1. Trang chủ
  2. » Đề thi

30 đề thi thử Tốt Nghiệp THPT năm 2009 các trường môn vật lý (34)

9 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 319,5 KB

Nội dung

Tổ Vật lý & KTCN trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh ĐỀ THI TỐT NGHIỆP PTTH KHÔNG PHÂN BAN (Đề thi đề nghị) Thời gian làm bài 60 phút. Hình thức trắc nghiệm. Đề chẵn. (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm? A.Khi đi qua vị trí cân bằng, vật nặng có vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. B.Khi đi qua vị trí cân bằng, vật nặng có vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu. C.Khi đi qua vị trí cân bằng, vật nặng có vận tốc cực tiểu và gia tốc cực đại. D.khi đi qua vị trí cân bằng, vật nặng có vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động của con lắc lò xo? A.Động năng và thế năng biến thiên khác tần số. B.Động năng biến thiên cùng chiều với thế năng. C.Cơ năng của hệ thay đổi theo vị trí. D.Động năng và thế năng biến đổi qua lại lẫn nhau. Câu 3: Con lắc lò xo dao động trên một trục dài 12cm, với tần số 0,5Hz, lúc t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động: A. x = 12sin(πt)(cm). B. x = 6sin(πt)(cm). C. x = 6sin(πt + π)(cm). D. x = 12sin(πt + π)(cm). Câu 4: Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ có thế năng bằng động năng khi: A.Vật nặng đi qua vị trí cân bằng. B.Vật nặng đi qua vị trí biên. C.Vật nặng có li độ x = / 2A . D.Vật nặng có li độ x = A/2. Câu 5: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nặng 400g và độ cứng lò xo 40N/m tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương có biên độ lần lượt là 3cm và 4cm, lệch pha nhau 90 0 . Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có giá trị: A. 5cm/s. B. 50cm/s. C. 70cm/s. D. 7m/s. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về biên độ của dao động cưỡng bức? A.Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn. B.Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn. C.Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số riêng và tần số dao động cưỡng bức. D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn và quan hệ giữa tần số riêng với tần số dao động cưỡng bức. Câu 7:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sóng cơ học: A.Sóng cơ học chỉ lan truyền được môi trường vật chất. B.Vận tốc sóng phụ thuộc tính đàn hồi và mật độ phân tử của môi trường truyền sóng C.Vận tốc sóng không thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi. D.Vận tốc sóng thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Câu 8: Một người thấy chiếc phao trên mặt nước nhô lên cao 9 lần trong 16 phút, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. 1m/s. B. 2m/s. C. 4m/s. D. 8m/s. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về giao thoa sóng? A. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động cùng phương và cùng pha. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 1 B. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động cùng phương và ngược pha. C. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động cùng phương và cùng tần số. D. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động cùng phương, cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi. Câu 10: Dòng điện xoay chiều có cường độ 2sin120 ( )i t A π = có cường độ hiệu dụng và tần số: A. I = 2(A); f = 120π(Hz). B. I = 2(A); f = 60(Hz). C. I = 2 (A); f = 120π(Hz). D. I = 2 (A); f = 60(Hz) Câu 11: Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện, dòng điện có tác dụng biến đổi thuận nghịch giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường khi: A.