1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề luyện thi đại học môn Hóa học chọn lọc số 13

4 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Trường THPT Nguyễn Văn Linh Đề dự thảo tốt nghiệp môn Hóa năm 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ DỰ THẢO TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2015 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH Môn: HOÁ HỌC *Mức độ biết: Câu 1: Este nào sau đây có mùi thơm của chuối? A. Isoamyl axetat. B. Benzyl axetat. C. Etyl axetat. D. Phenyl axetat. Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Fructozơ. Câu 3: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II ? A. CH 3 –NH–CH 3 B. CH 3 –CH(CH 3 )–NH 2 C. H 2 N-[CH 2 ] 6 –NH 2 D. C 6 H 5 NH 2 Câu 4: Monome được dùng để điều chế polietilen là A. CH 2 =CH 2 . B. CH 2 =CH-CH 3 . C. CH≡CH. D. CH 2 =CH-CH=CH 2 . Câu 5: Trong quá trình điện phân nóng chảy NaCl, ở catot xảy ra quá trình nào sau đây? A. Khử ion Na + . B. Oxi hoá ion Na + . C. Khử Cl - . D. Oxi hoá Cl - . Câu 6: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong lọ có chứa: A. Dầu hỏa. B. Ancol etylic. C. Glixerol . D. Phenol lỏng. Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Ba, Ca. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Mg, K. Câu 8: Kim loại tan trong dung dịch NaOH là A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Mg. Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử Fe là A. [Ar] 3d 6 4s 2 . B. [Ar]3d 5 4s 1 . C. [Ar]4s 2 3d 6 . D. [Ar]3d 7 4s 1 . Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch K 2 CrO 4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu vàng sang màu da cam. B. màu da cam sang màu vàng. C. màu lục xám sang màu da cam. D. màu vàng sang màu lục thẫm. Câu 11: Khí nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom? A. SO 2 . B. CO. C. HCl. D. CO 2 . Câu 12: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Clo. Để khử Clo, có thể xịt vào phòng chất nào sau đây? A. NH 3 . B. HCl. C.O 2 . D. CO 2 . Câu 13: Cho các chất sau: HCOOCH 3 ; C 2 H 5 OH; CH 3 COOH; HCHO; C 6 H 12 O 6 ; C 3 H 6 và CH 3 COOC 6 H 5 . Khi đốt cháy, số chất có số mol H 2 O bằng số mol CO 2 là: A. 5. B. 6. C.4. D. 3. Câu 14: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện từ oxit của chúng là: A. Fe, Ni, Pb. B. Fe, Cu, Al. C. Zn, Fe, Au. D. Al, Mg, K. Câu 15: Để khử mùi tanh của cá, ta dùng chất nào sau đây? A. Giấm ăn. B. Rượu. C.Nước đường. D. Nước muối. *Mức độ hiểu: Câu 16: Số đồng phân đơn chức, mạch hở ứng với công thức phân tử C 3 H 6 O 2 là: A. 3. B. 2. C. 4. D.1. Câu 17: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với A. Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. B. Dung dịch NaCl. C. AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng. D. Hiđro. Câu 18: Chất không phản ứng với dung dịch axit clohiđric là A. Metylamoni sunfat. B. Anilin. C. Natri axetat. D. Metylamin. 1 Trường THPT Nguyễn Văn Linh Đề dự thảo tốt nghiệp môn Hóa năm 2015 Câu 19: Amino axit C 4 H 9 O 2 N, có số đồng phân nhóm amino ở vị trí α là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 20. Một cation kim loại M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là : 2s 2 2p 6 . Vậy cấu hình electron lớp ngoài cùng không đúng của nguyên tử kim loại M là A. 3s 2 3p 3 B.3s 2 3p 1 C. 3s 1 D. 3s 2 Câu 21: Khi dẫn từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy có hiện tượng A. Kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. B. Không có hiện tượng. C. Kết tủa trắng xuất hiện. D. Bọt khí và kết tủa trắng. Câu 22: Các dung dịch: BaCl 2 , MgCl 2 và AlCl 3 đều không màu. Để phân biệt ba dung dịch này, ta dùng lượng dư chất nào sau đây? A. NaOH. B. HNO 3 . C. HCl. D. NaCl. Câu 23: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. AgNO 3 và FeCl 3 . B. CuSO 4 và MgCl 2 . C. AgNO 3 và FeCl 2 . D. HCl và AlCl 3 . Câu 24: Sục khí Cl 2 vào dung dịch CrCl 3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là A. Na 2 CrO 4 , NaCl, H 2 O. B. Na 2 CrO 4 , NaClO 3 , H 2 O. C. NaCrO 2 , NaCl, NaClO, H 2 O. D. Na 2 Cr 2 O 7 , NaCl, H 2 O. Câu 25: Có 5 dung dịch riêng đựng riêng biệt chứa các cation sau: NH 4 + , Mg 2+ , Fe 2+ , Fe 3+ , Al 3+ (cùng nồng độ 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên đến dư, có thể nhận biết tối đa bao nhiêu dung dịch? A. 5 . B. 3 . C. 2. D. 4 . Câu 26: Chất thuộc loại đipeptit là? A. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH. B. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -COOH. C. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -COOH. D. H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH Câu 27: Cho các dung dịch sau: etyl fomat, etanol, etanal, glucozơ, axit fomic, saccarozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch AgNO 3 trong môi trường NH 3 , đun nóng là: A. 4 . B. 3 . C. 2. D. 1 . Câu 28: Cho một vật bằng nhôm vào dung dịch NaOH. Số phản ứng hóa học đã xảy ra là: A. 3 . B. 4 . C. 2. D. 1 . Câu 29: Để bảo quản dung dịch muối FeCl 2 , ta dùng kim loại nào sau đây: A. Fe . B. Zn . C. Cu. D. Ag . Câu 30: Dùng chất nào sau đây để phân biệt Gly-Val và Gly-Ala-Val? A. Cu(OH) 2 /OH - . B. Iot . C. Br 2 . D. AgNO 3 . *Mức độ vận dụng thấp. Câu 31: Xà phòng hoá hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml. Câu 32: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 30ml NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là A. 17,80 gam. B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 16,68 gam. Câu 33: Cho m gam glucozơ lên men thành etanol với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 22,50 B. 90,00. C. 11,25 D. 14,40 Câu 34: Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là A. 8,15 gam. B. 8,05 gam. C. 8,10 gam. D. 7,88 gam. Câu 35: Một α- amino axit X chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là A. Alanin. B. Valin. C. Axit glutamic. D. Glixin 2 Trường THPT Nguyễn Văn Linh Đề dự thảo tốt nghiệp môn Hóa năm 2015 Câu 36: Từ 4 tấn etilen có chứa 30% tạp chất, điều chế được bao nhiêu tấn polietilen? (Biết hiệu suất đạt 90%) A. 2,52 B. 2,80 C. 1,08 D.3,60 Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 28 gam bột Fe vào dung dịch AgNO 3 lấy dư, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng có khối lượng là A. 162 gam. B. 108 gam. C. 216 gam. D. 154 gam. Câu 38: Cho hỗn hợp hai kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch X và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch X là A. 200 ml. B. 100 ml. C. 300 ml. D. 600 ml. Câu 39: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al 2 O 3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là A. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al 2 O 3 B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al 2 O 3 C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al 2 O 3 D. 10,8 gam Al và 31,2 gam Al 2 O 3 Câu 40: Cho sắt tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được V lít H 2 (đktc) và dung dịch muối Y, cô cạn Y được tinh thể FeSO 4 .7H 2 O có khối lượng là 55,6 gam. Giá trị V là A. 4,48 lít. B. 7,33 lít. C. 0,64 lít. D. 6,23 lít. *Mức độ vận dụng cao. Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp ba este đơn chức thì cần vừa đủ 4,928 lít O 2 , sau phản ứng thu được 4,48 lít CO 2 và 3,6 gam H 2 O, (các khí ở đktc). Giá trị a là A. 5,36. B. 4,08. C. 13,28. D. 2,80. HDG: số mol oxi trong este: (2.4,48:22,4 + 2.3,6:18- 2.4,928:22,4):2= 0,08mol Giá trị a= 12.0,2 + 2.0,2 + 32.0,08=5,36g Câu 42. Thể tích dung dịch HNO 3 67,5% (D= 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO 3 bị hao hụt là 20 %). A. 70 lít. B. 81 lít. C. 55 lít. D. 49 lít. HDG: V HNO3 = 89,1:297.3.63.100:67,5:1,5.100:80 = 70 lít. Câu 43: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C 4 H 9 NO 2 . Cho 4,12 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,76. B. 3,84. C. 3,28. D. 9,6. HDG: X có CTCT là: CH 2 =CH-COOH 3 N-CH 3 => muối: mCH 2 =CH-COONa = 94. 4,12:103=3,76g Câu 44: Cho a gam Cu vào dung dịch X có chứa 0,01 mol Fe(NO) 3 và 0,15 mol HCl, thấy có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất). Kết thúc phản ứng giá trị a thu được tối đa là A. 3,20. B. 0,32. C. 3,92. D. 5,12. HDG: Cu + 2Fe(NO 3 ) 3 -> 2Fe(NO 3 ) 2 + Cu(NO 3 ) 2 5.10 -3 0,01 0,01 5.10 -3 (mol) 3Cu + 8H + (dư) + 2NO 3 - -> 3Cu 2+ + 2NO + 4H 2 O 0,045 0,03 mCu = 64( 0,045+ 5.10 -3 )=3,2g. Câu 45: Dung dịch X có chứa các ion: Mg 2+ , Ca 2+ , Ba 2+ , 0,1 mol Cl - và 0,2 mol NO 3 - . Cho V ml dung dịch K 2 CO 3 vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị V cần dùng là A. 150. B. 300. C. 200. D. 250. HDG: số mol cation = (0,1+0,2):2=0,15mol. =>nK 2 CO 3 =0,15 =>V=150ml. Câu 46: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO 2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được 35,2 gam CO 2 và y mol H 2 O. Giá trị của y là A. 0,6. B. 0,8. C. 0,2. D. 0,3. HDG: số mol oxi(O) trong axit= số mol axit= số mol CO 2 = 15,68:22,4=0,7 mol. 3 Trường THPT Nguyễn Văn Linh Đề dự thảo tốt nghiệp môn Hóa năm 2015 Giá trị y = 0,7.2 + 2.8,96:22,4 – 2.35,2:44=0,6 mol. Câu 47: Có m gam hỗn hợp Al, Ag. Cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với axit H 2 SO 4 loãng thì có 6,72 lit khí H 2 (đktc) bay ra. Cũng m gam hỗn hợp trên nếu cho phản ứng hết với HNO 3 đặc, nguội thì có 3,36 lit khí màu nâu đỏ bay ra (đktc) duy nhất. Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với axit HNO 3 loãng thì thể tích (lít) khí NO (đktc) thu được là A. 5,60 B. 6,72 C. 6,97 D. 16,80 HDG: số mol e nhận= 2.6,72:22,4+3,36:22,4=0,75mol=>số mol NO=0,75:3=0,25=>V NO =5,6lit Câu 48. Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl 3 0,2M. Sau phản ứng kết thúc, khối lượng (gam)kết tủa thu được là: A . 0,78 B. 1,56 C. 0,97 g D. 0,68 HDG: mAl(OH) 3 = 78(4.0,1.0,2-0,7.0,1)=0,78gam Câu 49: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO 3 loãng dư, sau phản ứng thu được sản phẩm khử gồm 0,15 mol NO, 0,05mol N 2 O và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X có khối lượng muối khan thu được là: A. 110,7 gam B. 89,8 gam C. 116,9 gam D. 90,3 gam HDG: khối lượng muối nitrat= 58+62(0,15.3+0,05.8)=110,7g Câu 50. Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α – amino axit có cùng công thức dạng H 2 NC x H y COOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là : A . 7,25. B.6,53. C. 5,06. D. 8,25. HDG: gọi a là số mol tripepit. Áp dụng BTKL ta có: 4,34+2a.18+3a.40=6,38+3a.18=>a=0,02. => giá trị m = 4,34+2.0,02.18+3.0,02.36,5=7,25 gam. HẾT 4 . Trường THPT Nguyễn Văn Linh Đề dự thảo tốt nghiệp môn Hóa năm 2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ DỰ THẢO TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2015 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH Môn: HOÁ HỌC *Mức độ biết: Câu. 0,6. B. 0,8. C. 0,2. D. 0,3. HDG: số mol oxi(O) trong axit= số mol axit= số mol CO 2 = 15,68:22,4=0,7 mol. 3 Trường THPT Nguyễn Văn Linh Đề dự thảo tốt nghiệp môn Hóa năm 2015 Giá trị y = 0,7.2. Natri axetat. D. Metylamin. 1 Trường THPT Nguyễn Văn Linh Đề dự thảo tốt nghiệp môn Hóa năm 2015 Câu 19: Amino axit C 4 H 9 O 2 N, có số đồng phân nhóm amino ở vị trí α là A. 2. B. 3. C. 1. D.

Ngày đăng: 31/07/2015, 17:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w