1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 11 chọn lọc số 4

5 2,4K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC (Thời gian làm bài 120 phút) Năm học 2011-2012 Câu 1: (8 điểm) Người Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống” Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên đây? Câu 2 : (12 điểm) ”Chiều tối” (Hồ Chí Minh) - “những vần thơ quên mình của Bác”. HẾT SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC (Thời gian làm bài 120 phỳt) Năm học 2011-2012 Câu 1: (8 điểm) Người Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống” Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên đây? Câu 2 : (12 điểm) ”Chiều tối” (Hồ Chí Minh) - “những vần thơ quên mình của Bác”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ Văn – lớp 11 Câu ý Nội dung Điểm 1) Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cuộc sống hoàn thiện của con người là khi có sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần. - Dẫn câu nói 1.0 Thân bài 1.Giải thích: 2.Phân tích chứng minh 3.Bình luận - “Bánh mì”: nhằm chỉ những giá trị vật chất thiết yếu của sự sống mỗi con người như: cái ăn, nơi ở, cái mặc, những tiện nghi phục vụ nhu cầu đời sống của mỗi cá nhân. - “Hoa hồng”: những giá trị tinh thần, là nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người trong sự sống với đúng ý nghĩa cao cả của nó. -> ý cả câu: Vật chất và tinh thần cần được cân bằng, hài hoà trong cuộc sống. *Câu nói trên nên hiểu một cách linh hoạt “nếu có hai cái” mới quyết định “sẽ bán một cái ”; nghĩa là nhu cầu vật chất cần và đủ, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, thì nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với nhu cầu vật chất. *Vai trò của tâm hồn; vì sao phải nuôi dưỡng tâm hồn? - Tâm hồn là 1 phần quan trọng khiến con người được là người với cái nghĩa đầy đủ nhất của từ này (để không là con vật, cũng không giống cỗ máy) - Là tố chất đầy đủ để con người được sống theo cái nghĩa đầy đủ nhất của cuộc sống (hưởng thụ vật chất phải song hành hưởng thụ tinh thần). - Tâm hồn cũng cần được nuôi dưỡng để ngày càng giàu có và phong phú hơn bởi cơ như thế cuộc sống của con người mới có ý nghĩa. Thật đáng sợ nếu đời sống tâm hồn nghèo nàn, cằn cỗi( dùng ví dụ chứng minh.) - Nếu chỉ quan tâm đến đời sống vật chất, những ham muốn tiền tài, địa vị con người sẽ dễ rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ. - Ngược lại không thể có 1 đời sống tinh thần phong phú, thoải mái, nếu phủ nhận tầm quan trọng của vật chất. 1.0 2.0 2.0 4. Liên hệ bản thân => Cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần đều quan trọng làm nên hạnh phúc của con người trọn vẹn. - Phê phán một số biểu hiện của một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện nay có cái nhìn thực dụng khi đánh giá con người, hoặc qúa đề cao vật chất mà đánh mất tâm hồn, để ”tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Nooc-Ma Ku-Sin) - Cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi người. - Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn nhất là trong cuộc sống hiện nay. - Lao động hết mình để thoả mãn đầy đủ nhu cầu vật chất cho bản thân và gia đình 1.0 Kết bài - Khẳng định lại vấn đề - Lời nhắn gửi của bản thân. 1.0 2) Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tâm hồn vĩ đại của Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người vô bờ bến là những vẻ đẹp làm nên giá trị độc đáo của “Nhật kí trong tù” - “Chiều tối” là bài thơ minh hoạ cho vẻ đẹp của bậc “đại nhân” ấy. 1.0 Thân bài 1. Giải thích ý kiến 2. Chứng minh : - “những vần thơ quên mình” – cách nói để khẳng định, ngợi ca tấm lòng của Bác với cuộc sống- con người lao động. Tấm lòng yêu thương, sẻ chia cho những kiếp sống cần lao đến độ có thể quên đi nỗi đau của riêng mình a. Yêu thương, trìu mến,nâng niu thiên nhiên: - 2 câu thơ đầu: +Hình ảnh nhân vật trữ tình đang ngước nhìn theo 1 cánh chim chiều, 1 chòm mây lẻ loi (dù chân tay vướng xiềng xích) + Phát hiện thấy ở những sự vật ấy cả những vận động tinh vi, chất chứa nỗi thấu hiểu của nhà thơ. (Hình ảnh : “chim mỏi” (quyyện điểu) “chòm mây lẻ loi ” (cô vân) - Tìm thấy ở thiên nhiên vẻ đẹp êm ả, bình dị và hoà hợp, gắn bó với con người. Dáng bay mỏi mệt tìm về chốn ngủ của cánh chim chiều hay cảnh ngộ của người tù? Sự lẻ loi của đám mây kia bay hay tâm trạng của người tù nơi đất khách? => Sự tương đồng ấy dễ tạo nên niềm cảm thương yêu mến 1.0 0.5 0.5 1.0 3. Bình luận: của người và cảnh. Tiểu kết: Dù sáng tác trong hoàn cảnh tù đày song 2 câu đầu mở ra bức tranh thiên nhiên đẹp cổ kính, tao nhã. Tuy thoáng một nỗi buồn nhưng vẫn ấm áp bởi từ đó toả ra 1 tâm hồn nhạy cảm, 1 tình yêu thiên nhiên chan chứa. b. Một tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình (2 câu kết) - Tâm điểm của bức tranh thơ không còn là thiên nhiên mà là con người trong lao động, hình ảnh thiếu nữ sơn cước xay ngô cho bữa cơm chiều -> hình ảnh giản dị nhưng đẹp. - Tái hiện công việc nặng nề của cô gái qua hình ảnh “ma bao túc bao túc ma hoàn” chứng tỏ Người quan tâm đến những người lao động nghèo. - Dừng lại ở hình ảnh “ngô xay xong, lò than đã rực hồng” và cùng rất tự nhiên theo đó người tù rung động thấm thía về niềm hạnh phúc bình dị của đời thường. - Hình tượng thơ có sự vận động khoẻ khoắn hướng về sự sống, ánh sáng Tâm trọng của nhân vật trữ tình cũng chuyển biến từ nỗi buồn đến niềm vui. Tâm hồn ấy luôn tìm thấy mối đồng cảm, chan hoà với cuộc sống con người (dù Bác không hề quen biết ) - Phải là 1 bậc “đại nhân” mới có thể quên đi những nỗi đau khổ tột độ của riêng mình, để trìu mến từng cánh chim trời, từng áng mây trôi, để nặng tình thương cho 1 kiếp sống cần lao và sẻ chia với những hạnh phúc giản dị đời thường của con người nơi đất khách. - Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, là chủ nghĩa lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tăm tối. - Liên hệ đến những vần thơ của Tố Hữu viết về Bác: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa”. (“Bác ơi”) 1.0 1.0 1.0 1.0 2.0 1.0 Kết bài - Đánh giá tầm vóc tư tưởng và vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “chiều tối” - Những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về thơ Bác trong 1.0 cuộc sống hôm nay. Ghi chú: GV chỉ cho điểm tối đa khi: + HS làm đúng kiểu bài + Đầy đủ ý theo đáp án + Trình bày sáng, rõ, có cảm xúc - GV thưởng điểm cho những HS : + Có những phát hiện mới mẻ vượt ngoài đáp án (nhưng phải kiến giải hợp lí) + Có hình thức viết sáng tạo, hấp dẫn . Bác”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2 011- 2012 Môn: Ngữ Văn – lớp 11 Câu ý Nội dung Điểm 1) Mở bài - Giới thi u vấn đề nghị luận: Cuộc sống hoàn thi n của con người là khi có sự cân bằng giữa. quên mình của Bác”. HẾT SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC (Thời gian làm bài 120 phỳt) Năm học 2 011- 2012 Câu 1: (8 điểm) Người Nga có câu: “Nếu có. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC (Thời gian làm bài 120 phút) Năm học 2 011- 2012 Câu 1: (8 điểm) Người Nga có câu: “Nếu có

Ngày đăng: 30/07/2015, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w