Mục lụcLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN21.1 Đặt vấn đề :21.2 Mục tiêu nghiên cứu21.3 Đối tượng nghiên cứu21.4 Phạm vi nghiên cứu21.5 Phương pháp nghiên cứu2CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN32.1 Khái niệm về văn hóa :32.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ.42.2.1 Vị trí địa lí42.2.2 Địa hình42.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên6CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ8CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY NHỮNG NÉT VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA ẤN ĐỘ104.1 Ngôn ngữ104.2 Tôn giáo104.3 Văn học134.4 Nghệ thuật134.4.1 Nghệ thuật kiến trúc134.4.2 Nghệ thuật biểu diễn nhạc vũ kịch144.5 Ẩm thực154.6 Trang phục164.7 Văn hoá giao tiếp164.8 Các lễ hội, hội chợ17CHƯƠNG 5: NHỮNG ĐỀ XUẤTKIẾN NGHỊ KHI THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH SẢN XUẤT KINH DOANH VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP CỦA ẤN ĐỘ195.1 Chào hỏi, làm quen195.2 Hẹn gặp195.3 Thời gian205.4 Đàm phánHội họp215.5 Ngôn ngữ225.6 Dùng bữa225.7 Quà tặng235.8 Trang phục23KẾT LUẬN25TÀI LIỆU THAM KHẢO26
Trang 2CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 2
1.1 Đặt vấn đề : 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Khái niệm về văn hóa : 3
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ 4
2.2.1 Vị trí địa lí 4
2.2.2 Địa hình 4
2.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên 6
CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ 8
CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY NHỮNG NÉT VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA ẤN ĐỘ 10
4.1 Ngôn ngữ 10
4.2 Tôn giáo 10
4.3 Văn học 13
4.4 Nghệ thuật 13
4.4.1 Nghệ thuật kiến trúc 13
4.4.2 Nghệ thuật biểu diễn nhạc - vũ - kịch 14
4.5 Ẩm thực 15
4.6 Trang phục 16
4.7 Văn hoá giao tiếp 16
4.8 Các lễ hội, hội chợ 17
CHƯƠNG 5: NHỮNG ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ KHI THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH SẢN XUẤT KINH DOANH VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP CỦA ẤN ĐỘ 19
5.1 Chào hỏi, làm quen 19
5.2 Hẹn gặp 19
5.3 Thời gian 20
5.4 Đàm phán/Hội họp 21
5.5 Ngôn ngữ 22
Trang 3KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời Thế giới nhìn nhận Ấn Độ như là một trong những nềnvăn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại Trong lịch sử, Ấn Độ đã phát triển nền vănhóa của họ đến mức rực rỡ hàng ngàn năm trước công nguyên Ngày nay những di sản ấy vẫn còn.Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Ấn Độ đã và đang đóng góp rất nhiều vào kho tàng văn hóanhân loại Không chỉ là thơ ca, nghệ thuật, tư tưởng triết học, những công trình kiến trúc nổi bật… mànổi bật nhất là bao thế hệ con người tài hoa đang duy trì văn hóa của họ và đóng góp ngày càng nhiềucho nhân loại
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích ngày nay vào khoảng hơn 3,3 triệu km2, xếp hạng thứ 9thế giới Biên giới trên bộ Ấn Độ giáp với nhiều nước như Pakistan, Trung Quốc, Myanma,Bănglađét… và phần lớn nữa giáp Ấn Độ Dương Ấn Độ tuy không có đường biên giới trực tiếpgiáp với Việt Nam, nhưng bán đảo Đông Dương lại nằm trên bán đảo Trung Ấn Về mặt dân số thì
Ấn Độ hiện nay đứng hàng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc nhưng tương lai có thể vượt Trung Quốc.Dân số Ấn Độ hiện nay có cơ cấu dân số vàng và còn duy trì trong nhiều năm nữa
Người Ấn Độ nổi tiếng với các điệu múa, phụ nữ ăn mặc cầu kì và họ có nhiều điểm thú vị Có mộtngười khi lên một diễn đàn về du lịch nói rằng: sang Ấn Độ, anh ta trông thấy một phiến bia đá của
đế quốc Anh ca ngượi người Anh đã anh hùng khi đánh tan quân mọi rợ Ấn Độ và thống trị đấtnước Ấn suốt nhiều năm Nếu như ở Việt Nam, ngay sau khi dành độc lập, chúng ta đã đập những thứnhư thế nát như cám Mà thực có vậy
Sức hút của Ấn Độ không chỉ ở diện tích lớn, dân số đông, lịch sử rực rỡ (con gái Ấn Độ có nétquyến rũ riêng, múa đẹp, nghệ thuật phong phú…) mà hiện nay, Ấn Độ đang là nền kinh tế thứ 10thế giới về quy mô Trong tương lai gần, Ấn Độ sẽ là một cường quốc
Trang 5CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề :
Ấn Độ là một trong những đất nước rộng lớn có nền văn hóa lâu đời ảnh hưởng đến rất nhiều quốc giakhác như : Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc Con người và văn hóa Ấn Độ là đề tài mà rất nhiều cácnhà nghiên cứu văn hóa trên thế giới luôn mong muốn tìm hiểu và đào sâu hơn để tìm ra những đặc sắccủa nền văn hóa này Đây là một đất nước cuốn hút, nên nhóm em quyết định chọn đất nước Ấn Độ đểtìm hiểu và giới thiệu đến mọi người
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là tìm hiểu và nghiên cứu về “ Những nét đặc sắc trong văn hóa của đấtnước Ấn Độ “ từ đó đưa ra những ý kiến khi chúng ta giao tiếp và đặt mối quan hệ kinh tế với đất nước
Ấn Độ
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây những nét đặc sắc trong văn hóa Ấn Độ
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đất nước Ấn Độ
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bằng phương pháp : dựa vào những tư liệu sách báo, phim tài liêu, internet… để tổng hợp
và phân tích nghiên cứu
Trang 6CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm về văn hóa :
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giákhác nhau
Theo định nghĩa của UNESSCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dântộc kia Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,trị thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học
và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đàotạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa lànhững giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”
Có một định nghĩa được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor: "Văn hoá là tổng thể phức hợp baogồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vinào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được"
Còn theo Geert Hofstede, một chuyên gia về sự khác biệt trong so sánh giữa các nền văn hóa và quản
lý đã định nghĩa văn hóa là “Một chương trình chung của trí tuệ phân biệt thành viên của nhóm ngườinày với nhóm người khác… Văn hóa theo nghĩa này bao gồm “ hệ thống các giá trị và các giá trị giữatòa nhà văn hóa”
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lạigiữa con người và con người, con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạonên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động vàtương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểuhiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trịvật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
Trang 72.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nền văn hóa Ấn Độ.
