SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU (Đề kiểm tra có 03 trang) KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2012-2013 MÔN VẬT LÝ- LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề 132 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (Từ câu 1 đến câu 24) Câu 1: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 0 C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong bình là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là: A. 500 0 C. B. 227 0 C. C. 450 0 C. D. 380 0 C. Câu 2: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức : A. vmp . = . B. amp . = . C. vmp . = . D. amp . = . Câu 3: Một thang máy có khối lượng m=1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s 2 . Lấy g = 9,8 m/s 2 . Công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5 giây đầu là A. 190kJ. B. 295kJ. C. 290KJ. D. 195kJ. Câu 4: Hai bi có khối lượng m 1 = 5kg, m 2 = 8kg, chuyển động ngược chiều trên một quỹ đạo thẳng va chạm vào nhau. Bỏ qua ma sát. Vận tốc bi một là 3m/s. Sau va chạm cả hai bi đứng yên. Vận tốc bi hai trước va chạm là A. v 2 = 1,875m/s. B. v 2 = 18,75m/s. C. v 2 = 0,1875m/s. D. 187,5m/s Câu 5: Độ nở dài ∆l của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức: A. tllll ∆=−=∆ 00 . B. tllll ∆=−=∆ 00 α . C. tllll 00 α =−=∆ . D. 00 llll α =−=∆ . Câu 6: Một quả cầu có đường kính là 4cm, đặt trong nước. Suất căng bề mặt của nước là 0,05N/m và quả cầu có bề mặt hoàn toàn không bị nước làm dính ướt. Lực căng bề mặt lớn nhất tác dụng lên quả cầu là: A. 3,14.10 -3 (N). B. 6,28.10 -2 (N). C. 3,14.10 -2 (N). D. 6,28.10 -3 (N). Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về hiện tượng mao dẫn. A. Nhờ hiện tượng mao dẫn mà rễ cây hút được nước và các chất dinh dưỡng. B. Nếu chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn thì mặt thoáng chất lỏng trong ống sẽ hạ xuống. C. Tiết diện trong của ống phải đủ nhỏ mới có hiện tượng mao dẫn. D. Ống nhúng vào chất lỏng phải là hình trụ có tiết diện đủ nhỏ mới có hiện tượng mao dẫn. Câu 8: Chọn câu sai: Phương trình biểu diễn định luật Bôilơ - Mariôt đối với cùng một lượng khí nhưng ở hai nhiệt độ tuyệt đối khác nhau thì: A. Khác nhau do hằng số ứng với hai nhiệt độ khác nhau là khác nhau. B. Khác nhau vì với cùng một thể tích, nhiệt độ cao hơn thì áp suất lớn hơn. C. Khác nhau vì với cùng một áp suất, nhiệt độ cao hơn thì thể tích lớn hơn. D. Giống nhau vì cùng được viết dưới dạng p.V = hằng số. Câu 9: Phát biểu nào sau đây về thế năng trọng trường là không đúng ? A. Thế năng là đại lượng vô hướng. B. Thế năng không phụ thuộc vào vị trí địa lý. C. Thế năng không phụ thuộc vào vận tốc của vật. D. Thế năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng của vật đó. Câu 10: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45° rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30°. Lấy g = 10 m/s². A. 2,42 m/s. B. 17,32 m/s. C. 1,78 m/s. D. 3,17 m/s. Câu 11: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : A. mvW đ 2 1 = . B. 2 mvW đ = . C. 2 2 1 mvW đ = . D. 2 2mvW đ = . Câu 12: Một vật ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Lấy g =10m/s 2 . Bỏ qua sức cản không khí . Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng ? A. h = 0,45m. B. h = 1,5m. C. h = 1,15m. D. h = 0,9m. Trang 1/3 - Mã đề thi 132 Câu 13: Trong hệ tọa độ ( p,T ) đường đẳng nhiệt là: A. đường cong hypebol. B. đường thẳng song song với trục OT. C. đường thẳng song song với trục Op. D. đường thẳng kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ. Câu 14: Một chất khí được coi là khí lí tưởng khi: A. các phân tử khí chuyển động thẳng đều. B. tương tác giữa các phân tử khí chỉ đáng kể khi chúng va chạm nhau. C. áp suất khí không thay đổi. D. các phân tử khí có khối lượng nhỏ. Câu 15: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là: A. v 1 = v 2 = 10m/s B. v 1 = 0 ; v 2 = 10m/s C. v 1 = v 2 = 20m/s D. v 1 = v 2 = 5m/s Câu 16: Chọn câu Sai: A. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không. B. Công của lực phát động dương vì 90 0 > α > 0 0 . C. Vật dịch chuyển trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực cũng bằng không D. Công của lực cản âm vì 90 0 < α < 180 0 . Câu 17: Hai ôtô (1) và (2) cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các vận tốc 36 km/h và 20 m/s. Tỉ số động năng của ôtô (1) so với ôtô (2) là: A. 0,25. B. 3,24. C. 0,5. D. 1,8. Câu 18: Một thanh ray dài 12,5m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20 0 C. Cho hệ số nở dài của sắt làm ray là α = 1,2.10 -5 K -1 . Khi thanh ray nóng đến 50 0 C mà vẫn không bị uốn cong thì phải để hở một khe ở đầu thanh ray với bề rộng ∆l bằng: A. 4,5 (mm). B. 9 (mm). C. 2,25 (mm). D. 3,6 (mm). Câu 19: Một cái bơm chứa 100cm 3 không khí ở nhiệt độ 27 0 C và áp suất 10 5 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm 3 và nhiệt độ tăng lên tới 327 0 C thì áp suất của không khí trong bơm là: A. Pap 5 2 10.8= . B. Pap 5 2 10.7= . C. Pap 5 2 10.9= . D. Pap 5 2 10.10 = . Câu 20: Một lò xo có độ cứng k = 250 N/m được đặt nằm ngang. Một đầu gắn cố định, một đầu gắn một vật khối lượng M = 0,1 kg có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn Δl = 5 cm rồi thả nhẹ. Vận tốc lớn nhất mà vật có thể đạt được là A. 1,25 m/s. B. 2,5 m/s. C. 7,5 m/s. D. 5 m/s. Câu 21: Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng? A. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. B. Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng. C. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Có cấu trúc tinh thể. Câu 22: Một ống mao dẫn hở hai đầu có đường kính trong 1,2 mm, được nhúng nghiêng một góc 30 o so với phương thẳng đứng. Biết nước có khối lượng riêng 1000kg/m 3 , suất căng bề mặt 7,25.10 -2 N/m, lấy g = 10 m/s 2 . Độ dài cột nước dâng lên trong ống là: A. 2,79 (cm). B. 3,35 (cm). C. 4,83 (cm). D. 2,42 (cm). Câu 23: Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ. A. Quả bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. B. Đun nóng khí trong một xilanh kín. C. Thổi không khí vào một quả bóng bay. D. Đun nóng khí trong một xilanh hở. Câu 24: Đồ thị nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng áp ? A. Hình 4 B. Hình 1 C. Hình 3 D. Hình 2 Trang 2/3 - Mã đề thi 132 T P 0 V 0 V 0 T 0 Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 P P V II. PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần( phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn ( 6 câu, từ câu 25 đến câu 30) Câu 25: Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20 0 C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75 0 C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài, nhiệt dung riêng của nhôm là 0,92.10 3 J/(kg.K); của nước là 4,18.10 3 J/(kg.K); của sắt là 0,46.10 3 J/ (kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu cân bằng là: A. t = 15 0 B. C. t = 20 0 C. C. t = 25 0 C. D. t = 10 0 C. Câu 26: Khi nhiệt độ giảm thì chất khí có: A. Nội năng giảm. B. Động năng giảm. C. Thế năng hấp dẫn giảm. D. Cơ năng giảm. Câu 27: Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Công mà động cơ nhiệt thực hiện là A. 2kJ. B. 320J. C. 800J. D. 480J. Câu 28: Trong quá trình nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ∆U = A+Q phải có giá trị nào sau đây? A. Q > 0 và A >0. B. Q < 0 và A > 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0. Câu 29: Chọn câu đúng: Nội năng của vật là: A. Tổng động năng và thế năng của vật B. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. C. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 30: Khí trong xilanh nở ra sinh một công 1000J. Nếu nội năng của khí tăng một lượng 500J thì nhiệt lượng mà khí nhận vào là: A. 500J. B. -500J. C. 10500J. D. 1500J. B. Theo chương trình Nâng cao (6 câu, từ câu 31 đến câu 36) Câu 31: Thanh BC nhẹ, gắn vào tường nhờ bản lề C. Đầu B treo vật nặng có khối lượng m = 4kg và được giữ cân bằng nhờ dây treo AB. Cho AB = 30cm, AC=40cm. Lực căng dây AB có giá trị: A. 40N. B. 30N. C. 50N. D. 60N. Câu 32: Hai vật có khối lượng m 1 = m 2 = 1,2 kg, chuyển động trên đường thẳng, thuộc mặt phẳng nằm ngang nhẵn, đến va chạm trực diện vào nhau. Biết vận tốc của m 1 trước va chạm là 2,5 m/s. Vận tốc của m 2 ngay sau va chạm là: A. 2,5 (m/s). B. 1,25 (m/s). C. 3,0 (m/s). D. 1,5 (m/s). Câu 33: Trong lòng chất lỏng, khi độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng: A. Lúc đầu tăng, sau đó giảm. B. Càng giảm. C. Không thay đổi. D. Càng tăng. Câu 34: Trong sự chảy ổn định của chất lỏng, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Lưu lượng của chất lỏng trong một ống dòng là không đổi. B. Trong một ống dòng, tốc độ của dòng chảy tỉ lệ nghịch với tiết diện của ống. C. Trong một ống dòng nằm ngang, áp động và áp suất tĩnh tại mọi điểm là như nhau. D. Áp suất toàn phần tại mọi điểm trong một ống dòng nằm ngang là như nhau. Câu 35: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục? A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay. B. Lực có giá cắt trục quay. C. Lực có giá song song với trục quay. D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Câu 36: Một bình chứa khí có dung tích không đổi, chứa khí nén ở 30 o C, áp suất 20 atm. Vì bình hở nên một nửa lượng khí trong bình thoát ra ngoài và nhiệt độ hạ xuống 20 o C. Áp suất khí còn lại trong bình là: A. 9,67 (atm). B. 10 (atm). C. 5,75 (atm). D. 8,56 (atm). HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132 A B C P . THI N HUẾ TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU (Đề kiểm tra có 03 trang) KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 20 12- 2013 MÔN VẬT LÝ- LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mã đề 1 32 I Pap 5 2 10. 8= . B. Pap 5 2 10. 7= . C. Pap 5 2 10. 9= . D. Pap 5 2 10. 10 = . Câu 20 : Một lò xo có độ cứng k = 25 0 N/m được đặt nằm ngang. Một đầu gắn cố định, một đầu gắn một vật khối lượng M = 0,1. Lấy g = 10 m/s². A. 2, 42 m/s. B. 17, 32 m/s. C. 1,78 m/s. D. 3,17 m/s. Câu 11: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : A. mvW đ 2 1 = . B. 2 mvW đ = . C. 2 2 1 mvW đ = .