1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ LÀNG THỔ NGỌA

11 1,4K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 156 KB

Nội dung

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ LÀNG THỔ NGỌA

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam độc lập-tự do-hạnh phúc vài nét về lịch sử làng thổ ngoạ tháng 01 năm 2003 1 vài nét về lịch sử làng thổ ngoạ Theo Quảng Bình nớc non và lịch sử do cụ Nguyễn Tú su tầm và biên soạn, Sở Văn Hoá Thông Tin Quảng Bình xuất bản năm 1948 thì vùng đất này xa kia thuộc châu Bố Chính của nớc Chiêm Thành. Từ khi nớc Đại Việt giành đợc chủ quyền, thoát khỏi ách nô lệ của phong kiến phơng Bắc, do bất hoà, hai nớc Đại Việt và Chiêm Thành nhiều lần đụng độ quân sự. Nhà Tống xâm lợc tuy đã bị Lê Hoàn đánh bại vẫn cha từ bỏ âm mu chiếm lại Đại Việt nên đã liên kết với Chiêm Thành để tấn công Đại Việt từ hai phía. Biết rõ âm mu nham hiểm của kẻ thù, Vua Lý Thánh Tông quyết định phải khống chế Chiêm Thành ở Phía Nam mới cự đợc Tống ở phí Bắc. Vua tự cầm quân tiến vào đất Chiêm. Lý Thờng Kiệt đợc cử làm Đại tớng tiên phong kiêm chức thống soái. Thua trận, vua Chiêm Thành là Chế Củ đã phải đầu hàng, xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để đợc tha mạng. Châu Bố Chính cùng với hai châu Địa Lý, Ma Linh đợc nhập nớc Đại Việt năm 1069. Đến năm 1074, năm năm sau khi Chế Củ mất ngôi, triều đình Chiêm Thành chống lại việc Chế Củ đầu hàng nhợng đất cho vua Lý, đem quân c- ớp lại ba châu, nhng lần tiến quân nào cũng bị quân dân Đại Việt đánh bại. Từ năm 1284 đến năm 1288, trớc nạn xâm lăng của quân Nguyên-Mông, ba nớc Đại Việt, Chiêm Thành, Chân Lạp phải liên kết chống kẻ thù chung. Sau ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông thắng lợi, Đại Việt và Chiêm Thành trở nên thân thiện. Năm 1301, thợng hoàng Trần Nhân Tông đi thăm Chiêm Thành, hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý làm lễ cới. Năm 1307, Chế Mân lâm bệnh chết. Theo tục Chiêm Thành, hoàng hậu phải vào hoả đàn để tuẩn táng. Vua Trần Nhân Tông sợ Huyền Trân phải chết, sai ngời tìm cách cứu thoát. Sau sự kiện này, bang giao hai nớc Đại Việt và Chiêm Thành lại rắc rối. Năm Hồng Đức (Lê Thánh Tông) thứ nhất (1470) Chiêm Thành đa hơn mời vạn quân xâm phạm bờ cỏi Đại Việt. Vua Lê Thành Tông tự cầm quân vào đánh chiêm Thành. Dẹp xong quân Chiêm, Vua xuống chiếu kêu gọi dân phiêu tán từ các vùng phía Bắc di dân xuốg phía Nam, lập ấp ở châu Bố Chính. Đây là đợt di dân thứ ba của nhà nớc Đại Việt, sau đợt thứ nhất thời Lí Nhân Tông năm 1075 và đợt thứ hai thời Hồ Quý Ly năm 1403. 