NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY CAM SÀNH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Giáo viên hướng dẫn:
PGS.Ts Trần Văn Hâu
Phần dành cho đơn vị
Trang 2NỘI DUNG
Trang 3I GIỚI THIỆU
•Cây cam Sành (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới nóng ẩm
•Nhiệt độ thích hợp là 23-290C
•Hình thức trái không hấp dẫn nhưng màu sắc thịt
trái đẹp và phẩm chất trái rất ngon
•Là loại cây ăn trái quý chứa nhiều dưỡng chất cần
thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C
Trang 4I GIỚI THIỆU (tt)
•Tuy nhiên việc canh tác cây có múi hiện nay đang gặp
không ít khó khăn:
Công tác giống chưa được coi trọng
Chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ trong
việc nhân giống cam
•Để mở rộng diện tích trồng cam với những cây giống
cam tốt, nâng cao năng suất và chất lượng cây giống thì công tác nhân giống là vô cùng quan trọng
Kỹ thuật nhân giống vô tính cây cam Sành
Trang 5Phương pháp chiết cành
Ưu điểm
•Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của cây mẹ.
•Cây sinh trưởng, phát triển nhanh, ra quả sớm
•Thời gian nhân giống nhanh.
•Đơn giản, dễ làm, tỷ lệ sống cao.
Khuyết điểm
•Cây chiết nhanh già cỗi.
•Hệ số nhân giống thấp, gây tổn thương cây mẹ, dễ nhiễm
bệnh
Thời vụ chiết cành
•Vụ thu đông tháng 9 và vụ xuân hè tháng 3 và 4.
Trang 6Phương pháp chiết cành (tt)
Vật liệu bó bầu
•Hỗn hợp theo tỉ lệ 1/3 đất, 2/3 phân chuồng hoai mục,
tro trấu hay mụn xơ dừa
•Môi trường bó bầu làm ẩm lên đến 70%.
•Bầu chiết có đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng từ
150-300 g, chiều dài 10-12 cm
Cách chọn cành
•Chọn cành lưng chừng tán, ngoài bìa tán không mang
hoa, quả và không sâu bệnh
•Chọn cành có vỏ cây từ màu xanh chuyển sang xám.
•Chiều dài cành 40-60 cm, có 2 nhánh, đường kính gốc
cành từ 1-1,5 cm
Trang 7Phương pháp chiết cành (tt)
Thao tác thực hiện
•Khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5
cm, cách gốc cành 10-15 cm
•Dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh
•Dùng nguyên liệu chuẩn bị bó bầu, giàn mỏng đều đủ
Trang 8Phương pháp chiết cành (tt)
Cắt cành chiết
• Sau 30 – 60 khi rễ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà hay vàng đậm
Chăm sóc sau khi cắt cành chiết
• Mật độ giâm cành chiết 20x20 cm, hoặc 30x30 cm
• Che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, tưới nước 2 ngày/lần
• Sau 5-10 ngày tưới 1-2 ngày/lần
• Sau 15-20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên
• Sau 45-60 ngày, chú ý phun thuốc trừ sâu, cắt cành sửa tán trước khi đem trồng
Trang 9Phương pháp ghép
Ưu điểm
•Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt, tăng cường khả năng
chống chịu Cây sớm ra hoa, kết quả
•Nhân giống nhanh và trên cả những cây không hạt
•Phục tráng cho những cây già cỗi, quý
•Thay đổi được tính trạng đực khi ghép cây cái lên cây
đực
Khuyết điểm
•Thao tác kỹ thuật cao.
•Virus dễ truyền qua đường ghép.
Trang 10Phương pháp ghép (tt)
Điều kiện để ghép
•Cành ghép và gốc ghép phải cùng họ.
•Có sức sinh trưởng tương đương nhau
•Cành ghép và gốc ghép phải được áp sát nhau
•Chỗ ghép không được dơ, ướt.
Tiêu chuẩn chọn gốc ghép
•Hạt đa phôi.
•Hệ số nhân giống cao.
•Thích nghi với vùng sinh thái khác nhau.
•Chống chịu tốt với các bệnh virus, nấm và tuyến trùng.
•Chịu được hạn và gió bão.
Trang 11•Chanh Volcameriana: hạt có tỉ lệ đa phôi cao, sinh trưởng
khỏe, chống chịu tốt với bệnh Tristera và thối rễ, hầu như
không bị nhiễm Phitophthora
•Chanh DH1-85: có đặc điểm chống chịu bệnh, chịu hạn,
chịu đất xấu tốt hơn
•Chanh sần : Cây ghép lên chanh sần rất nhanh ra quả, chịu
bệnh tốt nhưng chịu hạn kém
•Cam Mật
Trang 12Phương pháp ghép (tt)
Kích thước cây gốc ghép:
• Cao 80-100 cm, đường kính gốc cành 0,8-1 cm.
• Phân cành cách gốc từ 25-30 cm
Chăm sóc, chuẩn bị trước khi ghép
• Tưới nước đủ ẩm cho cây
• Bón phân định kỳ 2 tuần/lần Lần bón cuối cùng
trước khi ghép 15 ngày
• Thường xuyên quan sát nhện, bọ trĩ, loét, rệp sáp,
hiện tượng thối rễ để phòng ngừa kịp thời.
Trang 13•Đúng giống, đang trong giai đoạn phát triển
•Không chọn cây đang có dấu hiệu dịch hại, vừa bón phân
dưới 15 ngày và vừa phun thuốc bảo vệ thực vật
Trang 15Phương pháp ghép cành (tt)
Thao tác ghép
Ghép mắt chữ T
•Trên cành ghép: Dùng dao lạng nghiêng vào phần gỗ
một đường dài 2,5cm theo hướng từ gốc cành lên ngọn
cành, đường dao thứ hai nghiêng 450 cắt đứt miếng mắt
ghép ra khỏi cành Miếng mắt ghép dài 2,0-2,2 cm, rộng 0,5-0,6 cm
•Trên gốc ghép: Dùng dao vạch hai đường thành hình
chữ T (cách mặt bầu ươm 25-30cm), đoạn ngang dài 7-8 mm, đoạn đứng dài 2,5-3,0 cm Tách nhẹ vỏ lên về hai phía
Trang 16Phương pháp ghép cành (tt)
Ghép
Tiếp tục tách miếng vỏ chữ T trên
gốc ghép lên khỏi phần gỗ và đưa
miếng mắt ghép vào chổ chữ T vừa
được tách lên
Quấn mối ghép bằng dây PE, bắt
đầu từ giữa mặt ghép quấn xuống
đến cuối đường thẳng của chữ T, rồi
quấn ngược từ dưới lên kín cả mối
ghép
Hình các thao tác ghép mắt chữ T
Trang 17đường dao thứ hai nghiêng 450
tiếp tục cắt đứt miếng miệng gốc
Trang 19Phương pháp ghép cành (tt)
Đặt mắt ghép vào miếng gốc ghép sao cho các tượng tầng của chúng trùng khích và áp sát vào nhau
Quấn kín mối ghép bằng dây PE.
Có thể tiến hành cắt ngọn gốc ghép cách mặt bầu ươm khoảng
40 cm trước khi ghép ba ngày.
Hình lắp mắt ghép vào cành ghép Hình quấn dây
Trang 20Phương pháp ghép cành (tt)
Chăm sóc sau khi ghép
Trong 2-3 ngày sau khi ghép cần tránh mối ghép bị ướt
Kích thích mắt ghép nảy mầm
•Mở dây quấn mắt ghép sau 12 ngày
•Cắt ngọn gốc ghép ở phía trên cách vếch ghép 10 cm (sau 5-7 ngày kế tiếp)
•Quét các thuốc có gốc đồng hoặc bằng sơn gỗ
•Khoảng 7-10 ngày tiếp sau, mắt ghép nảy chồi
•Cắt lần 2 cách phía trên vết ghép 2 cm (chồi cao 20 cm), vết cắt cũng được quét sơn hoặc sáp
Trang 21Phương pháp ghép cành (tt)
Tưới nước, bón phân và phòng bệnh
•Không tưới nước trước khi ghép
•Tránh tưới nước sau ghép 2-3 ngày.
•Bón phân khi đợt lộc (cơi đọt) đầu tiên trưởng thành, bón
định kỳ 2 tuần/lần
•Lượng phân từ 1 kg/1.000 cây, tăng dần đến 1 kg/100 cây
•Thường xuyên theo dõi, quan sát, phát hiện dấu hiệu sâu,
bệnh đầu tiên, điều trị đúng phương pháp, đúng thuốc và triệt để
Trang 22Phương pháp vi ghép đỉnh sinh
trưởng
Ưu điểm
•Không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết
•Cá thể tạo ra có độ thuần sinh học cao, thể hiện đầy đủ các
các ưu điểm của cây mẹ
•Cung cấp một lượng cây ghép sạch bệnh trong một thời
gian ngắn
•Có thể trẻ hóa và phục tráng những dòng nhiễm virus.
•Là nền tảng của công nghệ di truyền.
Trang 23Phương pháp vi ghép đỉnh sinh
trưởng (tt)
Khuyết điểm
• Cần có sự khéo tay và tốn nhiều thời gian
• Phải có trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại
• Phụ thuộc vào kích thước của đỉnh sinh trưởng.
• Việc phân lập đỉnh sinh trưởng có kích thước 0,1 đến
0,3 mm rất khó khăn
Trang 24•Cấy hạt vào ống nghiệm chứa 20 ml môi trường MS và
được đặt trong buồng tối, nhiệt độ 280C
•Sau 15-20 ngày, chọn cây con khỏe mạnh có chiều cao
10-12 cm tiến hành vi ghép
Trang 25Phương pháp vi ghép đỉnh sinh
trưởng (tt)
Chuẩn bị đỉnh sinh trưởng
•Chọn chồi non của những cây giống gốc đã được tuyển
Trang 26Phương pháp vi ghép đỉnh sinh
trưởng (tt)
•Dùng dao rạch ngang phần thân rồi rạch dọc cách đỉnh 0,5-1cm
để tạo vết cắt hình chữ T ngược có kích thước 0,1-0,3 mm dùng dao tạo vết cắt chữ T ngược trên gốc ghép kích thước0,1-0,3mm
nhanh vào vị trí ghép trên gốc ghép.
lỏng MS
từ chồi ghép, chúng sẽ được chuyển qua môi trường ra rễ.
Trang 27Phương pháp vi ghép đỉnh sinh
trưởng (tt)
Hình cây ghép thành
công ở vị trí ghép bên
Trang 28IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
•Phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng và phương pháp
ghép cành là hai phương pháp tối ưu
•Vi ghép đỉnh sinh trưởng có hiệu quả nhất trong việc sản
xuất cây có múi sạch bệnh, nhưng tốn nhiều chi phí, tỉ lệ
thành công không cao, đòi hỏi thao tác kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại
•Ghép cành có thể nhân nhanh giống, tỷ lệ thành công cao
mà thao tác đơn giản, dễ làm, tốn ít chi phí nhưng không
đảm bảo cây sạch bệnh
Trang 29IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
ĐỀ NGHỊ
•Nên tiến hành kiểm tra bệnh trước khi áp dụng các
phương pháp nhân giống vô tính
•Cần tạo cây sạch bệnh bằng phương pháp vi ghép đỉnh
sinh trưởng và tiếp tục nhân giống lên bằng phương pháp ghép cành để tạo số lượng lớn cây sạch bệnh
•Nên áp dụng các phương pháp này cho các cây cùng họ
cam quýt