1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf

10 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 327,74 KB

Nội dung

Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.

Trang 1

MÙA VỤ VÀ KÍCH CỠ DI CƯ CỦA CÁ KÈO

(Pseudapocryptes elongatus) TRONG ĐIỀU KIỆN

AO NUÔI

Trần Đắc Định 1 và Võ Thành Toàn 1

ABSTRACT

A study on migratory season and size of the goby (Pseudapocryptes elongatus) from captivity condition was carried out from December 2008 to December

2009 in Bac Lieu province The goby started to migrate after 4 months in culture; and from 6 th to 8 th month of culture, a number of the migratoty goby was higher and the highest number was the 6 th month The result showed that the goby started to migrate when they reached the size of 89.8 mm in standard length and the most migratory size of 101 mm The results also indicated that migration of the goby was not affected by the temperature but the migration was influenced by the salinity in the ponds The results from analyses of the gonad development, gonadosomatic index (GSI) and hepatosomatic Index (HSI) indicated that the goby still not matured yet when they migrated

Keywords: goby, Pseudapocryptes elongatus, migratory size, migratory season

Title: Study on migratory season and size of the goby (Pseudapocryptes elongatus) in captivity condition

TÓM TẮT

Nghiên cứu về mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) từ ao nuôi quảng canh cải tiến được thực hiện ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu trong thời gian từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 Kết quả cho thấy cá kèo nuôi bắt đầu di cư từ tháng nuôi thứ 4, các tháng nuôi thứ

6, 7 và 8 có số cá thể di cư cao, trong đó tháng thứ 6 có số lượng di cư cao nhất Kích cỡ của cá kèo bắt đầu di cư khi chiều dài (chuẩn) là 89,8 mm và di

cư nhiều nhất ở chiều dài 101 mm Theo dõi sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn cho thấy biến động của nhiệt độ nước trong ao không lớn nhưng vào các tháng có độ mặn cao hơn thì số cá thể di cư nhiều hơn Phân tích các giai đoạn thành thục, hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) cho thấy cá kèo trong quá trình di cư đều chưa đến giai đoạn thành thục sinh dục

Từ khóa: cá kèo, Pseudapocryptes elongatus, mùa vụ di cư, kích cỡ di cư

1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

Trang 2

1 GIỚI THIỆU

Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) trước đây là một trong những đối tượng

khai thác có sản lượng cao ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long; tuy nhiên trong những năm gần đây sản lượng khai thác đã giảm đi đáng kể, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao Xuất phát từ đó, các mô hình nuôi cá kèo phát triển ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau,… Do đặc tính dễ nuôi, thích nghi với những biến động của môi trường nước, ít bị bệnh, hiệu quả kinh tế cao nên diện tích thả nuôi cá kèo đã tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên, do nguồn lợi cá kèo tự nhiên

đã suy giảm nhanh chóng, do đó nguồn cá kèo giống khai thác tự nhiên cung cấp cho nghề nuôi cũng giảm đi đáng kể, không đáp ứng được nhu cầu nuôi đang phát triển

Trước nhu cầu phát triển nghề nuôi và quản lý nguồn lợi cá kèo, đã có khá nhiều nghiên cứu về cá kèo đã được thực hiện; bao gồm nghiên cứu về đặc

điểm sinh học và vòng đời (Trần Đắc Định và ctv., 2002; Võ Thành Toàn và ctv., 2005; Tran Dac Dinh at el., 2007; Tran Dac Dinh, 2008; Trương Hoàng

Minh, 2009; Trương Quốc Phú và Trương Hoàng Minh, 2010), nghiên cứu về

kỹ thuật và mô hình nuôi (Dương Nhựt Long, 2005; Phạm Văn Khánh và ctv., 2008; Nguyễn Tấn Nhơn, 2008; Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2009) Các

nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về vòng đời, phân bố, đặc điểm sinh học sinh sản, hiện trạng khai thác và mô hình nuôi Tuy nhiên, sự hiểu biết về tập tính di cư của cá kèo theo thủy triều như mùa vụ di cư và kích

cỡ di cư vẫn còn chưa được nghiên cứu Do đó, nghiên cứu này nhằm xác định mùa vụ di cư và kích cỡ di cư của cá kèo trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến nhằm bổ sung thêm dẫn liệu khoa học về tập tính của cá kèo phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long