2.2.1 Vị trí địa lí
Nằm ở một khu vực tương đối biệt lập, phía bắc là dãy Himalaya sừng sững, phía nam là biển rộngmênh mông đã tạo nên cho đất nước Ấn Độ một vị trí đặc biệt, ngăn cách với thế giới xung quanh,cho nên Ấn Độ đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa tương đối biệt lập, ít chịu ảnh hưởng từbên ngoài Đồng thời, cũng do chính vì có địa hình núi cao, biển rộng bao quanh nên hầu như người
Ấn Độ ít quan tâm đến thế giới bên ngoài lãnh thổ của mình, đồng thời ít có ý thức đối phó với giặcngoại xâm từ bên ngoài tiến vào
Cảm giác “an tâm” với sự che chở của núi rừng Himalaya rộng lớn và đại dương mênh mông, người
Ấn Độ hầu như không có khả năng chống trả đối với những thế lực ngoại xâm từ bên ngoài tiến vào,
họ nhanh chóng thất thủ và quy hàng Tuy nhiên, với cửa ngõ duy nhất là đèo Khyber nằm ở phía TâyBắc, dường như mọi lực lượng ở bên ngoài tiến vào Ấn Độ đều gặp một tình huống chung là khó liên
hệ lại với mẫu quốc, những thế lực ngoại xâm này trải qua thời gian hầu hết đều hòa mình vào cuộcsống của người bản địa và dần dần bị Ấn hóa, đồng thời những xu hướng văn hóa mới cũng qua đólen lỏi vào nền văn hóa Ấn Độ
Ngoài những ảnh hưởng trên, núi rừng Himalaya còn tác động lớn lao tới tư duy của người dân
Ấn Độ Ngay từ khi họ bắt đầu tư duy và mơ mộng, nhiều ngọn núi cao trong trí tưởng tượng của họ
đã trở thành nơi cư ngụ của thần linh, giống như Olympus với người Hy Lạp Cũng chính trong nhữngnúi rừng Himalaya này, những trường học tu tập đã ra đời, nơi đây các thầy trò Upanishad thảo luận
và tư duy về bí mật của nhân sinh, vũ trụ Qua nhiều thế kỷ, Himalaya cũng là nơi ghi lại nhiều dấuchân của những con người từ bỏ cuộc sống trần tục để kiếm tìm và thực hiện khát vọng giải thoát(điều này được xem như mục tiêu cao nhất của đời người) Himalaya dường như mãi mãi vẫn giữ sự
Trang 8xa cách, thâm nghiêm, mãi mãi là một miền thần bí siêu thực và khêu gợi tâm linh với người Ấn Độ.Con người càng trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, điều này khiến cho đời sống tâm linh
Ấn Độ trở nên phức tạp, đa dạng vô cùng Trong kinh thánh Hindu, Himalaya là nơi cư ngụ của thầnShiva và nàng Pavarti (con gái của Himalaya) Đứng trước dãy núi cao vời vợi đó, người Ấn tựnhiên cảm nhận sự cao cả vô cùng của tinh thần thuần khiết Đối với người Ấn, Himalaya là ngôiđền tự nhiên, và những ngôi đền khác cũng đã xây theo hình ảnh của nó Có thể khẳng định rằngnhững tư tưởng lớn của Ấn Độ đã nảy nở trong bối cảnh tĩnh mịch của núi rừng: “Điều kì diệu nhấtchúng ta nhận thấy ở Ấn Độ là tại đây rừng núi chứ không phải thành thị là ngọn nguồn của tất cả nềnvăn minh của nó… chính núi rừng đã nuôi dưỡng hai thời đại lớn: thời Veda và thời Phật giáo… dòngnước văn minh chảy từ những rừng núi đó đã tưới nhuần khắp cõi Ấn Độ”
Ấn Độ được thiên nhiên ưu đãi ban cho một hệ thống sông ngòi phong phú, có tới 7 dòng sông, cónhững dòng sông thuộc loại lớn nhất thế giới: Indus (sông Ấn), Ganga (sông Hằng) Từ lòng chảo củahai con sông này đã hình thành dồng bằng Ấn - Hằng vĩ đại, một trong những đồng bằng màu mỡ
và rộng lớn nhất thế giới, hình thành cái nôi của một nền văn minh, văn hóa cổ xưa và rực rỡ nhấtchâu Á Phù sa màu mỡ cùng nguồn nước tưới tiêu phong phú của hai con sông đã hào phóngcưng chiều những cư dân nông nghiệp xứ này từ buổi đầu lịch sử và về sau vẫn rộng rãi chở checho Ấn Độ trở thành quê hương của những cuộc “Cách mạng Xanh”, “Cách mạng Trắng”
Chính bởi nhiều ưu ái mà những con sông đã ban tặng cho đất nước này mà người Ấn luôn có tìnhcảm đặc biệt với những dòng sông, với họ hầu hết các con sông đều là linh thiêng Hình ảnh dòngsông chảy ra biển lớn gợi cho người Ấn ý niệm về sự hòa nhập của linh hồn cá thể hữu hạn vào vớilinh hồn vũ trụ vô hạn, sự hòa nhập của tiểu ngã với đại ngã Hơn tất cả các dòng sông khác, sôngHằng gắn bó với lịch sử văn hóa và đời sống tinh thần của Ấn Độ Người Ấn gọi sông Hằng là “sôngmẹ” vì với họ, sông Hằng chính là một bà mẹ giàu tình cảm, nước sông Hằng theo niềm tin Ấn Độ cókhả năng tự thanh lọc, vĩnh viễn trong trẻo thiêng liêng Trong tiềm thức của người Ấn, sông Hằngvốn là con sông trên trời Nó chảy tung bọt dưới chân thần Vishnu nên nó tên là Vishnupadi, chảyngang qua núi Himavati, rồi tiếp tục chảy xuống thế giới âm phủ Những người Ấn Độ tin rằng đếnđược với sông Hằng, uống nước sông Hằng, tắm trong làn nước sông Hằng hay được chết bên bờ sôngHằng thì được tẩy rửa mọi ô uế vật chất và tinh thần Vì phẩm chất thanh lọc đặc biệt đó mà việc tắmsông Hằng trở thành một hành vi tôn giáo Khi một người Ấn chết, họ mong được nhỏ vài giọt nướcsông Hằng vào miệng trước khi hỏa táng và tro thiêu được thả xuống dòng sông mong tìm được sự giải
Trang 9thoát linh hồn như hòa vào với dòng sông mẹ Với Ấn Độ, sông Hằng nói riêng, những linh giang nóichung đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, nhất là trong tâm linh mỗi con người.Hầu như mọi nghi lễ tôn giáo trên đất nước này đều ít nhiều gắn với những dòng sông, đặc biệt làsông Hằng.
Cao nguyên Đêcan (Deccan) chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ, nằm ở phía nam Ấn Độ, có độ cao trungbình từ 300 - 900 m Hai rìa phía đông và phía tây của Đêcan là núi Gat Đông và Gat Tây dốc đứng
về phía đại dương Phía đông bắc Đêcan và phía tây của dãy Gat Tây là rừng gió mùa; vùng núicao, có rừng hỗn hợp ở chân núi, lên cao hơn là rừng lá kim rồi đến đồng cỏ núi cao Theo nghiêncứu, đây chính là nơi mà 3 tôn giáo chính của Ấn Độ cùng tồn tại bên nhau, đó là Hindu giáo, Phậtgiáo và Thiên chúa giáo
2.2.3 Khí hậu – Tài nguyên thiên nhiên
Do địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng, Ấn Độ có nhiều vùng khí hậu khác biệt Trên nền chung củakhí hậu nhiệt đới gió mùa, phía Bắc Ấn Độ với Himalaya có tính chất của khí hậu ôn đới, trong khiphía Nam tiến tới gần sát xích đạo lại là nhiệt đới điển hình Phía Đông và phía Tây ít nhiều ảnhhưởng của khi hậu đại dương Cách Himalaya băng tuyết chừng 100km là sa mạc Thar nóng bỏng.Trong khi đồng bằng Ấn – Hằng với lượng mưa 2000mm/năm thì cao nguyên Decan lại rất ít mưa.Nhìn chung ở Ấn Độ có những cực đoan khí hậu: hạn – lụt (từ tháng 6 đến tháng 9 với 90% lượngmưa cả năm), nóng – lạnh (52 độ, -15 độ) Từ đó có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của khí hậu đối với tínhcách và đời sống tâm linh của họ Trường phái thiền tọa, Yoga có lẽ cũng ra đời trong hoàn cảnh khắcnghiệt ấy của thiên nhiên Nếu như trong suốt cả mùa khô cái nắng cái nóng dai dẳng như thiêu đốt, thìnhững giọt mưa do gió mùa mang tới chính là phúc lành và niềm ân huệ lớn lao Hơn tất cả những nơi
có gió mùa khác, người Ấn khao khát và đón nhận những cơn mưa đầu mùa thật rộn rã Vì sau mộtthời gian dài khô nóng, lúc này thực sự là mùa xuân, thời kì sống lại và sinh sôi của vạn vật cùng conngười Chính những đặc điểm về khí hậu trên cũng đã quy định những đặc trưng trong văn hóa tâmlinh Ấn Độ Những người tu sĩ lang thang ở Ấn chỉ đến mùa mưa mới dừng chân lại trên một mái nhà.Vào mùa mưa, do đi lại khó khăn và cũng một phần vì đây là thời điểm vạn vật sinh sôi, các tu sĩ bớt
đi lại nhiều để tránh dẫm đạp lên những sinh linh bé nhỏ ấy (tư tưởng Ahimsa: bất tổn sinh) Mùamưa cũng là thời kì hệ trọng trong tổ chức và sinh hoạt của các tôn giáo để trau dồi và truyền đạt giáo
lý Đây là thời kì Phật giáo gọi là “kết hạ” Trong suốt thời kì này các thầy tu lo việc học tập, rèn
Trang 10luyện phẩm chất, đánh dấu một bước tiến mới trên con đường tu hành của mỗi người Vì vậy tuổi đạocủa Phật giáo mới gọi là “hạ lạp”.
Trang 11CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ
Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là nước Cộng hòa Ấn Độ, là
một quốc gia tại Nam Á Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới vớitrên 1,2 tỷ người Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía nam, biển Ả Rập ở phía tây-nam, và vịnh Bengal ở phía đông-nam, có biên giới trên bộ với Pakistan ở phía tây; với Trung Quốc,Nepal,
và Bhutan ở phía đông-bắc; và Myanmar cùng Bangladesh ở phía đông Trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ lân cận với Sri Lanka vàMaldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, có các tuyến đường mậu dịch mang tính lịch sử cùng những đế quốc rộng lớn, và trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầuhết lịch sử lâu dài của mình Đây cũng là nơi bắt nguồn của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật
giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và cũng giúp hình thành nền văn hóa đa dạng của khu vực Khu vực dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ 18, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh Quốc từ giữa thế kỷ 19 Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất bạo động do Mahatma Gandhi lãnh đạo
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 10 thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ ba thế giới xét theo sức muatương đương (PPP) Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất; và được nhận định là một nước công nghiệp mới Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối diện với những thách thức từ nghèo đói, tham nhũng, kém dinh dưỡng, y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa khủng bố Ấn Độ là một quốc gia vũ khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng tám
về chi tiêu quân sự trên thế giới Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện,gồm có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc Đây cũng là nơi có sự đa dạng về loài hoang dã trong nhiều khu vực được bảo vệ
Trang 12CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY NHỮNG NÉT VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA ẤN ĐỘ
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn nhữngtruyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thụ các phong tục, truyền thống và
tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư Nhiều hoạt động văn hoá, ngônngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó
4.1 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện được sử dụng đểtruyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên cách nhận thức về thế giới và có tácđộng lên việc định hình văn hóa con người Ngôn ngữ là một tài sản vô giá Và Ấn Độ phải tự hàorằng họ là quốc gia sử dụng nhiều loại ngôn ngữ nhất trên thế giới Theo thống kê, hiện có khoảng7.000 ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, 1,16 tỷ dân Ấn Độ sửdụng tới 6.500 ngôn ngữ khác nhau Trong số đó, có khoảng 1.652 ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ
mẹ đẻ Tuy nhiên, đa số ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính là Ấn-Aryan (chiếm74% dân số sử dụng) và Dravidian (chiếm 24%), 2% còn lại dựa trên các nhóm Nam Á và Tạng-Miến Hai ngôn ngữ phổ biến nhất được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Chính phủ và trong giáodục cao học là tiếng Hindi và tiếng Anh Ngoài ra, 21 ngôn ngữ khác cũng được coi là ngôn ngữchính thức như tiếng Phạn, tiếng Sindh, tiếng Kannada… Sự đa dạng trong ngôn ngữ này chắc chắn sẽdẫn đến sự phong phú trong các phong tục, tập quán, hay nói đúng hơn, sự phong phú và độc đáo củanền văn hóa Ấn Độ Và thật vậy, khách quan đã cho thấy, ở những nước có nhiều ngôn ngữ thì người
ta cũng thấy rằng ở đó có nhiều nền văn hóa khác nhau
4.2 Tôn giáo
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư
xử của con người trong xã hội đối với nhau và đối với xã hội khác Ở Ấn Độ, tôn giáo và triết học
cực kỳ phát triển, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đã gọi Ấn Độ là “xứ sở của tôn
giáo, xứ sở của tâm linh” Ở Ấn Độ là sự hòa hợp, giao thoa giữa nhiều trường phái triết học khác
nhau, qua thời gian tạo nên một sự đa dạng trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Ấn Độ Một số tôngiáo chính ở Ấn Độ có thể kể đến như Hindu giáo (chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%),Thiên Chúa giáo (2,3%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (0,76%), đạo Jaina (0,4%) và một số tôn giáokhác
Trang 13Đạo Hindu - Ấn Độ giáo
Đã nói đến tôn giáo ở Ấn Độ thì không thể không đề cập đến đạo Hindu – một thứ “tôn giáo mẹ” đã
đi cùng dân tộc Ấn trong suốt chiều dài 3.500 năm lịch sử, đồng thời tạo nên những đặc trưng tínhcách điển hình của con người nơi đây
Đạo Hindu là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, đồng thời cũng là tôn giáo đặc biệt nhất Tôngiáo này không có người sáng lập, không có giáo chủ, cũng không có một giáo hội chặt chẽ và nhữnggiáo điều cứng rắn Trải qua những biến động thăng trầm (từ thời Veda đến thời Bàlamôn rồi đến đạoHindu như giai đoạn hiện nay) bản thân tôn giáo này đã thể hiện được những đặc tính điển hình trong
tư duy của người Ấn Độ - không hề đoạn tuyệt với truyền thống mà luôn luôn tự biến đổi cho thíchứng nhu cầu thời đại để bảo tồn và phát triển
Giáo lý của đạo Hindu thời kỳ Bàlamôn giáo nằm trong tư tưởng Nhất nguyên luận – cho rằng linhhồn vũ trụ (Brahman) đồng nhất là một với linh hồn cá thể (Atman) Linh hồn vũ trụ hòa tan vào tất
cả cũng giống như muối khi hòa tan vào nước, vĩnh viễn không thể tách ra được nữa Giáo lý nhấtnguyên luận và triết lý bất tổn sinh (Ahimsa) của đạo Hindu đã trở thành cơ sở nền tảng chi phốicách sống của người Ấn Độ, nền tảng cho sự mở rộng tình yêu với đồng loại, với chúng sinh trong mộtcuộc sống hòa bình
Năm 1555, Hoàng Đế Humayun của đế quốc Mông Cổ Hồi Giáo (Mughuls) chiếm toàn thể lãnh thổ
Ấn Độ và cai trị xứ này từ đó đến năm 1858 thì bị đế quốc Anh thay thế (303 năm) Trong 3 thế kỷdưới sự thống trị của đế quốc Mughuls, nhiều người Ấn Độ đã bỏ đạo Hindu theo Hồi Giáo Và do
đó, sự ảnh hưởng của Hồi giáo lên nền văn hóa Ấn Độ là không hề nhỏ
Đạo Phật