Đề thi thử đại học số 02 năm 2015 Có đáp án (Trần Quốc Lâm BMT) môn vật lý

6 932 1
Đề thi thử đại học số 02 năm 2015 Có đáp án (Trần Quốc Lâm BMT) môn vật lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TTLT KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐC: 50/2 YWANG, TP. BMT www.luyenthikhtn.com THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 02 ♦ NH 2014-2015 Môn: Vật lý – Lớp A1 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 19/11/2014 DAO ĐỘNG CƠ & SÓNG CƠ Câu 1: : Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi OB chiều dài L mô tả như hình bên. Điểm O trùng với gốc tọa độ của trục tung. Sóng tới điểm B có biên độ a. Thời điểm ban đầu hình ảnh sóng là đường nét liền đậm, sau thời gian ∆t và 5∆t thì hình ảnh sóng lần lượt là đường nét đứt và đường nét liền mờ. Tốc độ truyền sóng là v. Tốc độ dao động cực đại của điểm M là A. 2 va L π B. va L π C. 2 3 va L π D. 3 2 va L π Câu 2: Con lắc lò xo có độ cứng k, vật khối lượng m, dao động điều hòa với tần số góc ω và gia tốc a. Lực hồi phục được tính theo công thức A. F = ωa B. F = ma C. F = ka D. F = -ωa Câu 3: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 30cm đến 50cm, Trong một chu kì dao động thời gian lò xo giãn gấp đôi thời gian lò xo nén. Chiều dài tự nhiên của lò xo là: A. 40cm B. 35cm C. 42,5cm D. 45cm Câu 4: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Sóng cơ không truyền được trong chân không. B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng. C. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng. D. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng. Câu 5: Hai nguồn kết hợp S 1 , S 2 cùng pha cách nhau 26cm. Bước sóng là 2cm. Điểm M thuộc miền giao thoa luôn dao động với biên độ cực đại, cách nguồn S 2 một đoạn 24cm và nằm trên đường tròn đường kính S 1 S 2 , tâm là trung điểm của đoạn S 1 S 2 . Dịch chuyển nguồn S 1 dọc theo phương S 1 S 2 ra xa nguồn S 2 một đoạn d có để M vẫn dao động với biên độ cực đại. Đoạn d ngắn nhất bằng A. 3,82cm B. 2,00cm C. 1,00cm D. 1,91cm Câu 6: Hai điểm A, B là hai nút liên tiếp trên một sợi dây có sóng dừng với biên độ cực đại là 4cm, bước sóng λ. Ba điểm M, N, P thuộc đoạn AB sao cho MN = NP = λ/12 và M là trung điểm của AB. Khi N có ly độ là 2cm thì P có ly độ là A. 3 cm B. 2cm C. 1cm D. 3 2 cm Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ 5cm. Quãng đường vật đi được trong 3s là 30cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 1/3s là A. 5 3 cm B. 5cm C. 5 2 cm D. 2,5 3 cm Câu 8: Hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 20cm có cùng phương trình sóng u = acos(400πt). Tốc độ truyền sóng là 4m/s. Gọi I là trung điểm của đoạn AB. Điểm C thuộc đường trung trực của đoạn AB sao cho ABC là tam giác vuông. Số điểm trên đoạn IC dao động ngược pha với điểm I là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 9: Sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 45Hz và 75Hz. Để quan sát được 8 bụng sóng thì tần số dao động phải bằng A. 210Hz B. 240Hz C. 255Hz D. 225Hz ThS. Trần Quốc Lâm – ĐH Tây Nguyên – 0913 808282 Trang 1/6 - Mã đề thi 097 MÃ ĐỀ 097 Câu 10: Hai vật dao động trên hai phương song song sát nhau, vị trí cân bằng là các giao điểm của đường vuông góc với phương dao động. Phương trình dao động của hai vật là 1 2 8 3 cos( )( ) 2 x t cm T π π = + và 2 2 8cos( )( )x t cm T π π = − . Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi khoảng cách giữa hai vật theo phương dao động nhỏ nhất đến khi khoảng cách giữa hai vật lớn nhất là 0,75s. Kể từ thời điểm ban đầu, thời điểm mà khoảng cách hai vật đạt cực đại lần đầu tiên là A. 1,5s B. 0,5s C. 1s D. 0,25s Câu 11: Hai sóng kết hợp là hai sóng cùng A. tần số và pha dao động B. tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian C. biên độ, tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian D. biên độ, tần số và pha dao động Câu 12: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz, dao động truyền đi với vận tốc 20cm/s trên phương Ox. Trên phương này có 2 điểm M và N với khoảng cách MN = 5,5cm và M gần nguồn sóng hơn. Cho biên độ a = 15cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó M có li độ 12cm và đang đi theo chiều âm thì li độ tại N là: A. – 9cm B. 9cm C. 6cm D. – 6cm Câu 13: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho tính chất đổi chiều nhanh hay chậm của một dao động điều hòa? A. Vận tốc B. Tần số C. Gia tốc D. Biên độ Câu 14: Để đo tốc độ truyền âm trong một thanh thép người ta bố trí một thanh thép thẳng dài 1350m. Người A áp sát tai vào một đầu thành thép, người B dùng búa gõ vào đầu thanh thép còn lại. Khi người A vừa nghe tiếng búa gõ chạy trong thanh thép thì lập tức đứng dậy và sau đó 3 giây mới nghe tiếng búa gõ truyền trong không khí. Biết tốc độ truyền trong không khí là 340m/s. Tốc độ truyền âm trong thanh thép là A. 1391 m/s B. 1020 m/s C. 1350 m/s D. 1194 m/s Câu 15: Con lắc lò xo dựng ngược trên mặt phẳng nằm nghiêng góc 30 0 (một đầu lò xo gắn cố định dưới chân mặt phẳng nghiêng). Con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m và vật nhỏ hình lập phương có khối lượng m =300g. Vật m ở vị trí cân bằng cách đỉnh mặt phẳng nghiêng một đoạn 40cm. Từ đỉnh mặt phẳng nghiêng, thả không vận tốc đầu vật nhỏ hình hình lập phương có khối lượng m 0 = 100g trượt xuống. Khi vật m 0 chạm vào vật m thì dính vào m. Bỏ qua ma sát giữa các vật với mặt phẳng nghiêng và lực cản của không khí. Lấy g =10 (m/s 2 ). Sau va chạm, hệ vật sẽ dao động với biên độ là A. 5 65 cm/s B. 5 5 cm/s C. 40 cm/s D. 10 5 cm/s Câu 16: Con lắc lò xo treo theo phương thẳng đứng. Lực đàn hồi cực đại gấp ba lực đàn hồi khi vật ở vị trí cân bằng. Đưa vật đến vị trí lò xo nén 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g =10m/s 2 . Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc vật qua vị trí lò xo có lực đàn hồi cực tiểu và khi đó thế năng của lò xo đang tăng. Phương trình dao động của vật là A. x = 20cos(ωt - 2π/3) cm B. x = 10cos(ωt - 2π/3) cm C. x = 20cos(ωt + 2π/3) cm D. x = 10cos(ωt + 2π/3) cm Câu 17: Để đo tốc độ truyền sóng v trên một sợ dây đàn hồi AB, người ta nối đầu A vào một nguồn dao động có tần số f = 100 (Hz) ± 0,02%. Đầu B được gắn cố định. Người ta đo khoảng cách giữa hai điểm trên dây gần nhất không dao động với kết quả d = 0,02 (m) ± 0,82%. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây AB là A. v = 2(m/s) ± 0,84% B. v = 4(m/s) ± 0,016% C. v = 4(m/s) ± 0,84% D. v = 2(m/s) ± 0,016% Câu 18: Một vật dao động điều hòa. Ban đầu, tỉ số giữa động năng và thế năng là δ (δ là số thực dương hữu hạn khác 0). Khi tốc độ dao động giảm một nửa so với ban đầu thì tỉ số động năng và thế năng là A. δ 3δ+4 B. δ 16 C. δ 4δ+1 D. δ 4 Câu 19: Người thợ xây dùng dây dọi (sợi dây không dãn, một đầu nối với viên bi sắt) để xác định phương thẳng đứng. Cố định một đầu dây trên cao, một tay giữ viên bi và kéo căng dây hướng xuống. Vì ThS. Trần Quốc Lâm – ĐH Tây Nguyên – 0913 808282 Trang 2/6 - Mã đề thi 097 không thể kéo dây theo đúng phương thẳng đứng nên khi buông tay khỏi viên bi thì viên bi dao động nhỏ trên một mặt phẳng thẳng đứng. Sau 20s kể từ khi buông tay thì thấy viên bi dừng hẳn (Lúc này người thợ xây sẽ xác định được chính xác phương thẳng đứng). Biết viên bi nặng 100g; sợi dây dài 1m; lực cản của môi trường là 0,001N; gia tốc trọng trường g = 10 = π 2 (m/s 2 ). Ở thời điểm người thợ xây buông tay thì dây dọi lệch khỏi phương thẳng đứng một góc gần đúng bằng A. 2,86 0 B. 2,29 0 C. 2,68 0 D. 2,92 0 Câu 20: Cho 3 điểm liên tiếp M, N, P cách đều nhau trên phương truyền của một sóng cơ. Phương trình sóng tại M và N lần lượt là 8cos(200 )( ) 4 M u t cm π π = + và 5 8cos(200 )( ) 6 N u t cm π π = + . Phương trình sóng tại P là A. 5 8cos(200 )( ) 3 P u t cm π π = + B. 7 8cos(200 )( ) 12 P u t cm π π = + C. 7 8cos(200 )( ) 3 P u t cm π π = + D. 17 8cos(200 )( ) 12 P u t cm π π = + Câu 21: Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB chiều dài L (đơn vị cm). Đầu A một đầu cố định, đầu B tự do. Sóng tới có biên độ a, bước sóng λ (đơn vị cm). Số điểm trên dây AB dao động với biên độ a là A. 4 1 2 L λ + B. 2 1 2 L λ + C. 2L λ D. 4L λ Câu 22: Trên mặt chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động với tần số f = 50Hz. Tốc độ truyền sóng là một giá trị nào đó trong khoảng từ 3,0m/s đến 4,6m/s. Tại điểm M cách O một khoảng 20cm sóng, các phần tử luôn dao động ngược pha với dao động của các phần tử tại O. Bước sóng là A. 4cm B. 2cm C. 8cm D. 6cm Câu 23: Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = 2cos(20x – 2000t) cm, trong đó x là tọa độ tính bằng mét, t là thời gian tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng là A. 10m/s B. 31,4m/s C. 314m/s D. 100m/s Câu 24: Con lắc lò xo có độ cứng k =10N/m và vật khối lượng m = 100g đặt trên phương nằm ngang. Vật có khối lượng m 0 = 300g được tích điện q = 10 -4 C gắn cách điện với vật m, vật m 0 sẽ bong ra nếu lực kéo tác dụng lên nó đạt giá trị 0,5N. Đặt điện trường đều E ur dọc theo phương lò xo và có chiều hướng từ điểm gắn cố định của lò xo đến vật. Đưa hệ vật đến vị trí sao cho lò xo nén một đoạn 10cm rồi buông nhẹ cho hệ vật dao động. Bỏ qua ma sát. Sau thời gian 2π (s) 15 kể từ khi buông tay thì vật m 0 bong ra khỏi vật m. Điện trường E ur có độ lớn là A. 2 1 .10 14 V/m B. 4 1 .10 15 V/m C. 4 1 .10 14 V/m D. 2 1 .10 15 V/m Câu 25: Cho hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng biên độ, cùng pha, khoảng cách AB = 40cm. Người ta quan sát được 7 vân cực đại. Tốc độ truyền sóng trong môi trường giao thoa là 3m/s. Điểm M thuộc miền giao thoa luôn dao động với biên độ cực đại. Hiệu khoảng cách từ M đến hai nguồn bằng 12cm. Tần số sóng là A. 25Hz B. 12,5Hz C. 30Hz D. 50Hz Câu 26: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ là 3s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp động năng của vật bằng 1,2J là 0,5s và trong khoảng thời gian này tốc độ của vật lớn hơn 0,6 lần tốc độ cực đại. Năng lượng dao động của vật là A. 3,2J B. 1,6J C. 4,8J D. 2,4J Câu 27: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0609. Số chữ số có nghĩa là A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 28: Con lắc đơn dao động điều hòa trên mặt đất. So với tần số dao động của con lắc ở mặt đất, tần số dao động của con lắc ở độ cao bằng 60% bán kính trái đất sẽ A. giảm 60% B. tăng 60% C. giảm 37,5% D. tăng 37,5% Câu 29: Một nguồn sóng cơ có tần số f, chu kỳ T lan truyền trên một sợi dây có chiều dài L. Tốc độ truyền sóng là v. Biểu thức có cùng thứ nguyên với L là ThS. Trần Quốc Lâm – ĐH Tây Nguyên – 0913 808282 Trang 3/6 - Mã đề thi 097 A. f T B. v T C. v f D. T v Câu 30: Con lắc lò xo dao động điều hòa với lực hồi phục cực đại của lò xo là 10N, tốc độ dao động cực đại của vật là 50cm/s. Khi lực hồi phục là 8N thì tốc độ dao động là A. 40cm/s B. 35cm/s C. 25cm/s D. 30cm/s Câu 31: Sóng dừng trên sợi dây có một đầu cố định một đầu tự do. T m là chu kỳ sóng lớn nhất để có thể tạo ra sóng dừng trên sợi dây này. Các chu kỳ sóng T k (k là số nguyên không âm) để trên sợi dây này có sóng dừng được tính theo biểu thức A. 2 1 m k T T k = + B. (2 1) k m T k T = + C. k m T kT = D. m k T T k = Câu 32: Cho con lắc lò xo dao động điều hòa. Trong hệ trục tọa độ vuông góc, đồ thị quan hệ giữa động năng của vật và ly độ của vật là A. đường hình sin B. đường elip C. đường parabol D. đường thẳng Câu 33: Hai nguồn sóng kết hợp A, B cùng pha và cách nhau 20cm, bước sóng là 1,5 cm. Gọi O là trung điểm của AB. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn tâm A, bán kính AO là A. 27 B. 14 C. 13 D. 26 Câu 34: Công suất của nguồn âm điểm đẳng hướng là P. Cường độ âm chuẩn là I 0 . Tại điểm cách nguồn âm một đoạn d thì mức cường độ âm L được tính bằng biểu thức A. 2 4 P L d π = B. 2 0 lg 4 P L d I π = C. 2 0 4 P L d I π = D. 2 lg 4 P L d π = Câu 35: Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng là A. 1 8 πω B. 1 4 ω C. π ω D. 2 π ω Câu 36: Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi căng ngang dài 1,2 m. Trên dây có ba điểm liên tiếp M, N, P cách đều nhau và gần nhau nhất dao động cùng biên độ. Đoạn MP bằng 10cm. Số điểm nút trên dây là A. 12 B. 13 C. 6 D. 7 Câu 37: Sóng âm truyền từ không khí vào nước thì A. tốc độ lan truyền giảm, tần số không đổi B. tốc độ lan truyền tăng, tần số không đổi C. tốc độ lan truyền tăng, tần số giảm D. tốc độ lan truyền giảm, tần số giảm Câu 38: Tần số nhỏ nhất của họa âm phát ra từ ống sao là f mi . Các họa âm bậc n phát từ ống sao được tính theo biểu thức A. f = nf mi với n = 2k+1 (k là số nguyên không âm) B. f = (2n+1)f mi (n là số nguyên dương) C. f = nf mi với n = k (k là số nguyên dương) D. f = (2n+1)f mi với n = 2k+1 (k là số nguyên không âm) Câu 39: Hai nguồn sóng kết hợp A, B có cùng biên độ a và tần số f. Tốc độ dao động cực đại của phần tử đặt tại trung điểm của đoạn AB là A. 0,5πfa B. 2πfa C. πfa D. 4πfa Câu 40: Ba điểm M, N, P nằm liên tiếp trên một phương. Đặt một nguồn âm đẳng hướng tại M thì mức cường độ âm tại N là 40dB. Dịch chuyển nguồn âm đến N thì mức cường độ âm tại P là 60dB. Dịch nguồn âm đến P thì mức cường độ âm tại M là A. 20dB B. 100dB C. 39,2dB D. 33,3dB Câu 41: Con lắc đơn có chiều dài 1m, vật nhỏ khối lượng 100g, treo tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s 2 . Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Đưa con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 6 0 rồi buông nhẹ cho vật dao động. Năng lượng của vật là A. 16,6J B. 16,6mJ C. 5,4J D. 5,4mJ Câu 42: Một sợi dây chiều dài L một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng truyền trên dây có tốc độ v. Gọi f k và f k+1 là hai tần số liên tiếp của sóng cơ truyền trên sợi dây để sợi dây có sóng dừng. Biểu thức đúng là ThS. Trần Quốc Lâm – ĐH Tây Nguyên – 0913 808282 Trang 4/6 - Mã đề thi 097 A. 1 2 k k v f f L + − = B. 1 4 k k v f f L + − = C. 1 4 k k v f f L + − = D. 1 2 k k v f f L + − = Câu 43: Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi có chu kỳ là T. Tốc độ truyền sóng là v. Khoảng cách giữa ba nút sóng liên tiếp là A. 2vT B. 3vT C. 0,5vT D. vT Câu 44: Cho hai nguồn sóng kết hợp A và B cùng pha. Khoảng cách AB = (2n+1)λ (n là số nguyên không âm). Số điểm thuộc khoảng giữa AB dao động với biên độ cực đại và ngược pha với hai nguồn là A. 2n B. 4n + 3 C. 2n+1 D. 4n + 1 Câu 45: Để đo độ sâu của một vị trí trên biển, người ta dùng một thiết bị gọi là SONA (gồm các bộ phận chính là bộ phát tần số siêu âm, bộ thu tín hiệu phản xạ, hiển thị). Khoảng thời gian kể từ khi SONA phát tín hiệu sóng siêu âm hướng về đáy biển đến khi SONA thu được tín hiệu phản xạ của sóng siêu âm là 5s và hiển thị độ sâu của đáy biển tại vị trí vừa đo là 3762,5m. Tốc độ truyền sóng siêu âm trong nước biển là A. 1505m/s B. 752,5m/s C. 376,25m/s D. 3010m/s Câu 46: Hai nguồn sóng kết hợp S 1 và S 