2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến được tiến hành tại phường 8, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Tổng diện tích nuôi là 4.000 m2, trong đó diện tích ao 1.000 m2, diện tích trảng 3.000

m2, độ sâu ao 0,8 m và độ sâu của trảng từ 0,3 - 0,4 m Tổng số cá kèo giống được thả nuôi là 7.000 con với chiều dài chuẩn (SL) từ 4 - 5 cm, toàn bộ cá trước khi thả nuôi đều được đánh dấu bằng phương pháp cắt một phần vi đuôi (Richard và Lee, 1989)

Số lượng cá di cư ra khỏi mô hình nuôi được ghi nhận bằng cách đặt lú ở cống cấp nước mỗi tháng 2 lần vào thời kỳ con nước cường, mỗi lần thu kéo dài 2-3 ngày, thời gian nghiên cứu tháng 12 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 Trong quá trình nghiên cứu, cá kèo nuôi được bổ sung thức ăn viên với mức độ vừa đủ; nước trong ao được cấp thêm vào thời điểm con nước cường, cùng thời

Trang 3

Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ để xác định chiều dài cá (SL) khi bắt đầu di

cư, chiều dài cá (SL) khi di cư nhiều nhất Ngoài ra một số đặc điểm sinh học

sinh sản của cá trong giai đoạn di cư cũng được xác định như giai đoạn thành

thục, hệ số thành thục (GSI), hệ số tích lũy năng lượng (HSI) Nhiệt độ và độ

mặn trong ao nuôi cũng được ghi nhận hàng tháng

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Mùa vụ di cư

Tổng số 7.000 cá giống được thả nuôi có bổ sung thức ăn và theo dõi số lượng

cá di cư ra khỏi ao bằng cách đặt lú ở cống cấp nước Kết quả cho thấy từ tháng

nuôi thứ nhất đến tháng nuôi thứ 3 cá không di cư ra khỏi ao nuôi, đến tháng

nuôi thứ 4 cá bắt đầu có hiện tượng di cư (trung bình 40 cá thể/ngày) Quá trình

di cư sau đó kéo dài trong suốt 6 tháng tiếp theo cho đến tháng nuôi thứ 9, mặc

dù việc theo dõi sự di cư của cá vẫn được tiếp tục cho đến tháng nuôi thứ 12,

sau đó mới tiến hành thu hoạch Kết quả thu hoạch cho thấy cá trong ao nuôi

đã di cư hoàn toàn, nghĩa là không còn cá kèo thả nuôi trong ao sau 12 tháng

nuôi

Bảng 1: Các thông số về mùa vụ di cư của cá kèo trong ao nuôi

Thời gian di cư (ngày)

Tháng

nuôi Di cư di cư trung Số cá thể

bình/ngày Tổng số Con nước

rằm, 15 âl

Con nước rong, 30 âl

Số cá thể

di cư

4 Bắt đầu di cư 40 7 7 0 280

Trang 4

Số lượng cá thể di cư của cá kèo qua các tháng nuôi được trình bày ở Bảng 1 Kết quả cho thấy cá bắt đầu di cư từ tháng nuôi thứ 4 với số lượng trung bình

là 40 cá thể/ngày, đến tháng nuôi thứ 9 chỉ di còn 2 cá thể/ngày Trong thời gian cá di cư, các tháng thứ 6, 7 và 8 có số lượng cá di cư cao, trong đó ở tháng nuôi thứ 6 có số lượng di cư cao nhất (74 cá thể/ngày) (Hình 1) Kết quả cũng cho thấy tổng số 2.831 cá thể đánh dấu được đánh bắt lại trong tổng số 7.000

cá thể đánh dấu được thả ra nuôi, chiếm tỉ lệ khoảng 40% Kết quả này chỉ ra rằng cá kèo nuôi thí nghiệm có tỉ lệ chết khoảng 60%, trong đó bao gồm nguyên nhân là cá chết trong quá trình nuôi và một phần do ảnh hưởng của phương pháp đánh đấu là cắt một phần vi đuôi của cá Tuy nhiên so với các nghiên cứu trước đây thì tỉ lệ sống của cá kèo nuôi cũng chỉ đạt khoảng 40-50%, điều đó cho thấy phương pháp cắt một phần vi đuôi không ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ chết của cá

