Phương pháp tạo giả định tối thiểu áp dụng để kiểm chứng phần mềm hướng thành phẩm Nguyễn Văn Hiếu Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS. Chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Mã số: 60 48 10 Người hướng dẫn: TS. Lê Anh Cường Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Giới thiệu tổng quan phần mềm hướng thành phần, đưa ra các khái niệm cơ bản và cách tiếp cận để kiểm chứng phần mềm hướng thành phần. Trình bày chi tiết thuật toán học L*, giải thuật tạo giả định sử dụng thuật toán học L*. Nghiên cứu giải thuật tạo giả định tối thiểu. Đưa ra một phản ví dụ để minh hoạ rằng: giả định được tạo ra bởi giải thuật sử dụng thuật toán học L* chưa phải là giả định tối thiểu. Nêu lên một ví dụ cụ thể để minh hoạ cho thuật toán tạo giả định tối thiểu. Sử dụng bộ công cụ LTSA để xác minh một số hệ thống đơn giản nhằm so sánh về thời gian cũng như bộ nhớ sử dụng của giải pháp cũ và giải pháp được đưa ra trong luận văn. Keywords: Content: CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề Thế kỷ XXI đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT). Các ứng dụng CNTT ngày một phong phú và hỗ trợ tốt hơn cho nhiều lĩnh vực/đời sống con người… Trong số những ứng dụng đó, việc cấp phát/quản lý/kiểm soát hộ chiếu công dân cũng đã có những tiến bộ đáng ghi nhận với việc sử dụng những công nghệ, kỹ thuật cao vào lĩnh vực này để tạo ra lĩnh vực hộ chiếu sinh trắc(HCST). HCST có thể hiểu nôm na là hộ chiếu thông thường, kết hợp thêm một số công nghệ như định danh sử dụng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID), xác thực người dùng dựa trên các nhân tố sinh trắc như vân tay, mống mắt , và các kỹ thuật đảm bảo an ninh/an toàn thông tin nói chung. Từ trước tới nay đã có rất nhiều kỹ thuật lưu trữ thông tin cá nhân và nhận dạng cá nhân dựa vào vật sở hữu (thẻ, con dấu, chìa khóa…) hoặc mã cá nhân( mật khẩu, mã số PIN…). Tuy nhiên những phương pháp này có nhiều hạn chế như : độ bảo mật kém, dễ quên, mất, dễ giả mạo…Để khắc phục những hạn chế trên , những nghiên cứu mới đây đã sử dụng những nhân tố sinh trắc để giúp xác thực và nhận dạng cá nhân hoặc đối tượng một cách hiệu quả hơn. Những nhân tố sinh trắc được ứng dụng phổ biến nhất bao gồm vân tay, mống mắt, khuôn mặt, giọng nói, dựa trên những nền tảng của các lĩnh vực nhận dạng đối tượng tương ứng là nhận dạng vân tay, mống mắt, khuôn mặt, giọng nói, … Với mong muốn tìm hiểu chuyên sâu về tiềm năng ứng dụng của việc xác thực dựa trên các đặc trưng sinh trắc trong HCST, tôi đã lựa chọn và tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về HCST, từ đó tiến hành xây dựng bộ công cụ xác thực HCST dựa trên các nhân tố sinh trắc. Cùng với thời gian nghiên cứu và sự hướng dẫn của thầy giáo, tôi đã hoàn thành luận văn với những nội dung đề ra. Tuy nhiên do thời gian hạn chế, vấn đề nghiên cứu mới với nhiều kiến thức khó, do vậy không thể tránh được những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, hộ chiếu là một giấy tờ tùy thân giúp xác thực công dân khi họ di chuyển giữa các quốc gia… Do tính chất phức tạp của việc nhập cư, ngày nay các nước đã thắt chặt việc kiểm soát việc ra vào giữa công dân các nước. Vì vậy, họ cần có công cụ để xác thực công dân, và hộ chiếu là giấy tờ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên hộ chiếu thông thường rất dễ giả mạo, việc kiểm tra đôi khi còn mang tính định tính, độ chính xác chưa cao và mất nhiều thời gian. Từ hạn chế đó, mô hình hộ chiếu sinh trắc ra đời nhằm nâng cao khả năng xác thực thân chủ của hộ chiếu. Nhìn chung, việc triển khai sử dụng hộ chiếu sinh trắc được dựa trên công nghệ RFID với thẻ thông minh phi tiếp xúc; xác thực các nhân tố sinh trắc (thông thường là vân tay, mống mắt và khuôn mặt); và các kỹ thuật đảm bảo an ninh/an toàn thông tin như hạ tầng khoá công khai PKI. Từ đó, những hệ thống thông tin phục vụ quản lý/cấp/kiểm soát sẽ khai thác, phát huy những điểm mạnh của từng công nghệ, yếu tố trên để nâng cao hiệu quả xác thực công dân mang hộ chiếu. Với nhiều ưu điểm trong quản lý, cấp phát và kiểm soát, hộ chiếu sinh trắc đã và đang được triển khai tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng đòi hỏi nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát xuất/nhập cảnh. Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu những mô hình xác thực hộ chiếu sinh trắc đã có trên thế giới để từ đó vận dụng vào thực trạng của Việt Nam là một vấn đề cần có sự quan tâm nghiên cứu. Chính vì các lí do trên mà tôi quyết định chọn đề tài của mình là “Nghiên cứu tích hợp thử nghiệm hệ thống xác thực hộ chiếu sinh trắc”. 1.3 Mục tiêu của luận văn Từ những vấn đề nêu trên, luận văn này hướng tới những mục tiêu chính như sau : 1. Tìm hiểu, nghiên cứu về mô hình xác thực hộ chiếu sinh trắc với các nhân tố ảnh mặt người, ảnh vân tay và ảnh mống mắt. 2. Xây dựng công cụ thử nghiệm mô hình xác thực hộ chiếu sinh trắc thông qua việc tích hợp kết quả so khớp các nhân tố sinh trắc mống mắt, khuôn mặt và vân tay. 3. Thử nghiệm công cụ và đánh giá kết quả thu được. 1.4 Tổ chức luận văn Nội dung luận văn được chia thành 5 phần chính: - Chƣơng 1. Giới thiệu chung: Trình bày tổng quan các vấn đề đặt ra cũng như mục tiêu chủ chốt của luận văn này. - Chƣơng 2. Xác thực hộ chiếu sinh trắc: Giới thiệu những khái niệm cơ bản về hộ chiếu sinh trắc và quy trình xác thực hộ chiếu sinh trắc. - Chƣơng 3. So khớp các đặc trƣng sinh trắc phục vụ xác thực hộ chiếu sinh trắc: Trình bày về mô hình cũng như các kỹ thuật so khớp các đặc trưng sinh trắc của người với các nhân tố sinh trắc mống mắt, khuôn mặt và vân tay phục vụ xác thực hộ chiếu sinh trắc - Chƣơng 4. Thực nghiệm: Đề cập đến công cụ tích hợp thử nghiệm quá trình so khớp các nhân tố sinh trắc,và đưa ra những đánh giá kết quả thu được. - Chƣơng 5 : Kết luận chung: Tổng kết những đóng góp chính của luận văn và một số hướng phát triển trong thời gian tới. - TÀI LIỆU THAM KHẢO - [1] Nghiên cứu, phát triển quy trình xác thực HCST tại Việt Nam, luận văn Ths ĐHCN- ĐHQGHN, 2010, Bùi Thị Quỳnh Phương. - [2] Nhận dạng màng mống mắt trong xác thực sinh trắc học, luận văn Ths ĐHCN- ĐHQGHN, 2008, Nguyễn Thị Thúy Vân. - [3] Dư Phương Hạnh, Trương Thị Thu Hiền, Nguyễn Ngọc Hóa, Khoa CNTT, ĐHCN- ĐHQGHN, HCST và mô hình đề xuất tại Việt Nam, Đề tài khoa học, 2007. - [4] http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/368976/Viet-Nam-se-co-ho-chieu-dien-tu- vao-nam 2011.html - [5] Bundes Druckerei, A Concise Guide To The German ePassport System, 2007. - [6] EI-Sayed Islam, Leiter Tristan, Machine Readable Travel Document. [7] Maltoni, D., Maio, D., Jain, A.K., and Prabhaker, S., Handbook of Fingerprint Recognition, Springer-Verlag, New York, June 2003. - [8] Doc 9303, Ninth Draft: Machine Readable Travel Documents, July 2005. - [9] Technical Guideline TR-03110, Advanced Security Mechanisms for Machine Readable Travel Documents - Extended Access Control (EAC). - [10] Entrust, A Trust Framework for ePassport Extended Access Control, 2008. - [11] Ivo Pooters, Keep Out of My Passport: Access Control Mechanisms in E-passports, 2008 - [12] Gary Locke, Gaitherburg, Digital Signature Standard (DSS), 2009. [13] Jonh Daugman, “How iris recognition works”, IEEE Transactions on Circuits and Systems for Video Technology, vol. 14.1, pp. 21–30, 2004. - [14] http://en.wikipedia.org/wiki/Hough_transform - [15] http://en.wikipedia.org/wiki/Eigenface - [16] D. Maltoni, D. Maio, A.K. Jain, S. Prabhakar - “Handbook of Fingerprint Recognition” Springer, New York, 2003 . To The German ePassport System, 2007. - [6] EI-Sayed Islam, Leiter Tristan, Machine Readable Travel Document. [7] Maltoni, D., Maio, D., Jain, A.K., and Prabhaker, S., Handbook of Fingerprint. Ivo Pooters, Keep Out of My Passport: Access Control Mechanisms in E-passports, 2008 - [12] Gary Locke, Gaitherburg, Digital Signature Standard (DSS), 2009. [13] Jonh Daugman, “How iris recognition. iris recognition works”, IEEE Transactions on Circuits and Systems for Video Technology, vol. 14.1, pp. 21–30, 2004. - [14] http://en.wikipedia.org/wiki/Hough_transform - [15] http://en.wikipedia.org/wiki/Eigenface