2 Gia phả họ Nguyễn còn lu giữ đợc cho biết , ông Nguyễn Khống (tự Khắc Nhợng) quê làng Thổ Vợng, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một võ tớng theo vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt ChiêmThành. Chiến thắng trở về năm 1471, thực hiện chiếu chỉ di dân của vua, ông đa một số ngời vốn là binh sỹ dới quyền vào đây khai hoang lập ấp. Vợ ông là bà Hoàng Thị Trờng, ngời làng Ngoạ Kiều cùng huyện với ông cũng đa các con theo chồng đi xây dựng quê hơng mới. Tên làng Thổ Ngoạ do ông Nguyễn Khống đặt năm 1472 trên cơ sở ghép hai từ đầu của làng cũ, Thổ Vợng quê ông và Ngoạ Kiều quê bà. Dần dần dân c làng Thổ Ngoạ ngày càng đông thêm. Ngoài họ Nguyễn còn có họ Trần, họ Trơng, họ Đỗ . Ông Nguyễn Khống chủ trơng phân chia điền thổ, đào giếng, lập chợ, xây dựng đình chùa, cắt đất tế lễ. Dân làng vô cùng mến mộ ông. Khi ông mất, cả làng tôn ông là Thần hoàng làngthờ ông tại đình làng. Nh vậy tính đến năm 2002, làng Thổ Ngoạ đã có lịch sử tròn 530 năm. Dới thời phong kiến nhà Nguyễn, Thổ Ngoạ đợc gọi là một xã thuộc tổng Thuận Bài, phủ Quảng Trạch, gồm có 11 xóm 1. Ngoạ Long (xóm Cầu ) 2. Thanh Tĩnh (xóm Thanh ) 3. Tiền Môn (xóm Môn ) 4. Cảnh Tiên (xóm Bến ) 5. Hội Tĩnh (xóm Chợ ) 6.Hậu Tĩnh (xóm Đồng ) 7. Cây Me (xóm Me ) 8. Dinh Tĩnh (xóm Dinh ) 9. Minh Phợng (xóm Lòi) 10. Quan Tĩnh (xóm Quan ) 11. Minh Phủ (xóm Giữa) Ngoài 11 xóm có c dân sinh sống, Thổ Ngoạ cón có một doi cồn nổi giữa sông Gianh rộng chừng 2 km, còn gọi là cồn Két, vì ngoài các loại cây chịu mặn nh bần , sác, giá , vẹt phát triển rất mạnh, ở đây còn có loại rau két có thể ăn đợc. Hàng năm trớc đây, những tháng giáp hạt, những ngày đứt bữa, dân làng thờng sống nhờ loại rau này. Cồn Két vừa có tác dụng bảo vệ môi trờng sinh thái vừa nh lá chắn, giữ gìn bờ sông ven làng đỡ xói lở. 3 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Thổ Ngoạ cùng với Thuận Bài là hai làng thuộc xã Thuận Thổ, huyện quảng Trạch. Làng Thuận Bài theo sử cũ lu lại, gồm hai họ Trần và Ma, vốn là dòng dõi triều thần nhà Trần. Năm 1400, Hồ Quý Ly làm cuộc đảo chính phế truất vua Trần Thiếu Đế, lập ra triều thần nhà Hồ rồi lên làm vua, đổi tên nớc Đại Việt thành Đại Ngu. Một trong số những tôn thất nhà Trần chống lại nhà Hồ là Trần Dụt, bị Hồ Quý Ly đàn áp phải bỏ chạy về phơng Nam, trụ lại đây và trở thành thần hoàng làng. Bớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đơn vị xã đợc tổ chức lớn hơn để giảm bớt đầu mối, tiện cho việc chỉ đạo của huyện trong thời chiến. Thổ Ngoạ, Thuận Bài cùng với các làng Thọ Dơn, Nhân Thọ, Ngoại Hải, Dơn Sa, Diên Phúc, Mỹ Hoà thành xã An Trạch. Hoà bình lập lại năm 1954 đến cải cách ruộng đất năm1956, xã An Trạch đợc chia ra thành ba xã gồm Quảng Thuận (Thổ Ngoạ, Thuận Bài), Quảng Thọ (Thọ Dơn, Nhân Thọ, Ngoại Hải và ba xóm Minh Phợng, Quan Tĩnh, Minh Phủ của Thổ Ngoạ) , Quảng Phúc (Dơn Sa, Diên Phúc, Mỹ Hoà) Tuy về mặt hành chính, ba xóm thuộc làng Thổ Ngoạ trở