ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM 2014 Môn: Vật Lí ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 07 trang) Ngày thi: 25 tháng 05 năm 2014 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: ………………………….……………… Số báo danh: ………………………………………………… Cho biết: m e = 9,1.10 -31 kg; e = – 1,6.10 -19 C; h = 6,625.10 -34 Js; C = 3.10 8 m/s; N A = 6,02.10 23 mol -1 . I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 Câu, từ Câu 1 đến Câu 40). Câu 1: Hai chất điểm M, N có cùng khối lượng dao động điều hòa cùng tần số f =2 Hz. Dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của M, N đều trên cùng một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 6cm, của N là 12cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ban đầu 2 vật cùng đi qua vị trí cân bằng theo chiều ngược nhau thời điểm đầu tiên khoảng cách 2 vật cách nhau 9cm là A. 4s B. 4/3s C.1/24s D. 3s Câu 2: Một vật thực hiện đồng thời 3 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có phương trình là x 1 , x 2 , x 3 . Biết 12 x 6cos( t )cm 6 π = π + ; 23 x 6cos( t )cm 3 2π = π + ; 13 x 6 2 cos( t )cm 4 π = π + . Khi li độ của dao động x 1 đạt giá trị cực đại thì phương trình dao động của x 3 là A. 3 11 6 2 cos( ) 12 x t π π = + cm. B. 3 11 6cos( ) 12 x t π π = + cm. C. 3 10 6 2 cos( ) 12 x t π π = + cm. D. 3 10 6cos( ) 12 x t π π = + cm. Câu 3: Khi nói về dao động điều hòa của con lắc đơn gồm sợi dây mảnh không dãn và vật nhỏ, câu nào dưới đây sai? A. Lực căng của sợi dây có độ lớn nhỏ nhất khi vật nhỏ ở vị trí cao nhất. B. Khi đưa con lắc lên cao thì chu kì của nó giảm vì gia tốc trọng trường giảm. C. Tại một nơi nhất định, chu kì dao động của con lắc chỉ phụ thuộc chiều dài sợi dây. D. Khi qua vi trí cân bằng thì vận tốc của vật nhỏ có độ lớn lớn nhất. Câu 4: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức. B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ. C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức. D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức. Câu 5: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, lò xo có độ cứng 10(N/m), vật nặng có khối lượng m = 100(g). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,2. Lấy g = 10(m/s 2 ); π = 3,14. Ban đầu vật nặng được thả nhẹ tại vị trí lò xo dãn 6(cm). Tốc độ trung bình của vật nặng trong thời gian kể từ thời điểm thả đến thời điểm vật qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên là A. 22,93cm/s B. 25,48cm/s C. 38,22cm/s D. 28,66(cm/s) Câu 6: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích điện q = 20µC và lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện, trên mặt bàn nhẵn thì xuất hiện tức thời một điện trường đều trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động trên một đoạn thẳng dài 4 cm. Độ lớn cường độ điện trường E là A. 2.10 4 V/m. B. 2,5.10 4 V/m. C. 1,5.10 4 V/m. D. 10 4 V/m. Câu 7: Một vật dao động với biên độ 6cm. Lúc t = 0, con lắc qua vị trí có li độ x = 3 2 cm theo chiều dương với gia tốc có độ lớn 2 /3cm/s 2 . Phương trình dao động của con lắc là A. x = 6cos9t(cm) B. x = 6cos(t/3 - π/4)(cm). C. x = 6cos(t/3 + π/4)(cm). D. x = 6cos(t/3 + π/3)(cm). Trang 1/7 - Mã đề thi 101 Mã đề thi 101 Câu 8: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 6cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt qua 230 cm/s 2 là T/2. Lấy 10 2 = π . Giá trị của T A. 4s B. 3s C. 2s D. 5s Câu 9: Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động của các vật lần lượt là: x 1 = 3cos(5πt-π/3) và x 2 = 3 cos(5πt-π/6) (x tính bằng cm; t tính bằng s). Trong khoảng thời gian 1s đầu tiên thì hai vật gặp nhau mấy lần? A. 8 lần B. 6 lần C. 4 lần D. 5 lần Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm, tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng 2 cm. Đường thẳng Δ song song với AB và cách AB một khoảng 2 cm cắt đường trung trực của AB tại C, cắt vân giao thoa cực tiểu gần C nhất tại M. Khoảng cách CM là A. 0,64 cm B. 0,5 cm C. 0,56 cm D. 0,42 cm Câu 11: Cho đoạn mạch điện AB gồm mạch AM mắc nối tiếp với mạch MB. Mạch AM chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1 2π H; mạch MB gồm điện trở hoạt động R = 40Ω và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Giữa AB có một điện áp xoay chiều u = 200cos100πt(V) luôn ổn định. Điều chỉnh C cho đến khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch MB đạt cực đại (U MB ) max . Giá trị của (U MB ) max là A. 361 V. B. 220 V. C. 255 V. D. 281 V. Câu 12: Hai nguồn sóng cơ AB cách nhau 21 cm dao động theo các phương trình u 1 =acos(4πt); u 2 = bcos(4πt+π), lan truyền trong môi trường với tốc độ 12cm/s. Tìm số điểm dao động cực đại trên đoạn thẳng AB A. 7 B. 8 C. 6 D. 5 Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều: )100cos(2220 tu π = V(t tính bằng giây) vào hai đầu mạch gồm điện trở R=100Ω, cuộn thuần cảm L=318,3mH và tụ điện C=15,92μF mắc nối tiếp. Trong một chu kì, khoảng thời gian điện áp hai đầu đoạn mạch sinh công dương cung cấp điện năng cho mạch bằng A. 20ms B. 17,5ms C. 12,5ms D. 15ms Câu 14: Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với biên độ không đổi. Phương trình sóng tại M có dạng u=2sin(πt+ϕ) (cm). Tại thời điểm t 1 li độ của điểm M là √3 cm và đang tăng thì li độ tại điểm M sau thời điểm t 1 một khoảng 1/6 (s) chỉ có thể là giá trị nào trong các giá trị sau A. -2,5 cm B. -3 cm C. 2 cm D. 3 cm Câu 15: Đặt vào hai đầu đoạn mạch hình 3.28 một điện áp u = U o cos(100t + ϕ u ), thì các điện áp u AM = 160 2 cos(100t) V và u MB = 100 2 cos(100t+π/2) V. Biết R o = 80Ω, C o = 125μF. Cường độ dòng điện chạy qua hộp X có biểu thức là A. i = 2cos(100t + π/4)A B. i = 2 2 cos(100t + π/2)A C. i = 2cos(100t - π/4)A D. i = 2cos(100t)A Câu 16: Giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B giống hệt nhau có tần số 40Hz và cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,6m/s. Xét đường thẳng By nằm trên mặt nước và vuông góc với AB. Điểm trên By dao động với biên độ cực tiểu xa B nhất là A. 66,29cm B. 67,04cm C. 65,25cm D. 67cm Câu 17: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng. B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng. C. Sóng cơ không truyền được trong chân không. D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng. Trang 2/7 - Mã đề thi 101 ∅ • R o C o ∅ A B M Hình 3.28 X Câu 18: Trong một bản hợp ca, coi mọi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và coi cùng tần số. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm là 68 dB. Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80 dB. Số ca sĩ có trong ban hợp ca là A. 16 người. B. 12 người. C. 10 người. D. 18 người Câu 19: Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; 234 92 U ; 6 3 Li lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 233,9525u; 6,0145u và 1u = 931,5MeV/c 2 . So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 6 3 Li thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 234 92 U A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV. B. lớn hơn một lượng là 2,58 MeV. C. nhỏ hơn một lượng là 8,96 MeV. D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV. Câu 20: Gọi ∆t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi e lần (e là cơ số của lôga tự nhiên với lne = 1), T là chu kỳ bán rã của chất phóng xạ. Hỏi sau khoảng thời gian 0,69∆t chất phóng xạ mất đi bao nhiêu phần trăm lượng ban đầu? A. 60%. B. 40%. C. 50%. D. 70%. Câu 21: Một bệnh nhân điều trị ưng thư bằng tia gama lần đầu tiên điều trị trong 10 phút. Sau 5 tuần điều trị lần 2. Hỏi trong lần 2 phải chiếu xạ trong thời gian bao lâu để bệnh nhân nhận được tia gama như lần đầu tiên. Cho chu kỳ bán rã T=70 ngày và xem t<< T. A. 17phút B. 20phút C. 14phút D. 10 phút Câu 22: Tìm năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân 84 Po210 phóng xạ tia α và tạo thành đồng vị 206 Pb. Cho các năng lượng liên kết riêng của hạt α là 7,13 MeV, 210 Po là 7,63 MeV, 206 Pb là 7,7 MeV. A. 13,98MeV. B. 12,42 MeV. C. 11,51MeV. D. 17,24 MeV. Câu 23: Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện C trong mạch điện xoay chiều không đổi thì dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp là φ 1 và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 30V. Nếu thay C 1 =3C thì dòng điện chậm pha hơn điện áp φ 2 = π/2−φ 1 và điện áp hai đầu cuộn dây là 90V. Tìm điện áp cực đại của dòng xoay chiều lắp vào mạch A. 60 2V B. 50 2V C. 60V D. 50V Câu 24: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC (L thuần cảm) nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Tại thời điểm t 1 các giá trị tức thời u L (t 1 ) = -30 3 V, u R (t 1 ) = 40V. Tại thời điểm t 2 các giá trị tức thời u L (t 2 ) = 60V, u C (t 2 ) = -120V, u R (t 2 ) = 0V. Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch là A. 200V B. 60 V C. 100 V D. 50 3 V Câu 25: Tìm phát biểu sai về phản ứng nhiệt hạch A. Sự kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn. B. Mỗi phản ứng kết hợp toả ra một năng lượng bé hơn một phản ứng nhiệt hạch, nhưng tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng kết hợp lại toả năng lượng nhiều hơn. C. Phản ứng kết hợp toả năng lượng nhiều, làm nóng môi trường xung quanh nên ta gọi là phản ứng nhiệt hạch. D. Con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng không kiểm soát được. Câu 26: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Iâng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 0,6 m λ µ = và bước sóng 2 λ chưa biết. Khoảng cách hai khe a = 0,2 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 1m. Trong một khoảng rộng L = 2,4cm trên màn, đếm được 19 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Tính 2 λ , biết hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L A. 2 0,8 m λ µ = B. 2 0,4 m λ µ = C. 2 0,24 m λ µ = D. 2 0,12 m λ µ = Câu 27: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe sáng là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m, bước sóng ánh sáng là 0,6 m µ . Xét hai điểm M và N (ở hai phía đối với O) có toạ độ lần lượt là x M = 3,6 mm và x N = -5,4 mm. Trong khoảng giữa M và N (không tính M, N) có A. 13 vân tối, 14 vân sáng B. 14 vân tối, 15 vân sáng C. 15 vân tối, 16 vân sáng D. 16 vân tối, 17 vân sáng Trang 3/7 - Mã đề thi 101 Câu 28: Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A=8 o . Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1 m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là A. 4,0 o B. 5,2 o C. 6,3 o D. 7,8 o Câu 29: Chọn câu sai A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. B. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau. C. Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. D. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng. Câu 30: Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì A. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. C. Nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng. D. Áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn. Câu 31: Một tia sáng trắng chiếu tới bản hai mặt song song với góc tới i = 30 0 . Biết chiết suất của bản mặt đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,732 và 1,70. Bề dày của bản mặt e = 2 cm. Độ rộng của chùm tia khi ra khỏi bản mặt là A. 0,146 cm. B. 0,0146 m. C. 0,0149cm. D. 0,0292 cm. Câu 32: Phát biểu nào sau đây không phải là các đặc điểm của tia X? A. Khả năng đâm xuyên mạnh. B. Có thể đi qua được lớp chì dày vài cm. C. Tác dụng mạnh lên kính ảnh. D. Gây ra hiện tượng quang điện. Câu 33: Một lò xo nhẹ độ cứng k = 20 N/m đặt thẳng đứng, đầu dưới gắn cố định, đầu trên gắn với một cái đĩa nhỏ khối lượng M = 600 g, một vật nhỏ khối lượng m = 200 g được thả rơi từ độ cao h = 20 cm so với đĩa, khi vật nhỏ chạm đĩa thì chúng bắt đầu dao động điều hòa, coi va chạm hoàn toàn không đàn hồi. Chọn t = 0 ngay lúc va chạm, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của hệ vật M + m, chiều dương hướng xuống. Phương trình dao động của hệ vật là A. 3 x π 1 2 cos 5t cm 4 0 ÷ = − B. 3 x π 2 2 cos 5t cm 4 0 ÷ = − C. π 2 cosx 10 5t cm 4 + ÷ = D. π 2 cosx 20 5t cm 4 − ÷ = Câu 34: Khi chiếu một bức xạ điện từ 0,546 m λ µ = lên bề mặt một kim loại dùng làm catot của một tế bào quang điện, thu được dòng bão hòa có cường độ I = 2.10 -3 A. Công suất bức xạ điện từ là 1,515W. Hiệu suất lượng tử bằng A. 0,5.10 -2 B. 0,3.10 -2 C. 0,3.10 -3 D. 0,5.10 -3 Câu 35: Khi chiếu một chùm sáng đơn sắc vào một kim loại có hiện tượng quang điện xảy ra. Nếu dùng một hiệu điện thế hãm bằng 3,0 V thì các quang electron không tới anốt được. Cho biết tần số giới hạn của kim loại đó là 14 -1 -34 -19 6.10 s , =6,625.10 Js, e=1,6.10 C . Tần số của chùm ánh sáng tới sẽ là A. 1,5.10 14 H Z B. 1,25.10 14 H Z C. 13,25.10 14 H Z D. 25.10 14 H Z Câu 36: Lần lượt chiếu vào catốt của một tế bào quang điện các bức xạ điện từ gồm bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,26 μm và bức xạ có bước sóng λ 2 =1,2λ 1 thì vận tốc ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện bứt ra từ catốt lần lượt là v 1 và v 2 với v 2 = 3 4 v 1 . Giới hạn quang điện λ 0 của kim loại làm catốt này là A. 0,42 μm. B. 0,45 μm. C. 1,00 μm. D. 0,90 μm. Câu 37: Biết mức năng lượng ứng với quĩ đạo dừng n trong nguyên tử hiđrô: E n = -13,6/n 2 (eV); n = 1,2,3, Electron trong nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có bán kính quĩ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì nguyên tử phát ra bức xạ có năng lượng lớn nhất là A. 13,6 eV B. 12,1 eV C. 10,2 eV D. 4,5 eV Trang 4/7 - Mã đề thi 101 Câu 38: Chọn câu đúng. Pin quang điện là nguồn điện trong đó A. quang năng được trực tiếp biến đổi thành điện năng. B. năng lượng Mặt Trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng. C. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện. D. một quang điện trở, khi được chiếu sáng, thì trở thành máy phát điện. Câu 39: Khi tăng điện áp cực đại của ống cu lít giơ từ U lên 2U thì bước sóng giới hạn của tia X phát ra thay đổi 1,9 lần. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron thoát ra từ ống bằng A. 4 9 e eU m B. 9 e eU m C. 2 9 e eU m D. 2 3 e eU m Câu 40: Trong mạch dao động điện từ LC, khi dùng tụ điện có điện dung C 1 thì tần số dao động là f 1 = 30kHz, khi dùng tụ điện có điện dung C 2 thì tần số dao động là f 2 = 40kHz. Khi dùng hai tụ điện có các điện dung C 1 và C 2 ghép song song thì tần số dao động điện từ là A. 38kHz. B. 35kHz. C. 50kHz. D. 24kHz. II. PHẦN RIÊNG (10 Câu). Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình chuẩn (10 Câu từ Câu 41 đến Câu 50 ) Câu 41: Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tụ cảm L = 30µH một tụ điện có C = 3000pF. Điện trở thuần của mạch dao động là 1Ω. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6V phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện có công suất A. 1,8 W B. 1,8 mW C. 0,18 W D. 5,5 mW Câu 42: Đoạn mạch AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L có thể thay đổi mắc giữa A và M, điện trở thuần mắc giữa M và N, tụ điện mắc giữa N và B mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu A , B của mạch điện một điện áp xoay chiều có tần số f, điện áp hiệu dụng U ổn định. Điều chỉnh L để có u MB vuông pha với u AB , sau đó tăng giá trị của L thì trong mạch sẽ có A. U AM tăng, I giảm. B. U AM giảm, I tăng. C. U AM giảm, I giảm. D. U AM tăng, I tăng. Câu 43: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ điện C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ngay tại thời điểm nặng lượng điện trường trong tụ gấp đôi năng lượng từ trường trong cuộn cảm, một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Điện áp cực đại hai đầu cuộn cảm đó sẽ bằng bao nhiêu lần so với lúc đầu? A. 2 3 B. 1 3 C. 1 3 D. 2 3 Câu 44: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể? A. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện. B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung. C. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian. D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm. Câu 45: Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức cường độ là −= 2 cos 0 π ω tIi , I 0 > 0. Tính từ lúc )(0 st = , điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là A. 0 B. 0 2I ω C. 0 2I π ω D. 0 2 I π ω Câu 46: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy phát điện xoay chiều một pha? A. Hệ thống vành khuyên và chổi quét được gọi là bộ góp. B. Phần tạo ra dòng điện là phần ứng. C. Phần cảm luôn là bộ phận đứng yên. D. Phần tạo ra từ trường là phần cảm. Câu 47: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất tiêu thụ của đoạn mạch điện RLC không phân nhánh theo độ tự cảm L của cuộn cảm.Biết R = 40Ω; điện áp hai đầu đoạn mạch là Trang 5/7 - Mã đề thi 101 P( W) L( H ) 24 2 302 ,5 0 u = U 0 cosωt luôn ổn định. Dung kháng của tụ điện bằng A. 20 Ω. B. 50 Ω. C. 60 Ω. D. 30Ω Câu 48: Cho mạch điện xoay chiều (RLC) có điện dung C thay đổi được và R = 3 Z L . Điều chỉnh điện dung C để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện cực đại thì biểu thức hiệu điện thế tức thời ở hai đầu tụ C có dạng ( ) 400cos100u t t π = (V). Biểu thức điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch có dạng A. ( ) 200 3 cos(100 ) 6 u t t V π π = + B. ( ) 200 3 cos(100 ) 6 u t t V π π = − C. ( ) 200 2 cos(100 ) 6 u t t V π π = + D. ( ) 200 2 cos(100 ) 6 u t t V π π = − Câu 49: Ta cần truyền một công suất điện 1MW dưới một điện áp hiệu dụng 10kV đi xa bằng đường dây một pha. Mạch có hệ số công suất cos ϕ = 0,85. Muốn cho tỉ lệ năng lượng mất mát trên đường dây không quá 8% thì điện trở của đường dây phải có giá trị là A. 5,78R ≤ Ω B. R ≤ 3,2 Ω . C. R ≤ 6,4k Ω . D. R ≤ 3,2k Ω . Câu 50: Công suất tức thời của dòng điện xoay chiều A. luôn biến thiên cùng pha, cùng tân số với dòng điện. B. luôn là hằng số. C. luôn biến thiên với tần số bằng 2 lần tần số của dòng điện. D. có giá trị trung bình biến thiên theo thời gian. B. Theo chương trình Nâng cao (10 Câu, từ Câu 51 đến Câu 60). Câu 51: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là += 2 .100cos 01 π π tIi (A). Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là −= 6 .100cos 02 π π tIi (A). Điện áp hai đầu đoạn mạch là A. 60 2 cos(100 ) 3 u t V π π = − B. 60 2 cos(100 ) 6 u t V π π = − C. 60 2 cos(100 ) 3 u t V π π = + D. 60 2 cos(100 ) 6 u t V π π = + Câu 52: Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở không đáng kể, được mắc với mạch ngoài là một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L. Khi tốc độ quay của roto là n 1 và n 2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị. Khi tốc độ quay là n 0 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại. Mối liên hệ giữa n 1 , n 2 và n 0 là A. 2 0 1 2 n n n= B. 2 2 2 1 2 0 2 2 1 2 2n n n n n = + C. 2 2 2 1 2 0 2 n n n + = D. 2 2 2 0 1 2 n n n= + Câu 53: Đặt điện áp xoay chiều )100cos(2220 tu π = V (t tính bằng giây) vào hai đầu mạch gồm điện trở R=100Ω, cuộn thuần cảm L=318,3mH và tụ điện C=15,92μF mắc nối tiếp. Trong một chu kì, khoảng thời gian điện áp hai đầu đoạn mạch sinh công dương cung cấp điện năng cho mạch bằng A. 20ms B. 17,5ms C. 12,5ms D. 15ms Câu 54: Cho linh kiện gồm diện trở thuần R=60Ω, cuộn cảm thuần và tụ điện C. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều vào 2 đầu đoạn mạch nối tiếp RL hoặc RC thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là i 1 = 2 cos(100πt –π/12) và i 2 = 2 cos(100πt +7π/12). Nếu đặt điện áp trên vào mạch RLC nối tiếp thì dòng điện qua mạch có biểu thức A. 2 2 cos(100πt +π/3) A. B. 2cos(100πt +π/3) A. C. 2 2 cos(100πt +π/4) A. D. 2cos(100πt +π/4) A. Câu 55: Sóng điện từ nào sau đây có thể đi vòng quanh Trái đất. A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng ngắn D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn. Câu 56: Một cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện C thay đổi được trong mạch điện xoay chiều có điện áp u = U 0 cosωt (V). Ban đầu dung kháng Z C , tổng trở cuộn dây Z d và tổng trở Z toàn Trang 6/7 - Mã đề thi 101 mạch bằng nhau và đều bằng 100Ω. Tăng điện dung thêm một lượng ∆C = π 3 10.125,0 − (F) thì tần số dao động riêng của mạch này khi đó là 80π rad/s. Tần số ω của nguồn điện xoay chiều bằng A. 80π rad/s. B. 100π rad/s. C. 40π rad/s. . D. 50π rad/s. Câu 57: Một đĩa tròn đồng chất, bán kính R đang quay đều quanh một trục vuông góc với đĩa và đi qua tâm đĩa với tốc độ góc ω 1 thì chịu tác dụng của một mômen lực cản không đổi. Đến khi tốc độ góc là ω 2 thì một điểm trên vành đĩa đi được quãng đường Δs kể từ thời điểm mômen lực bắt đầu tác dụng. Thời gian từ lúc bắt đầu có mômen lực tác dụng đến khi đĩa có tốc độ góc ω 2 là A. 1 2 2R s ω ω ∆ + B. 1 2 ( ) s R ω ω ∆ + C. 1 2 2 ( ) s R ω ω ∆ + D. 1 2 R s ∆ ω + ω Câu 58: Momen động lượng của một vật rắn quay quanh một trục cố định sẽ A. luôn luôn thay đổi. B. thay đổi khi có mô men ngoại lực tác dụng. C. thay đổi khi có ngoại lực tác dụng. D. không đổi khi hợp lực tác dụng bằng không. Câu 59: Biết nước có nhiệt dung riêng c = 4,18 kJ/kg.độ, nhiệt hóa hơi L = 2260 kJ/kg, khối lượng riêng D = 1000 kg/m 3 . Để làm bốc hơi hoàn toàn 1 mm 3 nước ở nhiệt độ ban đầu 37 0 C trong khoảng thời gian 10 s bằng một laze thì laze này phải có công suất bằng A. 3,5 W. B. 1,5 W. C. 0, 25W. D. 4,5 W. Câu 60: Vạch quang phổ của các sao trong Ngân hà A. đều bị lệch về phía bước sóng dài. B. đều bị lệch về phía bước sóng ngắn. C. hoàn toàn không bị lệch về phía nào cả. D. có trường hợp lệch về phía bước sóng dài, có trường hợp lệch về phía bước sóng ngắn. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 7/7 - Mã đề thi 101 . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM 2014 Môn: Vật Lí ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 07 trang) Ngày thi: 25 tháng 05 năm 2014 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí. giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm, tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng 2 cm. Đường thẳng Δ song song với AB và cách AB một. π/3)(cm). Trang 1/7 - Mã đề thi 101 Mã đề thi 101 Câu 8: Một con lắc lò xo dao động điều h a với chu kì T và biên độ 6cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ c a con lắc có độ lớn gia tốc