Kết quả cho thấy cá kèo di cư mỗi tháng 2 lần, tương ứng với 2 thời kỳ triều lên trong tháng đó là con nước rằm (15 âm lịch) và con nước rong (30 âm lịch) Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu di cư, cá kèo chỉ di cư vào thời điểm con nước rong Kết qủa cũng tương tự ở tháng cuối của quá trình di cư (tháng nuôi thứ 9), nghĩa là cá cũng chỉ di cư vào thời điểm con nước rong (Hình 2) Trong giai đoạn con nước rong hay còn gọi là con nước ba mươi (âl) tương ứng với thời

điểm trăng non, trời tối Kết quả này phù hợp với của Esteves et al (2000); các

tác giả này cho thấy đối với họ cá bống (Gobiidae) chúng thường xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn so với ban ngày Trong nghiên cứu hiện tại cho thấy trong suốt thời gian cá di cư từ tháng nuôi thứ 4 đến tháng nuôi thứ 9, đều quan sát thấy cá kèo luôn di cư trong giai đoạn con nước rong, tức con nước 30 âl, là thời điểm trăng non Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy số ngày cá di cư giữa các tháng nuôi dao động khá rộng (từ 3 đến 14 ngày), trong đó ở các tháng nuôi thứ

6, 7 và 8 có số ngày di cư cao, đặc biệt ở tháng nuôi thứ 6 cá di cư 14 ngày/tháng

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng nuôi Hình 1: Số cá thể di cư trung bình trong một ngày qua các tháng nuôi

Trang 5

2

4

6

8

10

12

14

16

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tháng nuôi

Tổng số ngày Con nước rằm (15 âl) Con nước rong (30 âl)

Hình 2: Sự di cư của cá kèo qua các tháng nuôi theo hai con nước thủy triều

3.2 Kích cỡ di cư

Bảng 2: Kích cỡ di cư của cá kèo trong mô hình ao nuôi

Tháng

nuôi

chuẩn, mm

Chiều dài nhỏ nhất (L min ), mm

Chiều dài lớn nhất (L max ), mm

Cá được thả nuôi từ tháng 12 năm 2008 với kích thước chiều dài chuẩn của cá dao động từ 40 đến 50 mm Sau một tháng nuôi cá đạt chiều dài trung bình 59,8 mm Tháng nuôi thứ 4 thì cá bắt đầu di cư với chiều dài 89,8 mm (Bảng 2) Kết quả cũng cho thấy ở thời điểm di cư nhiều nhất (tháng nuôi thứ 6) thì cá

có chiều dài 100,6 mm Ở tháng cuối của quá trình di cư (tháng nuôi thứ 9) cá

có chiều dài trung bình 114,6 mm (Bảng 2)

Trang 6

3.3 Nhiệt độ và độ mặn

Nhiệt độ và độ mặn được đo hàng tháng và trình bày ở Bảng 3.3, kết quả cho

thấy nhiệt độ nước trong khu vực ao nuôi biến động không lớn trong suốt thời

gian nuôi Trong khi độ mặn có sự biến động khá lớn, thấp nhất là 5,8‰ và cao

nhất là 19‰ Kết quả cho thấy vào các tháng nuôi có độ mặn cao hơn (từ tháng

thứ 4 đến tháng thứ 8) thì số cá thể di cư nhiều hơn; trong đó ở tháng thứ 6 có

độ mặn cao nhất cũng là tháng có số cá thể di cư cao nhất Tuy nhiên, theo

nghiên cứu của Cees et al (1995) thì cá kèo ở Thái Lan phân bố ở độ mặn

trung bình là 25‰ và sống được trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau

Ngoài ra, chúng có thể sống trong môi trường có nhiệt độ nước dao động khá

lớn từ 28,7- 31,9oC, thậm chí lên đến 36,8oC

Bảng 3: Nhiệt độ và độ mặn trung bình trong ao qua các tháng nuôi

3.4 Sự thành thục sinh dục

Sự thành thục sinh dục của cá kèo trong ao nuôi được xác định khi cá bắt đầu

di cư, nghĩa là từ tháng nuôi thứ 4 (bắt đầu di cư) đến tháng nuôi thứ 9 (kết

thúc di cư) Tuy nhiên ở tháng nuôi thứ 9 do quá trình di cư của cá gần như kết

thúc trước đó cho nên số mẫu thu được rất ít (n=6), không đủ số liệu cho việc

phân tích đặc điểm sinh học của cá ở tháng nuôi thứ 9, nên đặc điểm sinh học

sinh sản của cá kèo di cư chỉ được xác định trên những cá thể được nuôi từ

tháng thứ 4 đến tháng thứ 8

Kết quả quan sát cho thấy ở tháng đầu tiên của quá trình di cư (tháng nuôi thứ

4) cá chỉ thành thục ở giai đoạn I (100%) Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8 cá

Trang 7

phát triển đến giai đoạn II; trong đó ở tháng nuôi thứ 8 cá thành thục ở giai đoạn II chiếm tỉ lệ cao nhất là 21% Trong 6 giai đoạn thành thục sinh dục được đề nghị bởi Vesey & Langfore (1985) thì trong nghiên cứu này cá kèo chỉ phát triển đến giai đoạn II, nghĩa thành thục sinh dục Do đo kết quả cho thấy tất cả cá kèo khi di cư đều chưa đến giai đoạn thành thục sinh dục (Hình 3)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Tháng nuôi

Giai đo Giai đo

Hình 3: Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá kèo qua các tháng nuôi

Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá kèo di cư cũng được xác định từ tháng nuôi thứ 4 đến tháng thứ 8 Kết quả quan sát cho thấy hệ số thành thục của cá kèo rất nhỏ với giá trị trung bình là 0,26%, trong đó đạt cao nhất là 0,33% ở tháng nuôi thứ 5 (Hình 4)

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

Tháng nuôi

Hình 4: Hệ số thành thục (GSI, %) của cá kèo di cư qua các tháng nuôi

Trang 8

Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá kèo di cư cũng được xác định, HSI có giá trị trung bình 5%, cao nhất là 6% ở tháng nuôi thứ 5 (Hình 5) Kết quả cho thấy hệ số tích lũy năng lượng và hệ số thành thục sinh dục đều có giá trị cao nhất ở tháng nuôi thứ 5 Tuy nhiên sự biến động của hệ số GSI và HSI đều rất nhỏ, điều đó chứng tỏ cá kèo trong quá trình di cư chưa phát triển đến giai đoạn thành thục sinh dục

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tháng nuôi

Hình 5: Hệ tích lũy năng lượng (HSI, %) của cá kèo di cư qua các tháng nuôi

4 KẾT LUẬN

- Cá kèo nuôi trong mô hình quảng canh cải tiến bắt đầu di cư từ tháng nuôi thứ 4 và kéo dài đến tháng thứ 9; trong đó tháng thứ 6 có số lượng cá di cư cao nhất Cá di cư mỗi tháng 2 lần tương ứng với 2 thời kỳ triều lên trong tháng là con nước rằm (15 âl) và con nước rong (30 âl), trong đó cá di cư với số lượng lớn và thường xuyên trong thời kỳ con nước rong (30 âl)

- Cá kèo bắt đầu di cư khi chúng đạt chiều dài (chuẩn) 89,8 mm và chúng di

cư nhiều nhất ở chiều dài 101 mm Kết quả cũng cho thấy vào các tháng có

độ mặn cao hơn thì số cá thể di cư nhiều hơn

- Ở tháng đầu tiên của quá trình di cư cá chỉ thành thục ở giai đoạn I Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI) đều có giá trị thấp và biến động rất nhỏ, điều đó cho thấy cá kèo trong quá trình di cư chưa thành thục sinh dục mà còn đang trong giai đoạn tăng trưởng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đào Văn Tự (2003) Báo cáo tổng kết đề tài điều tra hiện trạng ngành nghề, trình

độ nhân lực khai thác hải sản và nguồn lợi hải sản vùng biển tỉnh Bạc Liêu, Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ Thủy sản

Trang 9

Dương Nhựt Long và Hứa Thái Nhân (2005) Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá

kèo (Pseudapocryptes elongates Bloch, 1801) ở các huyện Ba Tri, Bình Đại

và Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre Báo cáo khoa học cấp tỉnh

Larson H.K (2000) Gobiidae (gobies and sleepers) page 635-640; In J.E Randall

& K.K.P Lim (eds.) A checklist of the fishes of the South China Sea, Raffles Bull Zool (8):569-667

Lawrence Etim, Richard P King & Mfon T Udo (2002) Breeding, growth,

mortality and yield of the mudskipper Periophthalmus barbarus (Linneaus

1766) (Teleostei: Gobiidae) in the Imo River estuary, Nigeria, Fisheries Research 56, 227-238 pp

Nguyễn Tấn Nhơn (2008) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh

trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cá kèo (Pseudapocryptes

lanceolatus) nuôi trên bể và trong ao đất Luận văn Thạc sĩ ngành Nuôi trồng

Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, 65 trang

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Dương Nhựt Long, Trần Ngọc Hải và Trần Minh Nhứt

(2009) Nghiên cứu khả năng nuôi cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus

Bloch, 1801) trong bể và trong ao đất Báo cáo khoa học cấp Bộ, 53 trang Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004 Giáo trình môn học Phương pháp nghiên cứu sinh học cá Tủ sách Đại học Cần Thơ, 81 trang

Phạm Văn Khánh, Phạm Bá Vũ Tùng, Trình Trung Phi, Thới Ngọc Bảo, Nguyễn Tuần, Hoàng Thanh Lịch và Lý Thị Thanh Loan (2008) Nghiên cứu sinh sản

nhân tạo cá Bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) Báo cáo khoa học cấp

Bộ, 83 trang

Poulsen A.F, J Valbo-Jorgensen (2000) Fish migration and spawning habits in the mekong mainstream: A survey using local knowledge Vientiane, Lao People’ Democratic Repulic, 156 pages

Poulsen A.F., Ouch Poeu, Sintavong Viravong, Ubolratana Suntornratana and Nguyen Thanh Tung (2002) Fish migrations of the Lower Mekong River Basin: Implications for development, planning and environmental management MRC Technical Paper No 8, Mekong River Commission, Phnom Penh, 62 pages

Poulsen, A.F., K.G Hortle, J Valbo-Jorgensen, S Chan, C.K.Chhuon, S Viravong, K Bouakhamvongsa, U.Suntornratana, N Yoorong, T.T Nguyen and B.Q Tran (2004) Distribution and Ecology of Some Important Riverine Fish Species of the Mekong River Basin MRC Technical Paper No 10

Rainboth W.J (1996), Fishes of The Cambodian Mekong, FAO species identification field guide for fishery purposes, FAO, Rome, page 265

Richard W and Lee E (1989) Tagging and marking, 215-237 pp In Fisheries Techniques, Edited by Larry, David and Susan American Fisheries Society,

468 pages

Trần Đắc Định và ctv (2005) Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá kèo

Pseudapocryptes elongates (Cuvier, 1816) phân bố vùng đồng bằng sông Cửu

Long Báo cáo khoa học cấp trường, 15 trang

Trang 10

Trần Đắc Định và Nguyễn Thanh Phương (2002) Biến động quần đàn cá kèo phân bố ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, quyển I, trang 75-80

T.D Dinh, M.A Ambak, A Hassan and N.T Phuong (2007) Population Biology

of the Goby Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) in the Coastal Mud Flat Areas of the Mekong Delta, Vietnam Asian Fisheries Science

20:165-179

Tran Dac Dinh (2008) Some aspects of biology and population dynamics of the goby Pseudapocryptes elongatus (Cuvier 1816) in the Mekong Delta PhD thesis, University Malaysia Terengganu, Malaysia

Truong Hoang Minh (2009) Life history, Fisheries and Aquaculture of

Mudskipper (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) in the coastal zone of

the Mekong delta, Vietnam PhD thesis, Asian Institute of technology, Thailand

Trương Hoàng Minh, Trương Quốc Phú và Wenresti G Gallardo (2010) Sự phân

bố và mức độ khai thác cá kèo giống (Pseudapocryptes elongates Cuvier,

1816) ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2010:16a 71-80

Trương Quốc Phú vàTrương Hoàng Minh (2010) Khảo sát nguồn lợi và mức độ

khai thác cá kèo giống (Pseudapocryptes elongates Cuvier, 1816) ở vùng ven

biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu Báo cáo khoa học cấp Bộ, 34 trang

