1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề luyện thi đại học môn Hóa học chọn lọc số 11

7 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT – KÌ THI QUỐC GIA NĂM HỌC: 2015 PHẦN I: MỨC ĐỘ BIẾT Câu 1: Metyl axetat có công thức là A. CH 3 COOCH 3 B. CH 3 COOC 2 H 5 C. CH 3 COOCH = CH 2 D. CH 2 = CHCOOCH 3 Câu 2: Chất béo là Trieste của axit béo với A. C 3 H 5 (OH) 3 B. C 2 H 5 OH C. C 2 H 4 (OH) 2 D. C 2 H 5 (OH) 3 Câu 3: Đồng phân của glucozơ là A. fructozơ . B. xenlulozơ . C. saccarozơ . D. mantozơ . Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. CH 3 NH 2 B. C 6 H 5 NH 2 . C. H 2 N – CH 2 – COOH. D. HOOC -CH 2 - CH 2 - CH(NH 2 ) – COOH. Câu 5: Thủy tinh hữu cơ được điều chế bằng cách thực hiện phản ứng trùng hợp monome nào sau đây? A. Metylmetacrylat B. Axit acrylic. C. Axit metacrylic D. Etilen Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính bazơ. D. Tính axit. Câu 7: Kim loại kiềm được dùng làm tế bào quang điện là A. Cs. B. Na. C. K. D. Li. Câu 8: Để làm mất tính cứng tạm thời người ta không dùng cách nào sau đây? A. Dùng NaCl hoặc NaNO 3 . B. Đun sôi nước. C. Dùng Ca(OH) 2 vừa đủ. D.Dùng Na 2 CO 3 hoặc Na 3 PO 4 . Câu 9: Trường hợp không đúng giữa tên quặng sắt và hợp chất sắt chính có trong quặng sắt là A. hematit nâu chứa Fe 2 O 3 . B. manhetit chứa Fe 3 O 4 . C. xiderit chứa FeCO 3 . D. pirit chứa FeS 2 . Câu 10: Các hợp chất của crom có tính chất lưỡng tính là A. Cr 2 O 3 và Cr(OH) 3 B. CrO và Cr 2 O 3 . C. Cr 2 O 3 và CrO 3 . D. CrO 3 và Cr 2 O 3 . Phần II: MỨC ĐỘ HIỂU Câu 11: Chất X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Khi cho X tác dụng với dd NaOH, đun nóng sinh ra chất Y có công thức CHO 2 Na. Công thức của X là A. HCOOC 3 H 7 . B. CH 3 COOCH 3 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOC 2 H 5 . Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H 2 SO 4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. Phát biểu đúng là 1 A. (1) và (3). B. (3) và (4). C. (2) và (4). D. (1) và (2). Câu 13: Cho các chất hữu cơ : CH 3 CH(CH 3 )NH 2 (X) và CH 3 CH(NH 2 )COOH (Y). Tên thay thế của X và Y lần lượt là A. propan–2–amin và axit 2–aminopropanoic. B. propan–2–amin và axit aminoetanoic. C. propan–1–amin và axit aminoetanoic. D. propan–1–amin và axit 2–aminopropanoic. Câu 14: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ăn nên A. rửa cá bằng giấm ăn. B. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi. C. rửa cá bằng dd Na 2 CO 3 . D. rửa cá bằng dd thuốc tím để sát trùng. Câu 15: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ t ằm và tơ enang. C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6,6 và t ơ capron. Câu 16: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường là: A. glixerol, axit axetic, glucoz ơ . B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. C. an đehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. fructozơ , axit acrylic, ancol etylic. Câu 17: Cho phản ứng: FeO + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO 3 là A. 10. B. 6. C. 9. D. 4. Câu 18: Cho dãy các chất: NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaCl, MgCl 2 , FeCl 2 , AlCl 3 . Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 tạo thành kết tủa là A. 3. B. 4. C. 1. D. 5 Câu 19: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3 , khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là: A. Mg(NO 3 ) 2 và Fe(NO 3 ) 2 B. Fe(NO 3 ) 2 và AgNO 3 C. Fe(NO 3 ) 3 và Mg(NO 3 ) 2 D. AgNO 3 và Mg(NO 3 ) 2 Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng. B. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. C.Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa D. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. PHẦN III: VẬN DỤNG THẤP Câu 21: Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam este X đơn chức, mạch hở với 200ml dd NaOH 1M vừa đủ thu được một ancol Y và 13,6 gam muối Z. Tên gọi của X là A. etyl fomat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 9,0 gam glucozơ với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 10,8 gam. B. 16,2 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam. Câu 23: Cho 10,68 gam α-amino axit X (RNH 2 COOH) tác dụng vừa đủ với 120ml dd HCl 1M. Tên gọi X là A. alanin. B. glyxin. C. lysin. D. axit glutamic. 2 Câu 24: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 13,44 lít khí CO 2 , 1,68 lít khí N 2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 12,15 gam H 2 O. Công thức phân tử của X là A. C 4 H 9 N. B. C 3 H 7 N. C. C 2 H 7 N. D. C 3 H 9 N. Câu 25: Phân tử khối trung bình của poli(vinylclorua) (PVC) là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là A. 12.000 B. 15.000 C. 24.000 D. 25.000 Câu 26: Cho 14,550 gam H 2 NCH 2 COONa tác dụng vừa đủ với dd HCl dư thì thu được dd X. Cô cạn ddX thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 25,500. B. 16,725. C. 8,775. D. 20,025. Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam đipeptit gly-ala cần vừa đủ V ml dd HCl 1M. Giá trị V là A. 200. B. 100. C. 178. D. 89. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H 2 (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Ca. C. Zn. D. Ba. Câu 29: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dd CuSO 4 1M cần m gam bột kẽm. Giá trị của m là A. 6,5. B. 6,4. C. 13,0. D. 5,6. Câu 30: Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít (đktc) . Mặt khác, cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H 2 (đktc) . Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đã dùng lần lượt là A. 4,8 (g) và 5,4 (g). B. 2,4 (g) và 5,4 (g). C. 8,1 (g) và 9,6 (g). D. 2,4 (g) và 2,7 (g). Câu 31: Cho 9,2 gam Na tác dụng với lượng nước dư thì thấy thoát ra V lít khí H 2 ( đktc). Giá trị V là A. 4,48 B. 3,36. C. 13,44 D. 6,72. Câu 32: Hòa tan m gam Fe trong lương dư dung dịch HNO 3 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị của m là A. 5,6. B. 11,2 C. 6,5 D. 16,8. Câu 33: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe 2 O 3 ở t o cao. Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với dd NaOH dư được 0,672 lít khí H 2 (đktc). Giá trị m là A. 1,080. B 0,540. C. 0,810. D. 1,755. Câu 34: Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dd HNO 3 loãng, dư thì thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp này phản ứng với dd HCl dư thu được 2,8 lít H 2 (đktc). Giá trị của m là A. 4,15. B. 5,14. C. 4,50. D. 6,95. Câu 35: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 22,35 gam KCl thấy thoát ra V lít khí (đktc) ở anot. Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 6,72. D. 2,24. PHẦN III : VẬN DỤNG CAO Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí CO 2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hóa m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là A. 14,88. B. 25,79. C. 15,48. D. 24,80. 3 Câu 37: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 2 Câu 38: Cho 8,9 gam một hợ p chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N phản ứng vớ i 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H 2 NCH 2 COOCH 3 . B. HCOOH 3 NCH=CH 2 . C. H 2 NCH 2 CH 2 COOH. D. CH 2 =CHCOONH 4 . Câu 39: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H 2 NC n H 2n COOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N 2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO 2 , H 2 O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 17,73. B. 29,55. C. 23,64. D. 11,82. Câu 40: Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,5M để thu được lượng kết tủa lớn nhất là A. 180ml. B. 90 ml C. 210 ml D. 60 ml Câu 41: Hỗ n hợ p khí X gồ m đimetylamin và hai hi đrocacbon đồng đẳ ng liên ti ế p. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml h ỗn hợ p X bằ ng một l ượng oxi vừa đủ , thu đượ c 550 ml hỗn hợ p Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công th ức phân tử của hai hiđrocacbon là A. C 2 H 4 và C 3 H 6. B. CH 4 và C 2 H 6. C. C 3 H 6 và C 4 H 8 D. C 2 H 6 và C 3 H 8. Câu 42: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 ) 2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là A. 4,72. B. 4,08. C. 4,48. D. 3,20. Câu 43: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường): (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua. (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat. (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 44: Cho dãy các oxit: NO 2 , Cr 2 O 3 , SO 2 , CrO 3 , CO 2 , P 2 O 5 , Cl 2 O 7 , SiO 2 , CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng? A. 6. B. 7. C. 8. D. 5. Câu 45: Cho dãy các chất: Al, Al(OH) 3 , Zn(OH) 2 , NaHCO 3 , Na 2 SO 4 . Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 46: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H 2 (đktc). Dung dịch Z gồm H 2 SO 4 và HCl, trong đó số mol của HCl gấp hai lần số mol của H 2 SO 4 . Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là A. 3,792 B. 4,656 C. 4,460 D. 2,790 4 Câu 47: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (a) C 3 H 4 O 2 + NaOH  X + Y (b)X + H 2 SO 4 (loãng)  Z + T (c) Z + dung dịch AgNO 3 /NH 3 (dư)  E + Ag + NH 4 NO 3 (d)Y + dung dịch AgNO 3 /NH 3 (dư)  F + Ag +NH 4 NO 3 Chất E và chất F theo thứ tự là A. (NH 4 ) 2 CO 3 và CH 3 COONH 4 B. HCOONH 4 và CH 3 COONH 4 C. (NH 4 ) 2 CO 3 và CH 3 COOH D. HCOONH 4 và CH 3 CHO Câu 48: Hòa tan hoàn toàn Fe 3 O 4 trong dung dịch H 2 SO 4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, Fe(NO 3 ) 2 , KMnO 4 , BaCl 2 , Cl 2 và Al, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là A. 7. B.4. C. 6 D. 5 Câu 49 : Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH) 2 , thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,700 A. 14,775. C. 9,850. D. 29,550. Câu 50: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của m là A. 24,5. B. 29,9. C. 19,1 D. 16,4 PHẦN IV: HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 36: n H2O > n CO2 → ancol no → n X = n H2O - n CO2 = 0,25 BTNT: n X + 2n O2 = n H2O + 2n CO2 → n O2 = 1,05 mol BTKL: m X + m O2 = m H2O + m CO2 → m X = 14,3 gam n ancol = 0,25 < n axit = 0,26 mol → tính theo ancol BTKL: m ancol + m axit = m este + m H2O hay 14,3 + 0,25x60 = m este + 0,25x18 → m este = 24,8x0,6 = 14,88 gam Câu 37: nNaOH = 12/40 = 0,3 n este = 0,15 este đơn chức mà có nNaOH/n este = 0,3/0,15 = 2 → X là este của phenol → X = RCOOC 6 H 5 RCOOC 6 H 5 + 2NaOH → RCOONa + C 6 H 5 ONa + H 2 O 0,15 0,15 0,15 →0,15(R + 67) + 0,15.116 = 29,7 → R = 15 Ta có các đồng phân sau: CH 3 COOC 6 H 5 và HCOO-C 6 H 4 -CH 3 -(o,m,p) 5 Câu 39 Cách 1: X, Y đều được tạo bởi axit amin no, đơn chức nên CTC của X: C x H 2x-1 O 4 N 3 , Y: C y H 2y-2 O 5 N 4 . Đốt cháy Y: C y H 2y-2 O 5 N 4 yCO 2 + (y-1)H 2 O 0,05 0,05y 0,05(y-1) Ta có: 44.0,05y + 18.0,05(y-1) = 36,3, suy ra y = 12 Vậy axit amin tạo ra X và Y là NH 2 C 2 H 4 COOH Số mol CO 2 thu được khi đốt 0,01 mol X là: 0,01.9 = 0,09 Khối lượng kết tủa là: 0,09.197 = 17,73 gam Cách 2:Công thức của tetrapeptit Y là C 4m H 8m – 2 N 4 O 5 Có 0,05.4m.44 + 18.0,05.(4m- 1) = 36,3 ⇒ m = 3 công thức của tripeptit X là C 9 H 17 N 3 O 4 ⇒ m BaCO 3 = 0,01.9.197 = 17,73 gam Câu 40: Cách 1: Al 2 (SO 4 ) 3 + 6NaOH → 2Al(OH) 3 + 3Na 2 SO 4 . 0,0075 0,045 V = 0,045/0,25 = 0,18 lít = 180 ml Cách 2: Giải nhanh 0,25V = 3.15 .2.0,5 ⇒ V = 180 ml Câu 41: Số H Tb trong hh H,C < Số H Tb = 2V H2O / V X = 6 < 7 → loại C, D V N2 + V CO2 = 250, V N2 < 50ml → V CO2 > 200ml → Số C Tb > 200/100 = 2 → Số C trong hh H,C phải > 2 → loại B. Chọn A Câu 42: Số mol Fe =0,05; số mol Ag + = 0,02; Cu 2+ = 0,1. Thứ tự pứ: Fe + 2Ag +  2Ag 0,01 0,02 0,02 còn 0,04mol Fe Fe+ Cu 2+ = Cu 0,04 dư 0,04. Klg m= 0,02.108 + 0,04.64= 4,72 Câu 44: Gồm NO 2 ; SO 2 ; CrO 3 ; CO 2 ; P 2 O 5 ; Cl 2 O 7 Câu 46: Cách 1: n H 2 = 0,024 mol n OH - trong Y = 0,048 mol n H + = OH - = 0,048 mol, do đó số mol HCl = 0,024 mol, H 2 SO 4 = 0,012 mol n H 2 O tạo ra từ phản ứng Y và Z = 0,048 mol BTKL: m = 1,788 + 0,048.17+ 0,024.36,5 + 0,012.98 – 0,048.18 = 3,792 gam Cách 2: Có nH 2 SO 4 = x mol; n HCl = 2x mol 4x = 0,024.2 => x = 0,012 mol => m muối = 1,788 + 0,024.35,5 + 0,012.96 = 3,792 gam Câu 47: C 3 H 4 O 2 là este HCOO-CH=CH 2 nên X là HCOONa; Y là CH 3 CHO suy ra E, F như trên. 6 Câu 48: Fe 3 O 4 +H 2 SO 4 loãng (dư) → dung dịch X ( Fe 2+ , Fe 3+ , SO 4 2- , H + ) DD X td được với:NaOH, Cu, Fe(NO 3 ) 2 KMnO 4 , BaCl 2 , Cl 2 và Al Câu 49 : Số mol OH – :số mol CO 2 =0,35:0,15=2,73>2=>số mol CO 3 2– =0,15>số mol Ba 2+ =0,1 =>m=0,1×197=19,7 Câu 50: Cách 1: Do khi hoà tan hh vào NaOH được nhiều H 2 hơn khi cho vào nước chứng tỏ khi cho vào nước Al còn dư. Ba + 2H 2 O Ba(OH) 2 + H 2 x x x 2Al + Ba(OH) 2 + 2H 2 O Ba(AlO 2 ) 2 + 3H 2 2x x 3x Ta có: x + 3x = 8,96/22,4 = 0,4, suy ra x = 0,1 Số mol Ba = 0,1, số mol Al đã pư = 0,2 Khi cho vào NaOH, lượng H 2 nhiều hơn là do pư: Al + OH - + H 2 O → AlO 2 - + 1,5H 2 Số mol H 2 thu được thêm = 0,7 – 0,4 = 0,3 Vậy số mol Al còn dư = 0,3/1,5 = 0,2 Tổng số mol Al = 0,4 mol Vậy m X = 0,1.147 + 0,4.27 = 24,5 gam Cách 2: Ta có: n Alpư = n Na + n K + 2 nBa + Bte: Th1: 2n Ba + 3n Alpư = 2n H2 hay 2n Ba + 3. 2n Ba = 2. 0,4 → n Ba = 0,1 Th2: 2n Ba + 3n Alđầu = 2n H2 hay 2.0,1 + 3n Alđầu = 2.0,7 → n Alđầu = 0,4 m X = m Ba + m Al = 0,1x137 + 0,4 X 27 = 24,5 gam 7 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT – KÌ THI QUỐC GIA NĂM HỌC: 2015 PHẦN I: MỨC ĐỘ BIẾT Câu 1: Metyl axetat có công thức là A. CH 3 COOCH 3 . ml Câu 41: Số H Tb trong hh H,C < Số H Tb = 2V H2O / V X = 6 < 7 → loại C, D V N2 + V CO2 = 250, V N2 < 50ml → V CO2 > 200ml → Số C Tb > 200/100 = 2 → Số C trong. với:NaOH, Cu, Fe(NO 3 ) 2 KMnO 4 , BaCl 2 , Cl 2 và Al Câu 49 : Số mol OH – :số mol CO 2 =0,35:0,15=2,73>2=> ;số mol CO 3 2– =0,15> ;số mol Ba 2+ =0,1 =>m=0,1×197=19,7 Câu 50: Cách 1: Do khi

Ngày đăng: 31/07/2015, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w