2 cách nhau một khoảng d có cùng phương trình dao động u=acosωt. Tốc độ truyền sóng là v. Gọi I là trung điểm của đoạn S 1 S 2 . Phần tử vật chất tại I dao động với pha ban đầu là A. 2 d v ω B. d v ω C. 2 d v ω D. 0 Câu 47: Âm SOL phát ra từ hai nhạc cụ khác loại chắc chắn khác nhau về A. âm sắc B. độ cao C. độ to D. cường độ âm tại một vị trí Câu 48: Con lắc đơn có vật nhỏ khối lượng m=500g, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s 2 với góc lệch cực đại là 6 0 . Giá trị lực căng dây treo khi con lắc đi qua vị trí vật có động năng bằng ba lần thế năng là: A. 4,97N B. 4,086N C. 5,055N D. 5,034N Câu 49: Con lắc đơn treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 = π 2 (m/s 2 ). Kích thích cho con lắc dao động nhỏ. Lực cản của không khí làm dao động tắt dần. Để con lắc tiếp tục dao động, người ta cung cấp năng lượng cho con lắc bằng ngoại lực biến thiên tuần hoàn với tần số thay đổi được. Khi tần số là 0,5Hz và 1,5Hz thì biên độ dao động của con lắc như nhau. Chiều dài con lắc đơn là A. 50cm B. 25cm C. 100cm D. 12,5cm Câu 50: Một trưa hè (năm ngoái), thầy Lâm Lung Linh (LLL) đưa võng cho Vợ LLL ngủ (Thương Vợ lém ^_*). Ban đầu võng đung đưa với tần số 1Hz. Tay LLL giữ 1 đầu võng và đưa tay với lực biến thiên tuần hoàn tần số f. Vợ sẽ văng ra khỏi võng nếu lực đưa tay cực đại F m = 50N và dao động cưỡng bức của võng xảy ra cộng hưởng. Vợ chắc chắn không văng ra khỏi võng khi A. f > 1Hz và F m ≤ 50Hz B. f = 1Hz và F m ≤ 50Hz C. f < 1Hz và F m ≥ 50Hz D. f > 1Hz và F m ≥ 50Hz =================HẾT================= Cố gắng và kiễn nhẫn làm bài là món quà ý nghĩa nhất mà thầy rất muốn nhận từ các em trong dịp 20/11 này! www.facebook.com/luyenthikhtn ThS. Trần Quốc Lâm – ĐH Tây Nguyên – 0913 808282 Trang 5/6 - Mã đề thi 097 ĐÁP ÁN - LỚP A1 - LẦN 2 - MÃ ĐỀ 097 1 C 11 B 21 D 31 A 41 D 2 B 12 A 22 C 32 C 42 D 3 B 13 B 23 D 33 A 43 D 4 B 14 A 24 C 34 B 44 C 5 A 15 B 25 A 35 D 45 A 6 A 16 C 26 B 36 B 46 A 7 B 17 C 27 D 37 B 47 A 8 A 18 A 28 C 38 A 48 D 9 D 19 B 29 C 39 D 49 B 10 C 20 D 30 D 40 C 50 A XEM LỜI GIẢI CHI TIẾT TẠI www.facebook.com/lamlybmt www.youtube.com/user/lamlybmt ThS. Trần Quốc Lâm – ĐH Tây Nguyên – 0913 808282 Trang 6/6 - Mã đề thi 097 . TTLT KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐC: 50/2 YWANG, TP. BMT www.luyenthikhtn.com THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 02 ♦ NH 2014 -2015 Môn: Vật lý – Lớp A1 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 19/11/2014 DAO. trong dịp 20/11 này! www.facebook.com/luyenthikhtn ThS. Trần Quốc Lâm – ĐH Tây Nguyên – 0913 808282 Trang 5/6 - Mã đề thi 097 ĐÁP ÁN - LỚP A1 - LẦN 2 - MÃ ĐỀ 097 1 C 11 B 21 D 31 A 41 D 2 B 12 A. 24: Con lắc lò xo có độ cứng k =10N/m và vật khối lượng m = 100g đặt trên phương nằm ngang. Vật có khối lượng m 0 = 300g được tích điện q = 10 -4 C gắn cách điện với vật m, vật m 0 sẽ bong ra

Ngày đăng: 31/07/2015, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan