Việt Nam, mảnh đất in dấu lịch sử hào hùng của hơn 4000 năm văn hiến và những bản sắc văn hóa đậm chất trữ tình, đã khắc sâu vào lòng mỗi người con đất Việt. Nhắc đến Việt Nam, ta sẽ nghĩ ngay đến những con người lam lũ, vất vả trên những cánh đồng lúa bát ngát, những nương dâu bạt ngàn, những đồi chè xanh mát, những bãi ngô xanh biếc và thấp thoáng trong đó là hình ảnh những chiếc nón lá nhấp nhô. Chiếc nón trắng giản dị, mộc mạc trở thành một vật quen thuộc, thân thương với con người Việt Nam.
Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá. MB1: Việt Nam, mảnh đất in dấu lịch sử hào hùng của hơn 4000 năm văn hiến và những bản sắc văn hóa đậm chất trữ tình, đã khắc sâu vào lòng mỗi người con đất Việt. Nhắc đến Việt Nam, ta sẽ nghĩ ngay đến những con người lam lũ, vất vả trên những cánh đồng lúa bát ngát, những nương dâu bạt ngàn, những đồi chè xanh mát, những bãi ngô xanh biếc và thấp thoáng trong đó là hình ảnh những chiếc nón lá nhấp nhô. Chiếc nón trắng giản dị, mộc mạc trở thành một vật quen thuộc, thân thương với con người Việt Nam. MB2: Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho vừa đôi ta - Đã từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành người bạn thân thiết với những con người Việt Nam lam lũ, vất vả. Nếu là người phụ nữ Việt mà chưa từng mặc áo dài, đội nón lá thì không thể nào thấy hết được vẻ đẹp duyên dáng của chính mình. Không chỉ vậy, nón lá còn là niềm tự hào của người dân Việt. TB: 1. Lịch sử, nguồn gốc của chiếc nón: - Không ai có thể trả lời chính xác được nón lá có từ bao giờ, tuy tính phổ biến của nó cho đến hiện tại cho thấy một nét văn hóa truyền thống đã trải qua một thời kỳ dài mang tính lịch sử. Hình ảnh tiền thân của nó đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam qua nhiều truyện kể và truyển thuyết. Người xưa kể lại rằng ra đời của chiếc nón gắn liền với huyền thoại về Mẹ. Ngày xưa có một người đàn bà khổng lồ trên đầu đội bốn tàu lá tròn như bầu trời được cài với nhau bằng những cái que xuất hiện khi trời đổ mưa to. Mưa đổ như trút khiến con người không có chỗ trú chân. Nhưng khi người đàn bà đó đi đến đâu thì mưa thuận gió hòa đến đó, chỉ cần bà xoay chiếc lá trên đầu thì mây đen thi nhau bỏ trốn hết. Bà rất nhân từ và con người đi theo bà, được bà chỉ dạy cho cách trồng trọt, sinh sống. Thế nhưng bỗng một hôm, khi nghe bà kể chuyện, con người tự nhiên ngủ thiếp đi. Khi đó, bà bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn, con người suy tôn bà là “Bà Chúa Che Người” và bắt chước bà đi tìm những lá tròn, tán rộng buộc lại với nhau thành chiếc nón tròn như bầu trời để đội lên đầu che nắng, mưa. Con người gọi đó là nón lá. 2. Hình dáng của nón: - Nó lá là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó tuy có chung một dang nhưng có nhiều kiểu khác nhau, do số vành và góc mở rộng hẹp. Nón thường có hình chop nhọn nhỏ dần lên đỉnh. Có người nói nón giống như dánh hình ngọn núi quê hương, chân núi là vành nón còn đỉnh núi là chóp nón. Tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh như nón thúng quai thao. Nón mang trong mình một màu trắng đục ngà thanh khiết, thể hiện nét đẹp duyên dáng, thanh tú, thuần khiết của con người Việt Nam. 3. Phân loại: - Họ hàng nhà nón đông đúc, có rất nhiều loại như nón ngựa (hay nón Gò Găng Bình Định làm bằng lá dừa, dùng để đội đầu khi cưỡi ngựa), nón quai thao (dùng trong những lễ hội), nón bài thơ (Huế), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến), nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng), nón cời (loại nón xé te tua ở viền), nón gõ (nón làm bằng tre), nón lá sen (còn có tên khác là nón liên diệp), nón thúng (nón tròn bầu giống cái thúng), nón chảo (mo tròn trên đầu giống cái chảo úp)… Còn rất nhiều loại nón khác nhưng đặc biệt khi nhắc đến nón, người ta hay nhắc đến nón Huế hay còn gọi là nón bài thơ: “Nhớ sao xứ Huế mộng mơ Tóc thề nghiêng nón bài thơ qua đò” - Nón bài thơ xứ Huế xinh xinh, màu tao nhã, mỏng nhẹ soi lên ánh sáng sẽ thấy rõ những hình giấy trổ phong cảnh nên thơ xứ Huế hoặc những bài thơ mượt mà, thể hiện bản chất của con người ở đất cố đô: “ Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ, Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay, Nón bài thơ e lệ nép trong tay, Thầm lặng bước mỗi khi trời dịu nắng. (Thơ Bích Loan) - Dưới cái nắng như đổ lửa của miền Trung, ngắm người con gái Huế che nghiêng vành nón mà thấy được cả những công trình kiến trúc tinh túy của Huế như cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ, Đại Nội… vừa gợi cảnh, vừa gợi tình. 4. Vật liệu làm nón: - Chiếc nón lá thường được chằm bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá tre và một số nơi người ta chọn lá rừng như lá gồi, lá lụi, lá luông, Du Qui Diệp, Bồ Qui Diệp. Sợi đan nón lấy từ bẹ của cây móc se dây. Thời gian chưa có chỉ cước, người ta còn dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm) tước lấy phần tơ, ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải chải lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau này phát triển, người ta dùng cước nhỏ bằng nylon, chằm nón có đường nét thanh nhã hơn. Còn vành nón làm từ những nan tre chuốt mỏng, uốn cong thành vòng tròn. Bên ngoài, người làm nón sẽ cần dầu bóng để quét lên. 5. Qui trình làm nón: - Để có được một chiếc nón, người thợ phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ… Lá nón lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm, cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuống lá, cắt bỏ phần cuối cùng, dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gang, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ. Người làm sẽ lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Người ta dùng cái mác sắt nhọn chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành, uốn thành vòng tròn có khung hình giống như Kim Tự Tháp Ai Cập. Khung nón có sáu cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài 16 cái vành nón tròn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Cái khung này phải do thợ chuyên nghiệp làm kích thước đúng cỡ khi lợp lá và chằm nón xong, tháo nón ra dễ dàng. Nón thường chỉ 16 vành tròn làm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại. Nón bài thơ nhẹ mỏng thì chỉ có hai lớp lá trong chen hình cảnh và các câu thơ, nón thường có độ bền lâu hơn dày có 3 lớp, phần trong lót thêm loại lá đót, loại cây này giống cây sậy, khi trổ bong người ta lấy bong làm chổi. Khi chằm xong, người thơ tháo nón khỏi khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai. Nón rộng đường kính thường 41cm, người ta phết phía ngoài lớp mỏng dầu bóng trong suốt để nón có độ bóng và nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Công phu trong từng đường tre, cọng lá và bền bỉ trong từng đường chằm, người thợ đã tạo ra chiếc nón mang vẻ đẹp đơn sơ mà độc đáo, tinh tế mà mang nét riêng của từng vùng miền. 6. Nón lá trong đời sống Việt: a) Giới thiệu một làng nón nổi tiếng ở Việt Nam: - Hiện tại ở Việt Nam ta có rất nhiều làng nghề làm nón lá nổi tiếng như: nón Gò Găng (Bình Định), nón bài thơ Huế (làng Phú Cam), nón làng chuông (Hà Tây), nón Ba Đồn (Quảng Bình), nón Diên Thủy (Khánh Hòa)… Nón làng Chuông ở Hà Tây cũng nổi tiếng chẳng khác gì nón Huế: “Muốn ăn cơm trắng cá trê, Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông.” - Cách trung tâm Hà Nội chừng 40 ki-lô-mét về phía Tây, làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) từ hàng trăm năm nay đã nổi tiếng về nghề làm nón lá. Nón làng Chuông đẹp dáng, lại bền, từng là kỷ vật của bao cô gái bước lên xe hoa theo chồng. Xa xưa, nón làng Chuông là món quà tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng, được làm nên bởi những bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làng nghề. Còn ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trong và ngoài nước. Đến phiên chợ làng Chuông vào những ngày đầu năm mới thấy hết được những đặc sắc của một làng nghề truyền thống, mới biết rằng màu nón trắng đã trở thành một thứ gần gũi, thân thiết với người dân. Màu trắng của nón lấp loáng khắp nơi, xen lẫn khuôn mặt hồng hào của người thôn nữ, cũng những tiếng cười nói, mời chào rộn ràng. b) Vai trò, công dụng và ý nghĩa của chiếc nón lá: - Chiếc nón là người bạn của người dân Việt. Nón lá có rất nhiều công dụng hữu ích. Trước hết, nó là vật dụng giúp cho còn người ứng phó với môi trường tự nhiên. Nón là giúp con người che nắng, che mưa, quạt mát buổi trưa hè oi bức. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương như các bác nông dân. Trên đường xa nắng gắt hya những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre, cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Nón theo bà theo mẹ đi ra đồng, đi chợ, đi chùa. Nón theo chân những gánh hàng rong ruổi khắp phố phường: “ Nón này che nắng che mưa, Nón này để đội cho vừa đôi ta.” - Đến khi trở thành chiếc nón cời, người nông dân dùng nó làm bù nhín đuổi chim ngoài đồng. Nón lá mang ý nghĩa biểu tượng cho sự gắn bó, thủy chung và sự lam lũ, vất vả chịu thương chịu khó. Nón gợi cho ta hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm, là một góc tâm hồn của quê hương: “ Quê hương là cầu tre nhỏ, Mẹ về nón lá nghiêng che.” - Nón lá còn là món quà tặng nhau có ý nghĩa, kỷ vật người mẹ trao cho con gái về nhà chồng với bao lời dặn dò yêu thương, là vật thương nhớ giữa những chàng trai và cô gái yêu nhau: “Nón em nón bạc quai thao, Thì em mới dám trao tay chàng cầm.” - Hình ảnh người phụ nữ với nụ cười e ấp sau vành nón che nghiêng làm say đắm lòng người. Không những thế, nón lá là vật dụng mang tính truyền thống, tăng thêm vẻ đẹp kín đáo, duyên dáng cho những cô thôn nữ, người phụ nữ Việt. Ở công dụng này, ta thấy được nón là phục vụ cho mục đích làm đẹp con người, phù hợp với mỹ quan thẩm mỹ của con người Việt, là biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc, giản di nhưng kín đáo và duyên dáng. - Không những vậy, nón lá còn tạo nguồn cảm hứng cho thơ ca, nhạc họa rồi nhẹ nhàng đi vào những vần thơ tạo nên những tình cảm sâu lắng dịu êm: Sao em biết anh nhìn mang che nghiêng vành nón, Chiều mùa thu mây chê có nắng đâu. Nắng sẽ làm phai mái tóc xanh màu, Sẽ làm khô làn môi em dịu ướt. (Thu Nhất Phương) - Những bài hát, điệu hò sẽ ngọt ngào hơn, gần gũi hơn và có hồn hơn nhờ vành nón trắng: “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa/ Hậu Giang ơi, em vẫn đẹp ngàn đời…” Nón còn tạo nên những điệu múa đặc sắc mang dấu ấn riêng và góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng của thiếu nữ trong tranh, của những con người lam lũ “một nắng hai sương”. - Bên cạnh đó, nón là làm phương tiện giúp cho con người trao gửi tình cảm. Dù nón lá rất giản đơn nhưng nó cũng có thể làm món quà tặng nhau rất có ý nghĩa: “Ai ra xứ Huế mộng mơ, Mua về chiếc nón bài thơ làm quà” - Còn với bạn bè quốc tế, tặng nón là tặng một món quà độc đáo, có ý nghĩa, chất chứa niềm tự hào về một đất nước thanh bình, êm ả, mộc mạc. Chỉ như vậy thôi mà ta đã thấy được nón lá quan trọng như thế nào đối với đời sống hằng ngày của người dân Việt. Tuy nón lá đẹp và truyền thống như vậy nhưng tính phổ biến ngày càng hẹp do cuộc sống ngày càng phát triển. Dù sao đâu đó trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, nón lá vẫn là hình ảnh quen thuộc và thân thương nhất. 7. Cách bảo quản và sử dụng nón: - Để nón bền đẹp, người làm nón quét bên ngoài một lớp dầu bóng cho nón đẹp và không cho nước mưa thấm vào bên trong làm nón chống hư. Còn người mua về thì hay bọc bên ngoài nón một lớp ni lông trong suốt để nón bền hơn. - Khi sử dụng xong nên treo nón trên cái móc hay để đúng nơi để tránh cho nón bị đè bẹp hay bị cong gãy vành. Khi đi mưa xong ta nên treo nón lên cho nón khô nước tránh tình trạng dễ mục. KB: Tự làm. . phong kiến), nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng), nón cời (loại nón xé te tua ở viền), nón gõ (nón làm bằng tre), nón lá sen (còn có tên khác là nón liên diệp), nón thúng (nón tròn bầu. nhiều làng nghề làm nón lá nổi tiếng như: nón Gò Găng (Bình Định), nón bài thơ Huế (làng Phú Cam), nón làng chuông (Hà Tây), nón Ba Đồn (Quảng Bình), nón Diên Thủy (Khánh Hòa)… Nón làng Chuông. là hình ảnh những chiếc nón lá nhấp nhô. Chiếc nón trắng giản dị, mộc mạc trở thành một vật quen thuộc, thân thương với con người Việt Nam. MB2: Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho