa nước Nhiệm vụ của bồn chứa nước là đảm bảo duy trì một lượng nước cần thiết để quá trình thi công không bị gián đoạn. Bồn chứa nối giữa máy bơm cấp nước và máy bơm tạo áp (hình 1). Bồn cần đặt gần vị trí hạ cọc để giảm mất mát lưu lượng nước cung cấp trong quá trình phun. + ống phun nước áp lực ống phun được cấp nước bằng vòi nối từ bơm tạo áp, có thể làm bằng thép hay PVC đối với cọc ván BTCT DƯL loại tiết diện nhỏ vận hành với áp lực nước không cao. Đối với cọc ván BTCT DƯL loại tiết diện lớn dùng áp lực nước cao hay cọc ván thép, tuyệt đối phải dùng loại ống phun bằng thép. Đối với cọc và cọc ống có đường kính nhỏ hơn 1m thì cho phép dùng một ống xói đặt giữa tiết diện. Đối với các cọc ống đường kính lớn hơn 1m thì nên đặt các ống xói theo chu vi cọc ống cách nhau 1 ÷ 1.5 m. Các ống xói nước phải có đầu phun hình nón. Để đạt được hiệu quả xói lớn nhất thì đường kính đầu phun nên chiếm khoảng 0.4 ÷ 0.45 đưòng kính trong của ống xói. Khi cần tăng tốc độ hạ cọc thì ngoài đầu phun chính tâm còn làm thêm các lỗ phun nghiêng 30 0 đến 40 0 so với phương đứng ở xung quanh ống xói. Đường kính các lỗ này từ 6 mm đến 10 mm. áp lực nước cần thiết, lưu lượng nước tuỳ theo đường kính, chiều sâu cọc và loại đất [...]... dạng cấu tạo ống phun bằng PVC 4.3 Ưu điểm - Hỗ trợ đắc lực cho quá trình thi công cọc ván bằng phương pháp đóng, rung hoặc ép thủy lực trong đất không dính từ rất rời đến chặt vừa hay trong đất dính không quá cứng - Rút ngắn thời gian hạ cọc và giảm đi những tác động xấu lên cọc do thiết bị thi công hạ cọc gây ra (đặc biệt là hiện tượng bể đầu cọc đối với cọc ván BTCT hay cong vênh đối với cọc ván... (vị trí mũi cọc) với Æ 1,5 Æ 3 mm Lượng nước tiêu thụ cho mỗi ống từ 60 Æ 120 lít/phút/ống Đầu ống phun nên đặt cao hơn mũi cọc từ 5 đến 10 mm đối với cọc ván thép để tránh những tác động bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng đường ống [2] Đối với cọc BTCT DƯL loại chỉ tác dụng áp lực nước tương đối thấp, có thể sử dụng ống PVC như đã đề cập bên trên để giảm chi phí vật tư, cụ thể có cấu tạo như hình... công trình hiện hữu lân cận 4.5 Một số điểm chú ý khi thi công hạ cọc ván kết hợp phương pháp phun nước áp lực - Chỉ cho phép dùng xói nước để hạ cọc ở những nơi cách xa nhà và công trình hiện có trên 20 m.Để giảm áp suất, lưu lượng nước và công suất máy bơm, cần phải kết hợp xói nước với đóng hoặc ép cọc bằng đầu búa Khi cần xói nước trong cát và á cát ở độ sâu hơn 20m phải kèm theo bơm khí nén khoảng... cọc ván BTCT hay cong vênh đối với cọc ván thép) - Ngoài ra, phương pháp này vận hành khá đơn giản và ít gây cản trở đến các thiết bị khác trong quá trình thi công hạ cọc 4.4 Nhược điểm - Phương pháp này không mang lại hiệu quả cao đối với đất dính, đặc biệt là trong nền sét cứng - Phương pháp xói đất bằng nước áp lực gây ảnh hưởng tới nền móng của các công trình lân cận, cụ thể là làm giảm sức chịu... 106 2000 − 3000 106 2500 − 3000 Cát hạt trung, thô và lẫn sỏi 25 - 35 106 − 131 2500 − 4000 - 20 Chú thích: Khi đóng bù các cọc dài, để tận dụng công suất búa thì sau khi ngưng xói nước chính tâm, nên xói tiếp thêm phía ngoài phần trên của cọc Có thể dùng hai ống xói đường kính trong từ 50mm đến 68mm ... công trình, có thể dừng phun nước ở khoảng 0,5 ¸ 1 m so với cao độ thiết kế là đạt yêu cầu Lựa chọn áp lực phun và lưu lượng nước Bảng Áp lực xói nước Cột áp tại Loại đất Chiều sâu vòi phun Đường kính trong( mm)/ lưu lượng (lít/phút) cho các đường kính,cm 30- 50 5 - 15 15 - 25 Cát mịn, bụi, 4-8 8 - 10 37 400 −1000 50 1000 − 1500 68 1000 − 1500 Bùn, á cát chảy 50- 70 80 1500 −2000 chảy, bùn dẻo chảy,... xói nước với đóng hoặc ép cọc bằng đầu búa Khi cần xói nước trong cát và á cát ở độ sâu hơn 20m phải kèm theo bơm khí nén khoảng 2 ÷ 3 m3 / phút vào vùng xói nước - Cần xác định cao độ dừng phun nước để cọc khi hạ đến cao độ thiết kế đạt được sức chịu tải mong muốn Phạm vi dừng phun trên lý thuyết cần xác định bằng mô hình thu nhỏ ứng với loại địa chất công trình thực tế Tuy nhiên, theo quan sát đo đạc . hiện: A. Cọc chế tạo trước (cọc đúc sẵn) 1. Phương pháp thi công: Đóng (búa) 1.1. Phương pháp Sử dụng búa đóng cọc hạ cọc xuống đất theo yêu cầu. 1.2. Kỹ thuật • Khái niệm Búa đóng cọc là thiết. chuyển động tịnh tiến. - Búa hơi song động: Cấu tạo 1 - Xi lanh - búa ; 2 - Đầu búa (cán pitông) ; 3 - Khe khống chế độ cao nâng búa ; 4 - Pitông ; 5 - Van điều phối khí. Búa là xilanh nặng từ 1. sét Cát hạt trung, thô và lẫn sỏi á cát dẻo á sét và sét dẻo cứng 25 - 35 5 - 15 15 - 25 2 5- 35 10 - 15 6 - 10 10 - 15 - 20 25001500 80 − 15001000 50 − 25001500 80 − 30002500 106 − 30002000 106 − 20001500 68 − 30002000 106 − 40002500 131106 − − Chú