Đi qua tụ điện. B.Đi qua cuộn cảm. C.Đi qua điện trở thuần. D.Cả 3 câu đều không đúng. Câu 12: Cường độ dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế khi đoạn mạch có cấu tạo: A.Cuộn cảm nối tiếp với tụ điện. B.Cuộn cảm nối tiếp với điện trở thuần. C.Tụ điện nối tiếp với điện trở thuần. D.Gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Câu 13: Hiệu điện thế nhanh pha hơn cường độ dòng điện khi đoạn mạch có cấu tạo: A.Cuộn cảm nối tiếp với tụ điện. B.Cuộn cảm nối tiếp với điện trở thuần. C.Tụ điện nối tiếp với điện trở thuần. D.Gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Câu 14: Cường độ dòng điện chỉ có thể cùng pha với hiệu điện thế khi đoạn mạch có cấu tạo: A.Cuộn cảm nối tiếp với tụ điện. B.Cuộn cảm nối tiếp với điện trở thuần. C.Tụ điện nối tiếp với điện trở thuần. D.Gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Đề bài dùng để trả lời câu 15, 16, 17: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 10(Ω), cuộn cảm có L = 0,02/π(H) và một tụ điện có điện dung C = 10 3 /π (µF) mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: 20 2 sin100 ( )u t V π = Câu 15: Cường độ hiệu dụng trong mạch: A. 2(A). B. 2( )A C. 0,5(A). D. 0,5 2( )A Câu 16: So với hiệu điện thế, cường độ dòng điện có pha: A. Nhanh hơn một góc ¼ π. B.Chậm hơn một góc ¼ π. C. Nhanh hơn một góc 3π/4. D.Chậm hơn một góc 3π/4. Câu 17: Biểu thức cường độ dòng điện tức thời: A. i = 2sin(100πt + ¼ π) (A) B. i = 2sin(100πt - ¼ π) (A) C. i = 2 sin(100πt - ¼ π) (A) D. i = 2 sin(100πt + ¼ π) (A) Câu 18: Một mạch dao động gồm cuộn cảm L = 2 (mH) và tụ điện có điện dung C = 2 (pF). Tần số dao động riêng của mạch dao động (lấy π 2 = 10): A. f = 2,5(Hz). B. f = 2,5 (MHz). C. f = 1 (Hz). D. f = 1 (MHz). Câu 19: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động điện từ: I = 0,02cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 5 (µF). Độ tự cảm của cuộn cảm là: A. L = 50 (mH). B. L = 50 (H). C. L = 5 (µH). D. L = 0,05 (µH). Câu 20: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A.Sóng điện từ là sóng ngang. B.Sóng điện từ mang năng lượng và năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số. C.Sóng điện từ lan truyền trong tất cả các môi trường vật chất trừ chân không. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 2 D.Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa như sóng cơ học. Câu 21: Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150 (kHz), bước sóng của sóng: A. λ = 2000(m). B. λ = 2000(km). C. λ = 1000(m). D. λ = 1000(km). Câu 22: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một cái gương một khoảng d cho một ảnh nhỏ hơn và cùng chiều với vật. Gương đó là gương gì ? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lõm. C. Gương cầu lồi. D. Cả B và C đều đúng. Câu 23: Một vật sáng đặt song song với mặt gương cho một ảnh cùng chiều và bằng vật. Gương đó là gương gì ? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lõm. C. Gương cầu lồi. D. Cả B và C đều đúng. Câu 24: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f cho một ảnh ngược chiều và bằng vật. Thấu kính đó là thấu kính gì? Khoảng cách từ thấu kính đến vật bằng bao nhiêu? A. Thấu kính hội tụ và d = f . B. Thấu kính hội tụ và d = 2f . C. Thấu kính phân kì và d = f . D. Thấu kính phân kì và d = 2f . Câu 25: Một người đứng trước một gương cầu thấy ảnh của mình trong gương và lớn hơn vật 2 lần. Biết khoảng cách từ người đến gương là 15(cm). Tiêu cự của gương bằng: A. 10(cm). B. -10(cm). C. 30(cm). D. -30(cm). Câu 26: Một điểm sáng ở trên trục chính của một gương cầu cho một ảnh trùng với chính nó và ảnh cách gương 20(cm). Tiêu cự của gương cầu là: A. 20(cm). B. 10(cm). C. -20(cm). D. -10(cm). Câu 27: Nếu biết chiết suất tuyệt đối của nước và thủy tinh lần lượt là n 1 = 4/3 và n 2 = 3/2; chiết suất tương đối của thủy tinh so với nước sẽ là: A. 2.1 8 9n = . B. 2.1 9 8n = C. 2.1 1 6n = D. 2.1 17 6n = . Câu 28: Một vật sáng đặt vuông góc với một trục chính của một thấu kính cho một ảnh hứng được trên màn và nhỏ hơn vật 2 lần. Biết khoảng cách từ vật đến kính d = 60(cm). A.Thấu kính là thấu kính hội tụ có độ tụ D = 2(điốp). B.Thấu kính là thấu kính hội tụ có độ tụ D = 5 (điốp). C.Thấu kính là thấu kính phân kì có độ tụ D = -2(điốp). D.Thấu kính là thấu kính phân kì có độ tụ D = -5(điốp). Câu 29: Chọn câu không đúng khi nói về hiện tượng một chùm tia sáng trắng hẹp khi đi qua một lăng kính có chiết suất n > 1: A.Chùm tia sáng bị tán sắc và lệch đáy của lăng kính. B.Chùm tia sáng bị tán sắc thành nhiều chùm tia sáng màu có góc lệch tăng dần theo thứ tự đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. C.Chùm tia sáng bị tán sắc thành nhiều chùm tia sáng màu có góc lệch tăng dần theo thứ tự tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. D.Chùm tia sáng không bị tán sắc khi chùm tia sáng trắng đi qua một kính lọc màu đơn sắc trước khi đến lăng kính. Câu 30: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young và với một nguồn ánh sáng đơn sắc; nếu ta tăng khoảng cách giữa hai khe thì chi tiết nào sẽ thay đổi và thay đổi như thế nào? A.Bước sóng tăng. B.Khoảng vân giao thoa tăng. C.Bước sóng giảm. D.Khoảng vân giao thoa giảm. Câu 31: Trong một thí nghiệm giao thoa với hai khe Young và với nguồn ánh sáng đơn sắc thì tại một vị trí vân tối thứ nhất trên màn hứng vân ta có hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến vị trí đó sẽ bằng: A. d = ½ λ B. d = ¼ λ C. d = λ D. d = 2λ. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 3 Câu 32: Chọn câu không đúng khi nói về máy quang phổ: A.Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. B.Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng giao thoa ánh sáng. C.Máy quang phổ dùng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau. D.Máy quang phổ sử dụng lăng kính làm bộ phận chính. Câu 33: Chọn câu không đúng khi nói về ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại: A.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt. B.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có thể cho hiện tượng giao thoa. C.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất sóng điện từ. D.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tần số sóng bằng nhau trong chân không. Câu 34: Hiện tượng kim loại bị nhiễm điện dương khi được chiếu sáng thích hợp là: A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng quang dẫn. C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. Câu 35: Hãy chọn câu đúng nhất. Chiếu chùm bức xạ có bước sóng λ vào kim loại có giới hạn quang điện λ 0 . Hiện tượng quang điện xảy ra khi: A. λ > λ 0 . B. λ < λ 0 . C. λ = λ 0 . D. Cả câu B và C. Câu 36: Khi xảy ra hiện tượng quang điện, nếu ta bước sóng ánh sáng tăng lên 2 lần thì: A.Công thoát electron của kim loại tăng lên. B.Hiệu điện thế giới hạn của kim loại tăng lên. C.Công thoát electron của kim loại giảm xuống. D.Hiệu điện thế giới hạn của kim loại giảm xuống. Câu 37: Chọn câu đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn (còn gọi là hiện tượng quang điện trong): A. Electron trong kim loại bật ra khỏi kim loại khi được chiếu sáng thích hợp. B. Electron trong bán dẫn bật ra khỏi bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp. C. Electron ở bề mặt kim loại bật ra khỏi kim loại khi được chiếu sáng thích hợp. D. Electron trong bán dẫn bật ra khỏi liên kết phân tử khi được chiếu sáng thích hợp. Câu 38: Chất I- ốt phóng xạ 131 53 I dùng trong y tế. Lúc đầu có 40(g) chất này thì sau 16 ngày khối lượng I-ốt còn lại là 10(g). Chu kì bán rã của I-ốt: A. T = 16 ngày. B. T = 8 ngày. C. T = 4 ngày. D. T = 32 ngày. Câu 39: Với λ là hằng số phóng xạ và T là chu kì bán rã. Công thức nào sau đây là đúng: A. λT = ln2. B. λ = T.ln2. C. λ = T / 0,693. D. λ = - 0,693/ T. Câu 40: Phản ứng nhiệt hạch so với sự phân hạch: A.Làm tổn hại môi trường hơn. B.Năng lượng dồi dào hơn. C.Dễ tạo ra hơn trong điều kiện kiểm soát được. D.Nguyên liệu khó khai thác hơn. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 4 Tổ Vật lý & KTCN trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh ĐỀ THI TỐT NGHIỆP PTTH KHÔNG PHÂN BAN (Đề thi đề nghị) Thời gian làm bài 60 phút. Hình thức trắc nghiệm. Đề lẻ. (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm? A.Khi đi qua vị trí biên, vật nặng có vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. B.Khi đi qua vị trí biên, vật nặng có vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu. C.Khi đi qua vị trí biên, vật nặng có vận tốc cực tiểu và gia tốc cực đại. D.khi đi qua vị trí biên, vật nặng có vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về dao động của con lắc lò xo? A.Động năng và thế năng biến thiên cùng tần số. B.Động năng biến thiên ngược chiều với thế năng. C.Cơ năng của hệ thay đổi theo vị trí. D.Động năng và thế năng biến đổi qua lại lẫn nhau. Câu 3: Con lắc lò xo dao động trên một trục dài 12cm, với tần số 0,5Hz, lúc t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo ngược chiều dương. Phương trình dao động: A. x = 12sin(πt)(cm). B. x = 6sin(πt)(cm). C. x = 6sin(πt + π)(cm). D. x = 12sin(πt + π)(cm). Câu 4: Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ có thế năng bằng 1/3 động năng khi: A.Vật nặng đi qua vị trí cân bằng. B.Vật nặng đi qua vị trí biên. C.Vật nặng có li độ x = / 2A . D.Vật nặng có li độ x = A/2. Câu 5: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nặng 200g và độ cứng lò xo 20N/m tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương có biên độ lần lượt là 4cm và 3cm, lệch pha nhau 90 0 . Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có giá trị: A. 0,50m/s. B. 0,70m/s. C. 7m/s. D. 5m/s. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biên độ của dao động cưỡng bức? A.Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn. B.Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn. C.Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số riêng và tần số dao động cưỡng bức. D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn vừa phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số riêng với tần số dao động cưỡng bức. Câu 7:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học: A.Sóng cơ học lan truyền được môi trường chân không. B.Vận tốc sóng phụ thuộc tính đàn hồi, mật độ phân tử và nhiệt độ của môi trường truyền sóng. C.Vận tốc sóng không thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi. D.Vận tốc sóng không thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Câu 8: Một người thấy chiếc phao trên mặt nước nhô lên cao 13 lần trong 24 phút, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 4m. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. 1m/s. B. 2m/s. C. 4m/s. D. 16m/s. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giao thoa sóng? A. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động khác pha. B. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động lệch pha. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 5 C. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động cùng phương. D. Giao thoa sóng xảy ra khi 2 sóng phát ra từ hai nguồn có dao động cùng phương, cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi Câu 10: Dòng điện xoay chiều có cường độ 2 2 sin100 ( )i t A π = có cường độ hiệu dụng và tần số: A. I = 2(A); f = 100π(Hz). B. I = 2(A); f = 50(Hz). C. I = 2 (A); f = 100π(Hz). D. I = 2 (A); f = 50(Hz) Câu 11: Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện, dòng điện có tác dụng biến đổi thuận nghịch giữa năng lượng điện và nội năng của vật dẫn khi: A.Đi qua tụ điện. B.Đi qua cuộn cảm. C.Đi qua điện trở thuần. D.Cả 3 câu đều không đúng. Câu 12: Cường độ dòng điện chậm pha hơn hiệu điện thế khi đoạn mạch có cấu tạo: A.Cuộn cảm nối tiếp với tụ điện. B.Cuộn cảm nối tiếp với điện trở thuần. C.Tụ điện nối tiếp với điện trở thuần. D.Gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Câu 13: Hiệu điện thế chậm pha hơn cường độ dòng điện khi đoạn mạch có cấu tạo: A.Cuộn cảm nối tiếp với tụ điện. B.Cuộn cảm nối tiếp với điện trở thuần. C.Tụ điện nối tiếp với điện trở thuần. D.Gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Câu 14: Cường độ dòng điện chỉ có thể cùng pha với hiệu điện thế khi đoạn mạch có cấu tạo: A.Cuộn cảm nối tiếp với tụ điện. B.Cuộn cảm nối tiếp với điện trở thuần. C.Tụ điện nối tiếp với điện trở thuần. D.Gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Đề bài dùng để trả lời câu 15, 16, 17: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 10(Ω), cuộn cảm có L = 0,01/π(H) và một tụ điện có điện dung C = 10 3 /2π (µF) mắc nối tiếp. CĐDĐ trong đoạn mạch: 2 2 sin100 ( )i t A π = Câu 15: Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch: A. 20(V). B. 20 2( )V C. 40(V). D. 40 2( )V Câu 16: So với cường độ dòng điện, hiệu điện thế có pha: A. Nhanh hơn một góc ¼ π. B.Chậm hơn một góc ¼ π. C. Nhanh hơn một góc 3π/4. D.Chậm hơn một góc 3π/4. Câu 17: Biểu thức hiệu điện thế tức thời: A. u = 40sin(100πt + ¼ π) (A) B. u = 40sin(100πt - ¼ π) (A) C. u = 40 2 sin(100πt + ¼ π) (A) D. u = 40 2 sin(100πt - ¼ π) (A) Câu 18: Một mạch dao động gồm cuộn cảm L = 2 (mH) và tụ điện có điện dung C = 2 (pF). Tần số dao động riêng của mạch dao động: A. f = 2,5(MHz). B. f = 2,5 (Hz). C. f = 1 (MHz). D. f = 1 (Hz). Câu 19: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động điện từ: I = 0,02cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 5 (µF). Độ tự cảm của cuộn cảm là: A. L = 50 (H). B. L = 50 (mH). C. L = 0,05 (µH). D. L = 5 (µH). Câu 20: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là đúng? A.Sóng điện từ là sóng dọc. B.Sóng điện từ mang năng lượng và năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số. C.Sóng điện từ lan truyền trong tất cả các môi trường vật chất trừ chân không. D.Sóng điện từ không thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa như sóng cơ học. Câu 21: Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150 (kHz), bước sóng của sóng: A. λ = 2000(km). B. λ = 2000(m). C. λ = 1000(km). D. λ = 1000(m). Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 6 Câu 22: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một cái gương một khoảng d cho một ảnh lớn hơn và cùng chiều với vật. Gương đó là gương gì ? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lõm. C. Gương cầu lồi. D. Cả B và C đều đúng. Câu 23: Một vật sáng đặt song song với mặt gương cho một ảnh cùng chiều và bằng vật. Gương đó là gương gì ? A.Gương cầu lõm. B. Gương cầu lồi. C. Gương phẳng. D. Cả A và B đều đúng. Câu 24: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f cho một ảnh cùng chiều và lớn hơn vật. Thấu kính đó là thấu kính gì? Khoảng cách từ thấu kính đến vật bằng bao nhiêu? A. Thấu kính hội tụ và d > f . B. Thấu kính hội tụ và d < f . C. Thấu kính phân kì và d > f . D. Thấu kính phân kì và d < f . Câu 25: Một người đứng trước một gương cầu thấy ảnh của mình trong gương và nhỏ hơn vật 2 lần. Biết khoảng cách từ người đến gương là 20(cm). Tiêu cự của gương bằng: A. 20(cm). B. -20(cm). C. 40(cm). D. -40 (cm). Câu 26: Một điểm sáng ở trên trục chính của một gương cầu cho một ảnh trùng với chính nó và ảnh cách gương 20(cm). Bán kính của gương cầu là: A. 20(cm). B. 10(cm). C. -20(cm). D. -10(cm). Câu 27: Nếu biết chiết suất tuyệt đối của thủy tinh và nước lần lượt là n 1 = 3/2 và n 2 = 4/3; chiết suất tương đối của nước so với thủy tinh sẽ là: A. 2.1 8 9n = . B. 2.1 9 8n = C. 2.1 1 6n = D. 2.1 17 6n = . Câu 28: Một vật sáng đặt vuông góc với một trục chính của một thấu kính cho một ảnh hứng được trên màn và lớn hơn vật 2 lần. Biết khoảng cách từ vật đến kính d = 30(cm). A.Thấu kính là thấu kính hội tụ có độ tụ D = -2(điốp). B.Thấu kính là thấu kính hội tụ có độ tụ D = -5 (điốp). C.Thấu kính là thấu kính phân kì có độ tụ D = 2(điốp). D.Thấu kính là thấu kính phân kì có độ tụ D = 5(điốp). Câu 29: Chọn câu đúng khi nói về hiện tượng một chùm tia sáng trắng hẹp khi đi qua một lăng kính có chiết suất n > 1: A.Chùm tia sáng bị tán sắc và lệch về đỉnh của lăng kính. B.Chùm tia sáng bị tán sắc thành nhiều chùm tia sáng màu có góc lệch tăng dần theo thứ tự đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. C.Chùm tia sáng bị tán sắc thành nhiều chùm tia sáng màu có góc lệch tăng dần theo thứ tự tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. D.Chùm tia sáng bị tán sắc khi chùm tia sáng trắng đi qua một kính lọc màu đơn sắc trước khi đến lăng kính. Câu 30: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young và với một nguồn ánh sáng đơn sắc; nếu ta tăng khoảng cách từ hai khe đến màn thì chi tiết nào sẽ thay đổi và thay đổi như thế nào? A. Khoảng vân giao thoa giảm. B.Khoảng vân giao thoa tăng. C.Bước sóng giảm. D. Bước sóng tăng. Câu 31: Trong một thí nghiệm giao thoa với hai khe Young và với nguồn ánh sáng đơn sắc thì tại một vị trí vân sáng bậc 1 trên màn hứng vân ta có hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến vị trí đó sẽ bằng: A. d = ½ λ B. d = ¼ λ C. d = λ D. d = 2λ. Câu 32: Chọn câu đúng khi nói về máy quang phổ: A.Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. B.Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng giao thoa ánh sáng. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 7 C.Máy quang phổ dùng phân tích chùm sáng đơn sắc. D.Máy quang phổ sử dụng thấu kính làm bộ phận chính. Câu 33: Chọn câu đúng khi nói về ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại: A.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bước sóng bằng nhau. B.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không thể cho hiện tượng giao thoa. C.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất sóng điện từ. D.Ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tần số sóng bằng nhau trong chân không. Câu 34: Hiện tượng bán dẫn dẫn được điện khi được chiếu sáng thích hợp là: A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng quang dẫn. C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. Câu 35: Hãy chọn câu đúng nhất. Chiếu chùm bức xạ có bước sóng λ vào kim loại có giới hạn quang điện λ 0 . Hiện tượng quang điện không xảy ra khi: A. λ > λ 0 . B. λ < λ 0 . C. λ = λ 0 . D. Cả câu B và C. Câu 36: Khi xảy ra hiện tượng quang điện, nếu ta bước sóng ánh sáng giảm xuống 2 lần thì: A.Công thoát electron của kim loại tăng lên. B.Hiệu điện thế giới hạn của kim loại tăng lên. C.Công thoát electron của kim loại giảm xuống. D.Hiệu điện thế giới hạn của kim loại giảm xuống. Câu 37: Chọn câu đúng khi nói về hiện tượng quang điện (còn gọi là hiện tượng quang điện ngoài): A. Electron trong kim loại bật ra khỏi kim loại khi được chiếu sáng thích hợp. B. Electron trong bán dẫn bật ra khỏi bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp. C. Electron ở bề mặt kim loại bật ra khỏi kim loại khi được chiếu sáng thích hợp. D. Electron trong bán dẫn bật ra khỏi liên kết phân tử khi được chiếu sáng thích hợp. Câu 38: Chất I- ốt phóng xạ 131 53 I dùng trong y tế. Lúc đầu có 40(g) chất này thì sau 16 ngày khối lượng I-ốt còn lại là 10(g). Chu kì bán rã của I-ốt: A. T = 4 ngày. B. T = 32 ngày. C. T = 8 ngày. D. T = 16 ngày. Câu 39: Với λ là hằng số phóng xạ và T là chu kì bán rã. Công thức nào sau đây là đúng: A. λ = T.ln2. B. λ.T =ln2. C. λ = -T / 0,693. D. λ = - 0,693/ T. Câu 40: Sự phân hạch so với phản ứng nhiệt hạch: A.Năng lượng sạch hơn. B.Năng lượng dồi dào hơn. C.Dễ tạo ra hơn trong điều kiện kiểm soát được. D.Nguyên liệu dễ khai thác hơn. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 8 TRƯỜNG PTTH BÁN CÔNG PHAN CHU TRINH – TỔ VẬT LÝ & KTCN. ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP PTTH (Đề thi đề nghị) ĐỀ CHẴN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 B 6 B 11 B 16 B 21 A 26 B 31 A 36 B 2 D 7 C 12 C 17 C 22 C 27 B 32 B 37 D 3 B 8 A 13 B 18 B 23 A 28 B 33 D 38 B 4 C 9 C 14 D 19 A 24 B 29 C 34 A 39 A 5 B 10 D 15 B 20 C 25 C 30 D 35 D 40 B ĐỀ LẺ CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 C 6 D 11 C 16 B 21 B 26 A 31 C 36 D 2 C 7 B 12 B 17 B 22 B 27 A 32 A 37 C 3 C 8 B 13 C 18 A 23 C 28 D 33 C 38 C 4 D 9 D 14 D 19 B 24 B 29 B 34 B 39 B 5 A 10 B 15 B 20 B 25 B 30 B 35 A 40 C Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 9 . hơn. Trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh. Tổ vật lý & KTCN 8 TRƯỜNG PTTH BÁN CÔNG PHAN CHU TRINH – TỔ VẬT LÝ & KTCN. ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP PTTH (Đề thi đề nghị) ĐỀ CHẴN CÂU. Tổ Vật lý & KTCN trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh ĐỀ THI TỐT NGHIỆP PTTH KHÔNG PHÂN BAN (Đề thi đề nghị) Thời gian làm bài 60 phút. Hình thức trắc nghiệm. Đề chẵn. (Mỗi câu. KTCN 4 Tổ Vật lý & KTCN trường PTTH Bán công Phan Chu Trinh ĐỀ THI TỐT NGHIỆP PTTH KHÔNG PHÂN BAN (Đề thi đề nghị) Thời gian làm bài 60 phút. Hình thức trắc nghiệm. Đề lẻ. (Mỗi câu trả lời

Ngày đăng: 31/07/2015, 00:45

w