Đề cương ôn thi HKI GDCD 7

4 687 0
Đề cương ôn thi HKI GDCD 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI – MÔN GDCD7 Năm học : 2010 – 2011 A PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Chọn phương án trả lời đúng nhất - mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? a/ Tính tình dễ dãi, xuề xoà. ; b/ Nói năng đơn giản, dễ hiểu c/ Không bao giờ chú ýn đến hình thức bề ngoài. ; d/ Sống hà tiện Câu 2: Ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tượng ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A/ Gia đình có đông con là gia đình hạnh phúc B/ Cần có sự phân công hợp lý các công việc trong gia đình C/ Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn. D/ Trong gia đình mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ. Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? a/ Luôn tự đánh giá cao bản thân. ; b/ Tin tưởng và khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. c/ Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình ; d/ Tự mình giải quyết mọi việc, không bcần hỏi ý kiến ai. Câu 4: Điền những cụm từ còn thiều vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học: “Gia đình văn hoá là gia đinh hoà thuận, đoàn kết Câu 5: Biểu hiện nào nói lên tính giản dị? a/ Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kỳ, bóng bẩy. ; b/ Ăn mặt đẹp, gọn gàng c/ Lời nói ngắn gọn , dễ hiểu ; d/ Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở. Câu 6: Trung thực là: a/ Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý lẽ phải ; b/ Là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người c/ Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; d/ Sống ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Câu 7: Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tính tự trọng ? a/ Áo rách có cách người thương ; b/ Ăn có mời, làm có khiến. c/ Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn ; d/ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Câu 8: Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với : a. Cá nhân : …………………………………………………………………………………………… b. Gia đình : …………………………………………………………………………………………… c. Xã hội : ……………………………………………………………………………………………… Câu 9: Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người cần : a/ Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị ; b/ Không quan tâm giáo dục con cái. c/ Vợ chồng bất hoà, không chung thuỷ ; d/ Lối sống thực dụng, quan niệm lạc hậu. Câu 10: Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết, tương trợ ? a/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ; b/ Đồng cam cộng khổ. c/ Cây có cội, nước có nguồn ; d/ Lời chào cao hơn mâm cỗ. Câu 11: Biểu hiện nào là không « Tôn sư trọng đạo » ? a/ Tình cảm, thái độ làm vui lòng Thầy Cô ; b/ Hành động đền ơn đáp nghĩa c/Vò nát bài kỉêm tra, ném vào ngăn bàn khi bị điểm kém ; d/ Chăm học, vâng lời Thầy Cô. Câu 12: Sống giản dị là cách sống : a/ Không xa hoa, lãng phí ; b/ Không cầu kỳ, kiểu cách. c/ Không chạy theo thị hiếu tầm thường ; d/ Cả ba ý trên Câu 13: Câu tục ngữ « Giấy rách phải giữ lấy » lề nói đến phẩm chất nào sau đây ? a/ Đoàn kết tương trợ ; b/ Tự trọng ; c/ Tôn sư trọng đạo ; d/ Yêu thương con người Câu 14: Kỹ luật là quy định của : a/ Cộng đồng ; b/ Gia đình ; c/ Nhà nước ; d/ Cả ba ý trên 1 Phòng GD-ĐT Đại Lộc Trường:THCS Mỹ Hoà Câu 15: Hành vi nào sau đây vi phạm kỹ luật ? a/ Giúp bạn trong học tập ; b/ Soạn bài đầy đủ ; c/ Đi học đúng giờ ; d/ Mang tài liệu vào phòng thi. Câu 16: Những câu dưới đây, câu nào thể hiện rõ nhất về « Tôn sư trọng đạo »? a/ Ân trả nghĩa đền ; b/ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ; c/ Ăn cây nào rào cây ấy ; d/ Cả ba câu trên. Câu 17: Hành vi nào sau đây thể hiện tình đoàn kết ? a/ Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn ; b/ Rủ bạn bỏ tiết c/ Làm hộ bài cho bạn ; d/ Bao che khuyết điểm của bạn. Câu 18: Những hành vi nào dưới đây thể hiện lòng khoang dung ? a/ Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn ; b/ Đổ lỗi cho người khác c/ Gợi ý giúp bạn sữa khuyết điểm ; d/ Hay chê bai mọi người. Câu 19: Biểu hiện naò dưới đay là tự tin ? a/ Luôn đánh giá cao bản thân mình ; b/ Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình c/ Không nhận xét góp ý của ai ; d/ Tin tưởng vào khả năng bản thân mình. Câu 20: Câu tục ngữ, ca dao nào nói lên lòng tự trọng ? a/ Cây ngay không sợ chết đứng ; b/ Đói cho sạch, rách cho thơm c/ Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại ; d/ Ăn ngay nói thẳng. Câu 21: Em đồng ý với ý kiến nào đây về khoan