Đề thi thử đại học đợt I môn Văn

10 276 0
Đề thi thử đại học đợt I môn Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN (khối C) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng), ông Phán mọc sừng đã dúi tờ giấy bạc năm đồng gấp tư vào tay Xuân Tóc đỏ trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó? Câu II. (3,0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Ta có thể nhặt được một gói tiền nhưng sẽ không có ai đánh rơi một gói văn hóa cho ta nhặt. PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Vội vàng- Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục) Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) Sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị mỗi lần bị vùi dập chỉ tạm lắng xuống để trỗi dậy mãnh liệt hơn. Anh/chị hãy phân tích nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài) để làm sáng tỏ ý kiến trên Hết TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN (khối D) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã kết thúc bằng chi tiết nào? Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó? Câu II. (3,0 điểm) Người Nga có câu châm ngôn: Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu châm ngôn trên bằng bài văn ngắn khoảng 600 từ. PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn Phân tích màu sắc Nam Bộ đậm đà trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Câu III.b. Theo chương trình nâng cao “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp của một miền quê, tâm hồn đẹp của một thi nhân bất hạnh. Anh/chị hãy phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 Năm học: 2012-2013; Môn: NGỮ VĂN (C) Câu Ý Nội dung Điểm I Hoàn cảnh xuất hiện và ý nghĩa của chi tiết ông Phán 2,0 1 Giới thiệu khái quát về tác phẩm, đoạn trích - Số đỏ là một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán. Hạnh phúc của một tang gia (chương XV, Số đỏ) là đoạn trích kết tinh nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. 0,25 2 Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết - Cảnh hạ huyệt trong đám tang cụ cố tổ: cố Hồng mếu máo ngất đi; Tú Tân bắt mọi người gục đầu, còng lưng, lau mắt còn bạn Tú Tân nhảy lên những ngôi mộ để chụp ảnh; Phán mọc sừng khóc “Hứt! Hứt! ” đến lả oặt người, Xuân tóc đỏ đưa tay ra đỡ thì được Phán mọc sừng dúi vào tay tờ giấy bạc năm đồng gấp tư. 0,75 Ý nghĩa của chi tiết - Tô đậm mâu thuẫn giữa bề ngoài đau đớn, tiếc thương và thực chất bên trong lạnh lùng, tính toán của Phán mọc sừng. Chính ông Phán đã thuê Xuân tóc đỏ làm cho cụ cố tổ uất mà chết nên phải trả tiền để giữ chữ tín ngay trong đám tang. - Vạch trần sự bịp bợm, đểu cáng của xã hội tư sản thành thị trước ma lực của đồng tiền; thể hiện tài phác thảo chân dung biếm họa và cảm quan hiện thực sắc nhọn của Vũ Trọng Phụng. 0,5 0,5 II “Ta có thể nhặt được một gói tiền nhưng sẽ không có ai đánh rơi một gói văn hóa cho ta nhặt”. 3,0 1 Giải thích ý kiến - “Gói tiền” là vật chất có giá trị lớn, con người có thể có nó một cách bất ngờ mà không cần phải mất nhiều công sức kiếm tìm, tích lũy. - “Văn hóa” là học vấn, vốn tri thức, hiểu biết của con người được bộc lộ qua lối sống, cách ứng xử Vốn văn hóa không tự đến một cách tình cờ, ngẫu nhiên. - Ý kiến trên đề cao vai trò chủ động của con người trong việc trau dồi, tích lũy vốn văn hóa của bản thân. 0,25 0,25 0,25 2 Luận bàn về ý kiến - Tiền là giá trị vật chất nên nếu giữ gìn bất cẩn có thể đánh rơi và người khác có thể nhặt được. - Văn hóa là giá trị tinh thần nên không thể đánh rơi, không thể nhặt được. Vốn văn hóa có được do sự học hỏi, tìm tòi, 0,25 0,5 tích lũy của con người trong suốt cuộc đời. - Tiền bạc có thể nhất thời, văn hóa có sức sống bền lâu, nhưng vẫn có những người mải chạy theo tiền bạc mà không trau dồi văn hóa. 0,5 3 Bài học nhận thức và hành động - Văn hóa không chỉ thể hiện ở bằng cấp, trình độ học vấn mà còn thể hiện trong lối sống, hành động, ứng xử hàng ngày của mỗi người. - Văn hóa là một thước đo giá trị con người rất quan trọng, để trở thành người có văn hóa phải không ngừng học hỏi từ cuộc sống, sách vở và trau dồi rèn luyện trong sinh hoạt, ứng xử hàng ngày. 0,5 0,5 III.a Hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ 5,0 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm -Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, đã đem đến cho thơ ca đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới với những cách tân nghệ thuật táo bạo. - Vội Vàng (Thơ thơ-1938) là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ tập trung thể hiện nét riêng độc đáo của nhà thơ trong cách cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống. 0,25 0,25 2 Phân tích cụ thể A. Hình ảnh thiên nhiên - Vẻ đẹp của thiên nhiên: + Gần gũi thân quen (nắng gió, hoa lá, ánh sáng, âm thanh ) + Tươi đẹp, tràn đầy sức sống, niềm vui (đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, thần Vui gõ cửa ) + Tình tứ, quyến rũ (ong bướm, tuần tháng mật, ngon như cặp môi gần ) - Thiên nhiên được diễn tả bằng những hình ảnh mới lạ, ngôn từ gợi cảm, tinh tế với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (điệp ngữ, nhân hóa, so sánh ), cú pháp tân kì. B. Cái tôi trữ tình - Cái tôi trữ tình của Xuân Diệu có ý thức cá nhân mạnh mẽ, ham sống, yêu đời: + Cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính tình yêu, lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp tự nhiên. + Điệu cảm xúc vừa thiết tha, rạo rực, say đắm (bộc lộ ước muốn khác thường; cách chỉ trỏ say sưa, vồ vập; cảm nhận thế giới xung quanh bằng nhiều giác quan) vừa vội vàng, quyến luyến vì cảm nhận được nhịp trôi chảy gấp gáp của thời gian. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 + Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê, nhịp thơ gấp, chuyển đổi thể thơ linh hoạt, ngôn từ mới lạ. 0,5 3 Đánh giá chung - Thiên nhiên tràn đầy sức sống và xuân tình; lối thể hiện rất hiện đai. - Cái tôi thiết tha gắn bó với trần thế, khát khao tận hưởng những hương sắc trần gian; biểu hiện một quan niệm sống tích cực. 0,25 0,25 III. b Sức sống tâm hồn Mị mỗi lần bị vùi dập chỉ tạm lắng xuống để trỗi dậy mãnh liệt hơn. 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp ở đề tài miền núi. Tập Truyện Tây Bắc đạt giải nhất truyện kí năm 1954-1955, giải thưởng Hội nhà văn là kết quả chuyến đi thực tế dài ngày lên Tây Bắc của nhà văn. - Mị là nhân vật chính của Vợ chồng A Phủ, tác phẩm thành công nhất trong tập Truyện Tây Bắc 0,25 0,25 2 Phân tích cụ thể - Mị xinh đẹp, tài hoa, chăm chỉ, hiếu thảo nhưng vẻ đẹp và sự nghèo khó là tai họa của người con gái trong xã hội phong kiến miền núi bất công, món nợ truyền kiếp biến Mị thành dâu gạt nợ của nhà thống lí. - Cuộc sống đọa đày như súc nô, bị bóc lột lao động, bị chà đạp tinh thần khiến Mị bị vật hóa một công cụ lao động, tê liệt ý thức về quyền sống, quyền làm người (như cái bóng, như con rùa trong xó cửa ). - Sức sống tâm hồn Mị không tắt lụi; mỗi lần bị chà đạp, vùi dập sức sống ấy chỉ tạm lắng xuống để trỗi dậy mãnh liệt hơn: + Lúc mới về làm dâu Mị suốt mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc, muốn tìm lối thoát trong cái chết. + Đêm tình mùa xuân, tâm hồn Mị hồi sinh, khát vọng sống bừng lên trong khung cảnh thiên nhiên gợi cảm, hơi rượu 0,5 0,5 0,5 1,0 nồng nàn và tiếng sáo gọi bạn yêu tha thiết. Mị khao khát được đi chơi, hòa vào không khí rộn ràng của những đám chơi, khát vọng sống đã biến thành hành động. + Trong đêm đông lạnh lẽo, giọt nước mắt đau đớn tủi nhục của A Phủ đã hồi sinh tâm hồn Mị. Nỗi thương mình, thương người và lòng căm thù cho Mị sức mạnh để cứu A Phủ và tự cứu mình. - Sự trối dậy sức sống của tâm hồn Mị được khắc họa trong cảnh ngộ éo le, ngang trái; qua các chi tiết đặc sắc; ngôn từ giản dị, gợi cảm; nhập vào chiều sâu nội tâm nhân vật với những ý nghĩ, tâm trạng tinh tế, chân thực 1,0 0,5 3 Đánh giá chung - Sự trối dậy mãnh liệt của sức sống tâm hồn Mị sau mỗi lần bị vùi dập đã tô đậm giá trị hiện thực, nhân đạo của truyện: + Phơi bày sự tàn bạo, độc ác của xã hội phong kiến miền núi + Khẳng định vẻ đẹp và sức sống bất diệt của tâm hồn con người. 0,25 0,25 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 Năm học: 2012-2013; Môn: NGỮ VĂN (D) Câu Ý Nội dung Điểm I Hoàn cảnh xuất hiện 2,0 1 Giới thiệu khái quát về tác phẩm, đoạn trích - Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Chữ người tử tù (Vang bóng một thời) là truyện ngắn tiêu biểu cho tư tưởng, nghệ thuật Nguyễn Tuân trước 1945. 0,25 2 Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đã kết thúc bằng chi tiết - Viên quản ngục vái lạy Huấn Cao và khóc, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” 0,5 Ý nghĩa của chi tiết - Tô đậm thiên lương trong sáng, tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. - Làm nổi bật hơn vẻ đẹp kết tinh: tài hoa, khí phách, thiên lương của Huấn Cao. - Thể hiện tài sử dụng nghệ thuật tương phản và niềm tin của nhà văn vào sức mạnh của cái đẹp. Cái đẹp có thể cứu rỗi, phục thiện cho những tâm hồn lầm lỡ. 0,25 0,25 0,75 II Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng. 3,0 1 Giải thích ý kiến - Đối xử với bản thân bằng lí trí: là tự nhận thức, đánh giá về bản thân một cách sáng suốt, tỉnh táo, thậm chí khắt khe, luôn đấu tranh với chính mình.Đối xử với người khác bằng tấm lòng: Là đối xử với người khác bằng sự bao dung, cảm thông chia sẻ; chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, không do dự. - Ý kiến trên là bài học về cách ứng xử của con người trong cuộc sống: nghiêm khắc với bản thân và bao dung với người khác. 0,25 0,25 2 Luận bàn về ý kiến - Nên đối xử với bản thân bằng lí trí vì: + Sẽ nhận ra những ưu điểm của bản thân để phát huy; nhận ra những nhược điểm để khắc phục, hạn chế; con người sẽ biết cách tự hoàn thiện và có bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống. - Đối xử với người khác bằng tấm lòng vì: 0,5 0,5 + Đối xử bằng tấm lòng mới có thể nhận được tấm lòng từ mọi người; tìm được ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống trong sự yêu thương hòa hợp. - Đối xử với bản thân bằng lí trí là cần thiết nhưng trong những tình huống cụ thể cũng nên đối xử với bản thân bằng tấm lòng. Quá lí trí với chính mình dễ thành người sống cứng nhắc, rập khuôn. - Đối xử với người khác bằng tấm lòng là cần thiết nhưng có người, có việc cần phải nghiêm khắc và lí trí. Yêu thương không đúng cách, bao dung không đúng việc, vị tha không đúng người có thể gây hại và bị kẻ khác lạm dụng. 0,5 0,5 3 Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức sâu sắc về thế mạnh, điểm yếu của bản thân, nghiêm khắc với chính mình và không ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thiện nhân cách. - Sống chan hòa, độ lượng, sẻ chia để cuộc sống ngày càng tốt đẹp, ý nghĩa hơn. 0,25 0,25 III.a Màu sắc Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình 5,0 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Thi (1928-1968) quê xứ Bắc nhưng cuộc đời gắn bó sâu nặng với đất phương Nam. Ông được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. - Những đứa con trong gia đình (1966) là truyện ngắn đậm màu sắc Nam Bộ, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thi. 0,25 0,25 2 Phân tích cụ thể * Giải thích: Màu sắc Nam Bộ trong thiên truyện của Nguyễn Thi là những yếu tố nội dung, nghệ thuật đặc sắc mà qua đó người đọc có thể nhận ra hồn cốt của người và đất phương Nam. * Biểu hiện: - Không gian nghệ thuật là xứ miệt vườn, sông nước miền Nam với những kênh rạch, vàm sông, ruộng đồng, rặng bần, con xuồng, mảnh vườn thoảng mùi cam trong kí ức của Việt; là chiến trường với những trận đánh ác liệt nơi Việt bị thương, nằm lại một mình, lắng nghe tiếng súng của đồng đội. - Nhân vật là những người nông dân Nam Bộ bộc trực, hồn nhiên, giàu yêu thương, căm thù giặc sâu sắc và chiến đấu dũng cảm. + Chú Năm gửi tâm huyết, nỗi niềm trong những điệu hò trên sông nước; gìn giữ truyền thống gia đình trong cuốn sổ con. + Việt, Chiến: 0,5 0,5 0,5 Nét tương đồng: tiếp nối truyền thống giàu yêu thương, giàu tinh thần cách mạng của gia đình; căm thù giặc sâu sắc, chiến đấu anh hùng, noi gương thế hệ trước. Nét khác biệt: Chiến giống má, tháo vát, đảm đang, lặng lẽ làm và âm thầm suy nghĩ. Còn Việt rất vô tư, hồn nhiên, trẻ con. - Ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ (cách xưng hô, gọi tên, phương ngữ ) bởi truyện được kể theo dòng hồi ức đứt nối của Việt. Lời văn giản dị, chi tiết chân thực làm nổi bật cốt cách riêng của người dân Nam Bộ. 1,0 0,75 0,75 3 Đánh giá chung - Truyện tái hiện chân thực vùng đất Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt; tái hiện cuộc sống của người dân miền Nam đau thương mà quật cường, anh dũng. - Truyện thể hiện vốn sống, tình cảm sâu nặng của nhà văn với đất phương Nam và cảm hứng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của người dân miền Nam. 0,25 0,25 III b. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp của một miền quê, tâm hồn đẹp của một thi nhân bất hạnh. 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Hàn Mặc Tử sống cuộc đời ngắn ngủi, bi thương nhưng là nhà thơ mới có phong cách độc đáo và sức sáng tạo mãnh liệt. - Đây thôn Vĩ Dạ (Đau thương) là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách, điệu hồn Hàn Mặc Tử. Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ lời thăm hỏi của Hoàng Cúc, một cô gái Huế. 0,25 0,25 2 Phân tích cụ thể A. Bức tranh đẹp của một miền quê - Cảnh thôn Vĩ buổi sớm mai đơn sơ mà lộng lẫy, thanh tân, tràn trề sức sống với: nắng hàng cau, vườn ai xanh mướt - Cảnh sông Hương trong đêm trăng huyền ảo, lung linh với: dòng sông, bến nước, con đò - Cảnh khách xa, áo trắng mơ hồ trong sương khói. =>Những bức tranh đẹp, nên thơ và đậm đà phong vị riêng của Huế. B. Tâm hồn đẹp của một thi nhân bất hạnh - Căn bệnh phong khiến thi nhân phải sống cô đơn trong cảnh ngộ chia lìa, xa cách, trĩu nặng nỗi buồn, khắc khoải hoài nghi và mặc cảm thân phận (Sao anh không về chơi thôn Vĩ.? Có chở trăng về kịp tối nay? Ai biết tình ai có đậm đà? ) - Vẫn nhớ da diết cuộc đời tươi đẹp và cháy bỏng khát khao được trở về với người với đời. 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 - Vẫn yêu người, yêu đời trong niềm tuyệt vọng; vẫn khát khao được gắn bó, sẻ chia, yêu thương trong “tình ai đậm đà”. 0,5 3 Đánh giá chung - Bức tranh miền quê trong Đây thôn Vĩ Dạ là phong cảnh xứ Huế khúc xạ qua nỗi niềm của Hàn Mặc Tử nên gam màu, ánh sáng, đường nét càng lúc càng nhạt nhòa, hư ảo. - Nghệ thuật thơ độc đáo, tài hoa: ngôn từ gợi cảm, chắt lọc; hình ảnh nên thơ, diễm lệ; nhạc điệu trầm lắng, bâng khuâng; những câu hỏi tu từ da diết đã khắc họa nổi bật bức tranh phong cảnh xứ Huế và tâm hồn thi nhân. 0,25 0,25 . CHUYÊN ĐỀ THI THỬ Đ I HỌC ĐỢT 1 QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN (kh i C) Th i gian làm b i: 180 phút, không kể th i gian giao đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 i m) Câu I. (2,0. 2012-2013; Môn: NGỮ VĂN (D) Câu Ý N i dung i m I Hoàn cảnh xuất hiện 2,0 1 Gi i thi u kh i quát về tác phẩm, đoạn trích - Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xu i Việt Nam hiện đ i. Chữ ngư i. nhặt. PHẦN RIÊNG: (5,0 i m) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 i m) Anh/chị hãy phân tích hình ảnh thi n nhiên và c i t i trữ

Ngày đăng: 05/08/2015, 19:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan