TUYỂN TẬP các CÂU HỎI HAY và KHÓ trong các đề thi CHUYÊN SINH VÀO 10 và câu hỏi ÔN TẬP CHUYÊN SÂU + CÔNG THỨC TÍNH TOÁN để GIẢI TOÁN SINH HỌC kèm LỜI GIẢI CHI TIẾT. Các câu hỏi đều được SƯU TẦM và ĐÁNH MÁY LẠI RẤT CẨN THẬN nhưng SỐ CÂU HỎI là RẤT NHIỀU nên KHÔNG THỂ TRÁNH SAI SÓT. RẤT MONG CÁC BẠN ĐỌC THAM KHẢO và GÓP Ý. XIN CẢM ƠN.
Trang 1Chương I: ÔN TẬP CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN
+ Qui luật di truyền Menđen ( Phân li và phân li độc lập )
+ Qui luật di truyền Moocgan ( Di truyền liên kết gen )
+ Qui luật di truyền liên kết giới tính
- Ở qui luật phân li độc lập
+ Tỉ lệ kiểu gen chứa 1 cặp gen đồng hợp ở F2 = 1/2 số kiểu gen
+ Tỉ lệ kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp ở F2 = 1/4 số kiểu gen
* 35 trội - 1 lặn ( Lai P : 4n AAaa * 4n AAaa - GP : AA : Aa : Aa : Aa : Aa : aa )
* 11 trội - 1 lặn ( Lai P : 2n Aa * AAaa )
* (1:2:1)(1:1) = 1:2:1:1:1:1:2:1 ( Lai Aa * Aa với Bb * bb )
* Nếu P có n cặp gen dị hợp PLĐL trội - lặn hoàn toàn thì:
+ Số loại giao tử của P : 2n + Số loại kiểu hình ở F1 : 2n
+ Số loại kiểu gen ở F1 : 3n + Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 : (3:1)n
* 1 gen có n alen => có n(n+1)
2 KG & có n KG đồng hợp
* Xét bộ NST lưỡng bội 2n:
+ số loại giao tử = 2n (n là số lượng NST trong bộ NST đơn bội - n NST)
+ nếu số loại giao tử đực = số loại giao tử cái = 2n thì số tổ hợp giao tử là 2n.2n
- Tính trội hoàn toàn là trường hợp gen qui định tính trạng trội lấn át hoàn toàn gen qui định tính trạng lặn ở kiểu gen dị hợp và biểu hiện tính trội
- Tính trội không hoàn toàn là trường hợp gen qui định tính trạng trội , không hoàn toàn lấn át gen qui định tính trạng lặn , biểu hiện kiểu hình trung gian giữa trội và lặn ở kiểu gen dị hợp
- Tính trạng trung gian là tính trạng được biểu hiện trung gian giữa 2 tính trạng trội và lặn , xuất hiện ở kiểu gen dị hợp , do gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn cùng cặp
Câu 1 : Cho biết cách lai nào đơn giản nhất có thể xác định được 1 gen nào đó nằm ở đâu
trong tế bào ?
- Lai thuận , nghịch đồng hợp ( Ruồi giấm đực mắt đỏ lai với cái mắt trắng , cái mắt đỏ lai đực mắt trắng ) Nếu kết quả 2 phép lai giống nhau gen nằm trên NST thường Ngược lại thì nằm trên NST giới tính
Câu 2 : Xét 3 cặp gen trong tế bào của 1 cơ thể là Aa , Bb , Dd Kiểu gen này có thể được viết
Trang 2- C5 : 3 cặp gen , 1 cặp gen nằm trên 1 cặp NST giới tính , di truyền liên kết trong quá trình phát sinh giao tử và 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường , di truyền liên kết trong quá trình phát sinh giao tử ( Ab
aB XDXd )
Câu 3 : a/ Thế nào là nhóm gen liên kết ? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết và nguyên nhân
Bằng phương pháp nào Moocgan phát hiện ra qui luật di truyền liên kết
- Nhóm gen liên kết là các gen trên 1 NST cùng di truyền liên kết trong quá trình phân bào, làm
thành 1 nhóm gen liên kết
- Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng di truyền cùng nhau , được qui định bởi các
gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng ( hay mỗi NST mang nhiều gen ) cùng phân li trong quá trình phân bào
- Ý nghĩa của di truyền liên kết
+ 1 số tính trạng tốt/xấu thường di truyền cùng nhau Ta có thể chọn được giống có tính trạng tốt ,
loại bỏ 1 số tính trạng xấu ra khỏi quần thể duy trì từng nhóm tính trạng tốt của bố mẹ sang thế
hệ sau
+ Chỉ ra nguyên nhân vì sao 1 số tính trạng luôn đi cùng nhau
+ Ko tạo ra hay làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp
+ Đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được qđịnh bởi các gen trên 1 NST
+ Đảm bảo duy trì ổn định những đặc điểm của loài qua thời gian
- Nguyên nhân của di truyền liên kết
+ Trong TB, số lượng NST có hạn, SL gen thì rất lớn trên 1 NST phải có nhiều gen, mỗi gen nằm ở 1 vị trí XĐ
+ Các gen nằm trên cùng 1 NST phân ly cùng nhau trong qt phân bào, tổ hợp vs nhau qua thụ tinh, tạo thành 1 nhóm gen LK, quy định 1 nhóm tính trạng DTLK
+ Số nhóm gen LK ở mỗi loài = Số NST trong bộ đơn bội
- Bằng phương pháp lai phân tích con đực F1 trên đối tượng ruồi giấm
b/ Menđen đã đưa ra những giả thuyết nào để giải thích kết quả thí nghiệm của mình ? Các giả thuyết đó được Sinh học hiện đại xác nhận ntn ?
* Giả thuyết của Menđen :
- Giao tử thuần chủng : Mỗi giao tử chứa 1 nhân tố di truyền trong cặp NST
- Nhân tố di truyền : qui định cặp tính trạng tương phản
* Sinh học hiện đại xác nhận :
- Giao tử thuần chủng : Trong tế bào 2n , NST tồn tại thành từng cặp tương đồng gen tồn tại
thành từng cặp alen nghĩa là mỗi NST mang 1 alen , sự phân li và tổ hợp cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do của gen trong quá trình giảm phân và thụ tinh
- Nhân tố di truyền : là gen , gen nằm trên NST thành từng cặp t.ứng Mỗi gen gồm 2 alen tồn tại
trên NST
Câu 4 : So sánh qui luật phân li độc lập với di truyền liên kết gen , trường hợp 2 cặp gen ,mỗi
gen qui định một cặp tính trạng trội hoàn toàn
- Giống nhau :
+ Đều xét sự di truyền của nhiều tính trạng
+ Mỗi tính trạng do 1 gen qui định
+ Tính trạng đều tuân theo qui luật trội , lặn
Trang 3+ Nếu P đều thuần chủng tương phản về 2 cặp gen , F1 đều dị hợp về hai cặp gen thuần chủng tương phản và đồng loạt xuất hiện một kiểu hình , F2 có sự phân li kiểu hình
+ Cơ chế di truyền đều qua sự phân li và tổ hợp các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân
và thụ tinh , dẫn đến phân li và tổ hợp các gen nằm trên NST đó
- 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau - 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng
(hoặc cùng nằm trên 1 NST)
- 2 cặp gen DT độc lập, ko phụ thuộc vào nhau - 2 cặp gen di truyền liên kết , phụ thuộc
vào nhau
- F1 tạo 4 kiểu giao tử có tỉ lệ bằng nhau , F2 xuất hiện
16 kiểu tổ hợp giao tử , có 9 kiểu gen với tỉ lệ (1:2:1)2 ,
có 4 kiểu hình với tỉ lệ (3:1)2
- F1 tạo 2 kiểu giao tử có tỉ lệ bằng nhau , F2
xuất hiện 4 kiểu tổ hợp giao tử , có 3 kiểu gen với tỉ lệ 1:2:1 , có kiểu hình có tỉ lệ 3:1 hay 1:2:1
- Kết quả lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cho tỉ lệ
kiểu hình 1:1:1:1
- Kết quả lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cho tỉ lệ kiểu hình 1:1
- Là cơ chế làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp , có ý
nghĩa quan trọng (.) tiến hóa và chọn giống - Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp , có ý nghĩa duy trì từng nhóm tính trạng tốt của
- Qui luật phân li : Aa * aa (đậu Hà Lan: hạt vành * hạt xanh)
- Qui luật phân li độc lập : AaBB * aabb (xanh nhăn * vàng nhăn)
- Qui luật trội không hoàn toàn : Aa * aa (hoa hồng * hoa trắng)
- Qui luật di truyền liên kết gen : AB
ab *
ab
ab (ruồi giám: xám dài * đen cụt)
- Qui luật di truyền giới tính : XY * XX
- Qui luật di truyền liên kết với giới tính: XaXa * XAY (cái trắng * đực đỏ) (ruồi giấm – A:mắt đỏ
>> a:mắt trắng, gen nằm trên NST X ko có alen tương ứng trên Y)
Câu 6 : a/ Nêu nội dung qui luật phân li của Menđen Ý nghĩa của quy luật phân li
-Nội dung qui luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp
nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của cơ thể thuần chủng P
- Ý nghĩa qui luật phân li :
+ Xác định tương quan trội - lặn của 1 cặp tính trạng tương phản
+ Phần lớn các tính trạng trội là các tính trang tốt nên trong công tác chọn giống, người ta phải tập trung được các gen trội quý vào cùng 1 KG để tạo ra đc giống có năng suất cao, phẩm chất tốt
+ Trong sản xuất chăn nuôi trồng trọt , nếu dùng những giống không thuần chủng và con lai F1 làm giống thì thế hệ sau sẽ bị phân tính Vận dụng phép lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đem vào sản xuất đại trà
- Nội dung cơ bản của phương pháp lai của Menđen
+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng tương phản
+ Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu của từng cặp bố mẹ
+ Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được
+ Rút ra qui luật di truyền các tính trạng
Trang 4b/- Nêu nội dung qui luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền ( gen ) đã phân li độc lập
trong quá trình phát sinh giao tử
- Ý nghĩa qui luật phân li độc lập
+ Chỉ ra 1 trong những lí do làm xuất hiện BDTH làm cho SV đa dạng ở các loài sinh sản hữu tính giao phối
+ Nhờ có biến dị tổ hợp mà làm cho sinh vật đa dạng phong phú Có ý nghĩa với tiến hóa và chọn giống
* Tiến hóa : Sinh vật đa dạng nên thích nghi được với các điều kiện sống khác nhau tồn tại được
biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống tự nhiên
* Chọn giống : Cung cấp nguồn nguyên liệu để chọn lọc , tạo ra giống mới có năng suất cao ,phẩm chất tốt
- Nếu cặp nhân tố di truyền qui định tính trạng trội không hoàn toàn thì qui luật phân li độc lập còn đúng hay không ?
Vẫn đúng Vì nội dung của qui luật phân li độc lập là trong quá trình phát sinh giao tử , các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập chứ không phải các tt của cơ thể phân li độc lập
Câu 7 : Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu
hình khi nào ?
- Khi ở trạng thái đồng hợp lặn
- Chỉ có 1alen ( thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội
- Chỉ có 1 alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY hoặc XO
- Chỉ có 1 alen ở cơ thể mang cặp NST bị mât đoạn có alen trội tương ứng
Câu 8 : Vì sao sự khám phá ra qui luật di truyền liên kết không bác bỏ mà còn bổ sung cho
QLPLĐL
- Trong tế bào của mỗi loài sinh vật , số gen rất lớn mà số NST thì lại có hạn do đó mỗi NST phải chứa nhiều gen Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST (Sự di truyền liên kết phổ biến hơn phân li độc lập)
- Thực nghiệm chứng tỏ trên mỗi NST , các gen phân bố thành 1 hàng dọc nên trong quá trình giảm phân , chúng không phân li độc lập mà di truyền liên kết cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết về các giao tử
- Qui luật phân li độc lập chỉ đúng trong trường hợp các cặp gen quy định các tính trạng mà ta xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- H/tượng LK gen còn giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng luôn DT cùng nhau
Câu 9 : Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan ? Những định luật
của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không ? Vì sao ?
- Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan bởi : Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong qt nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1 ,
F2 , từ 1 cặp bố mẹ ban đầu và tạo đk dễ dàng cho con người nghiên cứu ; mang các cặp tính trạng tương phản rõ rệt như : thân cao - thân thấp , hạt vàng - hạt xanh , hạt trơn - hạt nhăn , hoa đỏ
- hoa trắng ; tự thụ phấn qua nhiều thế hệ liên tiếp F1 , F2 , Fa
Trang 5- Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác Vì các thí nghiệm trên đậu Hà lan dùng để khái quát thành định luật , Menđen phải lặp lại nhiều lần các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau ( rau , đậu , ong , chuột ) Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều thí nghiệm khác nhau thì Menđen mới thống kê toán học để khái quát thành định luật
Câu 10: Ruồi giấm có những đặc điểm gì mà Moocgan chọn làm thí nghiệm?
- Số lg NST ít
- Vòng đời, thời gian sinh trg ngắn
- Dễ nuôi
- Đẻ nhiều
- Nhiều biến dị dễ quan sát
Câu 11 :So sánh kết quả thí nghiệm ở F1 & F2 trong lai 1 cặp tính trạng và lai 2 cặp tính trạng ( Menđen
- Giống nhau
+ P thuần chủng về các cặp tính trạng mang lai dẫn đến F1 đồng tính , F2 phân tính
+ Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
- F1 dị hợp về 1 cặp gen - F2 dị hợp về 2 cặp gen
- F2 có 2 kiểu hình với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn - F2 có 4 kiểu hình với ti lệ 9:3:3:1
Câu 12 :Nêu khái niệm về tính trạng và gen ?Cặp tính trạng tương phản và cặp gen tương
Câu 13 : Giải thích việc ứng dụng qui luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ minh họa
- Trên cơ thể sinh vật , thường các tính trạng trội là tốt , còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu ,
có hại Do đó trong sản xuất , để thu được con lai đồng loạt mang tính trạng có lợi , người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có 1 cơ thể thuần chủng về tính trạng tốt (AA)
VD : P : AA(trội) * AA(trội) F1 : AA ( kiểu hình đồng tính trội )
P : AA(trội) * aa(lặn) F1 : Aa ( kiểu hình đồng tính trội )
- Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử dụng cơ thể dị hợp ( không thuần chủng ) làm giống , vì như vậy ở con lai sẽ có sự phân tính và có kiểu hình lặn (xấu)
VD : P : Aa ( không thuần chủng ) * Aa ( không thuần chủng ) F1 : 1AA : 2Aa : 1aa
Trang 6Câu 14 : Nêu định nghĩa của phép lai phân tích Nêu kết luận ?
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
- Kết luận : Nếu kết quả của phép lai phân tích là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội còn kết quả phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang kiểu gen dị hợp
Câu 15 : Điều kiện nào thì định luật của Menđen mới đúng ?
- Bố mẹ phải thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng đem lai
- Gen qui định tính trạng phải nằm trên NST thường ; các NST tương đồng khác nhau và trong nhân
- Số cá thể đem ra thống kê phải đủ lớn; mỗi gen qui định 1 tính trạng trội , lặn hoàn toàn
- Tính trạng đang xét phải có tính DT bền vững, ko bị thay đổi khi MT sống biến đổi (ko xảy ra thường biến)
- Khả năng sống và phát triển của các cá thể trong thí nghiệm là như nhau
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh tạo hợp tử không xảy ra hiện tượng đột biến số lượng ,cấu trúc NST hay đột biến gen
Câu 16 : Cho 2 loài sinh vật , loài thứ 1 có kiểu gen AaBb , loài thứ 2 có kiểu gen AB
ab ( chỉ xét
trong trường hợp không có đột biến hay hoán bị gen )
a/ So sánh kiểu gen của 2 loài trên
- Giống nhau :
+ Đều là 2 cặp gen dị hợp của cơ thể lưỡng bội , có ưu thế lai cao , tính di truyền không ổn định + Có tính phổ biến trong tự nhiên , có khả năng tạo nhiều loại biến dị tổ hợp qua con đường sinh sản
Kiểu gen AaBb
- Tạo nên 2 loại giao tử có tỉ lệ 1AB:1ab
- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
b/ Làm thế nào để nhận biết được 2 kiểu gen nói trên ?
- Cho tự thụ phấn ở thực vật ( hay giao phối gần ở động vật ) đối với từng KG rồi căn cứ vào kết quả ở đời con lai :
+ Nếu kết quả tạo 16 tổ hợp , 9 kiểu gen , 4 kiểu hình thì kiểu gen là AaBb
+ Nếu kết quả tạo 4 tổ hợp , 3 kiểu gen , 2 kiểu hình thì kiểu gen là AB
ab
- Cho các cá thể đó lai phân tích rồi căn cứ vào kết quả ở đời con lai :
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 thì kiểu gen là AaBb
+ Nếu kết quả cho tỉ lệ kiểu hình 1:1 thì kiểu gen là AB ab
Câu 17 : a/ Tại sao trong phép lai phân tích , nếu kết quả lai đồng tính thì cơ thể mang tính
trạng trội phải có KG đồng hợp ? Phân tính thì dị hợp ?
Trang 7- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử mang gen lặn (a) Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội
+ Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có 1 kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra 1 loại giao tử , nó phải có kiểu gen đồng hợp : AA * aa Aa
+ Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 , nó là dị hợp tử : Aa * aa Aa : aa
b/ Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các trạng lặn là các tính trạng xấu ?
- Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện , vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay Các tính trạng lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp , ở trạng thái dị hợp nó không được biểu hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt
Câu 18 : Người ta tiến hành 4 phép lai giữa các dạng ruồi giấm khác nhau về máu sắc của mắt
như sau :
1 Ruồi đực mắt đỏ * ruồi cái mắt trắng
2 Ruồi đực mắt trắng * ruồi cái mắt đỏ
3 Ruồi đực mắt đỏ * ruồi cái mắt đỏ ( dị hợp tử )
4 Ruồi đực mắt trắng * ruồi cái mắt đỏ ( dị hợp tử )
Thu được các kết quả lai dưới đây nhưng do sơ suất nên không biết kết quả lai nào là của phép lai nào
a/ Thu được 90 ruồi cái mắt đỏ , 92 ruồi đực mắt đỏ
b/ 22 ruồi cái mắt đỏ , 21 ruồi cái mắt trắng , 21 ruồi đực mắt đỏ , 22 ruồi đực mắt trắng c/ 100 ruồi cái mắt đỏ , 51 ruồi đực mắt đỏ , 50 ruồi đực mắt trắng
d/ 55 ruồi cái mắt đỏ , 52 ruồi cái mắt trắng
Qua kết quả trên , hãy cho biết
- Tính trạng nào trội , tính trạng nào lặn ?
Qua kết quả của 4 phép lai thì ta thấy mắt đỏ >> mắt trắng vì con ruồi cái ở PL3+4 mắt đỏ dị hợp
- Gen qui định màu sắc màu sắc của mắt nằm trên NST thường hay giới tính ?
Vì phép lai 1 và 2 là phép lai thuận nghịch nên nếu gen qui định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường thì sẽ có 2 PL có kết quả giống nhau nhưng trên thực tế ko có kết quả 2 phép lai nào giống nhau tính trạng qui định màu mắt nằm trên NST giới tính Do tính trạng mắt đỏ , mắt trắng phân
bố ko đều ở hai giới (xét kết quả a, & c,)
tính trạng qui định màu mắt nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
Câu 19 : F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 có trong những qui luật di truyền nào ?
- Qui luât phân li ( Aa * Aa ) (hạt vàng * hạt xanh)
- Qui luật phân li độc lập ( AABb * aaBb ) (vàng trơn * xanh trơn)
- Qui luật di truyền liên kết gen( AB
ab *
AB
ab ) (cao tròn * cao tròn)
- Qui luật di truyền liên kết với giới tính ( XAXa * XAY ) (Ruồi giấm: mắt đỏ * mắt đỏ)
Câu 20 : F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 có trong những qui luật di truyền nào ?
- Qui luật phân li độc lập: AABb * aaBb ) (cao bầu * cao bầu)
- Qui luật di truyền trội không hoàn toàn ( Aa * Aa ) (hoa hồng * hoa hồng)
Trang 8- Qui luật di truyền liên kết gen: Ab
Câu 21 : F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 có trong những qui luật di truyền nào ?
- Qui luật phân li độc lập: AaBB * aaBb (vàng trơn * xanh nhăn)
- Qui luật di truyền liên kết: Ab
ab *
aB
ab (ruồi giấm: xám cụt * đen dài)
- Qui luật di truyền liên kết với giới tính: XAXa * XaY (ruồi giấm: mắt đỏ * mắt trắng)
- Qui luật phân li nhóm máu đồng trội: IAIO * IBIO (IA trội hoàn toàn so vs IO, IB trội hoàn toàn so
vs IO, IA và IB đồng trội)
Câu 22 : Về gen alen
- 1 gen có thể có nhiều alen khác nhau , nhưng trên cặp NST tương đồng , các alen tồn tại thành từng cặp gồm 2 alen gọi là gen alen
- 2 alen cùng cặp có cùng vị trí ( cùng locus ) trên cặp NST tương đồng Mỗi alen nằm trên 1 NST của cặp NST tương đồng , cùng xác định sự phát triển 1 tính trạng nào đó
- 2 alen cùng cặp có các quan hệ cơ bản sau đây trong việc qui định tính trang
+ Trội hoàn toàn
+ Trội không hoàn toàn
+ Đồng trội ( IAIo với IBIo)
Câu 23: Cơ sở TB học của DTLK và PLĐL
* PLĐL: Các cặp gen nằm trên các cặp NST t/đồng khác nhau cho nên chúng PLĐL và THTD vs nhau trong qt GP & thụ tinh
*DTLK gen: Số lượng gen nhiều, số NST lại có hạn nên nhiều gen cùng nằm trên 1 NST Các gen cùng nằm trên 1 NST phân ly cùng nhau về các giao tử
Câu 24: Nêu điều kiện nghiệm đúng cho QLPL
- Vì gen nằm trên NST nên các thành viên của 1 cặp gen có phân ly nhau về các giao tử hay ko phụ thuộc vào sự phân ly của các cặp NST trong GP
- Vì vậy, đk duy nhất cần có là qt GP phải xảy ra bình thường, nghĩa là các cặp NST trong kì sau của GPI đều tách rời nhau đi về các cực của TB cũng như các nhiễm sắc tử trong KSII cũng phải tách rời nhau để các sản phẩm của GP đều là n NST
Câu 25: Để kết quả của phép lai cho tỉ lệ phân li KH là 9:3:3:1 thì càn phải có các đk gì?
- Tỉ lệ 9:3:3:1 có thể phân tích thành (3x1)(3x1); do vậy các cá thể đem lai đều phải có KG dị hợp
về 2 cặp gen (ví dụ AaBb x AaBb)
- Mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn
- 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn
- Các cả thể có các KG khác nhau phải có sức sống như nhau
Trang 9Câu 26: Hãy trình bày quan niệm của Menđen về nhân tố DT và cho biết các đặc điểm của
các nhân tố DT giống vs đặc điểm của NST trong GP ở những điểm nào?
K/n nhân tố DT của Menđen:
- Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố DT quy định Các nhân tố DT tồn tại thành từng cặp ko pha trộn vào nhau trong TB
- Trong quá trình hình thành giao tử, mỗi thành viên của 1 cặp nhân tố DT phân li ngẫu nhiên vào các giao tử Các cặp nhân tố DT PLĐL nhau trong quá trình phát sinh giao tử
Những điểm giống nhau
- Cũng như các nhân tố DT, các NST cũng tồn tại thành cặp (cặp NST tương đồng)
- Trong GP, các NST phân ly ngẫu nhiên và độc lập nhau về các giao tử tạo nên nhiều kiểu giao tử khác nhau
Câu 27: Trong 1 phép lai 2 cặp tính trạng ở 1 loài TV, người ta thu được F1 có tỉ lệ PL KH là 1:1:2:2:1:1 Hãy viết 1 SĐL biểu diễn phép lai này và nêu các điều kiện cần thiết để có thể thu
- 2 cặp gen trên 2 cặp NST khác nhau (hoặc PLĐL)
- Số lượng con lai phải lớn, sức sống của các cá thể có KG khác nhau là như nhau
* SĐL:
P: AaBb x Aab
GP: 1/4AB, 1/4Ab, 1/4aB, 1/4ab 1/2Ab, 1/2ab
F1 : 1/8AABb : 1/8Aabb : 2Aabb : 2/8AaBb : 1/8aaBb : 1/8aabb
Câu 28: Vì sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1? Nếu nói rằng người mẹ quyết
định việc sinh con trai hay con gái thì có đúng ko? Vì sao?
- Ở nam giới có cặp NST giới tính XY phân ly trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và NST Y có tỉ lệ 1:1 Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này vs TB trứng mang NST X (kết quả của qt phát sinh giao tử của cặp NST giới tính XX), tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY,
có tỉ lệ 1:1
- Là sai Vì mẹ chỉ cho con 1 giao tử mang NST giới tính X, còn việc sinh con trai hay con gái là phụ thuộc vào giao tử của người cha sẽ kết hợp vs giao tử của mẹ là giao tử nào Nếu là giao tử mang NST giới tính X thì là con gái (XX), nếu là giao tử mang NST giới tính Y thì là con trai (XY)
Câu 29: Vì sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa ntn
trong chăn nuôi?
* Thuyết XĐ giới tính ko loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố MT trong & ngoài lên sự phân hóa giới tính:
- Ảnh hưởng của các yếu tố MT trong: là hoocmon sinh dục Nếu cho hoocmon sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự pt cá thể thì có thể làm biến đổi giới tính nhưng cặp NST giới tính ko thay đổi
Trang 10- Ảnh hưởng của các yếu tố MT ngoài: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng,
VD: + Dùng metyl testosterol tác động vào các vàng đực, có thể làm cá đực => cá vàng cái (về KH) + Trứng rùa đc ủ ở to < 28oC => rùa đực & > 32oC => rùa cái
+ Cây thầu dầu trồng trong a/s có cường độ yếu => hoa đực giảm
=> có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi
* Ý nghĩa: Nắm đc cơ chế XĐ giới tính & các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, người ta
có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp vs mục đích SX
VD: - tạo ra toàn tằm đực => lấy đc nhiều tơ hơn
- nhiều bê đực nuôi lấy thịt, bê cái nuôi lấy sữa
Câu 30: Vì sao Menđen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu
- Thời gian sinh trưởng ngắn, trong vòng 1 năm
- Có khả năng thụ phấn cao do cấu tạo của hoa, tránh đc sự tạp giao trong lai giống
- Có nhiều tính trạng đối lập, tính trạng đơn gen dễ quan sát
Câu 31: Tương quan trội-lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn SX?
Tương quan trội-lặn là hiện tượng phổ biến ở TG SV, trong đó tính trạng trội thường có lợi Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 KG nhằm tạo
ra giống có ý nghĩa kinh tế
Câu 32: Căn cứ vào đâu mà Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc & hình dạng hạt đậu
trong thí nghiệm của mình DT độc lập vs nhau?
Căn cứ vào tỉ lệ mỗi KH ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
Câu 33: Trong TB sinh dưỡng của 1 cơ thể SV, cho biết các gen A, a, B, b ko nằm trên NST
giới tính
a, Khi TB trên thực hiện GP, có những loại giao tử nào có thể được sinh ra (biết rằng ko có sự trao đổi chéo giữa các NST)
- Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau => KG: AaBb => G: AB, Ab, aB, ab
- Nếu 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng => KG: AB
ab hoặc
Ab
aB => G: AB, ab hoặc
Ab, aB
b, Hãy dự đoán tỉ lệ PLKG, KH khi cho cơ thể có TB trên thực hiện phép lai phân tích
- Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau, thì khi lai phân tích TLKG, KH như nhau và là 1:1:1:1
- Nếu 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng, thì khi lai phân tích TLKG, KH như nhau và
là 1:1
Câu 34: Cho P: AaBb x AaBb Tìm tỉ lệ KH ở F1 (ko xét tác động qua lại giữa các gen)
Các gen PLĐL, THTD:
- Trội hoàn toàn: (3:1)(3:1) = 9:3:3:1
- 1 tính trạng trội ko hoàn toàn: (3:1)(1:2:1) = 3:6:3:1:2:1
- 2 tính trạng trội ko hoàn toàn: (1:2:1) )(1:2:1) = 1:2:1:2:4:2:1:2:1
Trang 11Câu 35: Liên kết gen gây những bất lợi gì cho loài? Các loài SV có cơ chế gì để giảm thiểu
những bất lợi do hiện tượng liên kết gen? Giải thích?
* Bất lợi: - Khi có những gen ĐB bất lợi DTLK vs những gen có lợi khác => làm giảm giá trị thích
nghi của cá thể
- Tính có lợi hay có hại của 1 gen nào đó, đặc biệt là các gen ĐB phụ thuộc vào tổ hợp gen, phụ thuộc vào đk MT, trong tổ hợp gen này nó có thể ko hại nhưng trong tổ hợp gen đó nó có thể có hại
=> Lk gen có thể làm giảm khả năng thích nghi của SV khi đk MT thay đổi
* Cơ chế giảm thiểu bất lợi: Xuất hiện sự tiếp hợp & trao đổi chéo giữa các NST trong cặp NST t/đ
tại kì đầu của GPI để làm tăng số loại giao tử có thể có.
* Giải thích: Những gen có hại qua trao đổi chéo có thể đc loại bỏ khỏi nhóm gen liên kết bởi chọn
lọc tự nhiên
Câu 36: ĐK để xảy ra DTLK gen?
- Các gen phải nằm cùng trên 1 NST
- Các gen nằn gần nhau thì LK càng chặt chẽ
Câu 37: Thế nào là KH, KG, thể đồng hợp, thể dị hợp?
- KH: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể
- KG: là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB của cơ thể
- Thể đồng hợp (thể đồng hợp trội: AA, BB, ; thể đồng hợp lặn: aa, bb, ): là KG chứa cặp gen gồm
2 gen tương ứng giống nhau
- Thể dị hợp (Aa, Bb, ): là KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau
Câu 38: Nêu cơ chế xuất hiện BDTH
- Do sự PLĐL, tổ hợp tự do của các NST trong GP
- Do sự tổ hợp tự do của các giao tử trong qt thụ tinh dẫn đến tạo ra các hợp tử có các tổ hợp gen khác nhau
- Do trao đổi chéo, tiếp hợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu của GP1
Câu 39: Lúa nước có bộ NST 2n = 24 Có thể theo dõi sự DT độc lập mức tối đa là bao nhiêu
cặp tính trạng mà mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định?
- Các tính trạng chỉ PLĐL khi các gen quy định các tính trạng nằm trên các NST tương đồng khác nhau
- Lúa nước có 2n=24, nghĩa là có 12 cặp NST tương đồng Do vậy, tối đa ta có thể theo dõi sự di truyền độc lập của 12 cặp tính trạng khi mỗi cặp gen quy định các tính trạng đó nằm trên các cặp NST khác nhau
Chương II: NST
*
CÔNG THỨC
- NP : k là số lần NP, a là số TB tham gia NP
+ Số NST có trong tế bào con : a.2n 2k
+ Số tế bào con sau k lần nguyên phân : a.2k
Trang 12+ Số thoi vô sắc xuất hiện (bị phá hủy) : a(2-1)
+ Số NST (đơn) môi trường cần cung cấp : a(2k-1)2n
- GP + Số tế bào con sau k lần giảm phân : 4.a.2k ( NP.4)
+ Số thoi vô sắc bị phá hủy :3a
+ Số NST môi trường cần cung cấp : a.2n
+ Số NST có trong tế bào con : a.n 2k
- TT : + Số NST bị tiêu biến theo thể định hướng : Số thể cực n (NST)
+ Số tinh / noãn nguyên bào cần môi trường cung cấp số NST đơn : a.2n NST
- Lí thuyết : Bộ NST loài sinh sản hữu tính 2n , có n cặp NST tương đồng , mà 2 NST trong từng cặp tương đồng
có cấu trúc khác nhau thì số loại giao tử được tạo ra là 2 ( khi nói đến cơ thể )n
( VD : AaBbddEe có 23 = 8 giao tử do có 1 cặp gen đồng hợp )
+ Nếu có k cặp xảy ra trao đổi chéo ( trao đổi chéo ) số loại giao tử 2 n+k
+ VD : Ruồi giấm cái 2n = 8 ( ruồi giấm đực không xảy ra trao đổi chéo ở giảm phân ) số loại giao tử 2 4 có 2 cặp xảy ra trao đổi chéo số loại giao tử 24+2
Càng nhiều NST , càng nhiều biến dị tổ hợp
= Nếu 1 tế bào sinh tinh + có trao đổi chéo : 4 loại giao tử + không có trao đổi chéo : 2 loại giao tử
= Nếu 1 tế bào sinh trứng : không hoặc có trao đổi : 1 loại giao tử
- 1 gen có n alen thì sẽ có n kiểu gen đồng hợp & có n(n+1)
- Trên cặp NST tương đồng thứ nhất chứa 2 cặp gen dị hợp mà mỗi gen có 2 alen thì sẽ có 10 kiểu gen
* Bộ NST lưỡng bội 2n có:
- Số loại giao tử là 2n
- Nếu số loại giao tử đực = số loại giao tử cái = 2n thì số tổ hợp giao tử là 2n.2n
* Hiệu suất thụ tinh là tỉ lệ % giao tử đc thụ tinh, hình thành nên hợp tử, tính
trên tổng số giao tử sinh ra VD: HSTT của tinh trùng là 15% nghĩa là cứ 100 tinh
trùng sinh ra qua GP, sẽ có 15 tinh trùng đc thụ tinh vs trứng
- a tinh nguyên bào (GP) 4a tinh trùng; a noãn nguyên bào (GP) a trứng + 3a thể cực
Trang 13Câu 1 : Vì sao nói hình thái NST biến đổi có tính chu kì ? Ý nghĩa ?
- Nói hình thái NST biến đổi có tính chu kì bởi
+ Ở kì trung gian , các NST duỗi xoắn cực đại, ở dạng sợ dài, mảnh ADN tự sao đẫn đến NST tự x2 Nhờ sự tự x2, NST từ dạng sợi đơn chuyển sang dạng sợi kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau, gắn vs nhau ở tâm động+ Ở kì đầu , các NST kép bắt đầu đóng xoắn , co ngắn có hình thái rõ rệt
+ Ở kì giữa , các NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại, co ngắn có hình thái điển hình đặc trưng (hình hạt, que, chữ V)
+ Ở kì sau, 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, phân ly về 2 cực của TB+ Ở kì cuối, các NST bắt đầu dãn xoắn, trở về dạng sợi mảnh
Và cứ như vậy nên nói hình thái NST biến đổi có tính chu kì
- Ý nghĩa :
+ Kì trung gian: Tạo điều kiện cho hđ DT (tự sao của ADN), tạo đk cho sự phân chia của NST ở kì sau
+ Kì đầu: Tạo đk thuận lợi cho NST di chuyển về mặt phẳng xích đạo ở kì giữa
+ Kì giữa: Tạo hình thái đặc trưng của NST, thuận lợi cho việc phân ly của NST ở kì sau
+ Kì sau: Đảm bảo sự phân chia đồng đều VCDT cho 2 TB con
+ Kì cuối: Tạo đk cho sự tự x2 của NST ở kì trung gian
Câu 2 : Tại sao kì trung gian trong chu kì tế bào lại chiếm gần hết ?
Do ở kì trung gian
+ Tế bào tích lũy vật chất , tổng hợp các bào quan mới và lớn đến 1 mức độ thì nó tiến hành phân chia
+ Các ADN nhân đôi là cơ sở để NST nhân đôi
Câu 3 : Ý nghĩa của nguyên phân
- Tạo ra các thế hệ tế bào có bộ NST 2n giống nhau và giống mẹ đảm bảo sự truyền đạt và ổn định bộ NST
đặc trưng trong loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể ở những loài sinh sản vô tính
- Là phương thức sinh sản của TB, nhờ NP các cơ thể đa bào lớn lên bởi sự sinh trưởng của các mô , các cơ
quan trong cơ thể đa bào nhờ chủ yếu vào sự tăng số lượng tế bào trong quá trình nguyên phân
- Tạo ra những tế bào mới thay thế những tế bào già , bị tổn thương
- Ứng dụng trong thực tiễn là để nuôi cấy mô
Câu 4 : Ý nghĩa giảm phân
- Tạo ra những giao tử có bộ NST đơn bội n nên qua qt thụ tinh có sự kết hợp giưa giao tử đục & cái, bộ NST 2n
của loài được phục hồi trong hợp tử
- Sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép dẫn đến có thể xảy ra trao đổi chéo giữa 2 cromatit của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra ở kì đầu I , sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong các cặp NST tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân I đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau , là cơ sở cho sự xuất hiện nhiềubiến dị tổ hợp, làm cho SV đa dạng phong phú
Câu 5 : Ý nghĩa thụ tinh
- Khôi phục lại bộ NST của loài nhờ tổng hợp lại tế bào n đơn từ bố và mẹ tạo thành hợp tử 2n
- Tạo ra những tổ hợp gen mới, hình thành biến dị tổ hợp mới làm cho sinh vật sinh sản hữu tính thêm đa dạng, phong phú và là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
Câu 6 : Phân biệt
- Trong tế bào sinh dưỡng (xôma ) và tế bào sinh dục
sơ khai , các NST thường ở dạng tương đồng 2n
- 1 chiếc có nguồn gốc từ bố , 1 chiếc có nguồn gốc
Trang 14- Chỉ mang những gen qui định tính trạng thường của
cơ thể
- Mang gen quy định giới tính và 1 số gen qui định tính trạng thường của cơ thể
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng - Có khi tồn tại thành cặp tương đồng (XX), có khi
tồn tại thành cặp không tương đồng(XY)
- Gồm 2 cromatit giống nhau về hình dạng , kích
thước , cấu trúc và đính với nhau tại tâm động
- Cùng nguồn gốc : từ bố hoặc mẹ
- Được hình thành từ cơ chế nhân đôi ở kì trung gian
của quá trình phân bào
- Hoạt động như 1 thể thống nhất trong điều kiện bình
- Hầu như không có hiện tượng tiếp hợp các cặp
NST kép tương đồng theo chiều dọc và trao đổi
chéo ( hoán vị gen )
Có hiện tượng tiếp hợp các cặp NST kép tương đồng theo chiều dọc và trao đổi chéo ( hoán vị gen ) giữa 2 cromatit khác nhau về nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng Sau khi tiếp hợp, các NST kép trong từng cặp tương đồng rời nhau ra
Kì
giữ
a
- Các NST kép dàn thành 1 hàng ngang trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào NST kép đính
sợi tơ phân bào ở 2 phía của tâm động
- Các NST kép dàn thành 2 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào NST kép đính sợi tơ phân bào ở 1 phía của tâm động
Kì
sau
- Các NST kép tách nhau tại tâm động thành 2
NST đơn , phân li về 2 cực của tế bào
- Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân
li về 2 cực của tế bào
Kì
cuối
- Các NST đơn dần dãn xoắn trở về dạng sợi mảnh
Màng nhân xuất hiện , tế bào chất phân chia , tạo
thành 2 tế bào con có bộ NST giống hệt nhau và
Có hiện tượng tiếp hợp các cặp NST kép tương
đồng theo chiều dọc và trao đổi chéo đoạn NST
(hoán vị gen ) giữa 2 cromatit khác nhau về
nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng Sau khi
tiếp hợp , các NST kép trong từng cặp tương đồng
phẳng xích đạo của thoi phân bào NST kép đính
sợi tơ phân bào ở 1 phía của tâm động
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở MPXĐ của thoi phân bào NST kép đính với tơ của TPB ở
2 phía của tâm động
Kì
cuối
1 TB mẹ (2n NST), qua GPI, tạo thành 2 TB con (n
NST kép) Số lượng NST ở mỗi TB con giảm đi ½
so vs TB mẹ
1 TB mẹ (n NST kép), qua GPII, tạo thành 2
TB con (n NST n) Số lượng NST ko thay đổi, chỉ thay đổi trạng thái đơn, kép
Câu 7 : Cơ chế duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng cho loài
Trang 15- Đối với loài sinh sản vô tính : Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi ADN là cơ sở để NST
nhân đôi , cơ chế phân li đồng đều NST cho 2 tế bào con đã đảm bảo cho bộ NST 2n đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ tế bào , cơ thể
- Đối với loài sinh sản hữu tính : Nhờ sự kết hợp các cơ chế nguyên phân - giảm phân - thụ tinh
+ Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi ADN là cơ sở để NST nhân đôi , cơ chế phân li đồng
đều NST cho 2 tế bào con , bộ NST 2n đơn giống nhau và giống mẹ
+ Nhờ cơ chế giảm phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi ADN là cơ sở để NST nhân đôi , cơ chế phân li đồng
đều NST , tạo cho giao tử có bộ NST n đơn có nguồn gốc từ 1 cặp NST tương đồng
+ Nhờ cơ chế thụ tinh mà thực chất là cơ chế tổ hợp NST theo từng đôi của bộ NST đơn bội trong giao tử đực và
cái , phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n đặc trưng của loài , có tính ổn định qua các thế hệ tế bào , cơ thể
Câu 8 : Cơ chế hình thành cặp NST t/đ & các quá trình sinh học xảy ra trên 1 cặp NST t/đ ?
* Cơ chế hình thành cặp NST tương đồng
- Cơ chế nguyên phân : sau các kì , kết quả mỗi tế bào chứa các cặp NST tương đồng
- Cơ chế tổ hợp tự do bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái trong thụ tinh tạo bộ NST lưỡng bội
* Các quá trình sinh học :
- Quá trình tự nhân đôi của NST mỗi NST thành 1 NST kép
- Quá trình trao đổi đoạn NST tiếp hợp và trao đổi chéo trong kì đầu của giảm phân I
- Quá trình phân li NST các NST kép phân li đồng đều về 2 cực tế bào
- Quá trình tổ hợp NST tạo ra sự ổn định bộ NST qua các thế hệ
- Quá trình ĐB dị bội thể trong nguyên phân tạo tế bào 2n+2 , 2n-2 ; trong giảm phân tạo tế bào n-1 , n+1
- Quá trình đột biến cấu trúc NST các dạng mất , lặp , đảo và chuyển đoạn làm mất sự liên kết hài hòa giữa các cặp NST tương đồng đã được chọn lọc trong tự nhiên lâu đời
Câu 9 : a/ Cơ chế đảm bảo cho quá trình NP từ 1 tế bào 2n mẹ 2 tế bào 2n con ?
- Ở kỳ trung gian: NST tự x2 dựa trên sự tự sao của ADN trong NST nên mỗi NST đơn NST kép Bộ NST trong TB là 2n NST kép
- Ở kì sau: Sự phân ly đồng đều, chính xác của các NST đơn: từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơnphân ly về 2 cực của TB (2n NST kép 2n NST đơn ở mỗi cực của TB)
=> Nhờ có hiện tượng tự x2 & phân ly đồng đều của các NST trong NP nê sau NP tạo thành 2 TB con có bộ NST giống hệt nhau & giống hệt TB mẹ
b/Cơ chế đảm bảo cho quá trình GP từ 1 tế bào 2n mẹ 4 tế bào n con ?
- Ở kì trung gian , mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép
- Ở kì sau I ,mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng phân li về 2 cực của tế bào , tạo thành 2 nhóm có số lượng NST n kép
- Ở kì sau II , mỗi NST kép tách nhau tại tâm động thành 2 NST đơn , phân li về 2 cực của tế bào , tạo thành 2 nhóm có số lượng NST n đơn
Câu 10 : Tại sao nói NST được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào ?
- Là cấu trúc mang gen , gen có bản chất là ADN , ADN Là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử
- Có khả năng tự nhân đôi , phân li ,tổ hợp trong nguyên phân , giảm phân ,thụ tinh NST duy trì và ổn định quacác thế hệ của loài
- Có sự biến đổi hình thái trong từng chu kì tế bào thực hiện được chức năng di truyền
- Mỗi loài sinh vật có 1 bộ NST đặc trưng và được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào
- Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng di truyền tạo biến BDTH
Câu 11 : Thoi phân bào được hình thành và có vai trò như thế nào trong nguyên phân ? Nếu thoi phân bào
bị phá hủy trong nguyên phân thì dẫn đến hậu quả gì ?
- Thoi phân bào được hình thành ở kì đầu nguyên phân , 2 trung tử tách nhau tiến về 2 cực của tế bào , thoi phân bào nối liền 2 cực Nhưng đến kì cuối phân chia nhân đã xong thì thoi phân bào tiêu biến
- Vai trò : Thoi phân bào có vai trò quan trọng đối với sự vận động của NST trong nguyên phân Nhờ có thoi phânbào mà NST phân li đồng đều chính xác về 2 cực của tế bào , cho nên 2 tế bào con mới có bộ NST giống hệt nhau
và giống tế bào mẹ
Trang 16- Nếu thoi phân bào bị phá hủy thì tất cả các NST sẽ không phân li ở kì sau nguyên phân ,dẫn đến bộ NST trong tếbào tăng lên gấp 2
+ Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng 2n tế bào sinh dưỡng 4n
+ Xảy ra ở hợp tử 2n hợp tử 4n thể tứ bội
Câu 12:a/Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích như thế nào
trên cơ sở tế bào học?
- Ở những loài sinh sản hữu tính , biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú là do loài có quá trình GP và thụ tinh
- Trong giảm phân xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng hình thành nên các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và có thể cả cấu trúc NST
+ Kì đầu I : Có hiện tượng tiếp hợp giữa các NST kép tương đồng và có thể xảy ra sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nhau về nguồn gốc của cặp NST tương đồng , hình thành nên các tổ hợp chéo trong giao tử
+ Kì sau I: Phân li độc lập , tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng
- Nhờ vào quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái hình thành nên hợp tử chứa các tổ hợp NST xuất hiện biến dị tổ hợp
b/ Hãy giải thích vì sao ở các loài sinh sản hữu tính , biến dị tổ hợp lại phong phú và đa dạng hơn ?
* Sinh sản vô tính ; Chỉ đơn thuần dựa trên cơ chế nguyên phân : tế bào con luôn luôn giống hệt tế bào mẹ do có vật chất di truyền giống mẹ ( nếu không xảy ra đột biến ) không ( ít ) có đột biến
* Sinh sản hữu tính : Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh
- Trong giảm phân xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo hình thành nên các loại giao tử khác nhau về nguồngốc và có thể cả cấu trúc NST
- Nhờ vào quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái hình thành nên hợp tử chứa các tổ hợp NST Từ đó xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 13 : Nếu có S1, S 2 S n tế bào cùng nguyên phân liên tiếp tương ứng với số lần là K 1 , K 2 , K n thì tổng số
tế bào con xuất hiện qua quá trình nguyên phân là bao nhiêu
Số tế bào con xuất hiện qua quá trình nguyên phân là: (2 k1 + 1 – 2).S1 + (2 k2 + 1 - 2) S 2 + + (2 kn + 1 – 2)S n
Câu 14 : Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người, gà và châu chấu.
Sự tự nhân đôi, phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính
Người: P: 44A+XX x 44A+XY
Gp: 22A+X 22A+X ; 22A+Y
F1: 44A+XX ; 44A+Y
Gà: P: 76A+XX x 76A+XY
Gp: 38A+X 38A+X ; 38A+Y
F1: 76A+XX ; 76A+XY
Châu chấu: P: 22A+XO x 22A+XX
Gp: 11A+X ; 11A+O 11A+X
F1: 22A+XX ; 22A+XO
Câu 15 : Tính đặc trưng, cấu trúc, chức năng của NST ở mỗi loài thể hiện như thế nào ?
- Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật thể hiện (ở kỳ giữa của quá trình phân bào)
+ Đặc trưng về số lượng: số lượng NST trong các TB Xooma ổn định và bằng nhau trong tất cả các cá thể cùng loài (Người có 2n = 46) ,hình dạng: mỗi loài có bộ NST vs hình dạng đặc trưng riêng (dạng hình que, hình hạt, chữ V), kích thước (chiều dài từ 0,5 -> 50 Mm, đường kính từ 0,2 ->2 Mm)
+ Đặc trưng về cấu trúc: số lượng , thành phần , trình tự phân bố các gen trên mỗi NST
* Bộ NST lưỡng bội của loài ko phản ánh trình độ tiến hóa của loài: người (46), ruồi giấm (8), gà (78),
- Cấu trúc của NST (ở kỳ giữa của quá trình phân bào)
+ NTS gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (cromatit), gắn vs nhau ở tâm động chia NST thành 2 cánh
Trang 17+ Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào Nhờ đó, NST di chuyển được về các cực củaTB
+ 1 số NST còn có eo thứ 2
+ Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và nhiều phân tử protein loại histol
- Chức năng của NST:
+ NST là VCDT ở cấp độ TB vì NST là cấu trúc mang gen mà gen là 1 đoạn của phân tử ADN
+ ADN có khả năng tự sao nên NST tự nhân đôi, qua đó các gen quy định các tính trạng được DT qua các thế hệ
TB và cơ thể
+ Những biến đổi về cấu trúc và số lượng của NST sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng DT
Câu 16 : Có phải mọi cặp NST trong TB lưỡng bội của tất cả các loài đều đồng dạng?
Không Vì ở những loài đơn tính cặp NST giới tính ko giống nhau ở giới đực hoặc giới cái (tùy loài)
Câu 17 : Trong 2 lần phân bào của giảm phân , lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm , lần nào được
coi là phân bào giảm nhiễm ?
- Qua giảm phân I , số lượng NST ở tế bào con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép
- Qua giảm phân II , từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con , mỗi tế bào con chứa n NST đơn
Lần I giảm nhiễm , lần II nguyên nhiễm
Câu 18 : Những hoạt động nào của NST trong giảm phân góp phần tạo sự đa dạng cho sinh giới ?
- Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu I
- Hoạt động phân li độc lập ở kì sau I
Câu 19 : (0.75đ) Con la là con lai của ngựa cái và lừa đực nên tế bào của con la chứa 2 bộ NST đơn bội của
ngựa và lừa Giải thích tại sao tế bào con la vẫn nguyên phân bình thường nhưng lại giảm phân không bình thường ?
- Khi tế bào con la nguyên phân , mỗi NST giữ nguyên dạng NST bố lừa hay mẹ ngựa Khi nhân đôi hay tách 2
cromatit tương đồng diễn ra 1 cách độc lập theo từng NST do đó các lần nguyên phân khởi đầu từ hợp tử không
có trục trặc gì
- Trong phân bào giảm nhiễm , các NST tương đồng khác nguồn trong kì đầu I , quá trình tiếp hợp không thể xảy
ra đúng cách vì các NST của ngựa và lừa không khớp nhau về cả số lượng và cấu trúc
Câu 20 : Hãy đưa ra 3 hoạt động của NST trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác
nhau trong các giao tử Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó lại có thể tạo nên các loại giao tử như vậy ?
- Kì đầu I : Xảy ra hiện tượng tiếp hợp các cặp đôi của các NST kép tương đồng dẫn đến sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit khác nhau về nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen
- Kì sau I : Có sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ trong cặp NST t/đ (lúc này mỗi NST gồm 2 cromatit đính với nhau tại tâm động) 1 cách ngẫu nhiên về 2 nhân con dẫn đến sự tổ hợp khác nhau của cácNST có nguồn gốc từ bố và từ mẹ Số loại tổ hợp là 2n ( n là số cặp NST trong tế bào )
- Kì sau II : 2 cromatit trong từng cặp NST kép tương đồng ( lúc này không còn giống nhau hoàn toàn do xảy ra trao đổi chéo ở kì đầu I ) tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li ngẫu nhiên về các tế bào con
Câu 21 : Nêu cách XĐ phân bào nguyên nhiễm & giảm nhiễm = cách quan sát bộ NST trên kính hiển vi
NST chỉ quan sát hình thái rõ nhất & đặc trưng nhất vào KÌ GIỮA Khi quan sát:
- NST kép từng cặp t/đ co ngắn cực đại dàn thành 1 hàng trên MPXĐ qt NP
- NST kép từng cặp t/đ co ngắn cực đại dàn thành 2 hàng trên MPXĐ qt GPI
- NST kép chỉ là 1 chiếc trong cặp t/đ, co ngắn cực đại dàn thành 1 hàng trên MPXĐ qt GPII
Câu 22 : 1 cơ thể có kiểu gen là AB
ab ddEe Ở kì đầu giảm phân I có xảy ra trao đổi chéo thì 1 tế bào sinh
tinh giảm phân tạo thành bao nhiêu tinh trùng ?
- Tế bào này giảm phân tạo 4 loại giao tử do có thể xảy ra trao đổi chéo
- Kí hiệu NST : 4 loại tinh trùng là ABde , Abde , aBde , abde hoặc ABdE , AbdE , aBde , abdE
Trang 18Câu 23 : Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng
- NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào , được cấu tạo từ ADN và protein , chứa các gen qui định tính trạng của sinh vật : Gen (1 đoạn ADN ) mARN protein tính trạng
- Những biến đổi về số lượng , cấu trúc NST gây nên những biến đổi ở các tính trạng di truyền ở sinh vật
- NST có khả năng nhân đôi , phân li , tổ hợp trong quá trình nguyên phân , giảm phân và thụ tinh nhờ đó thông tin di truyền qui định các tính trạng của sinh vật được sao chép qua các thế hệ
Câu 24 : So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái
+ Đều xảy ra tại cơ quan sinh dục của sinh vật sinh sản hữu tính , vào giai đoạn cơ thể phát dục
+ Đều xảy ra các hoạt động quan trọng của NST : Nhân đôi , phân li , tổ hợp
+ Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền từ thế hệ trước sau
+ Tại vùng sinh sản : Các tế bào mầm đều mang bộ NST 2n , đều trải qua nguyên phân nên đều làm tăng số lượng
tế bào => tạo thành các noãn/tinh nguyên bào (2n NST)
+ Tại vùng chín: Noãn/tinh nguyên bào noãn/tinh bào bậc I Các tế bào đều trải qua 2 lần phân bào liên tiếp của quá trình giảm phân ; lần thứ 1 theo hình thức giảm nhiễm , lần thứ 2 theo hình thức nguyên nhiễm [noãn/tinh bào bậc I (GPI) noãn/tinh bào bậc II (GPII)]
+ Kết quả : Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân đều tạo 4 tế bào con có bộ NST n
+ Sự sinh sản của tế bào vùng này đều có vai trò tạo giao tử , tham gia vào quá trình thụ tinh
Sự phát sinh giao tử đực Sự phát sinh giao tử cái
- Vùng tăng trưởng : Thời gian tăng trưởng ngắn ,
tích ít chất dinh dưỡng , tế bào bé , tế bào chất ít quan
trọng
- Thời gian tăng trưởng dài , tế bào tích nhiều chất dinh dưỡng , tế bào lớn , có vai trò quan trọng hơn
- Vùng chín : Từ 1 tế bào qua giảm phân tạo 4 tế bào
có hình dạng và kích thước tương đương
+ Tinh bào bậc I (GPI) 2 tinh bào bậc II (n NST kép)
+ 2 tinh bào bậc II (GPII) 4 tinh trùng (n NST)
- Từ 1 tế bào qua giảm phân tạo 1 tế bào lớn , 3 tế bào bé gọi là thể cực
+ Noãn bào bậc I (GPI) 1 noãn bào bậc II + 1 thể cực thứ nhất (n NST kép)
+ Noãn bào bậc II (GPII) 1 TB trứng + 1 thể cực (nNST) Thể cực thứ nhất (GPII) 2 thể cực (n NST)
- Cả 4 tinh trùng đều có thể tham gia vào quá trình
thụ tinh
- Chỉ có 1 tế bào trứng tham gia vào quá trình thụ tinh , còn 3 thể cực tiêu biến đi
- Thời gian phát sinh giao tử ngắn , nhưng thời gian
tạo giao tử trong quãng đời cá thể kéo dài hơn
- Thời gian phát sinh giao tử dài , nhưng thời gian tạo giao tử trong quãng đời cá thể ngắn hơn
- Tinh trùng bé , số lượng lớn , lượng tế bào chất ít - Trứng lớn , dạng hình cầu , lượng tế bào chất
nhiều
Câu 25: Nêu các hiện tượng di truyền và biến dị xảy ra đối với 1 cặp NST tương đồng
a/ Hiện tượng di truyền
- Hiện tượng tự nhân đôi của NST : ADN trong NST tự nhân đôi là cơ sở để NST nhân đôi Nhờ vậy quá trình phân bào mới diễn ra từ đó hình thành được tế bào mới
- Hiện tượng phân li độc lập và tổ hợp tự do : Sự phân li đồng đều và sự tổ hợp tự do của NST là cơ sở đảm bảo
sự đặc trưng và ổn định bộ NST của loài làm cho sinh vật đa dạng , phong phú
- Các gen trên cùng 1 NST thì di truyền liên kết hoàn toàn hoặc xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 NST của cặp NST tương đồng làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp
- Nếu cặp NST này là cặp NST giới tính thì các gen trên NST di truyền liên kết với giới tính
b/ Hiện tượng biến dị
- Đột biến cấu trúc NST + mất đoạn + chuyển đoạn + đảo đoạn + lặp đoạn
- Đột biến gen trên NST
- Đột biến dị bội thể
- Đột biến đa bội thể
Câu 26 : 1 loài có bộ NST 2n = 10 Người ta có thể bắt gặp tối đa bao nhiêu thể 1 nhiễm trong loài ?
* Thể 1 nhiễm là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng , có 1 cặp NST nào đó bị thiếu 1 chiếc ( 2n-1)
* Loài này có 5 cặp NST tương đồng tối đa tạo ra 5 loại thể 1 nhiễm
Trang 19Câu 27 : Cơ chế phân li và tổ hợp ở NST trong GP? Nêu ý nghĩa của chúng ?
GP là hình thành giao tử, trong qt này NST có 2 lần phân ly:
* Cơ chế phân li :
- KS I: Mỗi NST kép trong từng cặp NST kép tương đồng tách thành 2 NST đơn , PLĐL về mỗi cực của TB
- KS II: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của TB
- Ý nghĩa: Nhờ có sự phân ly của NST trong GP mà sau GP hình thành nên giao tử có bộ NST giảm xuống ½ đó
là giao tử chứa n NST Qua thụ tinh có sự kết hợp của giao tử đực (n NST) vs giao tử cái (n NST) phục hồi bộ
NST lưỡng bội 2n của loài nằm trong hợp tử
* Cơ chế tổ hợp :
- KĐ I: Do có hiện tượng tiếp hợp các cặp đôi của các NST kép tương đồng nên có thể dẫn đến trao đổi chéo giữa
2 cromatit khác nhau về nguồn gốc trong cặp NST t/đồng hình thành nên các tổ hợp chéo trong giao tử
- KS I: Mỗi NST kép của từng cặp t/đồng tự do tổ hợp vs nhau
- KS II: Xảy ra sự tổ hợp tự do giữa các NST đơn ko t/đồng ở mỗi cực của TB
- Ý nghĩa : Nhờ có sự tổ hợp của các NST trong thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST của các loài sinh sản hữu
tính qua các thế hệ Đồng thời sự tổ hợp của các NST trong GP hình thành nên các loại giao tử khác nhau về
nguồn gốc (có thể cả về cấu trúc NST), do vậy, có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực & cái, hình
thành nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau, từ đó xuất hiện biến dị tổ hợp sinh vật thêm đa dạng ,
Câu 29: Cho biết những cơ chế làm cho số lượng NST của loài ko ổn định qua các thế hệ
- Sự thay đổi số lượng NST của loài có thể xảy ra ở 1 cặp hoặc toàn bộ các cặp do sự phân ly ko bình thường của các cặp NST xảy ra trong NP hoặc GP
- Nếu trong GP, 1 cặp NST nào đó ko phân ly sẽ tạo ra giao tử mang 2 NST hoặc ko có NST của cặp đó, qua thụ tinh tạo ra hợp tử có 3 hoặc 1 NST của cặp đó, tạo nên ĐB dị bội
- Nếu trong NP hoặc GP, thoi phân bào ko đc hình thành, tất cả các cặp NST ko phân ly, tạo nên thể đa bội & tạo thành tế bào 4n ( đối với tế bào sinh dưỡng ) hoặc tạo ra giao tử 2n đối với tế bào sinh dục sơ khai
Câu 30 :
a, Những hoạt động nào của NST trong GP và trong thụ tinh làm phục hồi bộ NST lưỡng bội của loài?
- GP: NST nhân đôi ở kỳ trung gian I, phân ly đồng đều NST ở kì sau I+II, tạo cho giao tử có 1 bộ NST đơn bội
(n NST), mỗi NST trong bộ đơn bội có nguồn gốc từ 1 cặp NST t/đồng
- Thụ tinh: tổ hợp NST theo từng đôi của bộ NST đơn bội trong giao tử đực & cái -> phục hồi bộ NST lưỡng bội
2n cho hợp tử, có tính đặc trưng được ổn định
b, Những hoạt động nào của NST trong GP & của giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các BDTH?
Trong qt GP có sự tiếp hợp của các cromatit trong từng cặp NST tương đồng, dẫn đến hiện tượng hoán vị gen, từ
đó sinh ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST & sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra nhiều BDTH ở những loài sinh sản hữu tính
Trang 20Câu 31: Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm 2n=8 có khoảng 2,83.10 cặp nu Nếu chiều dài trung bình của NST
ruồi giấm ở KG dài khoảng 2 Mm, thì nó cuộn chặt lại & làm ngắn đi bao nhiêu lần so vs chiều dài kéo
thẳng của phân tử ADN
- Số nu trên 1 NST của ruồi giấm là: (2,83.108.2):8 = 7075.104 (nu)
- Chiều dài trung bình 1 NST của ruồi giấm là: (7075.104 ):2 x 3,4 = 120275.103(Ao)
2Mm = 2.104 (Ao)
- Vậy NST đã cuộn chặt số lần là: (120275.103) : (2.104) ≈ 6013 (lần)
Câu 32: Sao trong lịch sử tiến hóa, qt NP lại ko lựa chọn cách chia đôi TB, rồi sau đó x2 NST trong mỗi TB
con, thì số lượng NST ở các TB con vẫn giữ nguyên Vì sao chọn lọc tự nhiên ko chọn hình thức đó
- Trong TB sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp t/đ Trong mỗi NST t/đ, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có
nguồn gốc từ mẹ
- Nếu TB NP, tiến hành phân chia NST trước thì mỗi TB con sẽ chỉ nhận đc 1 NST của mỗi cặp t/đ Sau đó NST
trong mỗi TB con đc x2 thì bộ NST trong mỗi TB con sẽ chỉ có 1 nguồn gốc (cụ thể là mỗi cặp NST t/đ gồm 2
chiếc NST giống hệt nhau) Do vậy, nếu TB này là TB mầm, nó sẽ trở thành TB sinh tinh hoặc TB sinh trứng, thì
GP sẽ ko tạo ra đc các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST Qua thụ tinh sẽ ko xuát hiện BDTH nên SV kém
đa dạng => khó thích nghi vs đk MT => khó tồn tại đc trước đk sống luôn thay đổi
=> Vì vậy, trước NP, NST phải x2
Câu 33: Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST ko bắt đôi vs nhau trong kì đầu của GP?
- Nếu các NST ko tiếp hợp thành từng cặp t/đ (bắt đôi) ở kì đầu của GPI thì các cặp NST sẽ ko phân li đồng
đều về 2 cực của TB
- Kết quả: các giao tử đc hình thành sẽ có số lượng NST khác nhau
- Các giao tử có số lượng NST khác nhau sẽ ko có khả năng thụ tinh vì giao tử sẽ bị mất cân bằng gen (thừa 1 số
gen này nhưng lại thiếu 1 số gen khác) hoặc có thụ tinh cũng ko cho ra hợp tử có sức sống
Câu 34: a, Cặp gen dị hợp tử là gì?
2 alen của 1 cặp gen t/ứ, tồn tại ở 1 vị trí nhất định của 1 cặp NST t/đ, chúng khác nhu bởi số lượng, thành phần &
trình tự phân bố các nu
b, Điểm khác nhau cơ bản giữa alen rội & alen lặn?
- Khác nhau về số lượng, thành phần & trình tự phân bố các nu
- Quy định các KH khác nhau
- Alen trội có thể lấn át hoàn toàn hoặc ko hoàn toàn alen lặn
c, Phương pháp tạo cơ thể dị hợp tử ?
- TV: lai khác dòng, gây ĐB thuận nghịch từ các dạng đồng hợp tử
- ĐV: giao phối giữa các cá thể thuộc 2 giống thuần khác nhau, dùng con lai F1 làm sản phẩm
d, Ý nghĩa của KG dị hợp tử
- Trong tiến hóa: + Tạo ưu thế lai giúp SV thích nghi tốt hơn vs các đk MT sống
+ Trung hòa các ĐB gen lặn gây hại + Tích lũy các ĐB & tạo đk cho các ĐB tiềm ẩn, tránh tác dụng của chọn lọc tự nhiên
- Trong chọn giống: + Tạo ưu thế lai ở TV
+ Lai kinh tế ở ĐV
- Trong 1 số bệnh DT ở người: + Hạn chế sự xuất hiện 1 số ĐB gen lặn có hại
+ Tạo đk cho ĐB có lợi có đk tích lũy & nhân lên qua các thế hệ
Câu 35: a, Tại sao TB đc xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể?
Cơ thể cấu tạo từ nhiều hệ CQ, mỗi CQ do nhiều CQ hợp lại Mỗi CQ là do tập hợp nhiều mô có chức năng giống
nhau Mỗi mô do nhiều TB có hình dạng, cấu tạo, chức năng giống nhau hợp thành Tất cả mọi TB trong cơ thể
đều có cấu tạo giống nhau bao gồm: màng sinh chất, chất TB vs các bào quan (ti thể, trung thể bộ máy gongi, lưới
nội chất, riboxom), nhân TB gồm màng nhân, NST, nhân con
=> nâng cao năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vs các đk bất lợi từ MT
Trang 21b, Hãy chứng minh TB là đơn vị chức năng của cơ thể
Tất cả các h/động sống của cơ thể đều xảy ra ở TB:
- Màng sinh chất giúp thực hiện trao đổi chất giữa TB vs MT
- Chất TB là nơi diễn ra hoạt động sống như:
+ Ti thể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động TB và cơ thể
+ Riboxom là nơi tổng hợp protein
+ Bộ máy gongi thực hiện chức năng bài tiết
+ Trung thể tham gia quá trình phân chia & sinh sản của TB
+ Lưới nội chất đảm bảo sự lk giữa các bào quan
=> Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên & sinh sản của cơ thể Đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác tác động của MT sống
Câu 36: Trong NP & GP, ngoại trừ NST, các t/phần khác trong TB đã có những biến đổi ntn? Ý nghĩa
- Trung thể x2 vào kì trung gian rồi đi về 2 cực của TB, chuẩn bị cho sự hình thành thoi vô sắc
- Thoi vô sắc bắt đầu hình thành ở kì đầu, hoàn chỉnh ở kì giữa, đến kì cuối thì biến mất Giúp NST đính lên sợi tơ
của thoi phân bào, rồi các sợi tơ của thoi vô sắc co rút làm NST đi về 2 cực của TB
- Màng nhân & nhân con biến mất vào kì đầu & xuất hiện trở lại vào kì cuối => tạo điều kiện cho NST tự do dễ
dàng xếp trên MPXĐ của thoi phân bào; ở kì cuối giúp tái tạo trở lại cấu trúc của TB
- Màng TB chất phân chia ở vị trí giữa TB vào kì cuối, giúp TB mẹ tách thành 2 TB con
Chương III ADN - ARN - Protein
Số vòng xoắn của gen = 34 L (vòng)
* Số nhóm tính trạng liên kết = số nhóm gen liên kết = số lượng NST trong bộ NST đơn bội (n NST)
* Số bộ ba mã hóa = 2.3 N
Trang 22* Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp (gen phiên mã 1 lần, 1 ribôxôm
trượt qua không lặp lại:) : N/6 – 1
* Số axitamin môi trường cung cấp trong dịch mã khi gen phiên mã 1 lần, 1 ribôxôm
trượt qua không lặp lại: N/6 – 2
* Gen phiên mã k lần Trên mỗi phân tử mARN tham gia dịch mã có n Ribôxôm
cùng trượt qua m lần Số axit amin môi trường cung cấp là: k n (m+1)(N – 1)
* Số Liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G (lk)
* Số lk phôtphođieste trên một mạch = số lk phôtphođieste trên ARN = N -1.
* Số liên kết phôtphođieste trên cả phân tử ADN = 2N - 2.
* Số gen con được tạo ra sau k lần tái bản: 2k.
* Số gen con có 2 mạch hoàn toàn mới được tạo ra sau k lần tái bản: 2k - 2.
* Số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản k lần: N 2k
* Số nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen tái bản k lần: N (2k-1)
* Số nuclêôtit trên các phân tử mARN khi gen phiên mã k lần: k.N/2
* Số liên kết peptit trên chuỗi pôlipeptit = số axitamin trong phân tử prôtêin -1
* Phiên mã: (Đơn phân của ARN là rNu)
- Gọi số nu từng loại của ARN là rA, rU, rX, rG thì
* Số Lk hiđrô bị phá hủy: Hphá hủy = Hgen (2k – 1).
* Số LK hiđrô hình thành: Hht = H 2k
* Số ribônuclêôtit (rNu) môi trường cung cấp cho gen phiên mã K lần:
Trang 23rAmt = rA K = Tgốc K
rUmt = rU K = Agốc K
rXmt = rX K = Ggốc K
rGmt = rG K = Xgốc K
Trang 24* Số liên kết peptit được hình thành khi các axit amin liên kết nhau = số phân tử H2O
= số aa -1.
* 1 phân tử ADN mạch thẳng, nhân đôi k lần thì số liên kết cộng hóa trị đc hình thành là: (N – 2)(2k – 1)
* Đối vs phân tử ADN của vi khuẩn là chuỗi xoắn kép mạch vòng kín nên số lk cộng
hóa trị = số nu của phân tử Khi phân tử này x2 k lần, số lk cộng hóa trị là: N(2k – 1)
Câu 1 : Nêu cấu trúc phân tử ADN để đảm bảo tính
a/ Bền vững tương đối
- Cấu trúc xoắn kép , gồm 2 mạch song song
- Các nu trên mỗi mạch liên kết với nhau bằng mối liên kết cộng hóa trị ( liên kết photphodieste ) và 2 mạch nucleotit đối diện liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung ( nhờ liên kết Hidro là liên kết các bazonitric giữa 2 nucleotit đối diện trên phân tử ADN )
b/ Đa dạng , đặc thù
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , gồm nhiều đơn phân (nucleotit)
- Có 4 loại nucleotit mang tên các bazonitric Ađênin , Timin , Guanin , Xitôzin
- Các phân tử ADN phân biệt nhau ở số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit
Câu 2 : So sánh mARN với tARN ở sinh vật nhân thực
- Giống nhau
+ Đều là axit ribônucleic
+ Đều là đại phân tử , có trọng lượng tương đối lớn
+ Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ 4 loại nucleotit A-U-G-X Mỗi nucleotit có 3 thành phần chính : 1phân tử đường C5H1005 , 1 phân tử axit photphoric H3P04 ( 1 gốc photphat ) và 1 trong 4 loại bazo nitric (AUGX)+ Các nucleotit liên kết với nhau bằng mối liên kết cộng hóa trị (liên kết photphodieste) tạo thành mạch
polinucleotit (chiều 5'- 3')
+ Được cấu tạo từ 1 mạch đơn
+ Đều tham gia vào quá trình tổng hợp protein trong tế bào
- Phân tử dài hơn ,số đơn phân nhiều hơn
(600-1500)
- Phân tử ngắn hơn , số đơn phân ít hơn (80-100)
- Chỉ có cấu trúc bậc 1 là 1 mạch đơn - Có cấu trúc phức tạp hơn , tạo thành lá chẽ 3 thùy
- Không thể hiện NTBS, ko có liên kết Hidro - Có thể hiện NTBS, có lk H ở nơi có cấu trúc xoắn
- Truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của
phân tử protein cần được tổng hợp từ nhân tế
bào tế bào chất
- Vận chuyển aa tương ứng đến nơi tổng hợp protein
là ribôxôm và đóng vai trò là người phiên dịch ( vì có
bộ 3 đối mã )
Câu 3 : Phân biệt quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực
- Là quá trình tổng hợp mARN , tARN hoặc rARN - Là quá trình tổng hợp chuỗi axit amin
- 1 trong 2 mạch đơn của gen là mạch mang mã gốc
được dùng làm mạch khuôn tổng hợp ARN
- Phân tử mARN được dùng làm mạch khuôn hình thành chuỗi aa
- Nguyên liệu cho quá trình là 4 loại nucleotit :
A-U-G-X
- Nguyên liệu cho quá trình là 20 loại axit amin
Trang 25- Các nu trên mạch khuôn liên kết với các nu trong
môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
- tARN mang axit amin đến ribôxôm đối mã của
nó khớp bổ sung với codon trên mARN thì axit amin được dịch ra và liên kết vào chuỗi axit amin
- Tạo ra các loại ARN để cung cấp cho quá trình tổng
hợp protein
- Hình thành chuỗi axit amin từ đấy cấu tạo nên phân tử protein , qui định tính trạng cơ thể sinh vật
Câu 4 : Sao mã ngược là gì ? Nêu cơ chế quá trình này
- Sao mã ngược là ở 1 số loài virut , vật chất di truyền là ARN , ARN làm khuôn mẫu tổng hợp ADN
- Cơ chế
+ Sợi mẫu ARN sợi ADN ( trình tự các nu trên ARN qui định trình tự các nu trên ADN )
+ Sợi ADN đó sợi ADN bổ sung tạo thành 1 phân tử ADN xoắn kép
+ Enzim sao mã ngược: Revetaza
+ ADN được tổng hợp có thể gắn vào ADN chủ và được nhân lên cùng ADN chủ
* Sơ đồ: ARN (sao mã ngược) ADN 1 mạch (nhân đôi) ADN (phiên mã) mARN(dịch mã) protein
Câu 5 : Trình bày mối quan hệ giữa ADN(gen)ARN Protein Tính trạng
+ Đây là quá trình dịch mã , xảy ra ở tế bào chất
+ Trình tự các nucleotit trong mARN quy định trình tự các nu phân tử tARN theo nguyên tắc bổ sung
- Như vậy , trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các aa của 1 loại protein đặc thù , tương ứng với cấu trúc của gen
- Protein Tính trạng
+ Mới đầu , phân tử protein vừa được tổng hợp có cấu trúc bậc 1 , mạch thẳng
+ Sau đó , protein biến đổi thành bậc cao hơn , thực hiện chức năng của nó và biểu hiện thành tính trạng tương ứng với cấu trúc của gen
Câu 6 : a) Tính đa dạng và đặc thù của ADN do yếu tố nào qui định ?
- Tính đa dạng :
Thành phần + Số lượng + Trình tự sắp xếp các nu
Tạo nên sự đa dạng , phong phú trong các loài sinh vật dù chỉ có 4 loại nucleotit
- Tính đặc thù , đặc trưng của mỗi loài
Tỉ số A+T
G+ X + Thành phần + Số lượng + Trình tự sắp xếp + Hàm lượng ADN trong nhân tế bào + Cấu trúc: là 1
chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotit song song xoắn đều quanh 1 trục tưởng tượng có chiều từ trái sang phải
* Tính đặc trưng của ADN này so với ADN kia là bởi thành phần , số lượng , trình tự sắp xếp của các nucleotit
b) Tuy chỉ có 20 loại axit amin nhưng vì sao lại tạo nên sự phong phú đa dạng giữa loài ?
+ Thành phần + Số lượng + Trình tự sắp xếp + Cấu trúc không gian
c/ Tính đa dạng và đặc thù của ARN do mạch mã gốc của gen tương ứng qui định
Câu 7 : So sánh ADN và ARN về cấu tạo và chức năng
Trang 26- Giống
+ Là đại phân tử , được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nucleotit: A, T, G, X
+ Mỗi nu gồm: 1 phân tử đường, 1 phân tử axit photphoric, 1 phân tử bazo nitric
+ Đc cấu tạo từ 5 nguyên tố chính C-H-O-N-P
+ Là hợp chất hữu cơ có tính axit
+ Các đơn phân nu đều liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste, tạo thành chuỗi polynucleotit
+ Góp phần truyền đạt thông tin di truyền , ổn định tính trạng từ thế hệ trước sang thế hệ sau
- Kích thước lớn hơn ARN ( hàng triệu đơn
phân )
- là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polynu
xoắn song song và đều quanh 1 trục tưởng
- Có khả năng tự nhân đôi
- Kích thước bé hơn ADN ( hàng trăm nghìn đơn phân )
- Không có khả năng nhân đôi
Câu 8 : So sánh cơ chế tự nhân đôi của ADN với cơ chế tổng hợp ARN
+ Là cơ chế di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử ( ADN - gen )
+ Xảy ra ở nhân tế bào vào kì giữa lúc NST đang tháo xoắn tối đa , ở dạng sợi mảnh
+ Dựa vào ADN làm mạch khuôn
+ Đều sử dụng enzim đặc hiệu và cần được cung cấp năng lượng ATP Có hiện tượng ADN tách làm đôi và sử dụng nguyên liệu là các nucleotit tự do trong môi trường nội bào để kết hợp vào mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
+ Đều góp phần vào sự ổn định tính trạng của loài từ thế hệ này sang thế hệ sau
+ Tổng hợp dựa trên NTBS và NT khuôn mẫu
+ Xảy ra trước khi phân bào
+ ADN tách từ đầu đến cuối, 2 mạch đơn tách nhau
+ Từ 1 ADN khuôn , qua 1 lần nhân đôi tạo 2 ADN
con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ bạn đầu
+ Sau khi ADN con được hình thành theo nguyên
tắc bán bảo chúng đều tham gia vào việc tạo cấu trúc
của nhân tế bào mới
+ Là cơ chế truyền đạt TTDT qua các thế hệ TB và
cơ thể
+ Xảy ra trước khi tổng hợp protein+ ADN tách 1 đoạn , tương ứng với 1 gen cấutrúc
+ 1 trong 2 mạch của ADN là mạch mang mã gốc dùng làm mạch khuôn
+ Cần lượng nucleotit tự do trong môi trường nội bào bé
+ A trong mạch liên kết với U trong môi trường nội bào
+ Từ 1 ADN khuôn có thể tổng hợp nhiều ARN giống nhau ( Nếu phiên mã nhiều lần từ cùng 1 gen ) hay nhiều ARN khác nhau ( nếu phiên mã từ nhiều gen khác nhau )
+ Sau khi được tổng hợp xong , các ARN tham gia quá trình dịch phiên mã và bị tan rã sau khi tổng hợp vài chục phân tử protein+ Là cơ chế truyền đạt TTDT từ nhân ra TB chất của TB
Câu 9 : Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ di truyền , nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu được
thể hiện như thế nào ( Đặc điểm giống nhau giữa tự sao - phiên mã - dịch mã )
- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử là sự kết hợp giữa 3 quá trình tự sao - dịch mã - phiên mã Trong 3 quá trình này , nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện như sau :
Trang 27a Nguyên tắc bổ sung
- Khái niệm : Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc kết cặp giữa các nu, 1 bazo nitric kích thước lớn liên kết với 1
bazo nitric có kích thước bé Do đặc điểm về hình học và hóa học , A chỉ liên kết với T bằng 2 mối liên kết Hidro, G chỉ liên kết với X bằng 3 mối liên kết Hidro
- Thể hiện :
+ Cơ chế tự sao của ADN : Các nucleotit ở trên mỗi mạch khuôn của ADN mẹ liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T ,G-X & ngược lại )
+ Cơ chế phiên mã tổng hợp ARN : Các nucleotit trên mạch khuôn ( mạch mang mã gốc ) liên kết với các
nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( Amk - U , )
+ Cơ chế dịch mã tổng hợp protein : Các nucleotit ở bộ ba đối mã ( anticodon ) trên tARN khớp bổ sung với các nucleotit của bộ ba mã sao (codon) trên mARN theo NTBS ( A-U , G-X & ngược lại ) thì axit amin được dịch ra
b Nguyên tắc khuôn mẫu
- Cơ chế tự sao của ADN : Cả 2 mạch đơn của ADN mẹ làm khuôn để tổng hợp nên 2 mạch mới
- Cơ chế phiên mã tổng hợp ARN : 1 trong 2 mạch đơn của ADN là mạch mang mã gốc được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch ARN
- Cơ chế dịch mã tổng hợp protein : phân tử mARN làm khuôn tổng hợp chuỗi axit amin
Câu 10 : ADN hay rARN không trực tiếp tham gia quá trình dịch mã ?
ADN Do ADN nằm trong nhân tế bào còn quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất
Câu 11 : Cấu trúc không gian của ARN Trong 3 loại mARN , tARN , rARN loại nào tồn tại lâu nhất , ngắn
nhất ?
- Mỗi phân tử ARN đc cấu tạo từ 1 chuỗi polynucleotit
- mARN là 1 chuỗi polynu ở dạng mạch thẳng, có trình tự nu bổ sung vs trình tự nu trên mạch khuôn của gen
- tARN và rARN có những đoạn mạch xoán lại trong phân tử
- rARN tồn tại lâu nhất do: + Có nhiều đoạn xoắn nhờ các mối liên kết Hidro tuy yếu nhưng nhiều (70% lk H)
+ Liên kết với các phân tử aa để tổng hợp nhiều chuỗi polipeptit
- mARN tồn tại ngắn nhất do: + Không có đoạn xoắn nào , không biểu hiện mối liên kết Hidro
+ Sau khi tổng hơp 1 chuỗi polipepetit xong thì mARN bị enzim phân hủy và trở thành các nucleotit tự do trong môi trường nội bào
Câu 12 : 1 gen có chiều dài l = 4080 A0 , gen có tỉ số A+T
G+ X =
2 3
Mà A+G = 50%Nu = 1200
A = T = 480 , G = X = 720 ( nucleotit )
b/ Gen đó tự sao liên tiếp 3 lần , môi trường nội bào cung cấp bao nhiều nucleotit tự do ?
- Số nucleotit môi trường nội bào cung cấp : N' = N(23 -1 ) = 2400 X 7 = 16800 ( nucleotit)
c/ Gen đó phiên mã 3 lần , có 5 riboxom trượt qua mỗi phân tử mARN Hỏi
- Số chuỗi axit amin được hình thành ?
Phiên mã 3 lần tạo 3 mARN Số chuỗi axit amin : 3 X 5 = 15 ( axit amin )
- Số loại chuỗi axit amin được hình thành ?
Vì gen phiên mã 3 lần tạo ra 3 phân tử mARN giống hệt nhau , 3 phân tử này cùng dịch mã thì chỉ tạo ra 1 loại chuỗi axit amin
Trang 28d/ Có bao nhiêu phân tử tARN tham gia vào quá trình nói trên ?
- Số axit amin : aa = N
2 x 3 -1 =
2400
2 x 3 -1 = 399 ( axit amin )
- 1 axit amin do 1 tARN vận chuyển số phân tử tARN tham gia vào quá trình dịch mã : 399 x 15 = 59985
Câu 13 : Nêu các hoạt động của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử xảy ra trong nhân tế bào ?
@ VCDT ở cấp độ phân tử là ADN – gen
@ Những hoạt động của VCDT ở cấp độ phân tử là:
- Tự sao của ADN :
+ Cơ chế : Các nucleotit ở trên 2 mạch khuôn của ADN liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T ,G-X )
+ Ý nghĩa :
* ADN tự sao là cơ sở để NST tự nhân đôi Từ đó, quá trình phân bào mới xảy ra
* ADN tự sao là cơ sở phân tử của cơ chế di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của loài, ổn định qua các thế
hệ, đảm bảo sự liên tục sinh sôi nảy nở của SV
- Phiên mã tổng hợp ARN :
+ Cơ chế : Các nucleotit ở 1 mạch khuôn của ADN ( mạch mang mã gốc ) liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( Amk - U , )
+ Ý nghĩa : Tổng hợp nên các loại ARN để cung cấp cho quá trình dịch mã tổng hợp protein
- Điều hòa quá trình sinh tổng hợp protein:
+ Trên ADN có 2 loại gen : gen cấu trúc và gen điều hòa
+ Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của 1 chuỗi polypeptit hoặc ARN
+ Gen cấu trúc: mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại protein
+ Gen điều hòa : mang thông tin mã hóa 1 chuỗi polypeptit, 1 chuỗi polypeptit này điều hòa hoạt động của các gen cấu và điều hòa tổng hợp protein
- Đột biến gen :
+ Cơ chế : Do các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh ( vật lí - sinh học - hóa học ) hoặc rối loạn quá trình sinh
lí hóa sinh nội bào dẫn đến quá trình tổng hợp ADN bị rối loạn phát sinh đột biến gen như mất , thêm , thay thế
1 hoặc 1 số cặp nucleotit này bằng 1 hoặc 1 số cặp nucleotit khác
+ Ý nghĩa : Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống
Câu 14 : Nêu cấu trúc thực hiện chức năng của protein
- Cấu trúc bậc 3 : Là hình dạng không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại protein
- Cấu trúc bậc 4 : Là cấu trúc của 1 số loại protein gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp lại với nhau thành dạng hình cầu
Câu 15 : Mỗi tế bào đơn bội của người chứa khoảng 1 mét ADN trong nhân Hãy giải thích bằng cách nào
lượng ADN khổng lồ này có thể sắp xếp gọn trong nhân với kích thước rất nhỏ ? (1đ)
+ ADN kết hợp với protein loại histôn tạo thành sợi cơ bản
+ Sợi cơ bản xoắn thành nhiều bậc
* Mối liên hệ giữa cơ chế đó với hoạt tính của NST
Đóng xoắn co ngắn cực đại ở kì giữa
+ Thu gọn vật chất di truyền
+ Tạo điều kiện để các NST phân li 1 cách chính xác ở kì sau
Duỗi xoắn cực đại, có dạng sợi mảnh ở kì trung gian : tạo điều kiện để ADN nhân đôi là cơ sở để NST nhân đôi
Trang 29Câu 16 : Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN ?
- ADN được cấu tạo bởi 2 mạch xoắn kép với cấu trúc phức tạp còn ARN cấu tạo bởi 1 mạch
- Giữa 2 mạch bổ sung của ADN có các liên kết Hidro , liên kết này tuy yếu nhưng số lượng lớn
- ADN thường liên kết với protein histon nên được bảo vệ tốt hơn trong NST( protein histon có tính kiềm , ADN
có tính axit axit với bazo liên kết với nhau )
- ADN được bảo quản trong nhân tế bào , ở đó thường không có enzim phân hủy chúng Còn ARN ở ngoài nhân
tế bào nơi có nhiều enzim phân hủy axitnucleic
Câu 17 : 1 trong số những chức năng của enzim là xúc tác : Quá trình trao đổi chất trong tế bào ( cơ thể ) bao
gồm nhiều phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzim
+ Bản chất của enzim là protein
+ Hiện biết khoảng trên 3000 loại enzim khác nhau
+ Mỗi loại enzim chỉ tham gia xúc tác một phản ứng nhất định
Câu 18 : Tính chất của vật chất di truyền
+ Có cấu tạo hóa học cho phép mã hóa thông tin cho nhiều loại tính trạng khác nhau
+ Lượng vật chất di truyền trong giao tử = 1/2 lượng vật chất di truyền trong tế bào sinh dưỡng
+ Có tính bền vững
+ Có khả năng tự làm khuôn mẫu để sao chép chính nó
+ Có khả năng bị đột biến vì thông tin di truyền có thể bị thay đổi theo thời gian
Câu 19 : ADN trong TB SV tồn tại ở những trạng thái nào ?
- TB SV nhân chuẩn: + Trong nhân : mạch thẳng
+ Ti thể, lục lạp: mạch vòng
- TB SV nhân sơ: + Siêu xoắn hình số 8
+ Vòng tròn+ Thẳng
- 1 số virut: + Thẳng, mạch đơn
+ Thẳng, mạch kép
+ Thẳng, vòng kép
Câu 20 : Trình bày tính hợp lí trong cấu trúc của ADN để nó thực hiện được chức năng vật chất di truyền
- Là đại phân tử , gồm 2 mạch xoắn song song và xoắn theo chu kì , số lượng đơn phân lớn tạo điều kiện cho các gen phân bố và chứa đựng lớn lượng thông tin
- Trên mỗi mạch đơn , các nucleotit liên kết thông qua mối liên kết cộng hóa trị , đảm bảo cho cấu trúc hóa học của ADN vừa bền vững vừa linh hoạt
- Các nucleotit trên 2 mạch đơn liên kết bằng liên kết Hidro , liên kết này dễ bị phá vỡ tạo điều kiện cho sự tự nhân đôi và sao mã , tạo tính bền vững tương đối của phân tử ADN
- Với 4 loại nucleotit ,có thể tạo nên 64 bộ ba mã hóa , đủ mã hóa cho 20 axit amin , tạo nên vô số gen khác nhau ,tạo sự phong phú về thông tin di truyền
Câu 21 : * Mã di truyền là gì ?
- Mã di truyền là phần mật mã quy định thông tin về trình tự các axit amin đã được mã hóa dưới dạng trình tự các
nucleotit trên gen Do ở hầu hết các loài sinh vật , ba nucleotit liên tiếp trên mạch khuôn của gen sẽ qui định 1 loại axit amin nhất định mã di truyền là mã bộ ba
- Tổ hợp ba nucleotit kề nhau là 1 bộ ba mã hóa
* Vì sao mã di truyền là mã bộ ba ?
- Nếu mỗi nucleotit mã hóa 1 axit amin thì 4 loại nucleotit chỉ mã hóa được 4 loại axit amin
- Nếu cứ 2 nucleotit cùng loại hay khác loại mã hóa cho 1 axit amin thì chỉ tạo được 42= 16 mã bộ hai không đủ
mã hóa cho 20 loại axit amin
Trang 30- Nếu cứ 3 nucleotit cùng loại hay khác loại mã hóa cho 1 axit amin thì tạo được 4 = 64 mã bộ ba đủ để mã hóa cho 20 loại axit amin
- Nếu cứ 4 nucleotit cùng loại hay khác loại mã hóa cho 1 axit amin thì tạo được 44 = 256 mã bộ bốn quá thừaVậy mã di truyền là mã bộ ba
VD : - Lizin ứng với 2 bộ ba AAA , AAG ; alanin ứng với 4 bộ ba ; lơxin ứng với 4 bộ ba
- Metionin ứng với mã mở đầu AUG ; bộ ba UAA, UAG, UGA là mã kết thúc
* Đặc điểm ?
+ Được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ 3 nucleotit (ko chồng gối lên nhau)
+ Có tính đặc hiệu : 1 codon chỉ mã hóa cho 1 axit amin
+ Có tính phổ biến : axit amin giống nhau của các sinh vật khác nhau đều được mã hóa bởi cùng 1 loại codon+ Có tính thoái hóa : 1 axit amin được mã hóa bởi nhiều codon khác nhau Có ý nghĩa với sự tồn tại cuả tế bào
Câu 22 : a, Tính ổn định của ADN ở mỗi loài được đảm bảo nhờ cơ chế nào?Vì sao sự ổn định đó có tính
tương đối?
- Tính ổn định của ADN được đảm bảo nhờ cơ chế phân li, tổ hợp, x2 thông qua quá trình NP, GP và thụ tinh
- Tính ổn định chỉ có tính tương đối bởi:
+ Do ở kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp - trao đổi chéo xuất hiện biến dị tổ hợp
+ Do đột biến cấu trúc NST các dạng : mất, lặp, đảo và chuyển đoạn AND bị thay đổi
+ Do đột biến gen trên NST
+ Do đột biến số lượng NST ( dị bội , đa bội )
b, Mạch thứ nhất của gen 1 và gen 2 như sau:
Gen 1 : AXGGTXXGTATG
Gen 2 : ATXATTGGATTX
Hãy dự đoán khả năng chịu nhiệt của gen 1 so với gen 2 Giải thích.
Gen I chứa nhiều G , X hơn gen II và ngược lại , gen II chứa nhiều A , T chứa nhiều A, T hơn gen I Vì A liên kếtvới T bằng 2 mối liên kết Hidro , G liên kết với X bằng 3 mối liên kết Hidro nên do đó, cùng số lượng nucleotit nhưng vì gen I có nhiều liên kết Hidro hơn gen II nên khả năng chịu nhiệt cao (khó bị phá vỡ) hơn gen II
Câu 23 : Vì sao mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa đủ bộ gen như trong hợp tử nhưng những tế bào trong
các mô và cơ quan lại khác nhau về hình thái và cấu tạo ?
- Do sự điều hòa hoạt động của gen : là hiện tượng tế bào chỉ tổng hợp loại protein cần thiết vào lúc cần thiết
- Ở sinh vật nhân sơ : sự kiểm soát hoạt động của gen được thực hiện ở khâu sao mã
- Ở sinh vật nhân chuẩn : sự điều hòa hoạt động của gen phức tạp hơn , được thực hiện ngay trong bộ gen và ở cáckhâu sao mã , dịch mã và sau dịch mã
Câu 24 : 1 chuỗi polipeptit hoàn chỉnh ( chuỗi alpha ) có 398 axit amin
a/ 1 phân tử mARN tổng hợp chuỗi alpha nói trên , khi hoàn tất quá trình giải mã đã lấy từ môi trường nội bào 3990 axit amin Xác định số ribôxôm trượt trên 1 phân tử mARN Cho biết mỗi ribôxôm chỉ trượt 1 lần trên mARN
b/ Phân tử mARN trên có các loại nucleotit với tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4 Xác định số lượng nucleotit từng loại trên mỗi mạch đơn của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN đó
a/ Số axit amin chuỗi alpha có khi chưa hoàn chỉnh là : 398 +1 = 399 (aa)
Số ribôxôm trượt trên 1 phân tử mARN là : 3990 : 399 = 10 Ribôxôm
b/ Số bộ ba mã hóa chuỗi alpha : 399 + 1 = 400
Số nucleotit có trên phân tử mARN là : 400 x 3 = 1200
Câu 25 : Trong TH 1 gen quy định 1 tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra KH khi nào?
- Ở trạng thái đồng hợp lặn (Đậu Hà Lan, KG aa : hạt vàng)
- Trong TH trội ko hoàn toàn (AA – hoa đỏ, Aa – hoa hồng, aa – hoa trắng)
Trang 31- Gen nằm trên X ko có alen trên Y (Người : gen a qđ máu khó đông => KG XY – nam bị bệnh)
- Gen nằm trên Y ko có alen trên X (Nam bị tật dính ngón tay 2 và 3)
- TH ĐB thể dị bội – thể 1 nhiễm (2n – 1) – 1 cặp NST t/đ nào đó chỉ còn 1 chiếc, gen lặn nằm trên NST này đc b/hiện ra KH
- TH ĐB cấu trúc NST – mất đoạn NST – đoạn bị mất mang gen trội, gen lặn t/ứ trên NST còn lại đc b/hiện ra KH
Câu 2 6 a Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung
và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
- Tỉ lệ (A + G): (T + X) trên mạch bổ sung: Giả sử mạch đã cho là mạch 1, theo nguyên tắc bổ sung ta có:
(A1+G1): (T1+X1) = ( T2+X2): (A2+G2) = 0,5 => (A2+G2) : (T2+X2) = 2
- Trong cả phân tử ADN : (A+G) : (T+X) = 1
b Người ta làm thí nghiệm, sử dụng 2 loại enzim khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử ADN theo một đường
thẳng sao cho số lượng nucleotit của 2 nửa bằng nhau.
- Với enzim 1 thu được số nucleotit của một nửa là: A = T = G = 1000, X = 1500.
- Với enzim 2 thu được số nucleotit của một nửa là: A = T = 750, X = G = 1500.
Hãy xác định cách cắt của mỗi loại enzim trên ?
Câu 27 : Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen
- Bản chất hóa học của gen
+ Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định Tùy theo chức năng mà gen được phân thành nhiều loài , nhưng chủ yếu là gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc của 1 loại protein
+ Trung bình mỗi gen có khoảng 6001500 cặp nucleotit có trình tự xác định Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều gen
- Chức năng của gen
+ Là nơi lưu giữ thông tin di truyền Gen phân bố dọc theo chiều dài phân tử ADN
+ Nhờ có đặc tính tự nhân đôi nên ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và
cơ thể , là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản , duy trì các đặc tính của loài ổn định
Câu 28 : a/Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc ?
- Bởi trình tự các nucleotit của mARN bổ sung với trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen cấu trúc ( mạch
tổng hợp mARN ) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nucleotit trên mạch đối diện ( mạch bổ sung ) trừ 1 chi tiết
là T được thay bằng U
b/ Nếu nói mạch bố sung cho mạch khuôn tổng hợp nên mARN mang thông tin di truyền đúng hay ko ?
Nói vậy cũng không sai do trình tự các nucleotit trên mARN giống trình tự các nucleotit trên mạch bổ sung cho mạch khuôn chỉ khác thay U bằng T
Câu 29 : a/ Protein liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể ?
- Cấu trúc : Protein loại histon là thành phần chính cấu thành nên các tế bào , các mô trong cơ thể
- Vận động : Protein loại miozin và actin ( có trong cơ ) tham gia vào sự co cơ
Trang 32- Sinh năng lượng ATP để cung cấp cho sự hoạt động của các tế bào , mô , cơ quan
- Thu nhận thông tin ( thụ thể )
- Dự trữ axit amin
b/ Trong đk bình thường , cấu trúc đặc thù của protein ở thế hệ tế bào sau có bị thay đổi không ?Vì sao ?
- Trong điều kiện bình thường , cấu trúc đặc thù của protein ở thế hệ tế bào sau không bị thay đổi Nhờ sự tự sao đúng mẫu , ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào ; protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó
Câu 30 : Những đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp nó thực hiện chức năng mà nó đảm nhiệm ?
a/ Chức năng của ADN
- Mang , lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền - là thông tin qui định cấu trúc của các phân tử protein từ đó biểu hiện thành các tính trạng và đặc tính của cơ thể sinh vật
- Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tế bào tế bào chất , từ tế bào nàytế bào khác trong cùng 1 cơ thể đa bào ,từ tế bào này tế bào khác của loài
b/ Đặc điểm cấu trúc của ADN phù hợp với chức năng
* Chức năng lưu giữ
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ 4 loại nucleotit A-T-G-X nên tổ hợp sắp xếp khác nhau của 4 loạinucleotit đã tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau về số lượng , thành phần ,trật tự sắp xếp của các nucleotit Như vậy , nhờ đặc điểm cấu trúc này mà ADN mang đủ thông tin di truyền qui định mọi tính trạng ở tất cả các loài sinh vật ADN có khả năng mang thông tin di truyền
- Các nucleotit trên mỗi mạch đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết cộng hóa trị (lk photphodieste) bền vững
phân tử ADN có tính bền vững ADN có chức năng lưu giữ thông tin di truyền
- Các nucleotit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết Hidro theo nguyên tắc bổ sung ( A = T , G ≡ X ) ,
số lượng liên kết Hidro trên phân tử ADN nhiều bởi số nucleotit trên mỗi phân tử ADN là rất lớn Nhờ số lượng liên kết Hidro nhiều mà cấu trúc không gian của phân tử ADN bền vững tương đối giúp phân tử ADN thực hiện chức năng lưu giữ thông tin di truyền
- Phân tử ADN có cấu trúc không gian là 1 chuỗi xoắn kép uốn song song quanh trục tưởng tượng gồm 2 mạch polinucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung giúp ADN nếu bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây đột biến ,đột biến xảy ra trên 1 mạch thì mạch còn lại làm khuôn mẫu tổng hợp mạch bị đột biến Thông tin di truyền trên ADN lại được phục hồi
* Chức năng truyền đạt
- 2 mạch polinucleotit của ADN liên kết với nhau bằng liên kết Hidro Đây là loại liên kết yếu nên dưới tác động của enzim thì 2 mạch đơn của ADN dễ dàng tháo xoắn để ADN thực hiện chức năng phiên mã tổng hợp ARN và tiến hành quá trình tự sao , nhờ đó là cơ sở để NST tự nhân đôi thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ
- ADN chứa các gen cấu trúc , các gen này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tổng hợp protein , đảm bảo cho gen hình thành tính trạng
- ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến , hình thành những thông tin di truyền mới ,có thể di truyền được
do cơ chế tái sinh của ADN
Câu 31 : Mối quan hệ giữa gen tính trạng
- Gen ( 1 đoạn ADN ) phiên mã mARN dịch mã protein biểu hiện tính trạng
-Như vậy trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của ADN qui định trình tự các nucleotit trong mạch mARN , từ
đó qui định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein Protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể Như vậy gen qui định tính trạng
Câu 32 : Trong tế bào , chuỗi axit amin được hình thành như thế nào ?
- Gen mang thông tin quy định cấu trúc của pt protein nằm ở trong nhân của TB, protein đc tổng hợp ở riboxom trong TB chất Giữa gen và protein có mối quan hệ vs nhau thông qua mARN
- mARN đc tổng hợp ở trong nhân, sau đó rời nhân ra TB chất, đến riboxom để tổng hợp protein
- riboxom tiếp xúc vs phân tử mARN ở bộ 3 mở đầu tARN mang aa mở đầu tiến vào riboxom, đối mã của nó khớp bổ sung vs mã mở đầu trên mARN thì qt tổng hợp protein bắt đầu diễn ra
Trang 33- Axit amin mở đầu ở SV nhân thực là metionin, còn ở SV nhân sơ là foocmin metionin
- tARN mang aa thứ nhất tiến vào riboxom, đối mã của nó khớp bổ sung vs codon (mã sao) thứ nhất trên mARN thì aa thứ nhất đc dịch ra & cứ như vậy, riboxom di chuyển hết chiều dài của phân tử mARN
- Khi riboxom tiếp xúc vs mã kết thúc trên mARN là UAA, UAG hoặc UGA thì chuỗi aa đc tổng hợp xong
Câu 33 : Vì sao trong phân tử ADN , A chỉ liên kết với T , G chỉ liên kết với X ?
- A và G là 2 bazo nitric kích thước lớn , T và X là 2 bazo nitric kích thước bé mà đường kính ADN là 3,4 A0 1bazo nitric kích thước lớn phải liên kết với 1 bazo nitric kích thước bé
- Để đảm bảo tính chất về mặt hóa học , A chỉ liên kết với T = 2 mối liên kết Hidro , G liên kết với X = 3 mối liên kết Hidro
Câu 34 : Nêu những đặc điểm chung của ADN , ARN và protein
- Là hợp chất hữu cơ , được cấu tạo từ 4 nguyên tố C-H-O-N
- Là đại phân tử , được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Các đơn phân đều liên kết với nhau bằng mối liên kết cộng hóa trị bền vững tạo thành mạch polime
- Được đặc trưng bởi thành phần , số lượng và trật tự sắp xếp của các đơn phân
- Có tính đặc trưng và đa dạng
- Có vai trò quan trọng trong quá trình di truyền
Câu 35 : Nêu sự giống nhau giữa 3 quá trình tổng hợp ADN , ARN , protein
- Đều được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn mẫu
+ ADN : Cả 2 mạch đơn đều được dùng làm mạch khuôn
+ ARN : Chỉ 1 mạch mang mã gốc của gen cấu trúc được dùng làm mạch khuôn
+ Protein : Phân tử mARN được dùng làm khuôn mẫu
- Đều được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung
+ ADN : Các nucleotit trên mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào ( A-T , G-X )+ ARN : Các nucleotit trên mạch khuôn (mạch mang mã gốc ) liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào ( A-U ,G-X )
+ Protein : tARN mang axit amin đến riboxom đối mã của nó khớp bổ sung với codon trên mARN ( A-U , G-X )
- Có vai trò xúc tác của các loại enzim
+ ADN : ADN polimeaza
+ ARN : ARN polimeaza
+ protein : enzim khác
- Cần nguyên liệu từ môi trường nội bào
+ ADN : nucleotit ATGX
+ ARN : nucleotit AUGX
+ protein : 20 loại axit amin
Câu 36 : Đoạn okazaki được thấy trong quá trình tổng hợp phân tử protein
Câu 37 : Tính ổn định của ADN ( vật chất di truyền ) ở các tế bào sinh dục cũng như ở các tế bào sinh
dưỡng ở động vật sinh sản hữu tính là cần thiết cho sự tồn tại của loài thì đúng hay sai ?
Là cần thiết cho sự tồn tại của loài sinh sản hữu tính bởi nó đảm bảo cho số lượng các gen qui định các tính trạng phù hợp với môi trường sống đã được chọn lọc qua quá trình hình thành giao tử & sự tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình thụ tinh
Câu 38 : Nếu cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi, ví dụ thay axit amin này bằng axit amin khác thì chức
năng của prôtêin có bị thay đổi không? Giải thích ?
Nếu cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi, ví dụ thay axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của prôtêin
bị thay đổi Vì mỗi loại prôtêin được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và các bậc cấu trúc không gian, thay đổi axit amin này bằng axit amin khác là thay đổi thành phần axit amin của prôtêin nên chức năng của prôtêin sẽ bị thay đổi
Trang 34Câu 39 : Có nhận xét gì về vật chất di truyền ở những loài vi-rút sau ?
Trang 35- Loài A :
+ Ở loài A , có đủ các loại nucleotit A-T-G-X Vật chất di truyền là ADN
+ Các loại nucleotit không tuân theo nguyên tắc bổ sung , A # T , G # X phân tử ADN này có cấu trúc 1 mạch
- Loài B :
+ Ở loài B , có đủ các loại nucleotit A-U-G-X Vật chất di truyền là ARN
+ Các loại nu không tuân theo nguyên tắc bổ sung , A # U , G # X phân tử ARN này có cấu trúc 1 mạch
- Loài C :
+ Ở loài C , có đủ các loại nucleotit A-T-G-X Vật chất di truyền là ADN
+ Các loại nu tuân theo nguyên tắc bổ sung , A = T , G = X phân tử ADN này có cấu trúc 1 mạch xoắn kép
- Loài D :
+ Ở loài D , có đủ các loại nucleotit A-U-G-X Vật chất di truyền là ARN
+ Các loại nucleotit tuân theo nguyên tắc bổ sung , A = U , G = X phân tử ARN này có cấu trúc 2 mạch
Câu 39 : Nếu phân tử ADN có cấu trúc bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền
không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể đa dạng như ngày nay hay không ?
- Nếu phân tử ADN có cấu trúc bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật không thể đa dạng như ngày nay
+ Khi phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân khó xảy ra trao đổi chéo nhiễm sắc tử khó xảy ra hoán vị gen khó tạo ra biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên
+ Quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên sinh giới không thể đa dạng như ngày nay
Câu 41 : Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau ?
Tham gia vào cấu trúc của prôtêin có 20 loại axit amin khác nhau, trong đó có một số axit amin mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được ( axit amin không thay thế) mà phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau Do vậy, chúng ta cần phải ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại axit amin cho cơ thể
Câu 42 : ( Đề thi chính thức Olympic 10 2013 )
a Trong quá trình nhân đôi ADN , trên mạch khuôn 5' - 3' , mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng thành các đoạnngắn Okazaki theo chiều 5' - 3'
b Chỉ có 61 bộ ba mã hóa cho các axit amin , còn 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào và làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã
c Phức hợp axit amin mở đầu và tARN ( Met - tARN ) có bộ ba đối mã là UAX bổ sung chính xác với bộ ba mở đầu trên mARN
Câu 43 : ( Đề thi chính thức Olympic 10 2013 ) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau
a Dạng đột biến nào xảy ra ở người gây hội chứng " Tiếng khóc như mèo kêu "
- Đột biến mất đoạn NST số V ( tại vị trí đầu mút cánh ngắn NST số V )
b Dạng đột biến nào ở ruồi giấm làm mắt lồi thành mắt dẹt ?
- Đột biến lặp đoạn NST ( đoạn 16A trên NST X )
c Dạng đột biến nào làm thay đổi nhóm gen liên kết ?
- Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST ( tương hỗ và không tương hỗ )
Câu 44 : Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ một tế bào mẹ có bộ
NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân
- Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi
+ Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn , tháo xoắn 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân
+ Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái kép , đóng xoắn 2 tế bào con đó sinh ra qua giảm phân I
Trang 36- Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau ( do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượngADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép ) và khác tế bào mẹ 2 tế bào con đó sinh ra qua quá giảm phân
Câu 45 : Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6pg qua 1 lần phân bào bình thường tạo ra 2 tế bào
con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6pg Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào ?
- Nhận xét : Tế bào ban đầu sau 1 lần phân bào tạo được 2 tế bào con có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng của tế bào mẹ
+ Có thể là quá trình nguyên phân : Kết quả của quá trình nguyên phân cũng tạo được 2 tế bào con có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng của tế bào mẹ
+ Có thể là quá trình giảm phân I : Kết quả của quá trình giảm phân I tạo được 2 tế bào con có số lượng NST giảm
đi một nửa so với tế bào mẹ nhưng mỗi NST ở trạng thái kép nên hàm lượng ADN bằng nhau và bằng của tế bào mẹ
Câu 46 : Tại sao 1 số loài vi sinh vật sống được ở suối nước nóng ?
- Do vật chất di truyền của chúng bền vững , nhiều liên kết Hidro bởi có nhiều cặp nucleotit G-X
Câu 47 : Vai trò của riboxom trong quá trình tổng hợp protein ? - Ổn định sự kết hợp giữa mARN và tARN
- Xúc tác sự hình thành mối liên kết pép tít giữa các axit amin
Câu 48 : Phân tử ADN bị biến tính như thế nào khi đun nóng ở nhiệt độ cao ? Tỉ lệ A+T
G+ X có ảnh hưởng gì
đến khả năng bị biến tính của ADN ?
- Ở nhiệt độ cao , ADN bị biến tính , các liên kết Hidro bị đứt , 2 mạch đơn tách nhau , trọng lượng phân tử giảm xuống còn một nửa
- Tỉ lệ A+T
G+ X càng nhỏ nghĩa là số liên kết Hidro càng nhiều thì càng cần thêm nhiệt để khử chúng đi
Câu 49 : Tần số đột biến của 1 gen khoảng 10-5 , nếu như mỗi giao tử mang khoảng 10 4 gen thì tỉ lệ giao tử và hợp tử đột có mang ít nhất 1 đột biến sẽ là bao nhiêu ?
- Tỉ lệ giao tử có mang ít nhất 1 đột biến : cứ 10 giao tử sẽ có một giao tử mang 1 đột biến bất kì nào đó 10-5 x 104
- Tỉ lệ hợp tử có mang ít nhất 1 đột biến : khoảng cứ 100 hợp tử sẽ có một hợp tử mang 1 đột biến bất kì nào đó
10-1 x 10-1
Câu 50 : Một nhiễm sắc thể bị đột biến cấu trúc như sau :
A B C D E x F G H A B C H G F x E D
Đây là dạng đột biến nào ? Dạng đột biến này có thể gây nên những hậu quả gì ?
- Dạng đột biến đảo đoạn NST có chứa tâm động
- Hậu quả :
+ Làm thay đổi trật tự gen trên NST
+ Làm cho 2 tâm động của cặp NST tương đồng ở những vị trí lệch nhau Khi trao đổi chéo có thể hình thành những NST chứa 2 tâm động và NST không chứa tâm động nào
+ NST không chứa tâm động nào sẽ không phân li được do không có chỗ gắn kết lên thoi phân bào , còn NST chứa
2 tâm động sẽ bị 2 dây tơ vô sắc kéo theo 2 hướng ngược chiều nhau và dễ dàng bị đứt hình thành giao tử không
có khả năng sống
Câu 51 : Trình bày chức năng ARN ?
ARN có 3 loại , được phân loại theo chức năng
- mARN : Truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của phân tử protein cần được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất và trực tiếp làm khuôn tổng hợp protein
Trang 37- tARN : Vận chuyển axit amin tương ứng đến nơi tổng hợp protein là riboxom và đóng vai trò là người phiên dịch (vì có bộ ba đối mã) trong quá trình dịch mã
- rARN : Thành phần cấu thành nên bào quan riboxom và là nơi tổng hợp protein
- Ở 1 số loài vỉ-rút , ARN lưu giữ thông tin di truyền
- ARN đóng vai trò xúc tác (ARN-polimeaza )
Câu 52 : Trong 3 loại ARN, loại nào đa dạng nhất, loại nào nhiều nhất?
- mARN đa dạng nhất do mARN được sao từ gen cấu trúc mà có hàng ngàn gen cấu trúc trong tế bào
- rARN nhiều nhất do rARN cấu thành nên protein mà protein lúc nào cũng được tổng hợp
Câu 53: Vì sao ADN được xem là VCDT ở cấp độ phân tử?
- Vì ADN lưu giữ & bảo quản thông tin DT, là thông tin quy định cấu trúc của các phân tử protein, từ đó biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể
- Vì ADN có khả năng phiên mã hình thành nên mARN, tARN, rARN cung cấp cho quá trình tổng hợp protein
- ADN có khả năng tự sao đúng mẫu ban đầu nên TTDT trên ADN được truyền đạt ổn định qua các thế hệ TB & cácthế hệ của loài
- ADN có khả năng điều hòa quá trình tổng hợp protein vì trên ADN có gen cấu trúc & gen điều hòa
- ADN có tính đặc trưng cho từng loài SV
- Dưới ảnh hưởng của các tác nhân gây ĐB, ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc dẫn đến phát sinh ĐB gen, cho nên TTDT trên ADN ngày càng đa dạng
Câu 54: Nêu chức năng của các yếu tố tham gia vào quá trình tổng hợp protein trong TB
* ADN: - Chứa đựng và bảo quản TTDT
- Truyền đạt TTDT qua các thế hệ TB và cơ thể
* ARN:- mARN truyền đạt thông tin qđ cấu trúc của pro cần đc t/hợp & trực tiếp làm khuôn trong qt t/hợp protein
- tARN vận chuyển aa t/ứ đến riboxom để t/hợp pro; có bộ 3 đối mã có vai trò quan trọng trong qt dịch mã
- rARN cấu tạo nên riboxom, là nơi diễn ra qt tổng hợp protein
* Riboxom: lắp ráp các aa do tARN mang tới theo khuôn của mARN
* Các aa: là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên protein
* ATP: cung cấp năng lượng cho qt tổng hợp protein
* Các enzim đặc hiệu: xúc tác cho các phản ứng
Câu 55: Trong TB ĐV những cấu trúc nào có chứa axit nucleic? Nêu sự khác nhau
Nhân TB: chứa ADN Riboxom: chứa rARN Ti thể: chứa ADN
- là 1 chuỗi xoắn kép dạng thẳng
- A, T, G, X
- Hàm lượng ổn định đặc trưng cho
từng loài, số lượng nhiều
Câu 56: Phân biệt các bậc cấu trúc của phân tử protein Trong các bậc cấu trúc trên, bậc nào là quan trọng
nhất? Vì sao? Cấu trúc nào quy định hoạt tính, chức năng của protein? Cho VD
* Các bậc cấu trúc của protein:
- Cấu trúc bậc 1: là 1 chuỗi aa ko xoắn cuộn, đc thể hiện bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các aa trong chuỗi aa Giữa các aa có lk peptit
- Cấu trúc bậc 2: là 1 chuỗi aa tạo thành các vòng xoắn lò xo đều đặn, giữa các vòng xoắn hình thành lk H (gọi là cấu trúc xoắn xoắn alpha) Chuỗi aa có thể tạo thành phiến gấp nếp beta Các vòng xoắn ở protein dạng sợi còn bện lại vs nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn
- Cấu trúc bậc 3: là 1 chuỗi aa từ cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại protein trong ko gian 3 chiều
- Cấu trúc bậc 4: là 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại có cấu trúc bậc 3 kết hợp vs nhau
Trang 38* Bậc 1 là bậc cấu trúc quan trọng nhất Vì cấu trúc bậc 1 của protein chính là trình tự sắp xếp của các aa trong
chuỗi aa, nó XĐ tính đa dạng & đặc thù của protein, đồng thời quy định cấu trúc bậc 2, bậc 3 của protein
* Cấu trúc ko gian quy định hoạt tính, chức năng của protein là cấu trúc bậc 2+3
VD: enzim bị mất cấu trúc bậc 2+3 (biến tính), chỉ còn cấu trúc bậc 1 thì khi đó, enzim sẽ ko xúc tác đc cho các phản ứng hóa học Hậu quả: gây rối loạn quá trình trao đổi chất
Câu 57: Người ta cho rằng sinh giới hiện nay, mặc dù rất đa dạng nhưng đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung
Hãy đưa ra các bằng chứng về mặt sinh học phân tử (ADN, ARN, protein) để ủng hộ cho nhận định trên
- Dù sinh giới ngày nay rất đa dạng nhưng ta thấy chúng đều sử dụng ADN làm vật chất lưu giữ & truyền đạt TTDT Đặc biệt, các phân tử ADN dù rất khác nhau ở các loài SV khác nhau nhưng chúng đều cấu tạo nên từ 4 loại
G+ X ở ADN của loài B là 1,52 và loài D là 0,79 Có thể kết luận đc điều gì?
Ở loài B, số nu loại A nhiều hơn loại G Ở loài D, số nu loại A ít hơn số nu loại G
Câu 59: Các nguyên tắc tự nhân đôi của ADN Ý nghĩa của qt tự sao của ADN
* Các nguyên tắc
- NTBS & nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới của ADN con đc tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ Các nu
ở mạch khuôn liên kết vs các nu tự do trong MT nội bào theo NTBS: A=T, G≡X và ngược lại
- Nguyên tắc giữ lại 1 nửa (nguyên tắc bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới
* Ý nghĩa của qt tự sao của ADN
- Nhân đôi ADN là cơ sở nhân đôi của NST, từ đó qt phân bào mới diễn ra được
- Qt nhân đôi của ADN là cơ sở của hiện tượng DT & sinh sản, duy trì các đặc tính của loài, ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự liên tục sinh sôi nảy nở của SV
Chương IV Biến dị
I/ Tổng hợp các bệnh
- Bệnh bạch tạng , câm điếc bẩm sinh : đột biến gen lặn trên NST thường
- Bệnh mù màu , máu khó đông : đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
- Bệnh hồng cầu hình liềm : đột biến gen do thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
- Ung thứ máu : mất 1 đoạn NST trên cặp NST số 21
- Bệnh thiếu máu : đột biến gen
- Tật xương chi ngắn , bàn chân nhiều ngón : đột biến gen
- Tật hở môi - hở hàm ếch , bàn tay mất 1 số ngón , bàn tay nhiều ngón , bàn chân mất ngón và dính ngón : ĐB NST
II / Câu hỏi
-
Nguyên nhân gây đột biến
+ Tác nhân bên trong cơ thể sinh vật : rối loạn quá trình sinh lí- sinh hóa nội bào
+ Tác nhân bên ngoài : Tác nhân vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại, ), tác nhân hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ),
Trang 39tác nhân sinh học ( vi khuẩn , vi rút , )
Câu 1 : Vì sao người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến gen ?
Các tác nhân có tác động khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền
+ Tia phóng xạ có sức xuyên sâu , dễ gây đột biến gen và đột biến NST
+ Tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé
+ Các loại hóa chất có tác dụng chuyên biệt , đặc thù đối với các loại nucleotit nhất định của gen
- Tính chất biểu hiện ở đột biến :
+ Riêng lẻ - cá thể - vô hướng
+ Có thể di truyền được
+ Đa số có hại , 1 số có lợi , 1 số trung tính
Câu 2 (1,5đ) ( Ams 08-09 )
a, Thể đột biến là gì? Trong những trường hợp nào đột biến chuyển thành thể đột biến?
- Thể đột biến là những cơ thể bị đột biến nhưng biểu hiện ra ngoài kiểu hình
- Đột biến chuyển thành thể đột biến : + Đột biến gen đã được thể hiện ra kiểu hình của cơ thể mang nó
+ Khi đột biến chuyển từ gen lặn gen trội (a A )
+ ĐB gen lặn qua thụ tinh gặp nhau tạo thành thể đồng hợp lặn
+ ĐB gen lặn trên NST X/Y mà không có alen tương ứng trên NST Y/X được biểu hiện ngay ra kiểu hình ở giới XY+ ĐB NST
b, Số lượng gen trên một NST có thể được tăng lên theo những cơ chế nào?
Chuyển đoạn không tương hỗ, lặp đoạn và hoán vị gen
c, Người ta thu được một dòng ruồi giấm đột biến có 1 cặp NST tương đồng bị thay đổi hình dạng, 2 chiếc NST thay đổi giống nhau Hãy giải thích cơ chế làm xuất hiện dòng ruồi giấm này.
- Do 1 cặp NST t/đ bị thay đổi hình dạng -> dòng ruồi giấm bị ĐB liên quan đến ĐB cấu trúc NST
- Các dạng : mất, đảo, chuyển, lặp đoạn NST
- Cơ chế xuất hiện: + Do các dạng ĐB cấu trúc nêu trên làm thay đổi vị trí của tâm động, dẫn đến thay đổi hình dạng của 1 NST trong cặp NST t/đ tạo ra thể dị hợp
+ Qua qt giao phối giữa 2 cá thể dị hợp cùng bị thay đổi hình dạng 1 NST, tạo ra cá thể đồng hợp có 1 cặp NST bị thay đổi về hình dạng
ĐB gen là biến đổi trong cấu trúc của gen và liên quan đến 1 cặp nu (Đột biến điểm) hoặc 1 vài cặp nu nào đó
- Các dạng đột biến gen :
+ Mất 1 hoặc 1 số cặp nucleotit + Thêm 1 hoặc 1 số loại nucleotit + Thay thế 1 cặp nucleotit này = 1 cặp nucleotit khác
VD : Xử lí ADN bằng Acridin có thể làm mất hoặc thêm một cặp nucleotit trên ADN , dẫn đến dịch khung đọc mã DT
Câu 3 : Trong các loại đột biến gen thì dạng nào nguy hiểm nhất , vì sao ?
- Bớt / thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit là nguy hiểm nhất : Bởi sẽ dẫn đến thay đổi tất cả các bộ 3 mã hóa trên gen kể từ điểm bớt / thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit Cho nên làm thay đổi số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi axit amin , dẫn đến thay đổi kiểu hình biểu hiện ra ở cơ thể sinh vật ( có thể thêm tính trạng xấu , bớt tính trạng tốt ) ( Thay thế 1 hoặc 1 số cặp nucleotit thì chỉ khiến cấu trúc gen bớt bền/thêm vững và chỉ làm thay đổi 1 bộ 3 mã hóa trên gen nên chỉ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi axit amin )
Trang 40Câu 4 : Hãy giải thích vì sao cùng 1 kiểu đột biến thay thế nucleotit lại có thể không gây hậu quả gì trong 1 số
trường hợp nhưng lại gây hậu quả rõ rệt trong các trường hợp khác với protein tương ứng ?
* Bộ ba nào có tính thoái hóa ( 1 axit amin có thể được qui định bởi nhiều bộ ba ) ; các axit amin có tính chất tương ứng ; đột biến tạo gen lặn , không biểu hiện ra kiểu hình không gây hậu quả nặng nề
* - Biến đổi 1 axit amin , làm thay đổi bộ ba kết thúc biến đổi cấu trúc không gian protein
- Biến đổi 1 bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc làm dừng ngay chuỗi polipeptit
- Biến đổi 1 bộ ba kết thúc thành 1 bộ ba bình thường không làm dừng chuỗi polipeptit ngay
- Đột biến tạo gen lặn nhưng qua quá trình giao phối , đột biến được biểu hiện ra ở kiểu hình tạo biến dị tổ hợp
- Thay đổi bộ 3 mở đầu thì sẽ ko mã hóa cho aa mở đầu không tổng hợp được chuỗi axit amin nguy hiểm nhất
NST bị đứt 1 đoạn , không có tâm động số
lượng gen giảm
Được ứng dụng trong chọn giống
để loại bỏ khỏi NST những gen không cần thiết
Thường gây chết hoặc giảm sức sống cho sinh vật (Người mất đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 bịung thư máu)
Lặp
đoạn
1 đoạn nào đó của NST được lặp đi lặp lại
nhiều lần do sự tiếp hợp không bình thường
hoặc trao đổi chéo không cân giữa các
cromatit
Làm tăng cường độ biểu hiện của
tt ( Lúa đại mạch lặp đoạn tăng hoạt tính của enzim amilaza
có lợi trong sản xuất bia)
Làm giảm cường độ biểu hiện của tt Ruồi giấm lặp đoạn NST số
16 mắt lồi thành dẹt,lặp 2 đoạn càng dẹt)
Đảo
đoạn
NST bị đứt 1 đoạn , đoạn bị đứt quay 180 độ
rồi gắn vào NST , đoạn bị đứt có thể có hoặc
không có tâm động
Tạo ra sự sai khác giữa các loài Thường không có hậu
quả nghiêm trọng do không bị mất vật chất
di truyền
Chuyể
n đoạn
NST bị đứt 1 đoạn sau đó đoạn bị đứt gắn vào
1 vị trí khác trên NST hoặc gắn vào NST
khác
Chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng trong chọn giống dùng để chuyểngen từ NST này sang NST khác
Chuyển đoạn lớn gây chết hoặc mất khả năngsinh sản ở sinh vật
* Mất đoạn lớn là ĐB cấu trúc NST gây hậu quả nghiêm trọng nhất vì làm mất bớt VCDT trong đoạn bị mất cho nên mất 1 số gen , dẫn đến mất 1 số tính trạng tương ứng
* Đảo đoạn nhỏ không chứa tâm động có hậu quả kém nghiêm trọng nhất vì nó không làm mất bớt VCDT
* Dạng ĐB cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN: đảo đoạn NST và chuyển đoạn trong phạm vi 1 NST
2 ĐB số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
a/ Thể dị bội là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng
- Các dạng đột biến dị bội
+ Thể khuyết - không nhiễm (2n-2) : Trong tế bào lưỡng bội 2n bị thiếu 1 cặp NST t/đồng nào đó
+ Thể 1 nhiễm (2n-1) : Trong tế bào 2n , có 1 cặp NST t/đ nào đó bị thiếu 1 chiếc