Trường THPT: Nguyễn Thị Minh Khai Đề thi môn : Vật lí 12 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ 002 Câu 1. Lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật dao động với li độ x = 3 cm. Thế năng và cơ năng lúc động năng bằng thế năng là : A. 0,045J và 0,9J B. 0,045J và 0,09J C. 4,5J và 0,9J D. 4,5J và 9J Câu 2. Gia tốc của vật trong giao động điều hoà bằng không khi: A. Vận tốc đạt giá trị cực tiểu. B. Vật có giá trị khi pha dao động cực đại. C. Vật ở li độ có vị trí bằng không. D. vật ở vị trí có li độ cực đại . Câu 3. Một vật dao động điều hoà có biên độ 8 cm, tần số 2Hz. Vận tốc của vật khi li độ 6 cm là: A. 12,56 cm/s B.12,56 m/s C. 125,6 m/s D. 125,6 cm/s Câu 4. Sự dao động được duy trì dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn được gọi là : A. Dao động cưỡng bức. B. Dao động tự do C. Dao động tắt dần. D. Dao động tuần hoàn . Câu 5. Một con lắc lò xo dao động điều hoà với phương trình x = Asin ω t và có cơ năng là E. Thế năng của vật ở thời điểm t là : A. E t = E.sin 2 ω t B.E t = E.cos 2 ω t C. E t = E.sin ω t D. E t = E.cos ω t Câu 6. Vận tốc truyền âm: A. Thay đổi theo nhiệt độ. B. Phụ thuộc tính đàn hồi và mật độ môi trường. C. Phụ thuộc tính đàn hồi và mật độ môi trường, nhiệt độ. D. Phụ thuộc vật phát âm. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Quá trình truyền sóng cơ học là một quá trình truyền năng lượng. B. Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng . C.Vận tốc truyền sóng trong môi trường không khí bằng môi trường chất lỏng. D. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz. Câu 8. Tần số dao động của con đơn khi biên độ dao động nhỏ là : A. f = 2 π g l B. f = 2 π l g C. f = π 2 1 g l D. f = π 2 1 l g Câu 9: Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 6 cm, tần số f = 2 Hz. Khi t = 0 vật qua vị trí li độ cực đại. Phương trình dao động điều hoà của vật là: A. x = 6sin( ) 2 4 π π −t (cm) B. x = 6sin( ) 2 4 π π +t (cm) C. x = 6sin t π 4 (cm) D. x = 6sin t π (cm) Câu 10: Sóng điện từ : A. Là sóng ngang. B. Là sóng dọc. C. Không truyền được trong chân không. D. Không mang năng lượng. Câu 11. Chu kỳ riêng của mạch dao động là : A. 2π LC B. LC 1 C. LC π 2 1 D. LC 1 Câu 12. Năng lượng tức thời của cuộn cảm là : A. w t = W o cos ω t B. w t = W o sin 2 ω t C. w t = W o sin ω t D. w t = W o cos 2 ω t Câu 13. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra : ( chọn câu trả lời sai ) A. Một điện trường xoáy. B. Một điện trường mà có thể chỉ tồn tại trong dây dẫn. C. Một điện trường mà các đường sức là những đường khép kín bao quanh các đường cảm ứng từ. D. Một điện trường cảm ứng mà tự nó tồn tại trong không gian. Câu 14. Những ánh sáng nào không bị tán sắc khi qua lăng kính : A. Anh sáng trắng , đỏ , vàng . C. Anh sáng đỏ , vàng , tím . B. Anh sáng trắng , đỏ , tím . D. Ánh sáng trắng , đỏ , vàng , tím . Câu 15: Trong các trường hợp dưới đây , trường hợp nào liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng . A. Màu sắc sặc sỡ trên bong bóng xà phòng . B. Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính . C. Vệt sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn pin . D. Bóng đen trên tờ giấy khi dùng 1 chiếc thước nhẹ chắn chùm tia sáng chiếu tới . Câu 16: Chọn câu sai khi nói về tia hồng ngoại : A. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. B. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím. C. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. D. Tia hồng ngoại và tia tử ngọai đều có bản chất là sóng điện từ. Câu 17: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng : nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µ m , khoảng cách hai khe là 0,5 mm, từ hai khe đến màn là D = 1m. Khoảng vân là: A. 0,5mm B.0,1 mm C.2mm D. 1 mm. Câu 18: Hiện tượng quang điện là hiện tượng : A. Khi chiếu ánh sáng thích hợp , ánh sáng làm bứt Ion dương ra khỏi kim loại B. Khi chiếu ánh sáng thích hợp ,ánh sáng làm bứt Ion âm ra khỏi kim loại . C. Khi chiếu ánh sáng thích hợp , ánh sáng làm bứt các electron ra khỏi kim loại. D. Khi chiếu áng sáng thích hợp , ánh sáng làm bứt thay đổi electron ra bề mặt. Câu 19: Một kim loại làm catốt của tế bào quang điện có công thoát là A = 3,5 eV . Chiếu vào catôt bức xạ có bước sóng nào sau đây thì gây ra hiện tượng quang điện. Cho h = 6,625 . 10 -34 kg, c = 3.10 8 m/s A. λ o = 3.35 m µ B. λ o = 0,355. 10 - 7 m C. λ o = 35,5 m µ D. λ o = 0,355 m µ Câu 20 : Cường độ quang điện bão hòa là 60 A µ .Vậy thì số electron bị bứt ra khỏi catốt của tế bào quang điện trong 1 ngày là : A. 3,75 . 10 14 electron/ s B. 5,73 . 10 16 electron/ s C. 7,35 . 10 12 electron/s D. 7,35 . 10 10 electron/s Câu 21 : Tính vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện biết: u = 3V . A. U max = 1027105 m/s B. U max = 10270501 m/s C. U max = 2750029 m/s D. U max = 275,0029 m/s Câu 22: Anh của một vật tạo bởi một thấu kính phân kỳ không bao giờ. A. là ảnh thật B. là ảnh ảo C. Cùng chiều với vật D. Một giá trị khác Câu 23. Lăng kính có góc chiếu quang A và có chiết xuất 3 . Khi ở trong không khí thì góc lệch có giá trị cực tiểu D min = A là : A. 30 o B. 60 o C. 45 o D. 50 o Câu 24. Vật AB vuông góc trục chính của thấu kính , có ảnh ngược chiều và lớn gấp 4 AB , cách AB 100 cm . Tiêu cự của thấu kính là : A. 25cm B. 16 cm C. 20 cm D. 40 cm Câu 25: Trên vành kính lúp có ghi ký hiệu X 2,5 . Tiêu cự của kính lúp : A. 2,5 cm B. 4 cm C. 10 cm D. 0,4 cm Câu 26: Mắt của một người có điểm cực cận cách mắt 10 cm và điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn rõ vật ở xa vô cực mà không điều tiết thì người đó phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ bao nhiêu ? A. – 10 dp B. – 5 dp C. – 2 dp D. – 1 dp Câu 27: Cấu tạo của kính hiển vi gồm : A. Vật kính là thấu kính hội tụ , thị kính là thấu kính phân kỳ có tiêu cự ngắn . B. Vật kính là thấu kính phân kỳ , thi kính là thấu kính hội tụ có độ tiêu cự ngắn . C. Vật kính và thị kính là thấu kính phân kỳ có tiêu cự ngắn . D. Vật kính và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn . Câu 28: Thấu kính hội tụ có độ tụ + 10 đp dùng làm kính lúp. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt 25 cm . Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là : A. 3,5 B. 2,5 C. 4,5 D. 5 Câu 29: Dòng điện xoay chiều đã chỉnh lưu 2 nưả chu kỳ là dòng điện : A. một chiều có cường độ thay đổi . B. một chiều có cường độ không đổi . C. xoay chiều có cường độ không đổi . D. xoay chiều có tần số không đổi . Câu 30: Cho đọan mạch điện xoay chiều gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm có độ tự cảm L. Hiệu điện thế hai đầu đọan mạch u = 100sin100 π t (V) . Thay đổi R thì chỉ có một giá trị duy nhất của R chi công suất 50W . Điện trở R khi đó bằng: A/ 150 (Ω) B/ 50 2 (Ω) C/ 100 (Ω) D/ 50 (Ω) Câu 31: Quá trình phóng xạ hạt nhân là quá trình: A. Toả năng lượng C. Thu, toả năng lượng . B. Thu năng lượng D. Không trao đồi năng lượng. Câu 32. Có 1 kg chất phóng xạ 60 27 Co với chu kì bán rã là 16/3 năm. Khối lượng còn lại của chất phóng xạ sau 16 năm là: A. 125 g B. 12,5 g C. 1/8 g D. 1,25 g Câu 33. Trong các hiện tượng vật lý sau hiện tượng nào không phụ thuộc tác động từ bên ngoài : A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng . B. Hiện tượng quang điện D. Hiện tượng phóng xạ Câu 34. Chất phóng xạ phốt pho có chu kì bán rã 14 ngày đêm. Ban đầu có 300 g. Khối lượng phốt pho còn lại sau 70 ngày đêm là: A. 60 g B. 18.8 g C. 9.4 g D. 3.6 g Câu 35: Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh R, L,C mắc nối tiếp. Hệ số công suất của mạch là : ( chọn câu trả lời sai ) A. cos Z R = ϕ B. cos UI P = ϕ C. cos ZI P 2 = ϕ D. cos R Z = ϕ Câu 36: Cho mạch điện xoay chiều gồm R,L = π 1 H và tụ điện có điện dung C = π 2 100 µ F và HĐT hai đầu mạch có dạng: u AB = 200sin 100 π t (V). Dòng điện qua mạch nhanh pha u AB một góc là 45 o . R có giá trị: A. R = 100 Ω B. R = -100 Ω C. R = 10 Ω D.R = -10 Ω Câu 37: Một đoạn mạch gồm R và C mắc nối tiếp. Biết HĐT hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là 100 V, ở hai đầu điện trở là 60 V. HĐT ở hai đầu tụ là : A. 160 V. B. 80V C. 60 V D. 40 V Câu 38: Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R = 100 Ω ,L,C và một hiệu điện thế hai đầu mạch có biểu thức dạng: u = 220 2 sin ω t (V) khi ω thay đổi thì công suất tiêu thụ cực đại của mạch có giá trị: A. 220 W B. 242 W C. 440 W D. 484 W Câu 39: Một động cơ không đồng bộ ba pha có HĐT định mức mỗi pha là 220 V. Biết công suất của động cơ là 10,56 kW và hệ số công suất bằng 0,8. Mỗi cuộn dây của động cơ có giá trị hiệu dụng : A. 60 A B . 30 A C. 40 A D. 20 A Câu 40 : Hiện tượng cộng hưởng trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp khi : A. f = LC π 2 1 B. = ω LC 1 C. f 2 = LC π 2 1 D. 2 ω = LC 1 Đáp án : 1 B, 2 C, 3 D, 4 A, 5 A, 6 C, 7C, 8 C, 9 B, 10 A, 11 A, 12 D, 13 B, 14 C, 15 A, 16 B, 17 D, 18 C, 19 D, 20 A, 21 A, 22 A, 23 B, 24 B, 25 C, 26 C, 27 D, 28 B, 29 A, 30 D, 31 C, 32 A, 33 D, 34 C, 35 D, 36 A, 37 B, 38 D, 39 D, 40 A. . Trường THPT: Nguyễn Thị Minh Khai Đề thi môn : Vật lí 12 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ 002 Câu 1. Lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật dao động với li độ x = 3 cm một từ trường biến thi n theo thời gian thì nó sinh ra : ( chọn câu trả lời sai ) A. Một điện trường xoáy. B. Một điện trường mà có thể chỉ tồn tại trong dây dẫn. C. Một điện trường mà các đường. 60 27 Co với chu kì bán rã là 16/3 năm. Khối lượng còn lại của chất phóng xạ sau 16 năm là: A. 125 g B. 12,5 g C. 1/8 g D. 1,25 g Câu 33. Trong các hiện tượng vật lý sau hiện tượng nào không phụ