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, 361 trang

Võ Thành Toàn (2005) Khảo sát hiện trạng khai thác và nguồn lợi cá kèo vẩy nhỏ

(Pseudapocryptes elongatus) tại khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu Luận văn

Thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, 45 trang

Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng và Nguyễn Trọng Hồ (2005)

Khảo sát sự xuất hiện cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus) ở vùng Bãi

bồi Tây Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Báo cáo khoa học cấp trường, 20 trang

Ngày đăng: 24/09/2012, 10:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các thông số về mùa vụ di cư của cá kèo trong ao nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Bảng 1 Các thông số về mùa vụ di cư của cá kèo trong ao nuôi (Trang 3)
Bảng 1: Các thông số về mùa vụ di cư của cá kèo trong ao nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Bảng 1 Các thông số về mùa vụ di cư của cá kèo trong ao nuôi (Trang 3)
Số lượng cá thể di cư của cá kèo qua các tháng nuôi được trình bày ở Bảng 1. Kết quả cho thấy cá bắt đầu di cư từ tháng nuôi thứ 4 với số lượng trung bình  là 40 cá thể/ngày, đến tháng nuôi thứ 9 chỉ di còn 2 cá thể/ngày - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
l ượng cá thể di cư của cá kèo qua các tháng nuôi được trình bày ở Bảng 1. Kết quả cho thấy cá bắt đầu di cư từ tháng nuôi thứ 4 với số lượng trung bình là 40 cá thể/ngày, đến tháng nuôi thứ 9 chỉ di còn 2 cá thể/ngày (Trang 4)
Hình 1: Số cá thể di cư trung bình trong một ngày qua các tháng nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Hình 1 Số cá thể di cư trung bình trong một ngày qua các tháng nuôi (Trang 4)
Hình 2: Sự di cư của cá kèo qua các tháng nuôi theo hai con nước thủy triều - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Hình 2 Sự di cư của cá kèo qua các tháng nuôi theo hai con nước thủy triều (Trang 5)
Bảng 2: Kích cỡ di cư của cá kèo trong mô hình ao nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Bảng 2 Kích cỡ di cư của cá kèo trong mô hình ao nuôi (Trang 5)
Bảng 2: Kích cỡ di cư của cá kèo trong mô hình ao nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Bảng 2 Kích cỡ di cư của cá kèo trong mô hình ao nuôi (Trang 5)
Hình 2: Sự di cư của cá kèo qua các tháng nuôi theo hai con nước thủy triều  3.2  Kích cỡ di cư - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Hình 2 Sự di cư của cá kèo qua các tháng nuôi theo hai con nước thủy triều 3.2 Kích cỡ di cư (Trang 5)
Nhiệt độ và độ mặn được đo hàng tháng và trình bày ở Bảng 3.3, kết quả cho thấy nhiệt độ nước trong khu vực ao nuôi biến động không lớn trong suốt thời  gian nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
hi ệt độ và độ mặn được đo hàng tháng và trình bày ở Bảng 3.3, kết quả cho thấy nhiệt độ nước trong khu vực ao nuôi biến động không lớn trong suốt thời gian nuôi (Trang 6)
Bảng 3: Nhiệt độ và độ mặn trung bình trong ao qua các tháng nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Bảng 3 Nhiệt độ và độ mặn trung bình trong ao qua các tháng nuôi (Trang 6)
tháng nuôi thứ 5 (Hình 4). - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
th áng nuôi thứ 5 (Hình 4) (Trang 7)
Hình 3: Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá kèo qua các tháng nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Hình 3 Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá kèo qua các tháng nuôi (Trang 7)
Hình 3: Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá kèo qua các tháng nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Hình 3 Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá kèo qua các tháng nuôi (Trang 7)
Hình 5: Hệ tích lũy năng lượng (HSI, %) của cá kèo di cư qua các tháng nuôi - Tài liệu mùa vụ và kích cỡ di cư của cá kèo.pdf
Hình 5 Hệ tích lũy năng lượng (HSI, %) của cá kèo di cư qua các tháng nuôi (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w