1 Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Địa lý * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) a. Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam: “ Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối ” b. Vào các ngày 22/6 và 22/12, những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ? Tại sao? Câu 2: (4 điểm) Dựa vào các hình dưới đây và kiến thức đã học, hãy cho biết: ( Hình A ) ( Hình B ) a. Các hình trên biểu thị nhiệt độ và lượng mưa của kiểu khí hậu nào? b. Các kiểu khí hậu đó giống và khác nhau ở điểm nào? Tại sao? Câu 3: (4 điểm) Bằng những kiến thức đã học, hãy cho biết: a. Những tác động của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất. (Gồm 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC 2 b. Vì sao lượng mùn trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi núi trọc? Cần có những giải pháp gì để bảo vệ đất ở các khu vực này? c. Tại sao trong các khu rừng xích đạo, cây rừng thường phân thành nhiều tầng tán khác nhau? Câu 4: (4 điểm) a. Cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia? b. D ựa vào bảng số liệu sau: Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô các khu vực trên thế giới năm 2005 Khu vực Tỉ suất sinh thô ( o / oo ) Tỉ suất tử thô ( o / oo ) Châu Âu 10 11 Châu Á 20 7 Châu Phi 38 15 Bắc Mỹ 14 8 Mỹ La – tinh 22 6 Châu Đại Dương 17 7 - Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô các khu vực trên. - Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) của các khu vực trên và nêu nhận xét. Câu 5: (4 điểm) Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. HẾT 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Địa lý * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) a) Giải thích câu ca dao Việt Nam: - Câu ca dao đó nói đến hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở nước ta. (0.25đ) - Giải thích + Do nước ta nằm ở bán cầu Bắc (0.25đ) + Vào khoảng tháng 6 dương lịch, tương đương với tháng 5 âm lịch ở nước ta, lúc này bán cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời nên diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, dẫn đến ở bán cầu Bắc có đêm ngắn, ngày dài nên có câu “ Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng ” (bán cầu Nam ngược lại). (0.75đ) + Vào khoảng tháng 11 dương lịch, tương đương với tháng 10 âm lịch ở nước ta, lúc này bán cầu Nam nghiêng về phía Mặt Trời. Do đó ở bán cầu Bắc, diện tích được chiếu sáng nhỏ hơn diện tích khuất trong bóng tối, dẫn đến ở bán cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài nên có câu “ Ngày tháng m ười, chưa cười đã tối ” (bán cầu Nam ngược lại). (0.75đ) b) Những nơi có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ, giải thích: - Vào ngày 22/6 và 22/12, từ vòng cực về phía cực ở cả hai bán cầu có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực).(0.5đ) - Giải thích: Do Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt ph ẳng quỹ đạo một góc 66 0 33' và quay quanh Mặt Trời. (0.5đ) + Vào ngày 22/6, bán cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời, từ vòng cực Bắc về cực Bắc nằm trước đường phân chia sáng tối nên được Mặt Trời chiếu sáng hoàn toàn Æ ngày dài 24 giờ, từ vòng cực Nam về cực Nam nằm sau đường phân chia sáng tối nên bị che khuất hoàn toàn Æ đêm dài 24 giờ (0.5đ) + Ngày 22/12 thì ngược lại, từ vòng cực Bắc về cực Bắc có đêm dài 24 giờ, từ vòng cực Nam về cực Nam có ngày dài 24 giờ (0.5đ) Câu 2: (4 điểm) a) Các kiểu khí hậu: - Hình A: Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa - Hình B: Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải (1.0đ) (0.5đ) (0.5đ) b) Những điểm giống và khác nhau giữa hai kiểu khí hậu, giải thích: * Giống nhau : - Khí hậu đều có sự phân mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô - Đều có nhiệ t độ trung bình và biên độ nhiệt năm khá cao. * Khác nhau : - Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: + Thuộc đới khí hậu nhiệt đới (3.0đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (Gồm 04 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC 2 + Nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ, khô hoặc ít mưa vào thu – đông. + Nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa cao hơn. - Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: + Thuộc đới khí hậu ôn đới + Nóng khô vào mùa hạ, mưa nhiều vào thu – đông + Nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa đều thấp hơn. * Giải thích : - Do nằm ở những vĩ độ khác nhau, lượng nhiệt hấp thụ được từ bức xạ Mặt Trời rất khác nhau - Do chế độ gió (hoàn lưu) khác nhau, mùa mưa và lượng mưa khác nhau - Do vị trí nằm ở gần và xa biển, lượng hơi nước và độ ẩm không khí khác nhau - Do lớp phủ thực vật và địa hình khác nhau (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) Câu 3: (4 điểm) a) Tác động của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất: * Tích cực: - Làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi (dẫn chứng) - Trồng rừng => làm tăng diện tích rừng, tăng độ che phủ của rừng. - Lai tạo thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi. * Tiêu cực Chặt phá rừng, đốt rừng => diện tích rừng bị thu hẹp, làm mất môi trườ ng sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật. b) Giải thích lượng mùn trong đất giảm và những biện pháp bảo vệ đất * Lượng mùn trong đất giảm ở các khu vực đất trống, đồi trọc vì: - Lượng mùn trong đất có được là do sự phân hủy xác vật chất hữu cơ của lớp phủ thực vật bên trên. - Ở khu vực đất trống, đồi trọc là những nơi l ớp phủ thực vật đã bị phá hủy, nên nguồn cung cấp mùn cho đất không còn nữa. * Giải pháp - Hạn chế xói mòn, sạt lở đất bằng cách áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí. - Cải tạo đất trống, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp. - Bảo vệ rừng kết hợp với trồng thêm rừng mới. c) Trong các khu rừng xích đạo, cây rừng th ường phân thành nhiều tầng tán khác nhau vì: - Trong các khu rừng xích đạo, hệ sinh vật rất đa dạng với nhiều loại cây khác nhau. - Ánh sáng là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân tầng của cây rừng, quyết định quá trình quang hợp của cây xanh: + Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở những nơi có đầy đủ ánh sáng và thường vươn cao làm các tầng cây phía trên. + Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác, t ạo thành các tầng cây phía dưới. (1.5đ) (0.5đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.5đ) 1.5đ (0.25đ) (0.5đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (1.0đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) (0.25đ) Câu 4: (4 điểm) a) Tác động của cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia: (1.75đ) 3 *Dân số già: - Thuận lợi: + Trẻ em ít, có điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục và chăm sóc trẻ em. + Chất lượng cuộc sống được nâng cao. - Khó khăn: + Thiếu lao động, có nguy cơ giảm dân số. + Phải đầu tư nhiều cho việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người già. *Dân số trẻ: - Thuận lợi: Nguồn lao động dự trữ dồi dào, đủ lực lượng lao động để phát triển kinh tế - xã hội. - Khó khăn: + Giải quyết việc làm cho số lao động bước vào độ tuổi. + Số người trong độ tuổi đi học đông, nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khỏe lớn. b. *Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: - Vẽ biểu đồ cột đôi. - Chính xác, khoa học, đầy đủ các thông tin về bi ểu đồ. (Nếu thiếu hoặc sai chi tiết nào thì trừ 0,25 điểm; vẽ biểu đồ dạng khác thì không cho điểm). *Tính và nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các khu vực: - Tính: Khu vực Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) Châu Âu -0,1 Châu Á 1,3 Châu Phi 2,3 Bắc Mỹ 0,6 Mỹ La – tinh 1,6 Châu Đại Dương 1,0 (Nếu tính đúng 4 khu vực trở lên thì cho 0,25đ) - Nhận xét: + Tỉ suất gia tăng số tự nhiên của các khu vực không đều. + Châu Phi có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thuộc loại cao và cao nhất trong các khu vực (Tg>2%). + Châu Á, Mỹ La – tinh, Châu Đại Dương có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thuộc loại trung bình (Tg: 1-2%) + Bắc Mỹ (Tg: 0,6 %) và Châu Âu (Tg: - 0,1%) có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thuộc loại thấp và rất thấp (0.5 đ) (0.5đ) (0.25đ) (0.5đ) (1.0đ) (1.25đ) (0.25đ) (1.0đ) Câu 5: (4 điểm) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp.Thể hiện: - Đất trồng: + Không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất. (0.25đ) 4 + Tính chất đất, độ phì, diện tích đất trồng… ảnh hưởng đến năng suất, cơ cấu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác nhau và qui mô sản xuất. (0.25đ) + Cho ví dụ (0.5đ) - Khí hậu và nguồn nước: + Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa,… ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, thờ i vụ, khả năng xen canh, tăng vụ… (0.25đ) + Sự phân chia các đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới của khí hậu. (0.25đ) + Sự phân mùa của khí hậu qui định tính mùa vụ trong sản xuất, sử dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. (0.25đ) + Tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp là do những tai biến thiên nhiên và thời tiết khắ c nghiệt; điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến sự phát sinh và lan tràn của dịch bệnh, sâu bệnh. (0.5đ) + Nơi có nguồn nước dồi dào là những vùng nông nghiệp trù phú. Những vùng khô hạn ở hoang mạc hoặc núi cao nông nghiệp kém phát triển. (0.25đ) + Cho ví dụ (0.5đ) - Sinh vật: + Các sinh vật trong tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây trồng, vậ t nuôi. (0.25đ) + Đồng cỏ, bãi chăn thả, nguồn thức ăn trong tự nhiên là cơ sở thức ăn tự nhiên để phát triển và phân bố ngành chăn nuôi gia súc. (0.25đ) + Cho ví dụ (0.5đ) HẾT * Lưu ý: Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nếu đúng thì vẫn cho điểm tối đa. . nguyên thi n nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. HẾT 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Địa lý * Lớp: . thí sinh: …………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Địa lý * Lớp: . (4 điểm) Bằng những kiến thức đã học, hãy cho biết: a. Những tác động của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất. (Gồm 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC 2 b. Vì sao lượng