dung ? a/ Khoan dung là nhu nhược, không công bằng ; b/ Người khôn ngoan là người có tấm lòng bao dung c/ Người khoan dung là dễ bị thiệt thòi ; d/ Khoang dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác Câu 22: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỷ luật của người học sinh ? a/ Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn ; b/ Đi học đúng giờ ; c/ Chép bài khi bạn ốm ; d/ Báo cho cô giáo biết. Câu 23: Khi thấy bạn quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? a/ Báo với tổ trưởng ; b/ Đưa bài cho bạn chép ; c/ Làm ngơ ; d/ Báo cho cô giáo biết. Câu 24: Việc làm nào sau đây là không trung thực ? a/ Không khai báo sự thật cho kẻ gian ; b/ Không chỉ ra khuyết điểm của bạn c/ Không cho người bệnh biết căn bệnh hiểm nghèo của mình ; d/ Nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Câu 25: Việc làm nào thể hiện yêu thương con người ? a/ Cho bạn mượn đồ dùng học tập ; b/ Cho bạn chép bài khi làm kiểm tra c/ Bao che khuyết điểm cho bạn ; d/ Cho bạn mượn tiền để mua thuốc hút Câu 26: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? a/ Việc nhà là việc của mẹ và con gaí ; b/ Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc c/ Trong gia đình, mỗi người cần phải hoàn thành công việc của mình d/ Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đìng văn hoá Câu 27: Việc làm nào sau đây thể hiện đoàn kết tương trợ ? a/ Chỉ chơi với những bạn học giỏi ; b/ Chỉ chơi với những bạn nhà giàu c/ Chỉ chơi với những bạn có hoàn cảnh như mình ; d/ Không phân biệt đối xử Câu 28: Sống giản dị là : a/ Chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài ; b/ Không xa hoa lãng phí c/ Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội ; d/Cả ba ý trên đều đúng. Câu 29: Đâu là hành vi của tính trung thực ? a/ Làm hộ bài cho bạn ; b/ Dũng cảm nhận lỗi của mình c/ Nhận lỗi thay cho bạn ; d/ Không thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. Câu 30: Đâu là câu tục ngữ nói về lòng tự trọng? a/ Đói cho sạch rách cho thơm ; b/ Uống nước nhớ nguồn b/ Kính Thầy yêu bạn ; d/ Cây ngay không sợ chết đứng Câu 31 : Thực hiện đúng đạo đức kỷ luật thì : a/ Mang lại hiệu quả cao trong công việc ; b/ Cảm thấy mất tự do c/ Thoải mái và được mọi người kính trọng d/ Thoải mái, tự tin, được mọi người kính trọng và tạo nên sức mạnh cho tập thể. Câu 32: Tôn sư trọng đạo là : a/ Kính yêu Thầy cô ; b/ Tôn trọng Thầy Cô ; c/ Biết ơn Thầy Cô ; d/ Cả ba ý trên 2 Câu 33: Yêu thương con người thì : a/ Được mọi người yêu quý kính trọng ; b/ Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn c/ Nâng cao phẩm giá lành mạnh ; d/ Được thông cảm và giúp đỡ Câu 34: Người có lòng khoang dung thì : a/ Mắng nhiết người khác nặng lời khi không vừa ý ; b/ Đổ lỗi cho người khác c/ Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người ; d/ Hay chê bai người khác Câu 35: Tự tin đem lại hiệu quả gì ? a/ Cảm thấy nhỏ bé và yếu đuối ; b/ Không dựa dẫm, phụ thuộc người khác c/ Không dám quyết định và hành động ; d/ Luôn rụt rè, khó phát huy khả năng của mình Câu 36: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây : a/ Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp b/ Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào c/ Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những cái lạc hậu d/ Chỉ có gia đình giàu mới có truyền thống tốt đẹp. Câu 37: Gia đình nào sau đây có ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội ? a/Có cha mẹ bất hoà ; c/ Có con caí hư hỏng ; b/ Có cha mẹ thiếu gương mẫu ; d/ Cả ba ý trên Câu 38: Gia đình văn hoá là gia đình : a/ Có học thức ; b/ Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân c/ Không gây lộn xộn với hàng xóm ; d/ Hiền lành, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân Câu 39: Theo em, có phải gia đình giàu thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ ? a/ Đúng ; b/ Sai Câu 40: Sống giản dị thể hiện đức tính gì ? a/ Dũng cảm ; b/ Liêm khiết ; c/ Thật thà ; d/ Tiết kiệm Câu 41: Hành vi nào thể hiện tính tự trọng ? a/ Thường đi học muộn ; b/ Làm bài kiểm tra giúp bạn c/ Làm bài tập trước khi đến lớp ; d/ Ăn quà vặt trong giờ học Câu 42: Biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng là đức tính : a/ Dũng cảm ; b/ Khiêm tốn ; c/ Trung thực ; d/ Đoàn kết Câu 43: Khái niệm kỷ luật là: a/ Quy định của nhà nước dành cho tập thể, cơ quan ; b/ Quy định của gia đình dành cho tập thể c/ Quy định của tập thể dành cho toàn xã hội ; d/ Quy định của tập thể hoặc cơ quan dành cho tập hoặc xơ quan Câu 44: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào ? a/ Quan hệ một chiều ; b/ Quan hệ hai chiều ; c/ Quan hệ rộng rãi ; d/ Không có quan hệ Câu 45: Biểu hiện cao nhất của lòng yêu thương con người là : a/ Tình cảm ; b/ Lời nói ; c/ Hành động ; d/ Thái độ Câu 46: Câu nào nói về truiyền thống cần cù lao động ? a/ Đi thưa về trình ; b/ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo c/ Một nắng hai sương ; d/ Lá lành đùm lá rách Câu 47: Để đảm bảo nề nếp học tập, tạo ra sự thống nhất các hoạt động nhằm đạt chất lượng và hiệu qủa, mỗi học sinh phải tuân theo điề gì ? a/ Kỷ luật ; b/ Đạo đức ; c/ Trung thực ; d/ Tự trọng Câu 48: Để bảo vệ chân lý lẽ phải, làm cho xã hội bình yên và phát triển thì mọi chúng ta đều phải sống : a/ Gỉan dị ; b/ Trung thực ; c/ Đoàn kết ; d/ Yêu thương con người Câu 49: Dân tộc ta từ xưa đến nay đã chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược là nhờ ở tinh thần : a/ Tự trọng ; b/ Yêu thương con người ; c/ Đoàn kết tương trợ ; d/Trung thực Câu 50 : Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết tương trợ ? a/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ; b/ Cây có cội , nước có nguồn c/ Đồng cam cộng khổ ; d/ Lời chào cao hơn mâm cỗ 3 Câu 51 : Gia đình văn hoá có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? a/ Biết thực hiện kế hoạch hoá gia đình ; b/ là gia đình hoà thuận hạnh phúc c/ Đoàn kết với xóm giềng ; d/ Là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi người Câu 52 : « Một sự nhịn, chín sự lành » là ? a/ Tôn sư trọng đại ; b/Đoàn kết tương trợ c/ Khoan dung ; d/ Tự trọng Câu 53 : Câu tục ngữ nào sau đây là đoàn kết tương trợ ? a/ Cây ngây không sợ chết đứng ; b/ lời chào cao hơn mâm cỗ c/ Máu chảy ruột mềm ; d/ Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm Câu 54 : Khi bạn vô ý vảy mực vào áo em sẽ ? a/ Nhắc bạn lần sau cẩn thận ; b/ Thưa với CGCN để xử lí c/ Rảy mực lại áo bạn ; d/ Không nói gì cả Câu 55 : Câu danh ngôn của ĂngGhen chỉ đức tính ? a/ Tự Trọng ; b/ Giản dị c/ Đạo đức ; d/ Trung thực B/PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Thế nào là yêu thương con người? Câu 2: Hiền và Quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì.Em tán thành với việc làm của Quý và Hiền không? Vì sao? Câu 3: Vì sao nói: “Học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá” Câu 4: Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè.Em có đồng ý với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao? Em sẽ góp ý gì cho Hoà? Câu 5: Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? Cho ví dụ về hành vi của con người đối với thiên nhiên và môi trường ? Câu 6: Nêu 4 hành vi giúp em rèn luyện lòng yêu thương con ngươì ? Câu 7: Khoang dung là gì? Làm thế nào để hợp tác nhiều hơn với các bạn trong vịêc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, ở trường ? Câu 8: Cho biết những biểu hiện của lòng tự trọng? Lòng tự trọng có ý nghĩa với chúng ta như thế nào ? Câu 9: Tự trọng có ích gì cho ta trong cuộc sống ? Câu 10: Sưu tầm hai câu tục ngữ, ca dao nói về trung thực ? Câu 11: Tôn sư là gì? Trọng đạo là gì? Học sinh phải làm gì để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn Thầy Cô giáo ? Câu 12: Tự trọng là gì ? Ý nghĩa của nó ? Câu 13: Đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào ? Cho hành vi có đạo đức, kỷ luật ? Câu 14: Đoàn kết tương trợ là gì?Ýnghĩa?Em làm gì để tạo sự đoàn kết với các bạn trong trường, trong lớp ? Câu 15: Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá, là học sinh em phải làm gì ? Câu 16: Thế nào là trung thực?Ý nghĩa của trung thực Nêu vài biểu hiện về trung thực trong học tập, thi cử ? Câu 17: Ý nghĩa của gia đình văn hoá ? Trách nhiệm của học sinh góp phần xây dựng giua đình văn hoá ? Câu 18: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ « Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại » : 4 . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI – MÔN GDCD7 Năm học : 2010 – 2011 A PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Chọn phương án trả lời đúng nhất -. sự phân công hợp lý các công việc trong gia đình C/ Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn. D/ Trong gia đình mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc. dễ hiểu ; d/ Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở. Câu 6: Trung thực là: a/ Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý lẽ phải ; b/ Là đức tính cần thi t và quý báu của mỗi con người

Ngày đăng: 05/08/2015, 19:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan