SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP Ngày thi: 10/01/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 04 trang) KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2014-2015 Môn thi: VẬT LÝ - Lớp 12 Ngày thi: 07/ 4 /2015 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết: Hằng số Plăng h=6,625.10 -34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.10 8 m/s; 1eV= 1,6.10 -19 J; e= - 1,6.10 -19 C; 1u=931,5 MeV/c 2 . I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là A. tác dụng phát quang. B. tác dụng sinh lí. C. tác dụng nhiệt. D. khả năng đâm xuyên. Câu 2: Một hạt nhân U 238 92 thực hiện một chuỗi phóng xạ gồm 8 phóng xạ α và 6 phóng xạ β - biến thành hạt nhân X bền vững. X là hạt nhân A. Po 210 84 B. Rn 222 86 C. Pb 206 82 D. Pb 208 82 Câu 3: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là A. năng lượng dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. B. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. C. năng lượng lớn nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. D. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. Câu 4: Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm, khối lượng ban đầu là 100 gam. Sau 32 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ còn lại là A. 3,125 g. B. 6,25 g. C. 25 g D. 12,5 g. Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe Y-âng đến màn là 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là A. 8 mm. B. 10 mm. C. 4 mm. D. 5 mm. Câu 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc với khoảng vân là i. Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối kề nhau là A. i. B. 2i. C. 0,5i. D. 1,5i. Câu 7: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. B. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. C. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. D. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Câu 8: Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma đều là A. sóng vô tuyến B. sóng ánh sáng C. sóng cơ học D. sóng điện từ Câu 9: Một chất phóng xạ có chu kì bán rã T = 7 ngày, lúc đầu có 800g chất ấy thì sau bao lâu còn lại 100g. A. 28 ngày B. 56 ngày C. 14 ngày D. 21 ngày Trang 1/4 - Mã đề thi 132 Câu 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe đến màn quan sát là 2m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,64 µm. Vân sáng thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng A. 1,66 mm. B. 6,48 mm. C. 1,92 mm. D. 1,20 mm. Câu 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 0,35mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m và ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,7 µm . Khoảng vân giao thoa trong thí nghiệm là: A. 2 mm. B. 4 mm. C. 3 mm. D. 1,5 mm. Câu 12: Cho phản ứng sau: NeXpNa 20 10 1 1 23 11 +→+ . Cho biết tên gọi của hạt nhân X ? A. Proton B. Hêli C. Nơtron D. Triti Câu 13: Các hạt nhân đồng vị là hạt nhân có A. cùng khối lượng. B. cùng số nuclôn. C. cùng số prôtôn. D. cùng số nơtrôn. Câu 14: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng minh ánh sáng A. có tính chất sóng. B. có tính chất hạt. C. có lưỡng tính sáng hạt. D. có khả năng tác dụng nhiệt. Câu 15: Hạt nhân Đơtêri D 2 1 có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của proton và nơtron lần lượt là 1,0073u và 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân D 2 1 là: A. 2,23 MeV B. 1,86 MeV C. 0,67 MeV D. 2,02 MeV Câu 16: Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10 -19 J. Giới hạn quang điện của đồng là A. 0,40µm. B. 0,90µm. C. 0,3µm. D. 0,60µm. Câu 17: Năng lượng phôtôn của một bức xạ điện từ là 16,56.10 -19 J. Bức xạ điện từ này có bước sóng là A. 1,2 µm. B. 0,17 µm. C. 1,66 µm. D. 0,12 µm. Câu 18: Trong phóng xạ − β hạt nhân X A Z biến đổi thành hạt nhân Y 'A 'Z thì A. Z' = (Z + 1); A' = A; B. Z' = (Z - 1); A' = A C. Z' = (Z + 1); A' = (A - 1); D. Z' = (Z - 1); A' = (A + 1) Câu 19: Hạt nhân càng bền vững thì A. khối lượng càng lớn. B. năng lượng liên kết riêng càng lớn. C. độ hụt khối càng lớn. D. năng lượng liên kết càng lớn. Câu 20: Công thức xác định khoảng vân giao thoa trong thí nghiệm Y-âng là A. . .i a D λ = B. D i a λ = C. a i D λ = D. aD i λ = Câu 21: Một nguồn sáng S phát sáng đơn sắc có bước sóng 480nm chiếu đến hai khe Y-âng S 1 S 2 với S 1 S 2 =2mm. Mặt phẳng chứa S 1 S 2 cách màn quan sát 2m. Tại 1 điểm N trên màn giao thoa và cách vân sáng trung tâm một khoảng x=0,336cm có vân gì, bậc(thứ) mấy? A. Vân tối thứ 4. B. Vân tối thứ 1. C. Vân sáng bậc 1. D. Vân sáng bậc 7. Câu 22: Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia X và tia tử ngoại. A. Tia X có bước sóng dài hơn so với tia tử ngoại. B. Có khả năng gây phát quang cho một số chất. C. Đều có tác dụng lên kính ảnh. D. Cùng bản chất là sóng điện từ. Câu 23: Sau khoảng thời gian 1 ngày đêm 87,5% khối lượng ban đầu của một chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là A. 6 giờ. B. 8 giờ. C. 12 giờ. D. 4 giờ. Câu 24: Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân A. phóng ra các tia phóng xạ, khi bắn phá bằng những hạt chuyển động với vận tốc lớn. B. tự phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. Trang 2/4 - Mã đề thi 132 C. phóng ra một bức xạ điện từ. D. tự phát phóng ra các tia α, β, γ nhưng không làm thay đổi hạt nhân. Câu 25: Chiếu một chùm ánh sáng trắng tới lăng kính. Phát biểu nào sau đây là đúng với các tia ló? A. Các tia ló lệch như nhau. B. Tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất. C. Tia đỏ lệch nhiều nhất, tia tím lệch ít nhất. D. Tia màu lam không bị lệch. Câu 26: Chọn câu đúng. A. Hiện tượng giao thoa chứng minh ánh sáng chỉ có tính chất hạt. B. Khi bước sóng càng dài thì năng lượng phôtôn ứng với chúng càng lớn. C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại không có tính chất hạt. D. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt. Câu 27: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,75 µm và λ 2 = 0,25µm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ 0 = 0,35 µm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Chỉ có bức xạ λ 1 . B. Chỉ có bức xạ λ 2 . C. Cả hai bức xạ. D. Không có bức xạ nào. Câu 28: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm Catot là 0,66µm. Công thoát của kim loại dùng làm Catot là A. 4.10 -19 J B. 1,882eV C. 18,75eV D. 2.10 -19 J Câu 29: Năng lượng của một phôtôn được xác định theo biểu thức A. ε = λ hc . B. ε = hλ. C. ε = c hλ . D. ε = h c λ . Câu 30: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng A. giải phóng electron khỏi kim loại khi bị đốt nóng. B. giải phóng êlectron khỏi một chất bằng cách dùng ion bắn phá. C. các êlectron liên kết được ánh sáng giải phóng để trở thành các êlectron dẫn . D. êlectron thoát khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng thích hợp. Câu 31: Hạt nhân Na 23 11 được cấu tạo gồm: A. 23p và 12n B. 23p và 11n C. 11p và 23n D. 11p và 12n Câu 32: Khi nói về tia laze, phát biểu nào dưới đây là sai? Tia laze có A. tính định hướng cao. B. tính kết hợp rất cao. C. cường độ lớn. D. độ đơn sắc không cao. II. PHẦN RIÊNG (Tự chọn): Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần A hoặc B A. Theo chương trình Chuẩn-GDTX (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Sóng điện từ A. là sóng dọc. B. không mang năng lượng. C. không truyền được trong chân không. D. là sóng ngang. Câu 34: Sóng điện từ có chu kì T = 2.10 -6 s truyền trong chân không với tốc độ c = 3.10 8 m/s. Bước sóng là: A. 200m B. 60m C. 600m D. 20m Câu 35: Một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,45µm. Năng lượng của mỗi phôtôn là A. 0,28eV B. 0,44eV C. 4,42eV D. 2,76eV Câu 36: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. B. Sóng điện từ là sóng ngang. C. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi. D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c = 3.10 8 m/s. Trang 3/4 - Mã đề thi 132 Câu 37: Trong thí nghiệm Y-âng người ta dùng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,7µm và λ 2 . Trên màn quan sát kể từ vân trung tâm, người ta thấy vân sáng bậc 4 của λ 1 trùng với vân sáng bậc 7 của λ 2 . Bước sóng λ 2 là A. 0,6µm B. 0,4µm C. 0,24 µm D. 0,48µm Câu 38: Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 138 ngày đêm, khối lượng ban đầu là 200 g. Sau 276 ngày đêm, khối lượng chất phóng xạ đã bị phân rã là A. 50 g. B. 150 g. C. 0,725 g. D. 1,45 g. Câu 39: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i = 1,2 mm. Giá trị của λ bằng A. 0,60 μm. B. 0,75 μm. C. 0,65 μm. D. 0,45 μm. Câu 40: Coi dao động điện từ của một mạch dao động LC là dao động tự do. Biết độ tự cảm của cuộn dây là L = 2.10 -2 H và điện dung của tụ điện là C = 2.10 -10 F. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động này là A. 4π.10 -6 s. B. 2π.10 -6 s. C. 4π s. D. 2π s. B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng (có bước sóng từ 0,38μm đến 0,76 μm). Khi đó tại vị trí của vân sáng bậc 4 của ánh sáng đỏ (λ = 0,76 μm) còn có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại đó ? A. 4 bức xạ khác. B. 3 bức xạ khác. C. 5 bức xạ khác. D. 6 bức xạ khác. Câu 42: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì A. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y. B. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau. C. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X. D. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y. Câu 43: Công thoát êlectron của kim loại làm catôt của một tế bào quang điện là 4,5eV. Chiếu vào catôt lần lượt các bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,16 µ m, λ 2 = 0,20 µ m, λ 3 = 0,25 µ m, λ 4 = 0,30 µ m, λ 5 = 0,36 µ m, λ 6 = 0,40 µ m. Các bức xạ gây ra được hiện tượng quang điện là: A. λ 1 , λ 2 . B. λ 1 , λ 2 , λ 3 . C. λ 3 , λ 4 , λ 5. D. λ 2 , λ 3 , λ 4 . Câu 44: Khối lượng tương đối tính của một người có khối lượng nghỉ m 0 = 54kg chuyển động với tốc v = 0,8c là A. 56kg B. 120kg C. 90kg D. 54kg Câu 45: Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là a=3 mm. Khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 4 ở khác phía vân sáng trung tâm là 3 mm. Ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm có bước sóng là A. 0,58 m µ . B. 0,75 m µ . C. 0,45 m µ . D. 0,64 m µ . Câu 46: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh ở gần Mặt Trời nhất là A. Trái Đất. B. Mộc tinh. C. Thủy tinh. D. Hỏa tinh. Câu 47: Giữa khối lượng tương đối tính và khối lượng nghỉ của cùng một vật có mối liên hệ A. m 0 = ) 2 v m(1 1 2 c − − B. m = (1 ) 2 v m 1 0 2 c + − C. m = 2 v m 1 0 2 c − D. m 0 = 2 v m 1 2 c − Câu 48: Pôzitron là phản hạt của A. electron. B. nơtron. C. nơtrinô. D. prôtôn. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP Ngày thi: 10 / 01/ 2 0 12 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 04 trang) KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2 014 -2 015 Môn thi: VẬT LÝ - Lớp 12 Ngày thi: 07/ 4 /2 015 Thời gian: 60 phút. phát đề) Mã đề thi 13 2 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết: Hằng số Plăng h=6, 625 .10 -34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c=3 .10 8 m/s; 1eV= 1, 6 .10 -19 J; e= - 1, 6 .10 -19 C; 1u=9 31, 5. trở thành các êlectron dẫn . D. êlectron thoát khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng thích hợp. Câu 31: Hạt nhân Na 23 11 được cấu tạo gồm: A. 23 p và 12 n B. 23 p và 11 n C. 11 p và 23 n D. 11 p