thành những đơn vị của xã Quảng Thọ, nhng phong tục, tập quán vẫn không thay đổi, quan hệ dòng tộc, bà con huyết thống, nghĩa xóm tình làng vẫn gắn bó với Thổ Ngoạ nh xa. Tám xóm cũ của làng Thổ Ngoạ ở xã Quảng Thuận cha có sự điều chỉnh. Xóm Thanh Tĩnh đợc chia ra thành xóm Chùa và xóm Đình. Xóm Hội Tĩnh cũng tách đôi thành xóm Hội và xóm Chợ. Theo số liệu của xã Quảng Thuận, đến năm làng Thổ Ngoạ thuộc xã Quảng Thuận có 1100 hộ với hơn 5000 nhân khẩu. Dân làng không theo một tôn giáo nào ngoài việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Làng có chùa thờ Phật Thích Ca, hàng năm có tổ chức lễ Phật đản, hàng năm tháng bảy xá tội vong nhân, nhng không có s sải, không có tăng ni phật tử. Ngời Thổ Ngoạ từ xa sinh sống chủ yếu dựa vào hai nghề chính là làm ruộng và làm nón. ở đây đất chật ngời đông. Ruộng đất đã ít lại hoàn toàn phụ thuộc nớc trời. Làm ruộng nh đánh bạc, một năm đợc mùa, ba năm mất mùa vì hạn hán. Loại nhất đẳng điền, thợng gia hạ điền, trên lúa dới cá đều nằm trong tay phú nông, điạ chủ, cờng hào chức sắc. Nông dân phần đông phải làm ruộng rẽ hoặc cày thuê cuốc mớn cho nhà giàu, vì suất 4 đất công đợc chia theo suất đinh đã ít laị quá xấu, nhiều năm thu hoạch không đủ nộp thuế. Làm nón trở thành nguồn sống chính của nhiều gia đình, vì nghề này đòi hỏi vốn liếng không bao nhiêu (chỉ cần mấy cái khuôn bằng tre, mấy bộ vành lá), từ trẻ con 5-7 tuổi đến ngời già còn sáng mắt, đàn bà hay đàn ông đều làm đợc và làm quanh năm, bất kể ngày đêm, ma nắng. Không ai giàu nhờ làm nón, nhng có nghề làm nón thì chí ít trong nhà cũng đủ tiền đong gạo, mua rau da mắm muối, không lo đói. Làng Thổ Ngoạ có nghề nón từ lúc nào và tổ làng nghề là ai đến nay cũng cha rõ. Theo truyền miệng thì ngày xa có một ông trong làng thấy làm ruộng không đủ ăn, quanh năm cơ cực, nghe nói trong kinh đô Huế có nghề làm nón dễ kiếm ăn, đã lặn lội vào trong đó học nghề. Nhng vì muốn dấu nghề, không ai chịu dạy cho ông. Thế là, đêm đêm ông trèo lên mái nhà nọ, vạch một lỗ tranh lợp, gián mắt nhìn xuốngqua ánh đèn dầu, xem trong nhà làm nón. Nắm đợc bí quyết nhà nghề từ cái khuôn, lên vành, rập ba lớp lá, đến từng mũi kim khâu lá, cặp, sòi, ông về truyền lại và mở nghề làm nón từ trong nhà, dần dần ra cả làng. Văn hoá làng nghề ở Thổ Ngoạ đã có những nét đặc sắc. Làm ruộng thì ngoài lễ hạ điền (xuống ruộng) nh những nơi khác, còn có ngày hội tháo khoán. Bàu Rôộc là khu đồng sâu, cá nhiều. Hàng năm, cứ khi thu hoạch xong lúa vụ Mời, làng tổ chức một ngày tháo khoán cho mọi ngời tự do nơm bắt cá. Nhà nào cũng nô nức mua sắm hoặc tự làm, tự sửa chữa mấy cái nơm cho chắc chắn để chờ ngày tháo khoán. Trong ngày này có ngời may mắn nơm đợc hàng chục con cá tràu (cá quả), cá gáy (cá chép), có con nặng vài kilôgam. Ngày tháo khoán thực sự trở thành ngày hội làng. Làm nón thì đã có những bạn chùm. Mỗi bạn thờng gồm 10-15 ngời, phần lớn là những thanh nữ mời tám, đôi mơi. Theo quy định, mỗi ngày đêm, cả bạn đến một nhà. Trong bạn, theo kết quả bốc thăm, mỗi ngời mấy cái nón, cả bạn đợc mấy chục cái để cả lại cho nhà chủ bán lấy tiền mua sắm. Cứ thế, hết nhà nay đến nhà khác, khắp lợt này lại bốc thăm đợt khác. Bạn chùm đến làm cho nhà ai, nhà đó lo bữa ăn tra, thờng là khoai lang luộc, bánh tráng nớng, canh bầu nấu với tôm và rau hao. Các bạn chùm vui nhất là ban đêm. Tối đến các bạn chùm ngồi quanh ngọn đèn toạ và đặt mấy chiếc chõng lèo bằng tre, có mấy ấm nớc chè khô, mấy cái bát uống nớc to nh bát cơm, sẵn sàng đón bạn trai đến chơi, hò đối đáp. Trai làng sau ngày 5 làm đồng về, tắm rửa sạch sẽ, ăn uống xong, tối đến diện bộ ba ba phin trắng vào, đi đôi guốc mộc, cầm cái quạt giấy, tìm đến bạn chùm. Dới ánh đèn toạ sáng trng, các bạn gái vừa khâu nón vừa thay nhau hò đối để các bạn trai hò đáp lại, không khí thật sôi nổi, vui vẻ. Nhiều đôi trai gái cũng nên vợ nên chồng từ các bạn chùm. Làng Thỏ Ngoạ ngày xa là một trong tám làng văn vật nổi tiếng đ- ợc gọi là bát danh hơng trong tỉnh (Sơn, Hà, Cảnh,. Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim. Đình, Chùa, Miếu, Mão đều là những công trình kiến trúc cổ rất đẹp, những di sản văn hoá quý giá, đáng đợc bảo tồn. Đáng tiếc là với sự tàn phá của thời gian và con ngời, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh ác liệt, những công trình này đã không giữ đợc. Theo các cụ cao niên kể lại đình làng thở ban đầu dựng ở xóm Bến, bên bờ sông Gianh, mặt hớng về dãy núi Giăng Màn. Qua bao năm, đến mùa ma lụt, đi lại khó khăn, đình đợc dời về xóm Thanh Tĩnh, sau này tách ra thành xóm Đình. Đình mới đợc xây theo kiến trúc thời Nguyễn, kiểu Long chầu Hổ phục, cột kèo bằng gỗ lim, rờng xà chạm khắc long, ly, quy, phợng. Đình hớng mặt về núi Hoành Sơn, có hậu đờng, tiền sảnh làm nơi tế lễ, nhóm họp. Có sân rộng, tờng bao tứ phía. Hai cột cổng đình xây to, cao, trên đỉnh có nghê ngồi chầu, bốn mặt đều có các câu đối bằng chử Hán. Mặt trớc hai cột cổng là hai vế đối: Thiên tích thông minh văn kế thế Thánh phù công dụng võ lên khoa Mặt trớc tờng hai bên cổng có chạm hình voi, ngựa hầu. Tất cả những nét khắc chạm trên cổng, trên tờng đều dán mảnh sành hoa văn sặc sở. Sân đình có những cây bàng, cây phợng toả bóng dâm mát những ngày hè. Mặt trớc đình có đờng làng rộng, chạy dọc từ Ba Đồn đến Thuận Bài, có cánh đồng Rôộc trên lúa dới cá. Đình làng đã từng là địa danh lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hơng. ở đây, năm 1942 đã nổ ra cuộc tranh luận công khai giữa phái Tân với phái Cựu. Năm 1943, khởi phát phong trào đòi chia lai công điền, công thổ cho ngời nghèo. Chùa làng xây ở xóm Bến với quy mô vừa phải. Tiền sảnh, hai bên t- ờng tả hữu có chạm hai bức tợng ông Thiện, ông ác. Hậu cung có tợng đức phật Thích ca, tợng Quan âm Bồ Tát và hàng chục bức tợng khăc bằng đồng, bằng gỗ đợc xếp ngồi theo ngôi thứ trên các bàn thờ từ cao đến thấp. Hàng năm cứ đến ngày Phật Đản, ngày rằm tứ quý, dân làng đến cúng 6 lễ. Chùa không có s sãi, không có phật tử. Sân chùa có một cây đa to cao, toả bóng quanh năm. Cạnh chùa có hai cây xoài cổ thụ, gốc cây 4 ngời ôm không xuể và một cây thị. Chim chóc thờng kéo về đây làm tổ. Nhiều ngời trong làng tin rằng, chùa rất linh thiêng. Làng còn có văn Thánh và võ Thánh, miếu Tam Tòa, miếu xóm Lòi, đền Quan Toả, miếu Đôi . Văn Thánh xây sát tờng phía nam đình làng. Đây là nơi thờ Đức Khổng Tử, đồng thời làm hội tao đàn, để các vị nho học trong làng gặp nhau đàm đạo văn chơng thơ phú. Theo sự truyền tụng trong dân gian thì Văn Thánh do cụ Trần Tiến ích và các bậc thâm nho trong làng đề xuất xây dựng đầu thế kỷ 19. Võ Thánh xây tại xóm chùa, phía Đông Nam vờn nhà anh Trơng Quang Thi hiện nay. Theo nh các cụ ngày xa nói thì công trình này do Hội võ của làng gồm những lính khố xanh, khố đỏ, khố vàng giải ngũ lập nên để thờ 18 vị quận công, có mộ chí nằm kề phía Bắc. Ngoài ra làng còn có miếu Tam Toà, nghè Hoa, miếu xóm Lòi, đền Tả Quan, miếu Đôi. Trong đó miếu Đôi đã trở thành địa chỉ đỏ, đợc ghi vào lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch. Chính tại miếu Đôi này, ngày 19/06/1942, Phủ uỷ lâm thời Quảng Trạch đã đợc thành lập, nhận sứ mạng lịch sử, lãnh đạo phong trào cách mạng trong huyện, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 giành chính quyền về tay nhân dân. Thổ Ngoạ từ bao đời nay là đất học. Dân làng vốn có truyền thống hiếu học. Từ thời xa xa, dân làng đã có nhiều ngời học hành đỗ đạt cao. Trong Quốc triều hơng khoa lục của Cao Xuân Dục có ghi, dới triều nhà Nguyễn từ Gia Long đến Khải Định (1802-1918), qua 47 khoa thi hơng, làng Thổ Ngoạ đã có 15 ngời đã đỗ cử nhân gồm các vị Nguyễn Khắc Biễu, Nguyễn Nhân Lý, Nguyễn Ba, Nguyễn Khánh, Trần Doãn Thăng, Nguyễn Nh Diệm, Nguyễn Hải, Nguyễn Xuân Hào, Trần Văn Tốn, Trần Tiến ích, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Nhiếp, Nguyễn Xuân Nhiếp, Nguyễn Bá Dinh, Nguyễn Văn Huệ. Đặc biệt Trần Doãn Thăng 25 tuổi đã đỗ cử nhân, 30 tuổi đã đỗ phó bảng, đợc cử làm án sát tỉnh Bình Thuận. Trớc Cách mạng tháng 8/1945, trong làng có một trờng sơ học yếu l- ợc với 4 lớp gồm lớp 6, lớp 5, lớp 4, lớp 3, tơng đơng với các lớp mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 3 hiện nay. Thi đỗ yếu lợc ở trờng này, học sinh sẽ thi vào 7 học ở trờng phủ ở Ba Đồn với các lớp nhì đệ nhất, nhì đệ nhị, nhất và thi tốt nghiệp Prime (ngang với tốt nghiệp tiểu học ngày nay). Nhng thời bấy giờ, chỉ những gia đình trung nông trở lên mới có điều kiện cho con học lên tr- ờng phủ, còn phần đông nhà nghèo, gắng lắm mới đỗ yếu lợc ở trờng làng. Từ Cách mạng tháng 8/1945 thành công đến nay, truyền thống hiếu học đợc phát huy mạnh mẽ. Trong làng đã có những hệ thống trờng khang trang từ mầm non đến tiểu học và trung học cơ sở. Tất cả con em trong độ tuổi đều đợc đến trờng, đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS. Hàng trăm con em đã tốt nghiệp PTTH sau 3 năm học ở trờng Huyện. Số con em có bằng Đại học ngày càng đông. Trong làng đã có chục ngời là giáo s, phó giáo s, tiến sỹ, thạc sỹ. Thổ NGoạ cũng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. từ tháng 2/1937, trong làng đã có Chi bộ Đảng cộng sản với 3 đảng viên (Trần Đình và Nguyễn Duy Hàn và Nguyễn Công Lệ) gọi là Chi bộ Thiên, một trong ba chi bộ đầu tiên của phủ Quảng Trạch. Ngày 23/08/1945, sau trận đói khủng khiếp do bọn giặc Nhật gây ra làm cho hơn 300 dân làng phải thiệt mạng, có gia đình không còn ai sống sót, nhiều ngời phải bỏ làng ra đi tha phơng cầu thực tận bên Thái, bên lào. Cả làng Thổ Ngoạ và các vùng khác đã vùng lên, với giáo mác gậy gộc, rầm rập bớc theo sự lãnh đạo của Đảng, kéo về Ba Đồn chiếm phủ, giành chính quyền. Hình ảnh ngời đảng viên Nguyễn Công Lệ dơng cao lá cờ đỏ sao vàng đi đầu đoàn tuần hành tiến vào phủ đ- ờng mãi mãi không phai mờ trong lòng những ngời thuộc thế hệ Cách mạng tháng 8. Chính quyền đã về tay nhân dân, uỷ ban cách mạng lâm thời xã Thuận Thổ do bà Nguyễn Thị Miễn làm chủ tịch ra mắt nhân dân tại đình làng Thổ Ngoạ. Các đoàn thể nhân dân cứu quốc nh nông hội cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, đội tiếu niên tiền phong trong làng lần lợt ra đời, góp phần xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân trong thời kỳ trứng nớc. Cuộc sống mới yên bình cha đợc bao lâu thì ngày 27/3/1947 thực dân Pháp đã đa quân đổ bộ vào Thị xã Đồng Hới và Cửa Gianh mở đầu cuộc chiếm đóng lại tỉnh ta. Dới sự lãnh dạo của Chi bộ, làng Thổ Ngoạ sẵn sàng bớc vào thời chiến. Ông bà già và trẻ em đợc tổ chức đa đi tản c lên Tuyên Hoá và những nơi an toàn. Lực lợng dân quân tự vệ đợc cũng cố, tăng cờng. Ngày 8 07/4/1947, giặc Pháp từ Thanh Khê đã dùng ca nô ngợc sông Gianh mở cuộc càn quét dã man lên Thuận Bài và Thổ Ngoạ. Đội tự vệ Thổ Ngoạ chống trả quyết liệt, tiêu diệt một số lính Pháp và tay sai. Ông Trần Kềm uỷ viên trị an quân vụ của xã cùng một số chiến sỹ tự vệ và dân thờng gồm 49 ngời đã ngã xuống dới họng súng của giặc, trở thành những ngời đầu tiên trong làng hy sinh vì sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuối năm 1947, giặc Pháp nống ra chiếm đóng hầu hết các khu vực miền Trung và miền Nam huyện Quảng Trạch. Chúng lập đồn Ba Đồn, đồn Thuận Bài, lập tề khắp các làng. ở Thổ Ngoạ, chúng lập đội hơng vệ do tên Bát Rạng chỉ huy, đào hào, rào luỹ chốt ở xóm Dinh. Tên Lê Hồng Đức, mật thám ác ôn của giặc về nằm vùng ở Thổ Ngoạ, Thuận Bài cùng bọn tay sai dò la, lùng sục, bắt bớ tra tấn khốc liệt những ngời chúng cho là Việt Minh hoặc cảm tình với Cách mạng. Có sự hỗ trợ của công an và đại đội 5, bộ đội địa phơng huyện Quảng Trạch, phong trào trừ gian diệt tề và phong trào du kích chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch ngày càng phát triển. Đồn Thuận Bài, Dinh luỹ Bát Rạng lần lợt bị đập tan. Năm 1952, đồn Ba Đồn bị trung đoàn 57 bộ đội chủ lực phối hợp với bọ đội địa phơng tấn công tiêu diệt. Thị trấn Ba Đồn, Thổ Ngoạ và các vùng xung quanh thị trấn đợc giải phóng, từng bớc xây dựng lại quê hơng. Sau thắng lợi vang dội địa cầu của Điện Biên Phủ, miền Bắc nớc ta hoàn toàn giải phóng. ở miền Nam, đế quốc Mỹ thay chân Pháp xâm lợc, hòng phá hoại hiệp định Paris, biến nớc ta thành thuộc địa của Mỹ. Miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lợc: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc. Thất bại trong chiến lợc chiến tranh cục bộ, dế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lợc Việt Nam hoá chiến tranh ở miền Nam từ 05/08/1965. Chúng điên cuồng phá hoại miền Bắc. Thổ Ngoạ, Thuận Bài vừa ở sát bờ Bắc bến phà Gianh vừa là nơi trung chuyển tập kết hàng hoá, vũ khí đạn dợc chi viện cho chiến trờng miền Nam đã trở thành trọng điểm đánh phá huỹ diệt của giặc Mỹ. Ngày đêm, bom đạn địch trút xuống nh ma. Ngày đi làm đồng, phải đào hầm ngay ở từng bờ ruộng. Đêm cả làng ngủ dới hầm, nhiều gia đình còn đổi ngời sang hầm của nhau, phòng khi hầm nhà ai trúng bom thì còn ngời sống sót. Trong bất cứ tình huống nào, với tinh thần Vì miền 9 Nam ruột thịt, Thổ Ngoạ vẫn một tấc không đi, một ly không rời, kiên quyết bám trụ xóm làng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Thổ Ngoạ còn động viên hàng trăm con em lên đờng nhập ngũ, chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp mọi chiến trờng. Có thể nói, chống Mỹ cứu nớc là thời kỳ hào hùng nhất của quê hơng Thổ Ngoạ. Nhiều tấm gơng hy sinh dũng cảm sống mãi trong lòng dân làng. Đó là Trần Ngọc Quyển, ngời đảng viên mẫu mực tự nguyện sang Cồn Két, vừa sản xuất, vừa làm nhiệm vụ che dấu, bảo vệ tàu thuyền khỏi bị máy bay Mỹ phát hiện bắn phá, đã hy sinh vì đạn rốc két của giặc. Đó là Nguyễn Khoát, Trần Đình Toàn, Nguyễn Hà Thí và các anh trong đội xung kích bốc vác hàng hoá chi viện miền Nam đã ngã xuống trong một trận bom quái ác của Mỹ. Làm rạng danh quê hơng còn có anh hùng lái xe Trần Chí Thành nơi đầu súng ngọn gió Vĩnh Linh và hàng chục dũng sỹ diệt Mỹ ở các chiến trờng miền Nam. Thổ Ngoạ đã cùng Thuận Bài lập bao chiến công hiển hách, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của xã Quảng Thuận, vinh dự đợc nhà nớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lợng vũ trang nhân dân. Với thắng lợi lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/04/1975, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Đất nớc ta thống nhất, đổi mới theo cơ chế thị trờng định hớng CNXH. Dới sự lãnh đạo của Đảng, Thổ Ngoạ ra sức phát huy truyền thống yêu nớc và cách mạng, ý chí kiên cờng, bất khuất qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm xây dựng lại quê hơng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn nh Bác Hồ đã dạy. Ngày nay, quê hơng Thổ Ngoạ đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Về chính trị, từ các Chi bộ đảng, chính quyền thôn, mặt trận và các tổ chức đoàn thể đều đợc củng cố và tăng cờng ngày càng vững mạnh. Toàn Đảng, toàn dân nhất trí cao và thực hiện tốt mọi đ- ờng lối chủ trơng chính sách của Đảng và nhà nớc. Về kinh tế, ngoài sản xuất nông nghiệp và nghề truyền thống làm nón lá, nhiều ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mới nh nuôi trồng thuỷ sản, mộc nề, vận tải cơ giới, sản xuất thép, vỏ bao xi măng, dây đai, nẹp nhựa, kinh doanh xăng dầu . ngày càng phát triển. Kinh tế gia đình ngày càng sung túc, cảnh đứt bữa Ngày 3 tháng 8 hoặc cơm độn khoai qua ngày không còn nữa. Nhà ngói, nhà tầng kiên cố thay thế dần nhà tranh vách đất. Trong làng điện, đờng, trờng, trạm, chợ đồng bộ khang trang. Phong trào xã hội hoá giáo dục và hoạt động khuyến học văn hoá, văn nghệ thể thao sôi nổi. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân c đợc toàn dân nhiệt liệt hởng 10 [...]... Hơn 80% tổng số hộ trong làng đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá An ninh quốc phòng đợc giữ vững Thổ Ngoạ cùng với Thuận Bài đều đợc công nhận làng văn hoá cấp huyện Lịch sử và truyền thống vẻ vang của làng Thổ Ngoạ đúng nh hai câu đối của Ông Trần Văn Khê Thổ vợng tiền sinh tạo lập quê hơng văn vạt Ngoạ kiều hội tụ dựng xây xứ sở địa linh Con cháu Thổ Ngoạ dù sinh sống trong làng hay ở mọi miền trong... nớc và ở nớc ngoài hãy nguyện cùng nhau ra sức phấn đấu vì mục tiêu Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh xứng đáng hơn nữa với truyền thống tổ tiên làm rạng danh thêm cho quê hơng Thổ Ngoạ Tháng 01 năm 2003 11 . do-hạnh phúc vài nét về lịch sử làng thổ ngoạ tháng 01 năm 2003 1 vài nét về lịch sử làng thổ ngoạ Theo Quảng Bình nớc non và lịch sử do cụ Nguyễn. làng và thờ ông tại đình làng. Nh vậy tính đến năm 2002, làng Thổ Ngoạ đã có lịch sử tròn 530 năm. Dới thời phong kiến nhà Nguyễn, Thổ Ngoạ đợc gọi là một

Ngày đăng: 13/04/2013, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w